món quà quý giá nhất

10 206 0
món quà quý giá nhất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Món quà quý giá nhất Tôi không thể nào quên được một ngày hè nắng nóng tháng 7 năm 1965, khi mẹ tôi đột ngột qua đời ở tuổi 36 vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Cuối buổi chiều hôm đó, một cảnh sát viên đã đứng trước mặt cha tôi để xin cho bệnh viện được nhận van tim và giác mạc từ đôi mắt của mẹ tôi. Tôi choáng váng hoàn toàn. Các bác sĩ đã muốn cắt rời thân thể mẹ tôi và đem cho người khác, tôi nghĩ như thế khi bỏ chạy vào trong nhà nước mắt đầm đìa. Vào cái tuổi 14, tôi không hiểu tại sao người ta lại cắt xẻ một người mà tôi yêu thương. Không cần suy nghĩ lâu, cha tôi đã trả lời: "Vâng". "Sao cha để cho người ta làm như vậy với mẹ con?" Tôi hét lên với cha. "Mẹ con bước vào thế giới này trong một hình hài, nếu làm vậy thì làm sao mẹ ra đi được." "Linda", cha tôi nói một cách bình tĩnh vòng tay ôm lấy người tôi, "món quà tặng vĩ đại nhất con có thể đem cho là một phần của chính con. Mẹ con và cha đã quyết định cách đây khá lâu là nếu chúng ta có thể làm thay đổi cuộc sống của một người nào đó sau khi ta chết đi, thì lúc đó cái chết của ta mới có ý nghĩa". Cha tiếp tục giải thích cho tôi biết là cha và mẹ đã quyết định sẽ hiến tặng những bộ phận trong cơ thể. Bài học cha đã dạy ngày đó trở nên một trong những điều quan trọng nhất trong đời tôi. Nhiều năm trôi qua. Tôi kết hôn và có một gia đình riêng. Năm 1980, cha tôi bị bệnh phổi và đến ở với chúng tôi. Trong khoảng sáu năm sau đó, chúng tôi đã dành nhiều thì giờ để bàn luận về cuộc sống và cái chết. Cha nói với tôi một cách vui vẻ, khi ông chết, ông muốn tôi tặng bất cứ một bộ phận nào còn tốt của cơ thể ông, đặc biệt là đôi mắt. "Ánh sáng là một trong những món quà vĩ đại nhất mà người ta có thể trao tặng", cha nói rằng kỳ diệu biết bao nếu có thể giúp cho một đứa bé khiếm thị có thể được nhìn thấy và vẽ những con ngựa như con gái Wendy của tôi đã vẽ. Cô bé cứ vẽ những con ngựa suốt cả cuộc đời, giành hết phần thưởng này đến phần thưởng khác. "Hãy cứ nghĩ đến việc người cha người mẹ cảm thấy tự hào như thế nào nếu cô con gái của họ có thể vẽ như Windy". Cha nói. "Hãy nghĩ con sẽ cảm thấy tự hào như thế nào khi biết rằng đôi mắt của cha có thể làm nên điều đó". Tôi đã kể cho Wendy những gì mà ông ngoại từng nói, mắt đẫm lệ, con bé vào phòng ông và ôm ghì chặt lấy ông ngoại. Nó chỉ mới 14 tuổi_ đúng vào cái tuổi mà tôi vừa mới được biết về việc hiến tặng thân thể. Thật khác biệt làm sao! Cha tôi mất vào ngày 11 tháng tư năm 1986, và chúng tôi đã tặng đôi mắt theo ước nguyện của ông. Ba ngày sau đó Wendy nói: "Mẹ, con rất tự hào về những gì mẹ đã làm cho ông" "Ðiều đó làm con tự hào sao?" Tôi hỏi. "Mẹ cứ tin chắc điều đó! Mẹ có bao giờ nghĩ cuộc sống sẽ như thế nào nếu không được nhìn thấy? Khi con chết đi, con muốn đôi mắt của con cũng được hiến tặng giống như ông" Vào lúc đó, tôi chợt nhận ra cha tôi đã cho nhiều hơn là đôi mắt của ông. Những gì cha để lại đang lấp lánh trong đôi mắt của con gái tôi _ niềm tự hào. Ðiều tôi không hề biết được trong ngày hôm ấy, khi ôm Wendy trong vòng tay, là chỉ hai tuần sau đó tôi lại phải một lần nữa ký vào những tấm giấy hiến tặng cơ thể. Con gái yêu dấu, tài năng của tôi, Wendy bị một chiếc xe tải đâm phải khi đang cưỡi ngựa bên lề đường. Khi tôi ký vào tấm giấy, những lời của con cứ vang mãi bên tai: "Mẹ cứ tin chắc điều đó! Mẹ có bao giờ nghĩ cuộc sống sẽ như thế nào nếu không được nhìn thấy?" Ba tuần sau khi Wendy mất, tôi nhận được một lá thư từ ngân hàng mắt. Thưa ông bà Rivers, Chúng tôi xin thông báo cho ông bà biết cuộc phẫu thuật ghép giác mạc đã thành công và giờ đây hai người mù đã có thể phục hồi thị giác. Họ đang đại diện cho một kỷ niệm sống của con gái ông bà _ người đã quan tâm và chia sẻ những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống này. Nếu tại một nơi nào đó, một người nhận mắt bỗng chợt nhận ra một tình yêu mới dành cho những con ngựa, và ngồi hàng giờ để phác họa chân dung của những con ngựa xinh xắn, tôi nghĩ rằng tôi biết ai là người hiến tặng - Một cô gái tóc vàng, mắt xanh vẫn đang ngồi vẽ. Quà con gái tặng Bố Tấm lòng của người tặng khiến món quà đáng yêu và quý giá. (Martin Luther) TTO - Ngày nay, nuôi dạy con cái là một công việc khó khăn vất vả, ít nhất thì việc đó khiến cả bố lẫn mẹ phải tổn hao sức lực và tinh thần. Người ta sẽ chẳng thể nhìn thấy được “trái ngọt’ của công sức lao động bởi tình yêu thương này cho đến sau khi đứa trẻ rời khỏi gia đình và trở thành bố mẹ. Không có một cẩm nang chỉ dẫn hay sách vở nào nói đến điều gì sẽ đến với mỗi đứa trẻ khi chúng sinh ra đời, cũng như thời khóa biểu về việc gì cần làm và làm khi nào. Mỗi ngày đều có thử thách mới của riêng nó, khi mà thành công thường chỉ được ghi nhận từng phân lẻ tẻ chứ đừng nghĩ đến thành công vô bờ bến. Vậy thì khi nào và làm thế nào mà chúng ta, những người làm cha làm mẹ, biết được chúng ta đã thành công? Lời giải đáp đã đến với tôi vào Ngày của Bố. Có một câu người xưa nói rằng, “Điều đáng giá không phải là món quà tặng mà là tấm lòng của người tặng quà.” Và câu nói đó rất đúng cho trường hợp của ngày hôm nay, khi tôi nhận từ tay đứa con gái đã lớn hai hộp quà, một hộp lớn, một hộp nhỏ. Con bé bảo tôi, “Bố ngồi trên sàn nhà bên con giống như ngày trước nha.” Thế là hai bố con tôi ngồi bên nhau và con bé trao cho tôi chiếc hộp đầu tiên, “Bố mở nó ra đi.” Bên trong là một lá thư và những gì hiện ra là bộ sưu tập những thứ lặt vặt của một đứa trẻ. “Bố đọc thư trước đi ạ,” con bé nói. Bố kính yêu, Càng lớn con càng nhận ra bố có ảnh hưởng quan trọng biết bao với cuộc đời con. Vì vậy con đã quyết định tặng bố hai hộp đồ lưu niệm này nhân dịp Ngày của Bố, cả hai hộp đều chứa đựng những ký ức đặc biệt và những thứ con luôn giữ chặt trong lòng mình, những thứ mà bố đã từng tặng cho con. Trong cái hộp lớn đầu tiên bố sẽ tìm thấy chỉ một vài gợi nhắc đặc biệt của con về bố và những khoảnh khắc bố con mình đã cùng nhau chia sẻ, chỉ có hai bố con mình mà thôi. 1. Một cặp dây giày được thắt nơ bướm. Chúng nhắc về những giờ khắc bố đã bỏ ra để dạy con cách tự cột dây giày hồi con còn nhỏ xíu. 2. Một băng keo cá nhân, để nhắc con về những vết xước và vết đứt mà bố đã băng bó trên khủy tay và đầu gối con khi bố dạy con lái chiếc xe đạp đầu tiên. 3. Một cuốn truyện nhỏ, cho tất cả những câu chuyện bố kể cho con nghe mỗi tối trước khi đi ngủ. 4. Một bó thẻ màu sặc sỡ dạy con nít, một biểu tượng cho việc bố đã dạy dỗ và giúp con suốt những năm tháng học hành, ngay cả khi con cho rằng mình đã hiểu hết tất cả mọi việc. 5. Một hòn bi. Con ước chi đó là một trong những thứ bố tặng cho con mà con đã làm mất, và cũng là một trong những thứ đặc biệt mà bố hay chơi thời bố còn đi học. 6. Một bộ đồ nghề may vá và một chiếc máy may nhỏ gợi con nhớ về những thứ thực tế mà bố đã tặng con và về việc bố đã dạy con cách may vá. 7. Một mảnh từ tấm chăn thuở nhỏ của con mà bố thường hay đắp cho con mỗi đêm. 8. Một trái tim vỡ, tượng trưng cho tất cả những lần lòng con tan nát và đau buồn mà bố đã giúp con vượt qua. 9. Một tờ giấy bạc gợi con nhớ về tất cả những lần bố đưa cho con đồng bạc cuối cùng mà bố có thể cho con khi bố đang rất kẹt tiền, nhưng trong lòng bố hiểu được con thật sự cần nhất. 10. Một chiếc khăn giấy. Nó tượng trưng cho những lần con tựa vào vai bố khóc và bố đã lau khô những giọt nước mắt ấy vì bố rất quan tâm con. 11. Một chiếc lá, một biểu tượng của thiên nhiên mà bố dạy con phải hiểu biết, tận hưởng và trân trọng. 12. Một viên aspirin gợi con nhớ đến những cơn đau đầu mà con đã gây ra cho bố và mẹ suốt nhiều năm, nhưng bố lại ít khi than phiền. Con biết sẽ rất nặng nề nếu như bố nói cho con nghe sự thật về những trăn trở ấy. 13. Một viên kẹo, để bố hiểu được những ký ức này vẫn ngọt ngào với con như thế nào. 14. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, là một tấm hình chụp con cái của con và con, để nhắc con hãy dạy cho con cái mình tất cả những điều bố và mẹ đã dạy con, và chia sẻ với chúng tình yêu mà chỉ có những người bố người mẹ giống như bố mẹ đây mới có thể dành cho con. Tôi rơi nước mắt và tim nhói lên khi con bé đưa cho tôi chiếc hộp thứ hai nhỏ hơn. “Giờ bố mở hộp này ra đi,” nó yêu cầu. Ở bên trong tôi tìm thấy một mẩu giấy khác, và trên mẩu giấy này con bé đã viết: Bố thương yêu, Trong chiếc hộp này, con dự định để hết tất cả những thứ đã thực sự tạo ra sự khác biệt đối với con. Tất cả những thứ mà bố đã trao cho con để khiến con là chính con như ngày hôm nay. Nhưng nếu con trao trả chúng hết cho bố thì con sẽ mất đi phần lớn nhất của chính mình, đó là tất cả tình yêu, những cái ôm chặt và những nụ hôn mà bố đã cho con từ lúc con sinh ra cho tới giờ, đó là những điều mà không có chiếc hộp nào đủ lớn để chứa đựng hết. Do vậy con nghĩ rằng con sẽ giữ lại những điều này và chia sẻ chúng với con cái của con. Con hy vọng một ngày chúng sẽ hiểu đây là một món quà tuyệt diệu để cho và nhận. Con yêu bố. Chúc mừng Ngày của bố! Ôi thành công, bao la vô bờ bến. RAYMOND L. MOREHEAD Nhưng mà Bố… Lucy Wade "Đi mà Bố Bố cho con đi nhé", tôi đứng khoanh tay ngay trước chiếc ti vi cố thuyết phục Bố rằng tôi là người duy nhất ở trường không tham dự buổi dạ hội. Thật không may, Bố chẳng dễ dàng bị thuyết phục thay đổi quan niệm mà hai tuần trước đây ông đã nói rằng tôi còn chưa trưởng thành. Sau hai tiếng đồng hồ nài nỉ, tôi vẫn không thề đạt được mục đích. Chẳng mấy chốc, cuộc tranh luận lại trở thành một trận khẩu chiến khi tôi cứ tiếp tục lý sự bằng bất cứ lời biện minh nào vừa chợt nghĩ ra. Bố chẳng mảy may xúc động trước những lời nài nỉ của tôi, ông vẫn chăm chú nhìn vào chiếc ti vi với chương trình Những Tuyệt Tác Thế Giới và Arnold Palmer đang nhắm vào gôn. Đấy là cách bố biểu lộ cho tôi biết rằng tôi sẽ chẳng bao giờ giành được kết quả, rằng chuyện của tôi đang bị bỏ qua. Tôi chẳng thích bị bỏ qua chút nào, tự nhiên, tôi cứ ngoan cố, và thế là tôi đã đẩy mọi việc đi quá trớn. "Vậy thì còn ra cái thể thống gì nữa chứ?",0 tôi nói với một cái giọng cáu kỉnh ngoài ý muốn. Trong giây lát, Bố rời mắt khỏi trận gôn quay lại nhìn tôi. Tôi ngồi xuống chiếc đi- văng, vắt tréo chân, cố tạo ra vẻ bình tĩnh, chờ đợi câu trả lời của Bố. Nhưng Bố lại hướng mục tiêu trở lại phía anh chàng đang đánh gôn vào lỗ, đầu gật gù theo cú đánh, rồi mới hướng ánh mắt lạnh lùng như thép về phía tôi. "Bố đã bảo không rồi mà, không nói chuyện này nữa", giọng của bố vang rền trong phòng khách. Trong cơn giận dữ vì bị xúc phạm, tôi lồng lên khi những lời cuối cùng của Bố cứa vào niềm kiêu hãnh đã bị tổn thường hoàn toàn của tôi: "… này cô gái, nếu bố còn nghe một lời nào nữa về việc này thì con sẽ bị giam lỏng thêm tuần nữa đấy." Tôi nhìn ông với tất cả hận thù được dồn nén của một đứa trẻ mười lăm, vừa lao về phòng vừa hét lên: "Con ghét bố! ước gì bố chết cho rồi". Em gái tôi, Jody, đưa cho tôi tấm khăn giấy để tôi lau giòng nước mắt đang chảy tràn trên má khi tôi kể lại câu chuyện đã xảy ra cách đây hơn 20 năm. "Cheryl, chị không bao giờ khước từ một cơ hội tranh cãi nào cả", nó nói. Nhận thức của nó về thời thơ ấu của tôi càng dày vò tôi hơn khi nó tiếp tục nói cho tôi biết rằng câu chuyện mà tôi vừa nhớ lại, không phải là lần duy nhất Bố và tôi cãi nhau, về lũ con trai, về sự trưởng thành và về cuộc sống nói chung. "Chị trông giống Bố, cách nói cũng giống Bố và hành động cũng y hệt như Bố, đặc biệt là khi muốn làm theo ý mình. Đó là lý do mà Mẹ vẫn thường gọi chị và Bố là những người Đức cứng đầu cứng cổ". "Ừ, thì cũng bởi vì Bố chẳng bao giờ thừa nhận là Bố sai cả." Tôi cãi, vẫn còn cố biện minh cho bản chất hay lý sự của mình. "Còn chị thì chẳng bao giờ thừa nhận là Bố đúng", Mike, em trai tôi nãy giờ đang đứng dựa vào tường lắng nghe, nói xen vào. "Có lần, quá đau khổ vì một trận cãi cọ, Bố đã bảo rằng một ngày nào đó chị sẽ trở về với bố và thừa nhận rằng Bố đã đúng nhưng em cá là chị không bao giờ làm điều đó". Tôi nhìn xuống Bố đang nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Bỗng dưng tôi cảm thấy một nỗi xót xa ân hận vì tôi chưa bao giờ xin lỗi Bố, vì tôi nhận ra rằng giờ đây đã quá muộn màng. Chẳng những không bao giờ tôi nói "Bố đúng rồi, Bố ơi," mà tôi còn chưa bao giờ nói rằng "Con yêu Bố". Tại sao tôi lại đợi đến ngày hôm nay tôi mới cảm thấy ân hận dường này? Jody, đang đứng phía bên kia giường bệnh của Bố, lặng lẽ nhìn tôi như thể em hiểu hết những gì tôi đang nghĩ. Nó là đứa em gái duy nhất, thế mà tôi chẳng bao giờ nói với nó một câu "Chị thương em" cả. Động từ "yêu thương" không phải là từ phổ biến trong gia đình tôi. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi không yêu thương nhau, mà chỉ vì chúng tôi không bao giờ diễn đạt bằng lời. Vả lại, sự bộc phát của các tính khí và những ý kiến đối nghịch nhau là những chuyện hoàn toàn khác. Theo Jody, tâm trạng tôi đang ở trong trạng thái tồi tệ nhất, vì vậy nó ngần ngại không muốn nói ra điều đó khi chúng tôi tiếp tục kể những câu chuyện về thời thơ ấu. "Chị là người không bao giờ chịu sửa sai", nó nói với một nét cười trong giọng nói. "Chị đã phải tranh đầu để có thể được làm bất cứ điều gì", tôi mỉm cười bác bỏ lời trêu chọc của nó. Thật không dễ dàng gì khi phải làm một người chị cả, mặc dù Michael và tôi chỉ cách nhau có 11 tháng. Jody cách Michael 2 năm. Kế đến là Gus, tên thật của nó là Warren, nhưng biệt hiệu Gus đã gắn với nó kể từ khi nó lắp bắp những trọng âm đầu tiên: "Gu-Gu" "Nhớ cái hồi mà mẹ mở cửa sau để gọi bốn đứa mình từ nhà hàng xóm về, mẹ gọi y như gọi một cái tên thật dài' Tôi nói. Mike bụm tay lên miệng cười khúc khích và kêu lên y như mẹ thường kêu: "Cheryl- michael-jo-gus". Chúng tôi ngả nghiêng cười khi nghe lại những âm thanh quen thuộc. Cheryl, Michael, Jo và Gus. Bốn đứa chúng tôi tuổi gần kề nhau nên Mẹ thường gọi chúng tôi là những bậc thang; chúng tôi đã là những bậc thang trong mười ba năm, cho đến khi Chuck ra đời. Bỗng dưng tôi thấy tiếc cho Chuck, em trai út của tôi, nó đang ngồi trong góc lắng nghe chúng tôi nói chuyện với nhau. Nó đã không có mặt trong những câu chuyện "người lớn" của chúng tôi. Những bậc thang đã trưởng thành và ra đời lập thân trong khi nó vẫn còn nhỏ. Nhưng tôi biết nó rất thích nghe những câu chuyện của chúng tôi. Nó cười khi nghe chuyện hồi đó Bố mẹ mua cho bốn đứa chúng tôi những chiếc xe đạp nhân dịp Lễ Phục Sinh; thế rồi đến cuối mùa hè, chỉ còn một chiềc sử dụng được vì Mike đã tháo trộm từng phần từ những chiếc xe của chúng tôi để lắp chiếc xe cho nó. Nó lắng nghe chúng tôi thuật lại chuyện chúng tôi gạt Jody đặt mua kem Tootie-Fruitie, chỉ khi chúng tôi phải giải thích rằng cái thời ấy xảy ra khá lâu trước khi kem Baskin Robbin 32 mùi trở nên khá bình dân như bây giờ, nó mới có thể cười theo. Những chuyện ấy đã được kể không biết bao nhiêu lần khi chúng tôi sum họp cùng nhau. Nhiều năm trôi qua, những câu chuyện càng thêm phần chi tiết; nhưng không phải tất cả mọi chuyện đều tiếc hận như chuyện của tôi. E rằng chuyện của mình sẽ làm cho bầu không khí vốn ảm đạm lại thêm phân sầu não tôi cố đổi đề tài. "Chị hy vọng Gus sẽ đến đây sớm" Tôi nói và liếc nhìn đồng hồ. "Nó đã rời Cincinnati hơn 4 tiếng đồng hồ rồi" "Chị kể chuyện cái ngày đầu tiên anh Gus lên đồi đi học mẫu giáo đi chị". Chuck nói khi băng ngang qua phòng để đến bên cạnh tôi. "Chúng ta hãy đợi Gus đến đây đã".Tôi nói và cười khúc khích, "Nó ghét nghe chuyện này lắm" Một luồng không khí bỗng tràn vào phòng khi cô y tá đẩy cửa nhẹ nhàng bước vào và tiến về phía cuối giường bố nằm. Cô cầm tấm biểu đồ lên, liếc nhìn chiếc máy nối với cơ thể Bố, ghi một vài chữ. Thế rồi, cô khẽ mỉm cười với chúng tôi như thể cô có cảm giác chúng tôi không dễ chịu cho lắm với sự hiện diện của cô. Khi cô y tá rời phòng, Mike cầm tấm biểu đồ lên và nhìn như thể nó đang đọc một bảng chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài. "Ở trong đó viết gì vậy?", Jody hỏi Mike nhún vai đặt tấm bảng vào chỗ cũ rồi nhìn Bố. Tôi nhìn theo ánh mắt của Mike, Bố với cơn bệnh tim đang thở một cách bất thường qua máy giúp thở mà bác sĩ đã gắn vào người bố cách đây bốn ngày. Phút chốc, chúng tôi lại chìm vào những suy nghĩ riêng tư. Tôi nhìn ngực Bố, dưới tấm khăn màu trắng, đang nhô lên hạ xuống một cách khó khăn. Thậm chí khi bơm oxy vào người, bố thở cũng rất khó nhọc. Thỉnh thoảng Bố lại khò khè như thể Bố đang giành lấy không khí, giành lấy sự sống. Trên khuôn mặt vốn nhẵn nhụi của bố đã xuất hiện những đám râu lởm chởm trắng như tuyết. Màu trắng của râu cùng với mái tóc rối bời đã tạo cho bố vẻ bề ngoài già hơn nhiều so với tuổi 62. Tôi thầm nghĩ, lẽ ra Bố không phải ở đây. Lẽ ra Bố phải đang có mặt tại một trận gôn nào đó hoặc đang ở nhà tranh cãi với tôi. Lẽ ra Bố phải ở bất cứ một nơi nào đó, trừ nơi đây. Bốn chúng tôi ở cạnh Bố gần một tiếng rưỡi. Chúng tôi thay phiên nhau nắm lấy tay Bố và trông chừng Bố. Đó là cách duy nhất chúng tôi giúp mẹ nghỉ ngơi. Bác sĩ nói rằng chỉ còn trong khoảnh khắc là tim Bố ngừng đập. Bốn ngày trước đây Bố bị đau nhói trong ngực, Bố bị lên cơn đau tim kịch phát lần thứ ba. Bây giờ thì Bố đang hôn mê. Bác sĩ nói với chúng tôi tình trạng của Bố lần này không có hy vọng mấy, từ lúc 90 % các mạch máu trong người bố bị nghẽn. Nhưng Mẹ không muốn Bố cảm thấy cô đơn khi thức dậy. Dù không ai nói ra, nhưng tất cả chúng tôi đều biết Bố không bao giờ thức dậy nữa. Bố sắp ra đi vĩnh viễn, nhưng chúng tôi không muốn thừa nhận điều đó, vì vậy chúng tôi đứng cạnh giừờng Bố và kể cho nhau nghe những chuyện thời thơ ấu. Có ai đó nói rằng những người trong trạng thái hôn mê, cũng có thể nhận thức được xung quanh họ. Mặc dù không ai trong chúng tôi thật sự chắc chắn về điều đó nhưng chúng tôi vẫn cứ nói và kể chuyện nọ chuyện kia, cho đến khi từ chiếc máy dò tim phát ra âm thanh báo hiệu nỗi kinh hoàng của chúng tôi_ tim ngừng đập. Rất nhanh ngay sau đó căn phòng nhỏ bé bỗng chật ních các bác sĩ và y tá. Một toán nhân viên bệnh viện bảo chúng tôi ra ngoài và đóng cửa lại. Vài phút trôi mà qua dài như hàng giờ, chúng tôi đứng xúm lại, chờ đợi, băn khoăn, cố níu giữ chút hy vọng cuối cùng. Mẹ là người đầu tiên được các bác sĩ mời vào phòng sau khi họ tháo những chiếc ống dây cuối cùng ra khỏi người Bố. Thế rồi, từng người một, các anh, các chị và tôi bước vào phòng để nói lời vĩnh biệt Tôi nán lại bên thi hài của Bố. Căn phòng yên tĩnh quá. Không còn một âm thanh nào của các thiết bị cấp cứu hay những tiếng rì rầm của các cô y tá. Không còn tiếng cười đùa và cũng không còn chuyện gì để kể nữa. Tôi nghiêng người đặt chiếc hôn lên má Bố và thì thầm: "Con xin lỗi Bố. Con không bao giờ muốn Bố chết cả". Khuya đêm ấy, chúng tôi ngồi quây quần trong phòng Mẹ và bàn định về tang lễ. Nước mắt lăn dài trên má, tôi kể với mẹ về giây phút cuối cùng tôi vĩnh việt bố. "Cheryl, con", Mẹ nói, "Bố con chưa bao giờ có dịp để nói cho các con biết Bố đã tự hào về các con như thế nào. Nhưng những ngày gần đây, trước khi Bố bị bệnh, Bố đã ngồi trên chiếc ghế Bố hằng ưa thích và không nói chuyện gì khác ngoài chuyện các con của Bố. Các con là tất cả tài sản duy nhất mà bố có được trên đời này. Bố của con chưa bao giờ nói điều đó với các con, nhưng Bố rất yêu thương các con, yêu thương từng đứa một, theo mỗi cách đặc biệt riêng. Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó". Chúng tôi an táng Bố vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng Sáu _ Ngày Lễ Cha. Vài ngày sau đám tang, đứa con trai 7 tuổi đến bên tôi nài nỉ được đi cắm trại với bạn bè. Sau khi tôi lặp lại lời từ chối, cậu bé nổi khùng lên, dậm chân thình thịch trở về phòng và đóng sầm cửa lại. Nhưng trước khi tôi nghe được tiếng la: ""Con ghét mẹ, con trông mẹ chết đi", thoát ra khỏi buồng phổi của cậu bé thì trong đầu tôi đã vang lên những lời nói của Mẹ "Mẹ chắc rằng niềm ân hận duy nhất của Bố là Bố chưa bao giờ kể với các con điều đó". Tôi nhẹ nhàng gõ của phòng ngủ của con, và thì thầm: "Mẹ rất yêu con, con trai ạ". (Theo Quảng Đức). Quyền được khóc Trong vùng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bên bàn ăn, bao quanh là cả gian nhà đang ngủ yên trong bóng đêm, tôi lặng lẽ ngồi khóc một mình. Cuối cùng, tôi cũng đưa được hai đứa con lên giường ngủ. Là một ông bố mới vừa chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi phải vừa làm bố, vừa làm mẹ của hai đứa con nhỏ. Tôi mới vừa cho chúng tắm xong. Mà nào có phải là công việc kỳ cọ thôi, tôi phải đương đầu với hai đứa trẻ tinh nghịch trong phòng tắm. Chúng không ngừng múa may quay cuồng, cười đùa la hét và chốc chốc lại ném tung mọi thứ trong phòng. Đùa chán, chúng mới chịu thay đồ lên giường với điều kiện là tôi phải xoa lưng cho mỗi đứa năm phút đồng hồ. Rồi tôi lại phải nhấc cây đàn ghi-ta lên, tiến hành nghi thức hát ru hằng đêm với một loạt bài hát dân ca, kết thúc với bài "Những chú ngựa nhỏ xinh xắn", bài mà chúng ưa thích nhất. Tôi hát đi hát lại bài ấy, hạ dần âm thanh và tiết điệu cho đến khi thấy chúng có vẻ ngủ say mới ngừng hẳn. Tôi vừa mới ly dị vợ và được quyền nuôi dạy con cái. Quyết định dành mọi nỗ lực để mang đến cho bọn trẻ một cuộc sống gia đình bình thường và ổn định, tôi đã khoác lên một bộ mặt hạnh phúc và cố duy trì nề nếp trong gia đình như lúc trước. Chẳng có gì thay đổi trong các nghi thức được tiến hành hàng đêm trước khi ngủ, ngoại trừ sự vắng mặt của mẹ chúng. Tôi đã cố gắng chạy theo những thói quen của bọn trẻ. Cho đến lúc này, mọi chuyện đều suôn sẻ: một đêm nữa trôi qua bình yên. Tôi đã phải đứng dậy thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra một tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Nếu không, chúng có thể giật mình thức dậy, đòi nghe thêm một vài bài hát hay một vài câu chuyện kể nữa. Tôi nhón gót bước ra khỏi phòng, chỉ dám khép hờ cửa rồi rón rén bước xuống cầu thang. Ngồi thừ bên ghế bên cạnh bàn ăn, tôi mới nhận ra rằng, kể từ khi tan sở về nhà cho đến lúc ấy, tôi mới có dịp ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Tôi đã phải lao vội xuống bếp, tất bật nấu nướng rồi dọn bàn phục vụ và động viên hai thiên thần bé nhỏ ấy ăn hết khẩu phần bữa tối. Sau đó, tôi lúi húi rửa bát đĩa, loay hoay với những đòi hỏi vụn vặt mà bọn trẻ đặt ra chỉ để khiến tôi phải chú ý đến chúng. Xong việc bếp núc, tôi lom khom bên bàn học, cùng làm bài tập nhà với con bé chị đang học lớp hai, đồng thời chia sẻ thời gian với thằng bé út bằng cách tán thưởng bức vẽ mới nhất của cu cậu, hoặc bò lê dưới nền nhà chơi trò xếp hình khối với nó. Rồi đến giờ tắm rửa, rồi kể chuyện, rồi xoa lưng, hát ru , và cuối cùng, sau một thời gian mệt nhọc, tôi mới có được một vài phút cho riêng mình. Không gian vắng lặng và bình yên quảmón quà thư giãn vô giá. Rồi tất cả vụt ào đến, đổ ập xuống người: mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm, nỗi lo về những hoá đơn tính tiền mà tôi không chắc rằng mình có thể thanh toán được trong tháng này. Cả một chuỗi dài những lo toan cần thiết để duy trì nhịp sống của một gia đình. Vậy mà chỉ mới gần đây thôi, tôi cũng còn có bạn đời, có người gánh đỡ một phần trách nhiệm, chia sẻ một phần công việc, và giúp tôi thanh toán một phần trong số những tấm hoá đơn tính tiền kia. Và cuối cùng là cô đơn. Cảm giác cô đơn bao trùm lấy tôi, đẩy tôi xuống tận đáy biển lạc loài và tuyệt vọng. Tất cả đều rời bỏ tôi, chỉ còn khối lo lắng và phiền muộn. Tôi cảm thấy mình không còn chịu đựng thêm được nữa. Trong nỗi tuyệt vọng, tôi bật khóc lúc nào chẳng biết. Tôi cúi đầu, lặng lẽ khóc một mình. Bất chợt, một vòng tay bé xíu quàng quang người tôi. Tôi nhổm dậy và bắt gặp khuôn mặt ngây thơ của đứa con trai năm tuổi đang chăm chú ngước mắt lên nhìn tôi. Tôi hoàn toàn bối rối khi nhận ra rằng thằng bé đã nhìn thấy tôi khóc. "Xin lỗi con, Ethan. Bố không biết con vẫn còn thức." Tôi không hiểu vì sao mình lại nói với con như vậy, nhưng người ta thường xin lỗi khi để người khác thấy mình khóc, mà tôi cũng không phải là một ngoại lệ. "Bố rất lấy làm tiếc. Bố không định khóc đâu. Chỉ vì, tối nay bố cảm thấy hơi buồn một chút thôi." "Không sao đâu bố. Khóc được cũng tốt thôi, bố cũng có quyền khóc chứ!" Ôi, con trai của tôi! Không thể nào diễn tả hết niềm hạnh phúc mà thằng bé đã mang đến cho tôi. Đứa con trai năm tuổi của tôi, vị thiên thần ngây thơ với trực giác tinh khôi và trong ngần ấy, đã ban cho tôi cái quyền được khóc. Dường như thằng bé muốn nói với tôi rằng tôi không cần phải là một người luôn mạnh mẽ và kiên cường, rằng đôi lúc tôi cũng có thể ngả lòng và bộc lộ những cảm xúc của mình. Thằng bé rúc vào lòng tôi. Hai bố con chúng tôi ôm nhau và trò chuyện một lúc. Sau đó, tôi đưa nó về phòng và bế nó lên giường, cẩn thận đắp chăn cho nó, sau một ngày dài chấm dứt bằng một sự việc như thế, tôi đã có thể lên giường và ngủ một giấc thật ngon. Cám ơn con, con trai của bố! . đang ngồi vẽ. Quà con gái tặng Bố Tấm lòng của người tặng khiến món quà đáng yêu và quý giá. (Martin Luther) TTO - Ngày nay, nuôi dạy con cái là một công việc khó khăn vất vả, ít nhất thì việc. Món quà quý giá nhất Tôi không thể nào quên được một ngày hè nắng nóng tháng 7 năm 1965, khi mẹ tôi đột. “Điều đáng giá không phải là món quà tặng mà là tấm lòng của người tặng quà. ” Và câu nói đó rất đúng cho trường hợp của ngày hôm nay, khi tôi nhận từ tay đứa con gái đã lớn hai hộp quà, một hộp

Ngày đăng: 30/06/2014, 09:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan