Vat ly 11 Nang cao - Chuong 5

23 1.4K 6
Vat ly 11 Nang cao - Chuong 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Vật lớp 11 nâng cao CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ TIẾT 58 BÀI 38: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Phát biểu và viết đươc công thức tính từ thông. - Nêu được điều kiện để từ thông biến thiên. - Phát biểu được định nghĩa hiện tượng cảm ứng điện từ. Kĩ năng: - Biết cách phân tích thí nghiệm rút ra được bản chất các hiện tượng. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về đường sức từ, hiện tượng cảm ứng điện từ học ở lớp 9. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định trật tự: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Nêu định nghĩa và các tính chất của đường sức? - Dạng đường sức của một số trường hợp: nam châm thẳng, nam châm chữ U 3. Tiến trình dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (5 phút): Giới thiệu sơ lược về chương cảm ứng điện từ - Nêu vấn đề: Dòng điện sinh ra từ trường. Câu hỏi ngược lại là từ trường có sinh ra dòng điện được hay ko? -chương này ta nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ một cách định lượng, gồm: + Hiện tượng cảm ứng điện từ. + Định luật Len-xơ. + Suất điện động cảm ứng. + Tự cảm. - Nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình lớp 9. Hoạt động 3 (20 phút): Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ - Biểu diễn thí nghiệm: + Cho thanh nam châm SN dịch chuyển lại gần - Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: Dương Thế Hiển Ngày soạn: 01/03/2008 Ngày dạy: 04/03/2008 Giáo án Vật lớp 11 nâng cao hoặc ra xa mạch kín (C) có hai đầu nối với điện kế (G). + Thay nam châm SN bằng một nam châm điện và cho dòng điện qua nam châm biến thiên. - Yêu cầu học sinh từ thí nghiệm chỉ ra nguyên nhân chung gây ra dòng điện cảm ứng? - Cho học sinh quan sát một thí nghiệm khác: Khung dây đặt vào trong lòng một nam châm hình chữ U. Nam châm chuyển động nhưng không thấy có dòng điện. Tại sao? - Cho học sinh quan sát thí lại các thí nghiệm với sự xuất hiện của đường sức. - Phân tích các ý kiến của học sinh. - Trong trường hợp có dòng điện cảm ứng, từ thông qua mạch kín (C) có thay đổi không? - Kết luận sơ bộ: Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. - Trong các trường hợp sau ở mạch kín (C) có dòng điện cảm ứng không? a. Nam châm SN đứng yên, mạch (C) chuyển động. b. Nam châm SN đứng yên, làm biến dạng (C). - Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp nào? - Kết luận. + Khi có sự dịch chuyển tương đối giữa thanh nam châm và dòng điện. + Vậy sự chuyển động của nam châm không phải là nguyên nhân chính gây ra sự xuất hiện dòng điện trong mạch kín (C). + Có sự thay đổi. + Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong thời gian từ thông qua mạch kín (C) biến thiên. + Từ thông biến thiên nên có dòng điện cảm ứng. Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu khái niệm từ thông - Yêu cầu học sinh đọc sách và trả lời các câu hỏi sau: + Từ thông là gì? + Từ thông phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? + Đơn vị của từ thông là gì? + Trong điều kiện nào có sự biến thiên từ thông? - Gợi ý: Việc chọn vec-tơ pháp tuyến dương ảnh hưởng đến dấu của từ thông như thế nào? - Ý nghĩa của từ thông: diễn tả số đường sức - Đọc phần từ thông và trả lời: + Từ thông qua mặt S là đại lượng, ký hiệu Ф, cho bởi Ф = Bscosα. + Từ thông phụ thuộc vào 3 yếu tố: cảm ứng từ (B); diện tích (S) và góc tạo bởi n và B (α). + Đơn vị trong hệ SI (vebe). + Chiều n cùng chiều B: Ф dương. Chiều n ngược chiều B: Ф âm. Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao xuyên qua một diện tích S nào đó. Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố - Nhắc lại định nghĩa từ thông, ý nghĩa từ thông. - Nhắc lại nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ. - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách. Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: + Xem lại các kiến thức trong bài: Từ thông (định nghĩa, ý nghĩa, công thức). + Xem lại nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ. - Yêu cầu: + Đọc trước bài phần còn lại bài 38. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao TIẾT 59 BÀI 38: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Phát biểu được định luật Lenx bằng các cách khác nhau. - Phát biểu được định nghĩa và nêu công thức suất điện động cảm ứng. Kĩ năng: - Vận dụng được định luật Lenx để tìm chiều dòng điện cảm ứng trong một số trường hợp. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về đường từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định trật tự: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Nêu hiện tượng cảm ứng điện từ? Nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ? 3. Tiến trình dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (15 phút): Xây dựng định luật Lenx về chiều dòng điện cảm ứng - Dòng điện cảm ứng có chiều như thế nào? - Đưa ra các hình vẽ, thí nghiệm và hướng dẫn học sinh suy luận. + Chọn chiều dương trên (C) thuận với chiều đường sức qua (C). Khi đó, chiều pháp tuyến dương n thuận với chiều dương đã chọn. + Khi đưa nam châm SN lại gần (C) như hình vẽ thì từ thông qua (C) tăng hay giảm? Kết quả thí nghiệm cho biết dòng điện cảm ứng có chiều như thế nào? - Dòng điện cảm ứng xuất hiện thì cũng sinh ra từ trường, gọi là từ trường cảm ứng. Từ trường do nam châm gây ra gọi là từ trường ban đầu. - Suy nghĩ về câu hỏi đặt ra. - Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi của giáo viên. + Từ thông tăng và dòng điện cảm ứng trong (C) có chiều ngược với chiều dương trên (C). + Từ thông giảm và dòng điện cảm ứng trong (C) có chiều trùng với chiều dương trên (C). + Dùng quy tắc bàn tay phải, tìm chiều từ trường cảm ứng từ cho mỗi trường hợp và rút ra nhận xét. Dương Thế Hiển Ngày soạn: 04/03/2008 Ngày dạy: 06/03/2008 Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Hai từ trường này có mối liên hệ với nhau như thế nào? - Khi nam châm SN rơi gần về phía mạch kín (C) thì mặt (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt Bắc hay mặt Nam? Lực của từ trường cảm ứng tác dụng lên nam châm có hướng như thế nào? - Khi đưa nam châm SN ra xa mạch kín (C) thì mặt (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt Bắc hay mặt Nam? Lực của từ trường cảm ứng tác dụng lên nam châm có hướng như thế nào? - Khái quát: Trong cả hai trường hợp, lực từ đều ngược hướng với chuyển động của nam châm. Vậy có thể phát biểu định luật Lenx theo khác khác: Từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên. + Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sực biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. + Dùng quy tắc nắm bàn tay phải tìm được mặt của (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt Bắc. Lực từ có tác dụng đẩy nam châm ra xa. + Dùng quy tắc nắm bàn tay phải tìm được mặt của (C) đối diện với cực Bắc của nam châm là mặt Nam. Lực từ có tác dụng kéo nam châm lại gần. Hoạt động 1 (10 phút): Xây dựng khái niệm suất điện động cảm ứng - Yêu cầu học sinh làm câu 1. - Hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời. - Đặt vấn đề: Ở những bài trước chúng ta nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện chủ yếu về mặt định tính. Có thể tính cường độ dòng điện cảm ứng được không? - Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín (C) tương đương với sự tồn tại một nguồn điện trong mạch đó. Suất điện động của nguồn này được gọi là suất điện động cảm ứng. - Vậy xuất điện động cảm ứng là gì? - Kết luận. - Độ lớn của suất điện động cảm ứng có phụ - Suy nghĩ trả lời câu 1. - Suy nghĩa về vấn đề đặt ra và trả lời các câu hỏi của giáo viên. + Suất điện động cảm ứng là suất điện đông sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao thuộc vào sự biến thiên từ thông không? Nếu có thì phụ thuộc thế nào? - Đưa ra các lập luận: + Giả sử mạch kín (C) dịch chuyển trong từ trường trong khoảng thời gian Δt, từ thông qua mạch biến thiên một đại lượng ΔФ, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. + Lực từ tác dụng lên mạch điện thực hiện công ΔA = iΔФ cản trở chuyển động của mạch. Để thực hiện sự dịch chuyển của mạch ngoài phải có ngoại lực sinh cộng ΔA’ = -ΔA = -iΔФ (1). + Tương tự như ở nguồn điện ta thấy ΔA’ đó độ lớn bằng phần năng lượng bên ngoài cung cấp cho mạch điên và được chuyển hóa thành điện năng, nê có ΔA’ = E C iΔt. + Từ đó E C = -ΔФ/Δt. + Tỉ số -ΔФ/Δt cho ta biết điều gì? + Hỏi: Độ lớn suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào yếu tố nào? Viết công thức tính độ lớn của suất điện động cảm ứng? + Khái quát và thông báo kết luận và đưa ra định định luật Faraday. - Sử dụng mẫu máy phát điện xoay chiều một pha đơn giản làm thí nghiệm minh họa. - Tìm ví dụ trong thực tế chứng tỏ suất điện động cảm ứng phụ thuộc vào tốc độ biến thiên từ thông. + Tốc độ biến thiên từ thông. + Tốc độ biến thiên từ thông. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về chiều của suất điện động cảm ứng - Hỏi dấu (-) trong công thức E C = - ΔФ/Δt nói lên điều gì? - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 vẽ hình 24.3SGK lên bảng. - TL: Dấu (-) chứng tỏ chiều của suất điện động cảm ứng ngược với chiều biến thiên từ thông. - Trả lời câu hỏi C3. Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố - Nhắc lại định luật Lenx và cho học sinh áp dụng để tìm dòng điện trong một số trường hợp. - Nhắc lại bản chất dòng điện Fu-cô. - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách. Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: + Xem lại các kiến thức trong bài: Định luật Lenx và cách áp dụng. + Xem lại bản chất dòng Fu-cô, ứng dụng và cách khắc phục. - Yêu cầu: + Đọc trước bài bài 39. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao TIẾT 60 BÀI 39: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG TRONG MỘT ĐOẠN DÂY DẪN CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Hiểu được rằng một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường thì nói chung trong đoạn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng. - Nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều. Kĩ năng: - Vận dụng được công thức xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong đoạn dây. - Nắm và vận dụng được quy tắc bàn tay phải, xác định chiều từ cực âm sang cực dương của suất điện động trong đoạn dây. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về đường từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định trật tự: 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Nêu định luật Lenx, các xác định chiều dòng điện cảm ứng? 3. Tiến trình dạy học bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (15 phút): Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường. - Trình bày thí nghiệm theo sơ đồ hình 39.1 SGK. - Khi cho đoạn mạch MN chuyển động tịnh tiến và tiếp xúc với hai thanh ray, ta thấy kim điện kế quay; khi ta cho đoạn dây MN dừng lại thì kim điện kế chỉ 0. Điều đó chứng tỏ điều gì? - Kết luận: Suất điện động cảm ứng chỉ suất hiện ở đoạn dây MN chuyển động. - Học sinh theo dõi thí nghiệm, suy luận. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên: + Khi đoạn dây MN chuyển động, từ thông qua mạch MNPQ biến thiên. Do đó, trong mạch xuất hiện xuất điện động cảm ứng. + Khi đoạn dây MN đứng yên thì trong mạch không xuất hiện suất điện động cảm ứng. Dương Thế Hiển Ngày soạn: 05/03/2008 Ngày dạy: 07/03/2008 Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Hoạt động 1 (10 phút): Xác định 2 cực của nguồn – quy tắc bàn tay phải - Đặt vấn đề: Trở lại thí nghiệm hình 39.1 SGK và sợi MN đóng vai trò nguồn điện trong mạch. - Trong hai đầu MN, đầu nào là cực dương và đầu nào là cực âm? - Nếu ta biết hướng của các đường sức từ, chiều chuyển động của đoạn dây MN, ta dùng bàn tay phải xác định cực âm và cực dương của nguồn điện (đoạn dây MN) được không? - Kết luận: Nêu quy tắc bàn tay phải, chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. - Học sinh suy nghĩ và thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên. - Nhận xét: Gọi MN là một nguồn điện thì M là cực âm, N là cực dương. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu về biểu thức suất điện động cảm ứng trong đoạn dây - Giáo viên đặt điều kiện và đưa ra công thức: |E c | = |ΔФ/Δt| - Trong đó: ΔФ là từ thông được quét bởi đoạn dây trong thời gian Δt. - Vì các vecto v và B đều vuông góc với MN nên: ΔФ = BS = B(lvΔt). - Từ đó ta có: |E c | = Blv - Lưu ý: Ta có thể thành lập công thức trên như sau: + Ta giả thiết rằng hai dầu của đoạn dây không nối thành mạch kín. + Khi MN chuyển động tình tiến về phía trái trên hình 39.1 SGK. Theo quy tắc bàn tay trái thì lực Loren tác dụng lên các electron có chiều như thế nào? + Trên electron có mấy lực tác dụng, mối quan hệ giữa các lực đó như thế nào? + Viết biểu thức liên hệ giữa f B và f E ở trạng thái cân bằng. + Gọi l là chiều dài của đoạn MN thì công thức liên hệ giữa E và U liên hệ với nhau như thế nào? Từ đó rút ra công thức liên hệ giữa hiệu điện thế U hai đầu MN với B, V và L? - Theo dõi, thảo luận và trả lời. + Lực Loren tác dụng lên các electron có chiều từ N → M. Do đó đầu M thừa eletron, đầu N thiếu electron. Trong MN xuất hiện điện trường e (gọi là điện trường cảm ứng). + Ngoài lực Loren f B , còn có lực điện trường cảm ứng f E tác dụng lên electron. Lực Loren không đổi, còn lực điện trường tăng dần cho điến khi bằng lực Loren. E = Bv U = El = lBv + Trong trường hợp này hiệu điện thế U giữa hai đầu MN chính là suất điện động của nguồn điện MN. Ta có: Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao + Trong trường hợp vecto vận tốc của hạt mang điện và đường sức từ không vuông góc với nhau mà hợp với nhau góc α. U = Blv + Vậy khi đoạn dây MN chuyển động thì độ lớn của suất điện động trong đoạn dây đó là: E C = Blv + Công thức: E C = Blvsinα Hoạt động 5 (3 phút): Máy phát điện - Dùng thí nghiệm kết hợp với hình 39.5 giới thiệu quy tắc cấu tạo máy phát điện xoay chiều cho học sinh. - Cấu tạo của máy phát điện gồm những bộ phận nào? - Kết luận: + Bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều gồm một khung dây xoay trong từ trường của một nam châm. + Vì sao khi khung dây quay quanh trong từ trường thì có dòng điện? + Nhờ 2 bán khuyên bằng động tiếp xúc với 2 chổi quét Q, dòng điện đưa ra mặt ngoài có chiều không đổi. Ta có máy phát điện một chiều. - Nhớ lại cấu tạo máy phát điện đã học ở lớp 9. + Khi khung dây quay qua cách cạnh AD và BC cắt các đường sức từ, vì vậy trong các đoạn dây đó xuất hiện suất điện động cảm ứng, suất điện động này sinh dòng điện cảm ứng làm đèn sáng. + Khi khung dây quay qua một vòng thì dòng điện đổi chiều một lần nhờ 2 chổi quét D. Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 và các câu hỏi 1, 2, 3. - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách. Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: - Yêu cầu: + Đọc trước bài bài 40. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển [...]... Fu-cô - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài - Trong trường hợp nào dòng điện Fu-cô là có tập trong sách ích và trường hợp nào là có hại Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: Trả lời các câu - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà hỏi 1, 2, 3 SGK - Yêu cầu: + Đọc trước bài 41 - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Ngày soạn: 11/ 03/2008... TIẾT 62 BÀI 40: DÒNG ĐIỆN PHU-CÔ I MỤC TIÊU Kiến thức: - Hiểu được dòng điện Phu-cô là gì - Hiểu được tính chất của dòng điện Phu-cô Kĩ năng: - Giải thích được tác dụng và tác hại của dòng điện Phu-cô II CHUẨN BỊ Giáo viên: - Các hình ảnh trong sách giáo khoa Học sinh: - Ôn lại các kiến thức cảm ứng điện từ III CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1 Ổn định trật tự: 2 Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Hiện tượng cảm ứng điện từ,... lúc đầu : φo=NBS.cos0 - Từ thông sau Δt : φ = NBScos60o - Độ biến thiên từ thông: Δφ= φ – φo = – NBS/2 - Độ lớn suất điện động ∆Φ NBS = ec= = NBS/2Δt = 100.0, 05. 10–2/2.0 ,5 = 0,05V ∆t 2.∆t - Cường độ dòng điện : I=ec/R = 0, 05/ 0,1 = 0,5A - Chú ý ở đây véctơ vận tốc không vuông góc với đoạn dây Do đó trong thời gian Δt nó chỉ quét được một diện tích là S=AB.v.Δt.sinα=l.v.Δt.sinα - Từ thông qua nó biến... lượng từ trường Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao - Nêu vấn đề thực hiện câu hỏi C 1: Hãy rút ra công thức 42.2 về năng lượng từ trường - Gợi ý: Sử dụng công thức 29.3, 41.2 và 42.1 - Kết luận: Trả lời câu hỏi C2: thay 42.1 vào 42.2 rút ra w = ФI/2 - Lập luận như câu C2 ta có: Ф = nBV - Rút ra: I = B/4π.1 0-7 n - Từ đó ta có: w = 107B2V/8π - Nếu gọi W là mật độ năng lượng từ trường và coi... khoa Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: - Yêu cầu: + Đọc trước bài 43 - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Ngày soạn: 18/03/2008 Ngày dạy: 20/03/2008 TIẾT 65 BÀI 43: BÀI TẬP VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I MỤC TIÊU Kiến thức: - Củng cố các kiến thức trong chương cảm ứng điện từ Kĩ năng: - Vận dụng được... suất điện động tự cảm, công thức - Nhắc lại biểu thức độ tự cảm - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: Trả lời các câu - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà hỏi 1, 2, 3 SGK - Yêu cầu: + Đọc trước bài 42 - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Ngày soạn: 16/03/2008 Ngày dạy:... tăng từ trường - Sự xuất hiện dòng điện Fu-cô trong trường hợp Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao này có hại, vì sao? - Nhận xét: vì dòng Fu-cô làm tỏa nhiệt làm thỏi sắt bị nóng lên có thể làm hỏng máy, mặt khác dòng Fu-cô chống lại nguyên nhân sinh ra nó Đối với động cơ điện, nó chống lại sự quay của động cơ, làm giảm công suất của máy - Để làm giảm tác hai của dòng điện Fu-cô, người ta... Giáo án Vật lớp 11 nâng cao -7 2 L = Ф/I + Thay vào ta được công thức tính L L = 4π.10 n V - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3 - Áp dụng công thức trên cho trường hợp có lõi + Hệ số tự cảm của mạch điện là không sắt đổi, do đó: - Thông báo nội dung suất điện động tự cảm ΔФ = L ΔI/Δt E = - LΔI/Δt Hoạt động 4 (3 phút): Vận dụng, củng cố - Nhắc lại khái niệm hiện tượng tự cảm - Nhắc lại suất điện... (3 phút): Vận dụng, củng cố - Nhắc lại khái niệm hiện tượng tự cảm - Nhắc lại suất điện động tự cảm, công thức - Nhắc lại biểu thức độ tự cảm - Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài tập trong sách Hoạt động 5 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Yêu cầu: + Đọc trước bài bài 44 - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài... ứng trong dây là: trường đều (B = 0,5T) Tính từ thông qua ec = 0 ,5( V) diện tích mà dây quét trong thời gian Δt = 1s và suất điện động xuất hiện ở hai đầu dây Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Ghi những chuẩn bị cho bài sau Dương Thế Hiển Giáo án Vật lớp 11 nâng cao Ngày soạn: 10/03/2008 Ngày dạy: . - Độ biến thiên từ thông: Δ φ = φ – φ o = – NBS/2. - Độ lớn suất điện động e c = t NBS t ∆ = ∆ ∆Φ .2 = NBS/2Δt = 100.0, 05. 10 –2 /2.0 ,5 = 0,05V. - Cường độ dòng điện : I=e c /R = 0, 05/ 0,1. TIÊU Kiến thức: - Hiểu được dòng điện Phu-cô là gì. - Hiểu được tính chất của dòng điện Phu-cô. Kĩ năng: - Giải thích được tác dụng và tác hại của dòng điện Phu-cô. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Các hình. = 4π.10 -7 I + Mặt khác: Dương Thế Hiển Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao L = 4π.10 -7 n 2 V - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C 3 . - Áp dụng công thức trên cho trường hợp có lõi sắt. - Thông

Ngày đăng: 01/07/2014, 03:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan