Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng pptx

5 354 0
Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng Tùy vị trí tuyển dụng và nơi dự tuyển, ứng viên có thể sẽ trải qua một vài bài kiểm tra, nhưng cũng có khi không có bài thi nào cả Trong trường hợp đó, nhà tuyển dụng chỉ dựa vào sự quan sát để đánh giá ứng viên. Thông thường sự quan sát đó tập trung ở những điểm sau: Diện mạo: Diện mạo ở đây không phải là những chỉ số cơ thể như trong các cuộc thi sắc đẹp mà rộng hơn, “khó chịu” hơn nhiều, từ trang phục, đầu tóc, nụ cười, ánh mắt, tác phong và có khi là cả “hương gây mùi nhớ” của cơ thể và/ hoặc hơi thở của ứng viên. Khả năng kiểm soát sự căng thẳng: Một ứng viên được đánh giá là bình tĩnh khi ứng viên đó có hơi thở đều đặn, giọng nói và bàn tay không run, nói năng không quá lí nhí, ánh mắt nhìn một cách tự nhiên vào người đối thoại. Một số chuyên viên lâu năm trong lĩnh vực tư vấn nhân sự cho biết một giọng nói quá lớn có khi lại là dấu hiệu của người đang cố gắng che giấu nỗi run sợ của mình. Sự tự tin: Khi trả lời phỏng vấn, rất nhiều ứng viên gật đầu khẳng định: “Vâng, tôi làm được việc đó”. Để lời khẳng định ấy thêm sức thuyết phục, bạn đặt dấu chấm câu ở đó là chưa đủ, mà nên có thêm những lập luận để giải thích vì sao bạn làm được. Nếu sau lời khẳng định, ứng viên lại đuối lý khi người phỏng vấn đào sâu thêm câu hỏi, thì thà ứng viên thành thật từ đầu rằng: “Có lẽ đó là một việc thú vị, nhưng rất tiếc tôi chưa có kinh nghiệm nhiều lắm về nó. Tôi sẽ tìm hiểu nhiều hơn. Hiện giờ những gì tôi biết là…”. Một sự tự tin được đánh giá cao là sự tự tin dựa trên cơ sở lượng đúng sức mình, biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đôi khi một người tự tin thái quá (tự đánh giá mình cao hơn thực lực hiện có) hoặc một người tự tin giả tạo cũng có thể được nhận vào làm việc, nhưng trong quá trình công tác, nếu họ hiện nguyên hình là người “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” thì sự ra đi của họ chỉ là vấn đề thời gian. Nói về mình trước nhà tuyển dụng Trong một cuộc phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày ưu, nhược điểm của mình nghĩa là họ muốn tìm hiểu khả năng tự đánh giá năng lực của bạn. Ông Trần Việt Dũng - Tổng Giám đốc Công ty Guidea (nhà điều hành trang web tuyển dụng www.vietnamHRlink.com ) - thực sự ấn tượng khi một ứng viên nói với ông: “Điểm yếu của tôi là ngủ dậy muộn, dù sếp gọi điện thoại cho tôi vào sáng hôm sau, tôi cũng phớt lờ để ngủ cho đủ giấc”. Nhà quản trị nhân sự hiện đại sẽ đặt câu hỏi ngược lại: “Vấn đề là khi công ty giao cho anh những nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành gấp, liệu anh có sẵn sàng làm việc bất kể thời gian để hoàn thành công việc?”. Lúc này, ứng viên sẵn sàng đồng ý. Qua câu trả lời này, có thể nhận thấy người ứng viên này biết đặt kết quả công việc lên hàng đầu và trung thực. Anh ta không giấu nhược điểm ngủ dậy muộn, nhưng lại sẵn sàng làm việc bất kể thời gian nào nếu điều đó là cần thiết cho công việc. Như vậy, không quá cầu kỳ nhưng người ứng viên này đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trước cuộc phỏng vấn, bạn cần tìm hiểu kỹ công việc bạn dự tuyển, tự đánh giá bản thân để xác định ưu điểm của mình. Hãy trình bày với nhà tuyển dụng điều đó. Hãy thể hiện bạn là người năng động, ham học hỏi, cầu tiến. Nhưng quan trọng hơn là thành thật khi kể về nhược điểm, tất nhiên nên biết “gạn đục khơi trong”. Ví dụ, đừng có khơi khơi nói với nhà tuyển dụng rằng “tôi có tật xấu rất ham chơi, bảo thủ, thiếu nhiệt tình trong công việc…”. Nhà tuyển dụng nào cũng cần ở người lao động tính trung thực. Nhưng nếu họ nhận thấy đang tiếp xúc với một chàng đại lười, họ sẽ chẳng ngần ngại mà loại bạn khỏi vòng đấu. “Phút 89” của quá trình phỏng vấn Mọi việc diễn ra thật suôn sẻ và nằm trong tầm kiểm soát, bạn gần như chỉ còn đợi việc ký hợp đồng nữa thôi là bắt đầu một công việc mới. Thế nhưng, đừng chủ quan và thiếu tính toán sáng suốt vào những giây phút quyết định này. Hằng - trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng bắt tay tạm biệt Tiên với nụ cười thân thiện và hẹn sẽ gặp lại. Cô khá hài lòng với khả năng và kinh nghiệm của Tiên. Bước kế tiếp là chuyển hồ sơ về phòng nhân sự để hoàn tất các thủ tục hành chính và xác nhận ngày nhận việc. Tuy nhiên, sau hai ngày, phòng nhân sự gặp lại cô để yêu cầu từ chối tuyển dụng Tiên và đề xuất một số ứng cử viên khác. Hỏi ra mới biết, sau khi thông báo cụ thể về các chế độ phúc lợi của công ty dành cho nhân viên, trưởng phòng nhân sự hỏi Tiên có câu hỏi gì không. Không biết có phải sắp là…người nhà với nhau hay không, bỗng nhiên, Tiên thật tình chia sẻ: Tiên có bệnh bướu cổ, viêm xoang và một số bệnh di truyền khác cho nên không thể làm việc nặng và áp lực cao. Nghe đến đây, trưởng phòng… phát hoảng và đề xuất ngay ứng cử viên thay thế vì không muốn tuyển vào công ty một… bệnh nhân thay vì một nhân viên làm việc. Quân lại vào một trường hợp khác. Sau một buổi phỏng vấn kéo dài hơn một giờ đồng hồ với trưởng bộ phận, giám đốc công ty muốn gặp anh để đưa ra quyết định cuối cùng vì nhu cầu tuyển dụng khá gấp. Có thể cùng quan điểm phỏng vấn nên giám đốc lại đặt ra các câu hỏi trùng lắp tất cả các câu hỏi của trưởng phòng. Mệt mỏi khi phải… nhai lại các câu trả lời, Quân trả lời khá chậm chạp và uể oải. Cho đến những câu hỏi cuối cùng, Quân "thẳng thắn" trả lời với giám đốc: “Thật ra em đã trả lời các câu hỏi này với trưởng phòng rồi, vậy giám đốc muốn biết gì thêm ngoài các câu hỏi đó không?”. Dĩ nhiên là giám đốc không có nhu cầu biết thêm và cũng không đặt thêm bất cứ câu hỏi nào. Ông chia sẻ với trưởng phòng: “Với tư cách là một nhân viên kinh doanh, kiên nhẫn và khéo léo là những tố chất đặc biệt quan trọng. Nếu cậu ta không thể chịu được áp lực để bán sản phẩm là bản thân mình, thử hỏi làm sao câụ ta có thể đại diện công ty để thuyết phục đối tác, chưa kể trường hợp các đối tác cực kỳ khó tính?”. Với “kinh nghiệm chiến trường” qua nhiều cuộc phỏng vấn trong 4 năm đi làm của mình, Uyên chia sẻ một kinh nghiệm khác trong việc thương lượng lương và chế độ đãi ngộ. Từng là nhân viên làm việc cho một trong những công ty đa quốc gia tầm cỡ, Uyên muốn thử sức mình trong một công ty quy mô nhỏ hơn nhưng có nhiều cơ hội phát triển để cô có thể thể hiện hết khả năng bản thân mình. Cuộc phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ với thịnh tình của ban giám đốc ngỏ ý muốn được có cô trong kế hoạch phát triển lớn của công ty trong thời gian sắp tới. Khi đến phần thoả thuận lương, công ty đề xuất mức lương thấp hơn mức lương mong đợi của Uyên một ít (mặc dù đã khá hơn mức lương của cô ở công ty cũ). Vì đây là giai đoạn khởi đầu nên công ty hứa sẽ tăng lương cho cô sau nửa năm khi kế hoạch sắp tới của công ty thu được kết quả khả quan. Vốn thấy được thế mạnh của mình, Uyên vẫn giữ nguyên mức lương đề xuất của mình vì cô nghĩ “công ty đang rất cần mình”. Sau vài lần thuyết phục không thành, công ty đành để cô ra đi với phản hồi “Chúng tôi đang ở cột mốc rất quan trọng nên cần người thật sự tâm huyết và có tầm nhìn về sự gắn bó lâu dài với công ty. Nếu cô ấy rất quan trọng về những lợi ích trước mắt, ai dám đảm bảo cô ấy không bỏ chúng tôi mà đi đến những công ty tầm cỡ lớn và đãi ngộ nhiều hơn giữa lúc chúng tôi đang triển khai những kế hoạch quan trọng?”. Cẩn trọng, khéo léo kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn cũng như linh động trong việc thương lượng để có được công việc mới. Hãy để nhà tuyển dụng tin chắc rằng bạn là sự lựa chọn đúng đắn nhất của họ sau khoảng thời gian dài phỏng vấn mà hai bên đã cùng nỗ lực để tìm hiểu nhau. . Các yêu cầu khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng Tùy vị trí tuyển dụng và nơi dự tuyển, ứng viên có thể sẽ trải qua một vài bài kiểm tra, nhưng cũng có khi không có bài thi. thì sự ra đi của họ chỉ là vấn đề thời gian. Nói về mình trước nhà tuyển dụng Trong một cuộc phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn trình bày ưu, nhược điểm của mình nghĩa là họ muốn tìm. khơi trong”. Ví dụ, đừng có khơi khơi nói với nhà tuyển dụng rằng “tôi có tật xấu rất ham chơi, bảo thủ, thiếu nhiệt tình trong công việc…”. Nhà tuyển dụng nào cũng cần ở người lao động tính

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan