Hành lang đa dạng sinh học pot

10 252 1
Hành lang đa dạng sinh học pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hành lang đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của loài người. Từ bao đời nay, con người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, các loài và nguồn gen của chúng. Tuy nhiên, cũng chính con người đã gây ra những tác động làm biến đổi một cách sâu sắc các hệ sinh thái, nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc du nhập nhiều loài ngoại lai xâm hại ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và sự thịnh vượng của các thế hệ mai sau. Trong quá trình phát triển, con người đã tạo ra nhiều nguồn gen quý, nhưng cũng làm mất đi nhiều nguồn gen khó có thể phục hồi được. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của ĐDSH trong đời sống vật chất và tinh thần của loài người, đồng thời ý thức được những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái và mất ĐDSH, nhiều nước trên thế giới đã có những nỗ lực nhằm duy trì và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH của mình, trong đó có việc xây dựng hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên - hình thức bảo tồn tại chỗ (in-situ). Mặc dù vậy, phần lớn hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên này tồn tại một cách độc lập hoặc không được kết nối với các khu vực khác, bao gồm cả các khu bảo tồn và những khu vực không thuộc hệ thống khu bảo tồn nhưng có tính ĐDSH cao. Bên cạnh đó, do dân số ngày càng, nên những hoạt động bảo tồn cũng không tránh khỏi việc cần phải quan tâm đến các bên liên quan, trong đó có các cộng đồng địa phương sinh sống tại các khu vực lân cận hoặc ngay bên trong các khu bảo tồn và những khu vực giữa các khu bảo tồn thiên nhiên này. Cho đến nay, bên cạnh việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, nhiều nước trên thế giới và khu vực đã quan tâm đến việc thiết lập hệ thống hành lang kết nối các khu này với nhau nhằm tăng cường khả năng bảo tồn ĐDSH. Các khu vực kết nối này (hành lang xanh hoặc hành lang ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng chia cắt về sinh cảnh và các hệ sinh thái, di chuyển và di cư cũng như tương tác của các loài, đồng thời góp phần vào các hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình 1. Quy hoạch bảo tồn ĐDSH theo mô hình của Hoa Kỳ Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có tính ĐDSH cao. Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn ĐDSH, trong đó có việc xây dựng một hệ thống các vườn quốc gia và khu bảo tồn trên cạn các văn bản, quy phạm liên quan. Bên cạnh đó cũng đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các hoạt động về xây dựng các hành lang kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên này với nhau và với các nước trong khu vực (như Lào và Campuchia). Hình 2. Hành lang sinh học Trung Mỹ (Màu đậm là những khu bảo tồn hiện có. Màu nhạt là những khu bảo tồn đang được xây dựng) 1. Khái niệm và chức năng của hành lang ĐDSH Hành lang ĐDSH trên thực tế đã được ứng dụng để thúc đẩy việc di chuyển của các loài động vật trong quản lý các loài được phép săn bắn tại Hoa Kỳ từ những năm 1940 (Harris, 1984; 1988; Harris và Scheck, 1991). Trong giai đoạn này một hệ thống các khu cư trú tách biệt đã được xây dựng dọc theo đường di cư để khôi phục các quần thể chim nước ở vùng Bắc Mỹ. Gần đây, khái niệm hành lang ĐDSH đã được lồng ghép với hai lý thuyết là địa sinh học đảo của MacArthur và Wilson (1967) và các quần thể riêng biệt của cùng một loài có tương tác với nhau (Levins, 1969; McCullough, 1996; Hanksi và Gilpin, 1997). Hai lý thuyết này đã được dùng làm cơ sở cho nhiều cách tiếp cận trong sinh học bảo tồn bao gồm việc sử dụng trong quy hoạch diện tích cũng như hình dạng của các khu bảo tồn và dùng hành lang để thúc đẩy việc di chuyển của các loài động vật và thực vật. Bên cạnh đó, hành lang ĐDSH có chức năng góp phần vào việc duy trì sự tồn tại của các quần thể trong tự nhiên bằng cách giữ cho các quần thể này khỏi bị tiêu diệt do các yếu tố ngẫu nhiên, tăng đa dạng di truyền và giữ lại các chu trình sinh quan trọng (Hess và Fischer, 2001; Cheryl-Lesley và các cộng sự, 2006). Hành lang ĐDSH đã chính thức được coi là một thành phần cơ bản trong quy hoạch cảnh quan nằm trong lĩnh vực sinh thái cảnh quan vào những năm 1980 khi nó được Forman và Godron (1981; 1986) sử dụng lần đầu tiên ở vùng Bắc Mỹ. Theo hệ thống mới này, cảnh quan (landscape) bao gồm các ma trận trong đó có các vùng sinh cảnh sống có kích thước khác nhau (patches) và hành lang sinh học là các cấu trúc dạng đường thẳng nối liền các vùng này (Hình 1). Ngoài chức năng là nơi di chuyển của các loài động thực vật, hành lang còn có vai trò khác như hành lang xanh. Trong phạm vi khái niệm hành lang xanh, hành lang sinh học còn chức năng xã hội như giải trí, thẩm mỹ và kết nối cộng đồng và văn hóa. Những chức năng này đã được chấp nhận một cách rộng rãi và được đưa vào tài liệu quy hoạch hành lang sinh học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên theo Luật ĐDSH (2008) của Việt Nam, hành lang ĐDSH chỉ đóng vai trò là nơi di chuyển cho các loài động thực vật: “Hành lang ĐDSH là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau”. 2. Một số ví dụ cụ thể về hành lang ĐDSH Hành lang ĐDSH Trung Mỹ: Hành lang ĐDSH lớn nhất thế giới này nối liền các khu vực rừng tự nhiên từ phía Nam của Mêhicô tới tất cả vùng Trung Mỹ và kết thúc tại kênh đào Panama, là cầu nối sinh học giữa hai lục địa (Hình 2). Hành lang sinh học này chạy qua 7 nước vùng Trung Mỹ bao gồm: Mêhicô, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Belize, Nicaragua và Panama. Vào năm 1997, một công ước chung đã được ký kết giữa các nước này tại hội nghị thượng đỉnh nhằm chính thức thành lập hành lang sinh học này. Năm 1999, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã phát động chiến dịch quảng bá cho hành lang ĐDSH này và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng cũng như lợi ích của nó. Một số các tổ chức quốc tế trong đó có UNDP tham gia tích cực nhất vào việc đóng góp tài chính cho một số tổ chức phi chính phủ và các dự án ủng hộ hành lang này. Kết quả ban đầu cho thấy đã có môt số thành công trong việc khôi phục một số quần thể động vật và tăng số lượng cá thể ở một số loài quan trọng. Hành lang sinh học ở Bhutan: Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn ĐDSH, Chính phủ Bhutan đã thiết lập một hệ thống khu bảo tồn rộng lớn đặc trưng cho nhiều vùng sinh thái khác nhau từ cận nhiệt đới cho tới ôn đới. Hiện nay, tổng số diện tích của các khu bảo tồn chiếm 26% diện tích cả nước. Hệ thống khu bảo tồn này đã chính thức được sửa đổi vào năm 1995 và năm 1999, một hệ thống các hành lang sinh học nối liền các khu bảo tồn chính thức được thành lập. Hệ thống hành lang sinh học này chiếm tới 9% diện tích cả nước và diện tích chính thức được bảo vệ tại đất nước này lên 35%. Toàn bộ hệ thống bao gồm 4 vườn quốc gia, 4 khu bảo tồn động vật, 1 khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt và 12 hành lang ĐDSH có tổng diện tích 16.000 km 2 . Những nghiên cứu trên cho thấy, hành lang sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự ổn định về mặt sinh thái trong khu vực không đồng nhất về mặt sinh thái. Đặc biệt nhiều loài động vật như hổ, báo và chim di cư đã sử dụng hành lang này để di chuyển giữa các khu bảo tồn nằm trong phạm vi phân bố tự nhiên của chúng. 3. Quy hoạch và bảo tồn hành lang ĐDSH ở Việt Nam và một số nước trong khu vực Dự án Hành lang ĐDSH tại các nước Tiểu vùng sông Mê Kông: Hiện nay, Dự án Hành lang ĐDSH (BCI) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát động đã giúp xây dựng hành lang sinh học tại 5 nước gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam (Hình 3). Bắt đầu vào năm 2006, dự án này được thử nghiệm tại 6 địa điểm: dãy Cardamom, Mondulkiri (Campuchia), Xishuangbanna (Trung Quốc), Xe Pian-Dong Hua Sao-Dong Ampham (Lào), hệ thống rừng phía Tây Tenasserim (Thái Lan) và Ngọc Linh Xe Sap (Việt Nam). Mục tiêu của dự án gồm 5 nội dung: Xóa đói giảm nghèo thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế; Định nghĩa chính xác về việc sử dụng đất tối ưu và các cơ chế quản lý đất hài hòa; Khôi phục và duy trì tính kết nối của hệ sinh thái; Xây dựng năng lực trong các cộng đồng địa phương và cán bộ nhà nước; Có các cơ chế và cấu trúc tự chi trả bền vững lồng ghép với các thủ tục về quy hoạch và đưa vào ngân sách của chính phủ. Theo kế hoạch, sau khi kết thúc vào năm 2016, dự án sẽ được đánh giá tổng thể về phương pháp tiếp cận và thành quả đạt được để xác định mức độ thành công của dự án. Tuy nhiên, ở nhiều điểm thử nghiệm Dự án đang gặp phải nhiều thách thức, như ở vùng Cardamom nhiều dự án thủy điện đang được quy hoạch và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và cuộc sống của người dân trong vùng. Tại vùng Mondulkiri, phát triển nông nghiệp, khai thác mỏ và nâng cấp đường xá đang là thách thức lớn nhất. Trong khi đó tại Vân Nam, Trung Quốc thách thức đối với Dự án là việc trồng cây cao su ồ ạt tại khu vực này gây ảnh Vườn quốc gia Bạch Mã - nơi dự kiến nằm trong hành lang đa dạng sinh học hưởng đến ĐDSH và nguồn nước tự nhiên. Sức ép từ phát triển bao gồm trồng cây công nghiệp, xây dựng khu vui chơi giải trí, khu nghỉ mát và nhà ở là thách thức lớn nhất đối với dự án hành lang sinh học của Thái Lan. Riêng ở Việt Nam, vùng thử nghiệm của Dự án Hành lang sinh học tại Quảng Nam và Quảng Trị cũng gặp nhiều thách thức như phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng thủy điện. Nhiều đường xá trong khu vực như đường Hồ Chí Minh, đường 14D và một số tuyến đường khác đang được xây dựng sẽ làm phân mảnh các vùng sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, nhiều dự án thủy điện đang được quy hoạch và xây dựng sẽ gây tác động lớn lên hệ sinh thái và các điều kiện kinh tế - xã hội của người dân sống trong khu vực. Bên cạnh đó là các hoạt động khai thác vàng, gỗ, buôn bán động vật hoang và săn bắn trái phép cũng tác động không nhỏ tới các hệ sinh thái. Hình 3. Dự án Hành lang ĐDSH tại các nước tiểu vùng sông Mê Công Dự án Hành lang xanh bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004 và kết thúc cuối năm 2008 do WWF thực hiện. Dự án này do Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Phát triển của Hà Lan tài trợ. Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng lực của các bên liên quan nhằm xây dựng và bảo tồn khu vực Hành lang xanh nằm giữa Vườn quốc gia Bạch Mã và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là khu vực có giá trị cao về ĐDSH và còn nhiều rừng thường xanh nguyên sinh. Dự án đã thực hiện nhiều khảo sát về ĐDSH và giúp thiết lập các khu vực có ưu tiên bảo tồn cao, đóng góp vào việc quy hoạch các khu bảo tồn mới, xây dựng các chương trình và kế hoạch hành động về bảo tồn và tiến hành nhiều khóa tập huấn. Cho đến nay, Việt Nam chưa có hệ thống hành lang ĐDSH chính thức được xây dựng. Hiện nay, Dự án Hành lang ĐDSH do ADB phát động giúp xây dựng hành lang sinh học tại 5 nước với tầm nhìn đến năm 2015 các nước Tiểu vùng sông Mê Công sẽ xây dựng được hệ thống cảnh quan và các hành lang ĐDSH ưu tiên nhằm duy trì chất lượng các hệ sinh thái, đảm bảo chia sẻ và sử dụng một cách bền vững tài nguyên thiên nhiên và nâng cao đời sống của cộng đồng. Dự án Hành lang Đa dạng sinh học sẽ tập trung xây dựng một chế độ quản lý bền vững nhằm phục hồi tính kết nối sinh thái (sinh cảnh), tích hợp và diễn ra đồng thời; Cung cấp lợi ích từ các sản phẩm của tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất, nước và không khí) cùng với các dịch vụ của chúng cho cộng đồng sống gần cũng như xung quanh các hành lang ĐDSH. Theo đó, Dự án này sẽ hỗ trợ việc hình thành hành lang nối các khu bảo tồn của Việt Nam (Quảng Nam, KonTum) với Lào qua hệ thống Sông Thanh - Ngọc Linh - Xe Sap (Xe Kong và Attapeu). Bên cạnh đó, Dự án cũng sẽ xây dựng hệ thống kết nối khu bảo tồn của các tỉnh Quảng Nam - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị. Tổng cộng diện tích Dự án xác định cho 6 hành lang ĐDSH thuộc 3 tỉnh là vào khoảng 130.000 ha. Ngoài ra, Dự án sẽ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ như phục hồi rừng, làm giàu và tái sinh rừng do cộng đồng (trong đó có 653 ha rừng trồng); Hỗ trợ và tăng cường hệ thống các khu bảo tồn và khu dự trữ thiên nhiên như là cơ sở của các hành lang ĐDSH; Hỗ trợ việc xây dựng Nghị định Hành lang ĐDSH (quốc gia); Nghiên cứu và các hoạt động thực thi pháp luật Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống 128 khu bảo tồn thiên nhiên nhưng phần lớn các khu đều có diện tích nhỏ, phân bố phân tán. Trong số 128 khu bảo tồn rừng có 14 khu (chiếm 10,9% tổng số khu bảo tồn rừng) có diện tích nhỏ hơn 1.000 ha; 52 khu (40,6%) có diện tích nhỏ hơn 10.000 ha, bao gồm 4 vườn quốc gia, 9 khu dự trữ thiên nhiên 9 khu bảo vệ loài và 30 khu bảo vệ cảnh quan. Chỉ có 12 khu có diện tích từ 50.000 ha trở lên. Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư; ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ ràng, còn có tranh chấp; tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các hành lang liên kết các khu bảo tồn nhỏ, có nhiều đặc điểm giống nhau Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ cũng đã công nhận 45 khu bảo tồn vực nước nội địa. Ngoài hệ thống khu rừng đặc dụng và bảo tồn thiên nhiên, đã có một số khu bảo tồn được các tổ chức quốc tế công nhận chính thức như 2 khu Ramsar - Xuân Thủy (Nam Định) và Bầu Sấu (Cát Tiên, Đồng Nai); 8 khu bảo tồn sinh quyển - Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước), Cát Bà (TP. Hải Phòng) và khu ven biển đồng bằng sông Hồng (Nam Định và Thái Bình); Kiên Giang, Tây Nghệ An, Mũi Cà Mau (Cà Mau), Cù Lao Chàm (Quảng Nam); 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); 4 khu di sản thiên nhiên của ASEAN - Ba Bể (Bắc Cạn), VQG Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Chư Mom Rây (Kon Tum) và Kon Ka Kinh (Gia Lai). 4. Một số bài học kinh nghiệm trong xây dựng hành lang ĐDSH Mặc dù được coi là một trong những công cụ hữu hiệu giúp bảo tồn ĐDSH trên quy mô lớn, nhiều nội dung cần được quan tâm khi thiết kế hành lang ĐDSH. Những dự án xây dựng hành lang ĐDSH gần đây quan tâm nhiều hơn đến cấu trúc của hành lang sinh học mà không chú trọng nhiều đến chức năng của chúng. Kết quả là nhiều hành lang sinh học được xây dựng lên không đáp ứng được những mục tiêu ban đầu đặt ra và hiếm khi được các động vật và thực vật dùng làm nơi di chuyển giữa các khu vực môi trường sống riêng rẽ. Một ví dụ điển hình của sự thất bại đối với hành lang ĐDSH là hành lang được xây dựng cho các loài động vật trong đó có gấu xám Bắc Mỹ tại thị trấn Canmore, Alberta, Canada. Hành lang ĐDSH này rộng 1km và thường bị ngắt quãng bởi đường mòn do con người sử dụng, sân gôn và cả những vùng có độ dốc cao. Trên thực tế, hành lang sinh học này được xây dựng dựa trên số liệu sinh học ít ỏi về khu vực và môi trường sống còn sót lại trong vùng thung lũng trong đó có thị trấn Canmore không đủ để gấu xám sử dụng để di chuyển đến các khu bảo tồn lân cận nằm trong dãy Rocky Mountains của Canada. Nghiên cứu chi tiết về sự di chuyển của ba cá thể gấu xám trong vùng này cho thấy những vùng được xây dựng làm hành lang sinh học lại bị gấu xám tránh sử dụng. Chính vì những thất bại này, các nhà khoa học đã kêu gọi có sự kết hợp của những phương pháp mới có đưa số liệu về tập tính di chuyển của các loài vào trong quá trình xây dựng hành lang ĐDSH. . Hành lang đa dạng sinh học Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của loài người. Từ bao đời nay, con người sống phụ thuộc vào các hệ sinh. nơi di chuyển của các loài động thực vật, hành lang còn có vai trò khác như hành lang xanh. Trong phạm vi khái niệm hành lang xanh, hành lang sinh học còn chức năng xã hội như giải trí, thẩm. dự án xây dựng hành lang ĐDSH gần đây quan tâm nhiều hơn đến cấu trúc của hành lang sinh học mà không chú trọng nhiều đến chức năng của chúng. Kết quả là nhiều hành lang sinh học được xây dựng

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan