TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-TÁC GIẢ

2 410 1
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP-TÁC GIẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh PHẦN I: TÁC GIẢ: I. Vài nét về tiểu sử: - Hồ Chí Minh (1890 - 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong 1 gia đình nhà nho yêu nước. - Người từng học chữ Hán, rồi theo học trường Quốc học Huế, một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). - Quá trình hoạt động cách mạng + 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước + 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxay bản yêu sách của nhân dân An Nam + 1920, dự Đại hội Tua (Pháp), là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. + Từ năm 1923 -1941, hoạt động CM ở Liên Xô, TQ và Thái Lan (1930 sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam). + Tháng 2/1941 Bác về nước. + Tháng 8/1942 đến 9/1943 Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây - Trung Quốc. + Sau khi trở về, Người lãnh đạo CM, lãnh đạo ND khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2/9/1945, Tp.Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đinh (Hà Nội) sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. + 1946 được bầu làm Chủ tịch nước lãnh đạo CMVN cho đến hơi thở cuối cùng II. Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm sáng tác: a. Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Cảm tưởng đọc "Thiên Gia Thi") b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học. Người căn dặn nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện tượng phong phú của đời sống. c. Người xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm (viết cho ai, viết làm gì, viết cái gì, viết như thế nào). 2. Di sản văn học: a. Văn chính luận: -Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Không có gì quý hơn độc lập tự do… - Nội dung: tố cao tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa liên hiệp lại vì tự do độc lập dân tộc. - Nghệ thuật: Văn chính luận mẫu mực. b. Truyện và kí: - Tác phẩm chính: Pari (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931) - Nội dung: tố cáo tội ác thực dân Pháp, nỗi khổ nhân dân, đề cao những tấm gương yêu nước. - Nghệ thuật: bút pháp hiện đại kể chuyện linh hoạt, tình huống truyện độc đáo. c. Thơ ca: - Tập thơ Nhật kí trong tù gồm 134 bài viết trong thời gian (1942 - 1943) Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Quảng Tây - Trung Quốc. + Nội dung: tố cáo chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch tàn bạo, vô nhân đạo, thể hiện bức chân dung tự họa về con người tinh thần Hồ Chí Minh. + Nghệ thuật: Nhật kí bằng thơ, nhiều bài cổ thi hàm súc, chuẩn mực cao về nghệ thuật. - Thơ ca kháng chiến: viết trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc như: Rằm tháng giêng, Cảnh khuya 3. Phong cách nghệ thuật: * Nhận xét chung: Phong cách nghệ thuật của Bác rất độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. a. Văn chính luận: - Ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục. - Giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp. - Thấm đượm tình cảm. b. Truyện và kí: - Hiện đại và giàu tính chiến đấu. - Nghệ thuật trào phúng phong phú. - Giọng văn linh hoạt. c. Thơ ca: - Thơ tuyên truyền cách mạng: đơn giản, mộc mạc, màu sắc dân gian - Thơ nghệ thuật: hình thức cổ thi hàm súc, hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. . độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Không có gì quý hơn độc lập tự do… - Nội dung: tố cao tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa liên hiệp lại vì tự do độc lập dân tộc. -. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh PHẦN I: TÁC GIẢ: I. Vài nét về tiểu sử: - Hồ Chí Minh (1890 - 1969), quê ở làng Kim Liên,. Người lãnh đạo CM, lãnh đạo ND khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 2/9/1945, Tp.Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đinh (Hà Nội) sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. + 1946

Ngày đăng: 30/06/2014, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan