phát huy tính tích cực cho học sinh

82 2.1K 0
phát huy tính tích cực cho học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1           2 3  ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN  .         Mã số: 60.14.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đức Vượng Thái nguyên, Tháng 5 năm 2011 4  Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa đựơc công bố trong bất kì một công trình nào khác   5  Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học, ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Vật Lí trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô trực tiếp giảng dạy. Tác giả xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo của tổ vật lí của truờng THPT Quỳnh Thọ và THPT Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện trong suốt quá trình làm luận văn. Em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn TS. Trần Đức Vượng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin cám ơn gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn. Thái nguyên, tháng 6 năm 2012 Tác giả BÙI NGỌC ANH TOÀN 6  I.  Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thế kỉ của khoa học, công nghệ và Tri thức của con người là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này đã và đang tạo ra những cơ hội phát triển cho đất nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn về hiệu quả và chất lượng của giáo dục để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và sự hội nhập. Trước những yêu cầu đó đòi hỏi nền giáo dục nước ta không ngừng đổi mới và đổi mới phương pháp dạy học đóng 1 vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. Tại hội nghị lần thứ hai của BCH TW Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: " Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học cho học sinh". [13] Quan điểm đổi mới Phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Từ đó hình thành các kĩ năng vận dụng và thực hành của người học. Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ phương pháp giáo dục ở trường phổ thông: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính thích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kĩ thuật vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [2] Công tác chuẩn bị nhân lực đặt ra một số vấn đề cấp thiết cho ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống giáo dục Việt Nam có một nhiệm vụ chính trị hết sức to lớn trong một vài thập kỷ tới. Đó là chuẩn bị nguồn nhân lực đủ năng lực chuyển nhanh nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, đồng thời phải chuyển một số lĩnh vực sản xuất thẳng sang nền kinh tế tri thức. Bồi dưỡng nhân tài, hình thành và phát triển đội ngũ tri thức từ đó xuất hiện những người tài giỏi có khả năng chỉ đạo, dẫn dắt tập thể của mình trong lao động sản xuất. 7 Công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Trong dạy học vật lí, với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm. Nhưng nếu tổ chức dạy học vật lí với ứng dụng của công nghệ thông tin thì sẽ tăng cao hiệu quả của quá trình dạy học, đồng thời nó cũng khắc phục được những giờ dạy mà thiết bị thông thường không thể thực hiện được. Các quá trình, các hiện tượng vật lí và sự biến đổi của các đại lượng vật lí thường rất khó quan sát hoặc không thể quan sát được một cách đầy đủ vì quá trình diễn ra rất nhanh hoặc diễn ra trong một kích thước rất nhỏ. Điều đó gây khó khăn trong việc nghiên cứu tìm ra quy luật của chúng. Những vấn đề đó sẽ được giải quyết khi ta biết ứng dụng Công nghệ thông tin vào làm các thí nghiệm ảo. Các quá trình, các thí nghiệm phức tạp, khó thành công sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ta có thể quan sát cụ thể để từ đó đưa ra được quy luật của chúng. Công nghệ thông tin đã, đang và sẽ có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học môn vật lí trong nhà trường. Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau, và không có nhiều hứng thú trong việc học. Với trở ngại này làm hiệu quả của việc học sẽ không cao, học sinh khó có thể ghi nhớ kiến thức 1 cách hệ thống, sẽ ảnh hưởng tới việc thực hành và làm bài tập, nhưng nếu có sự hỗ trợ của bản đồ tư duy thì học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ kiến thức 1 cách hệ thống, từ đó nâng cao được hiệu quả dạy và học. Đã có rất nhiều hội thảo thành công về bản đồ tư duy ở trong và ngoài nước, trong đó dự án THCS II là một ví dụ. Dự án đã tổ chức gần 20 đợt tập huấn cho 8 lãnh đạo các sở, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và bản thân tác giả đã được tham gia tại Hà Nội. Trên cơ sở những lý do đã trình bày ở trên và để nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy học đồng thời góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, tác giả đã chọn đề tài:    DUY.   Xây dựng tiến trình dạy học chương: “Động lực học chất điểm” ( Vật lí 10) dưới sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. III.  Quá trình dạy học chương: “Động lực học chất điểm” ( Vật lí 10)  Nếu xây dựng được tiến trình dạy học chương: Động lực học chất điểm ( Vật lí 10) với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy thì sẽ có thể góp phần phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.  Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh THPT qua quá trình dạy học, lí luận về bản đồ tư duy và phần mềm dạy học. Nghiên cứu thực trạng của phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 10 THPT. Xây dựng tiến trình dạy học các kiến thức chương: “Động lực học chất điểm” (Vật lí 10) với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trường THPT trong tỉnh Thái Bình.  9 Trong khuôn khổ của một luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học một số bài điển hình chương: “Động lực học chất điểm” ( Vật lí 10) với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.   Nghiên cứu các tài liệu có liên quan: Cơ sở về việc nhận thức của học sinh, một số phần mềm dạy học, bản đồ tư duy. Giải thích các vấn đề nghiên cứu.  Nghiên cứu thực trạng học tập của học sinh lớp 10 THPT 3 Kiểm tra các giả thuyết khoa học đã đề ra 4 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, phân tích kết quả để từ đó rút ra kết luận.  Hoàn chỉnh thêm một số vấn đề lí luận về tính tích cực nhận thức của học sinh và về bản đồ tư duy. Xây dựng tiến trình dạy học chương: “Động lực học chất điểm” ( Vật lí 10) dưới sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy bộ môn vật lí ở trường PT.  Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phần nội dung của luận văn gồm ba chương Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí. 10 Xây dựng tiến trình dạy học chương: “Động lực học chất điểm” (Vật li 10) với sự hỗ trợ của một số phần mềm dạy học và bản đồ tư duy theo hướng phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Thực nghiệm sư phạm. X.  Qua quá trình tìm hiểu thông tin khoa học có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tôi nhận thầy: Về vấn đề phát huy tính tích cực cho HS trong dạy học vật lí ở trường PT đã có một số luận văn nghiên cứu như: Vương Thị Kim Yến với đề tài “ Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT với sự hỗ trợ của máy vi tính và phần mềm dạy học” Trần Thị Nhàn với đề tài: “ Sử dụng một số phần mềm dạy học kết hợp với thí nghiệm thực khi dạy phần Điện tích điện trường( Vật li 11 NC) nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Vấn đề ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học được chú ý vào năm 2006 khi dự án “ Ứng dụng công cụ phát triển tư duy, sơ đồ tư duy” của nhóm Tư duy mới, Đại học Quốc gia Hà Nội được triển khai thực hiện. Dự án đã cung cấp công cụ phát triển tư duy cho hơn 150 sinh viên là thành viên 11 câu lạc bộ của các trường thuộc Quốc gia Hà Nội. Từ 2006 đến nay, dự án phát triển giáo dục THCS II và viện KHGD đã triển khai nghiên cứu, dạy thử nghiệm thành công thiết kế BDTD trong dạy học 1 số bộ môn ở trường THCS Đống Đa, THCS Vĩnh Hưng- Quận Hoàng Mai(Hà nội) nhiều trường ở Lạng Giang (Bắc giang), huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), 35 trường tham gia dự án ở Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai cho rằng phương pháp dạy học mới này sẽ trợ giúp học sinh sử dụng sức mạnh của bộ não để học và ghi nhớ những gì đã học. Quan trọng hơn phương pháp học này làm cho bài học được trình bày một cách sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khiến cả thầy và trò đều thấy lí thú. Các đề tài nghiên cứu khoa học về bản đồ tư duy như: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nhóm” của tác giả Nguyễn Thị Hiền, ĐH Quốc gia HN, “Ứng dụng [...]... thức của học sinh nhằm đạt được mục đích đã đề ra trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng tích cực, giúp học sinh tự giác tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục đích đề ra với kết quả cao 1.2.2.2 Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực: 1.2.2.2.1 Dạy học hướng vào học sinh Dạy học hướng vào học sinh là lối dạy học do người học chủ... dạy học phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được 1 Dạ ọc t eo ướ p t tí tíc cực tro ậ t ức c o ọc sinh 1.2.2.1 Quan niệm dạy học theo hướng tích cực Khi nói tới phương pháp tích cực, thực tế là nói tới một nhóm các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Cơ sở của phương pháp luận là lý luận, trong quá trình dạy học cần kích thích sự hứng thú trong học. .. chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy bài tập chương “ Động học chất điểm” và “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 NC với sự hỗ trợ của Mind map” Nhin chung những đề tài này đã trình bày khá đầy đử về vấn đề sử dụng Mind map trong dạy học vật lí Như vậy cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề phát huy tính tích cực cho học sinh THPT qua dạy học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lí... hứng thú trong học tập cho học sinh, cần phát huy tính tích cực, tính tự lực sáng tạo trong học tập của học sinh Để làm điều đó đòi hỏi người thầy giáo phải lựa chọn, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm của đối tượng, điều kiện vật chất, và đây là một hoạt động sáng tạo của người thầy trong hoạt động dạy Phương pháp dạy học theo hướng tích cực cần thể hiện được sự... động lực học tập lành mạnh và tính tích cực học tập Ngoài ra, có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh qua nhiều biện pháp khác như: 21 + Thầy giáo, bạn bè động viên, khen thưởng khi có thành tích học tập tốt + Luyện tập dưới các hình thức khác nhau, vận dụng kiến thức vào thực tiễn các tình huống mới + Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh + Phát triển... làm việc khoa học, thể hiện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chính xác, trung thực và có kế hoạch cụ thể trong học tập cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo hướng tích cực hoá 1.2.2.3 Các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh 1.2.2.3.1 Phối hợp tốt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức Trong thực tiễn, có nhiều phương pháp dạy học khác nhau... ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống, học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp, học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáo viên cùng học sinh đánh giá Mức 4: Học sinh. .. thụ tri thức, hướng dẫn, định hướng cho hoạt động nhận thức của người học 1.1.3 Tí tíc cực của oạt độ ậ t ức 1.1.3.1 Tính tích cực của hoạt động nhận thức Tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng hết sức cao về nhiều mặt trong hoạt động nhận thức của trẻ nói chung Tính tích cực hoạt động học tập là sự phát triển ở mức độ cao hơn trong tư... pháp dạy học khác nhau như phương pháp dạy học, phương pháp trực quan, phương pháp thí nghiệm biểu diễn Trong quá trình dạy học để cần kích thích được sự hứng thú trong học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, tính tự lực sáng tạo trong học tập của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, đặc điểm của đối tượng, điều kiện vật... học tập của học sinh Đây cũng có thể coi là một trong những biện pháp thúc đẩy việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 1.2.2.4 Một số phương pháp dạy học tích cực [22] Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ PPDH truyền thống Trong hệ thống các PPDH quen thuộc đã được sử dụng trong mấy thập kỉ gần đây cũng đã có nhiều phương pháp tích cực Việc đổi mới PPDH cần kế thừa và phát . phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh THPT qua quá trình dạy học, lí luận về bản đồ tư duy và phần mềm dạy học. Nghiên cứu thực trạng của phát huy tính tích cực học tập của học sinh. trình dạyhọc, để phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh thì quá trình dạy học đó phải diễn biến sao cho: – Học sinh được đặt ở vị trí chủ thể, tự giác, tích cực, sáng. dụng Mind map trong dạy học vật lí. Như vậy cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề phát huy tính tích cực cho học sinh THPT qua dạy học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lí 10)

Ngày đăng: 30/06/2014, 16:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan