Bài giảng thị trường chứng khoán

99 397 0
Bài giảng thị trường chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán Bài giảng thị trường chứng khoán

BAI GIANG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN GV: Nguyễn Văn Huân Hồ Thanh Hương BM: Hệ thống thông tin kinh tể MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Trong đó, thường xảy ra tình huống: những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu tư vào đâu. Từ đó hình thành nên một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư. Cơ chế đó được thực hiện và điều chỉnh trong khuôn khổ một thị trườn đó là thị trường tài chính. Trên thị trường tài chính, những người thiếu vốn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu Những người có vốn dư thừa, thay vì trực tiếp đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, sẽ đầu tư (mua) các công cụ tài chính được phát hành bởi những người cần huy động vốn. Vậy, thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dư thừa vốn tới những người thiếu vốn. Thị trường tài chính cũng có thể được định nghĩa là nơi phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo các quy tắc, luật lệ đã được ấn định. Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của thị trường tài chính là tất yếu khách quan. Hoạt động trên thị trường tài chính có những tác động, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá nhân của cac doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng, và tới động thái chung của toàn bộ nền kinh tế. 1.1.2. Chức năng của thị trường tài chính - Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiểu vốn Thị trường tài chính có chức năng cơ bản là dẫn vốn từ những người dư thừa vốn sang những người cần vốn. Với những người dư thừa vốn, thu nhập lớn hơn chi tiêu, những người này có thể là Chính phủ, các tổ chức hoặc cá nhân. Trong khi đó, do chi tiêu lớn hơn thu nhập, chính phủ, các tổ chức và cá nhân khacs lại cần vốn. Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện theo sơ đồ sau: Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai con đường, tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp. Trong tài trợ trực tiếp, những người cần vốn huy động trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ. Các chứng khoán này là các công cụ tài chính, nó cung cấp quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản và các quyền khác cho chủ sở hữu đối với người phát hành. Các chứng khoán được mua bán rộng rãi trên thị trường cấp một và thị trường cấp hai. Cách thức thứ hai để dẫn vốn là tài trợ gián tiếp thông qua các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính như các ngân hang, các tổ chức tín dụng, các tổ chức bảo hiểm và các trung gian khác có vai trò trò cực kì quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tê, đồng thời các tổ chức này cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp vốn và hỗ trợ cho dòng tài chính trực tiếp như thong qua các hoạt động: đại lý, bảo lãnh, thanh toán V.V Như vậy, thong qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Thị trường tài chính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những người có vốn và những người cần vốn. - Xác định giá cả của các tài sản tài chính Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán (quan hệ cung cầu trên thị trường) giá cả của các tài sản tài chính được xác định. Vì vậy, thị trường tài chính là nơi hình thành nên giá cả của các tài sản tài chính- các “hàng hóa” trên thị trường. - Tạo tính thanh khoản cho thị trường tài chính Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể trao đổi, mua bán các tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, như vậy thị trường tài chính tạo ra tính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giứ các công cụ nợ cho tới khi đáo hạn, hoặc nắm giữ các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản hoặc giải thể phải thanh lý tài sản. Mức độ thanh khoản của các thị trường tài chính là khác nhau, nó phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường. TÀI TRỢ GIÁN TIẾP Sơ đồ: Chức năng dẫn chuyển vốn của thị trường tài chính - Giảm thiểu chi phí choc ac chủ thể tham gia trên thị trường Đe cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người bán cần phải bỏ ra các chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm thông tin trong quá trình trước, trong và sau khi ra các quyết định đầu tư. Nhờ tính tập trung, các thông tin phục vụ quá trình đầu tư được cung cấp đầy đủ, chính xác và nhanh chóng trên thị trường tài chính, từ đó cho phép giảm thiểu những chi phí đối với các chủ thể trên thị trường cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. - Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính, vì vậy, sẽ khuyến khích quá trình phân phối vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tăng hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển. - Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ Thị trường tài chính có một chức năng quan trọng là ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Chức năng này được thể hiện thông qua việc mua bán các trái phiếu, túi phiếu và các giấy tờ có giá khác của Ngân hang Trung ương trên thị trường tài chính và thị trường tiền tệ. Thông qua đó, Chính phủ có thể huy động được nguồn vốn lớn để bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, Ngân hang Trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm giúp Chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái. Như vậy, thị trường tài chính có chức năng hết sức quan trọng không những đối với nền kinh tế mà cả đối với từng cá nhân, tổ chức kinh tế. Thị trường tài chính tạo điều kiện cho phép vốn được chuyển từ người có tiền nhàn rỗi và không có cơ hội đầu tư hiệu quả sang cho người có cơ hội đầu tư, có khả năng sản xuất, giúp nâng cao khả năng suất và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, thị trường tài chính cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dung bằng cách giúp hị chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn. Thị trường tài chính hoạt động hiệu quả sẽ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế xã hội. 1.1.3. Cấu trúc của thị trường tài chính Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta phân loại thị trường tài chính thành các thị trường bộ phận. * Thị trường tiền tệ và thị trường vốn Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn, thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm. Thông thường các chủ thể đi vay trên thị trường này là những chủ thể tạm thời thiếu hụt tiền tệ phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Do vậy, khi thông qua các giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn mà thị trường tiền tệ đã cung ứng một lượng tiền tệ cho các bên cần vốn nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán (cũng chính vì lý do này mà nó được gọi là thị trường tiền tệ). Những chủ thể cung vốn (cho vay) thì lại là những chủ thể tạm thời có vốn nhàn rỗi (có thể là do chưa dùng tới hoặc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư), do vậy họ tranh thủ chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi của họ trong thời gian ngắn để hưởng lãi. Tuy nhiên vì là đầu tư thời gian ngắn, đầu tư mang tính nhất thời những nhà đầu tư này quan tâm không nhiều tới mức lãi mà quan tâm hơn tới độ an toàn, tính thanh khoản để có thể rút vốn ngay khi cần. Các hình thức đầu tư như thế trên thị trường tiền tệ thường có độ an toàn tương đối cao, nhưng lại thường có mức lợi tức thấp. Khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có quy mô lớn nên bên cho vay thường là các ngân hàng, công ty tài chính hoặc phi tài chính; còn bên vay vốn thường là Chính phủ, các công ty và ngân hàng. Chứng khoán mua bán trên thị trường tiền tệ thường được mua bán rộng rãi hơn chứng khoán dài hạn và như vậy có xu hướng lỏng hơn. Chứng khoán ngắn hạn cũng có biên độ dao động giá nhỏ hơn các chứng khoán dài hạn và do vậy chúngkhoản đầu tư an toàn hơn. Cấu trúc thị trường tiền tệ Bao gồm: • Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp; • Thị trường liên ngân hàng; • Thị trường mở; • Thị trường hối đoái. Trong đó: Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp: Gồm có thị trường chính thức và không chính thức. Thị trường này hoạt động dựa vào hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhản rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khác vay lại nếu cần. Thị trường liên ngân hàng: Là thị trường hoạt động phục vụ cho các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các ngân hàng (kể cả NHTW). Không phải lúc nào ngân hàng luôn có đủ tiền để cho vay, không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được khách hàng để cho vay hết khoản tiền mà mình có. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chính của mình là huy động vốn và cho vay vốn. Thị trường mở: Là thị trường tiền tệ mà ngoài các ngân hàng ra còn có sự tham gia của các tổ chức phi ngân hàng mua bán các công cụ thị trường mở. Thị trường hối đoái: Thị trường này là nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ tiền mặt và các phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ. Khác với các loại thị trường khác, người ta dùng tiền để đổi lấy hàng hoá, thì trên thị trường này người ta dùng tiền để đổi lấy tiền. Một đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối đó là tất yếu nó sẽ là thị trường quốc tế. Khi nào người dân ở các khu vực khác nhau còn dùng những đồng tiền khác nhau thì thị trường ngoại hối tồn tại là cần thiết. Thị trường vốn: Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán nợ dài hạn (có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm) và các chứng khoán vốn. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn các doanh nghiệp, của chính phủ, và các hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và đi theo nó là mức lợi tức kỳ vọng cũng cao hơn. Thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán. Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khoán. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán. Cấu trúc thị trường vốn Bao gồm: • Thị trường túi dụng dài hạn • Thị trường chứng khoán. Trong đó: Thị trường túi dụng dài hạn gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính. Thị trường cho vay thế chấp là thị trường chuyên cho vay các món nợ dài hạn dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng. Do thời hạn dài và thường giá trị của các món nợ vay thường rất lớn để hình thành bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng, ) nên cần có sự thế chấp tài sản cho món nợ vay này. Tài sản thế chấp có thể là những tài sản sẵn có của những người đi vay và kể cả những tài sản được hình thành từ khoản nợ vay đó.Thị trường cho thuê tài chính (tín dụng thuê mua) là hình thức túi dụng trung và dài hạn, trong đó người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó. Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán tiền thuê cho người cho thuê tài sản trong một khoảng thời gian đã được thảo thuận trước. Trong suốt thời gian thuê, người thuê không được quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê trườc kỳ hạn. Khi kết thúc họp đồng, người thuê có thể chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thoả thuận trong họp đồng. Thị trường chứng khoán: Đây là thị trường được hình thành dùng để giao dịch mua bán chứng khoán. Gồm bộ phận thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu dài hạn của các công ty. Đối với hoạt động của thị trường này khá là phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn. Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sưng và tác động qua lại. Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường vốn. Nếu lãi suất của các ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất và rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán. Bên cạnh đó, các biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ cưng cầu và giá của cổ phiếu và trái phiếu. Chẳng hạn như, một số chứng khoán dài hạn có lãi suất thả nổi, căn cứ để điều chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng. Hay khi định giá của cổ phiếu hay trái phiếu tại một thời điểm bất kỳ nào đó trên thị trường, người ta phải tham khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Giữa lãi suất thị trường và giá của trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất của ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giá và tình hình ngược lại khi lãi suất ngân hàng hạ xuống hơn lãi trái phiếu. Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản ảnh các hiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Đối với thị trường vốn, việc duy trì một lãi suất ổn đinh không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổn đinh của thị trường. Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của một thị trường tài chính. * Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính, thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên.Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà chứng khoán đem lại vốn cho nhà phát hành. Sau đó, việc mua bán các chứng khoán này trên thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không làm ảnh hưởng đến số vốn của nhà phát hành. Cũng từ thị trường này mà lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Giá của chứng khoán trên thị trường sơ cấp (giá phát hành) do tổ chức phát hành quy định. Việc phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra công chúng là giai đoạn quan trọng nhất, vì nếu không đạt được kết quả tốt thì chứng khoán phát hành sẽ không tiêu thụ được và làm mất uy tín của đơn vị phát hành. Không phải nhà phát hành nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành. Tuỳ thuộc vào cung cầu, giá chứng khoánthị trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị danh nghĩa của chứng khoán. Người bán và người mua trên thị trường sơ cấp: Hoạt động giao dịch ở thị trường này thương được thực hiện theo hình thức bán buôn giữa nhà phát hành là bên cần huy động vốn (công ty, các tổ chức tài chính, Chính phủ, ) và các nhà đầu tư lớn (các công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, ). Các nhà đầu tư đóng vai trò như nhà bảo lãnh đợt phát hành chứng khoán. Họ sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán phát hành ra theo mức giá thoả thuận (thường là thấp hơn mức giá công bố) rồi sau đó tiến hành bán lẻ ra thị trường cho các nhà đầu tư khác. Các thoả thuận về bảo lãnh chứng khoán thường được tổ chức riêng, kín nên hoạt động giao dịch cụ thể tại thị trường sơ cấp thương không công khai. Là thị trường bán buôn chứng khoán, hoạt động không liên tục. Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoámViệc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu các chứng khoán chứ không gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế (không trực tiếp mang lại vốn cho nhà phát hành). Giá cả của chứng khoán giao dịch do quan hệ cung cầu quyết định.Trên thị trường thứ cấp người mua và người bán là các nhà đầu tư. Là thị trường bán lẻ chứng khoán, hoạt động liên tục. Thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động, nó tạo hàng hoá để mua bán trên thị trường thứ cấp. Ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trôi chảy được : thị trường thứ cấp sẽ tạo tính lỏng cho các hàng hoá được cung cấp từ thị trường sơ cấp (qua đó làm tăng tính hấp dẫn và tạo sự thuận lợi cho các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp). ; thị trường thứ cấp cũng góp phần xác định giá các chứng khoán phát hành trên thị trường sơ cấp. Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khoán vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán. * Thị trường tập trung và thị trường phi tập trung Căn cứ theo phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường, thị trường tài chính được phân thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một địa điểm nhất định. Ví dụ về thị trường tập trung là các Sở giao dịch (thường được tổ chức dưới hình thức một công ty cổ phần). Nơi đây sẽ cung cấp các phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: lưu ký chứng khoán, bảng báo giá điện tử, Hoạt động mua bán chứng khoán tại Sở giao dịch buộc phải thông qua các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán. Ghép lệnh tập trung để hình thành giá giao dịch. Các chứng khoán giao dịch tại thị trường này là những chứng khoán đã được đăng ký yết giá (niêm yết). Thị trường phi tập trung (OTC): Thị trường phi tập trung là thị trường mà việc mua bán các chứng khoán chưa hoặc không được niêm yết trên thị trường tập trung, được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua mạng máy vi tính. Thị trường OTC không phải là thị trường hiện hữu và không có địa điểm tập trưng nhất định. Giao dịch diễn ra tại các quầy thông qua mạng máy vi tính. Những ai bán hay mua loại chứng khoán nào với mức giá nào đều được hiển thị hết qua mạng vi tính, do vậy tính cạnh tranh của thị trường này rất cao. Ngoài ra có thể bán trao tay các chứng khoán (thị trường chợ đen, thị trường tự do). Giá cả trên thị trường này do đó được hình thành theo nguyên tắc thoả thuận. Lượng giao dịch và giá trị giao dịch là lớn hon nhiều so với mua bán tại Sở giao dịch (theo thống kê của các nước phát triển). * Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành, thị trường tài chính được phân thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần. Thị trường nợ là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các công cụ nợ. Thực chất của việc phát hành các công cụ nợ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả theo các cam kết đã được xác định trong họp đồng vay. Các công cụ nợ có thời hạn xác định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Tín phiếu và trái phiếu là 2 ví dụ điển hình của các công cụ nợ. Khác với thị trường nợ, thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu, giấy xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông, cổ đông là chủ sở hữ của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình, cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối vowistaif sản của công ty. cổ phiếu là vô thời hạn vò chúng không xác định cụ thể ngày mãn hạn. Người sở hữu cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp hoặc khi công ty tuyên bố phá sản. 1.1.4. Các công cụ của thị trường tài chính I.I.4.I. Các công cụ của thị trường tiền tệ Do có kỳ hạn thanh toán ngắn nên những công cụ được mua bán trên thị trường tiền tệ chỉ chịu mức dao động giá tối thiểu và vì thế nó là loại đầu tư ít rủi ro nhất. - Tín phiếu kho bạc Nhà nước (treasury bỉll) Tín phiếu kho bạc Nhà nước là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do kho bạc phát hành để bù đắp những thiếu hụt tạm thời của NSNN. Tín phiếu Kho bạc Nhà nước có các kỳ hạn 3; 6; và 12 tháng.Tín phiếu KBNN thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Nghĩa là nó không được nhà phát hành trả lãi mà được bán ra ngoài với giá chiết khấu (thấp hơn mệnh giá), như vậy khi túi phiếu đáo hạn nhà đầu tư nhận được đủ mệnh giá và phần chênh lệch giữa giá chiết khấu và mệnh giá chính là lãi của nhà đầu tư. Độ rủi ro thấp nhất trong các loại chứng khoán. Có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ là do khả năng vỡ nợ của nhà phát hành là rất khó xảy ra. Bởi đến kỳ thanh toán của tín phiếu, nếu chưa có tiền trả nợ, Chinh phủ hoàn [...]... công cụ của thị trường vốn 1.2 TỔNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế hiện đại Người ta có thể đo lường và dự tính sự phát triển kinh té qua diễn biến trên thị trường chứng khoán Là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán được... bản chất của thị trường chứng khoán Hiện nay, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường vốn là một, chỉ là tên gọi khác nhau cuat cùng một khái niệm: Thị trường tư bản (Capital Mảket) Nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bản chất bên trong của quá trì nh mua bán các chứng khoán TTCK... kinh doanh Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoánthị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa... Âu Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các họp đồng tương lai và thị trường chứng khoán với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho... dịch chứng khoán (SGDCK) đầu tiên, tiếp theo đó là hàng loạt các SGDCK được hình thành trên khắp nước Mỹ Thị trường chứng khoán Mỹ hiện nay là một thị trường quan trọng bậc nhất trên thế giới nếu xét trên tổng thể khối lượng tư bản giao dịch và sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với các thị trường chứng khoán khác Điều đáng chú ý là 2/3 nghiệp vụ giao dịch chứng khoán ở Mỹ được thực hiện trên thị trường. .. được giao dịch trên thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK Quan điểm thứ ba, dựa trên những gì quan sát được tại đa số các Sở giao dịch chứng khoanslaịĩ cho rằng Thị trường chứng khoánthị trường cổ phiếu”, hay là nơi mua bán các phiếu cổ phần được các công ty phát hành ra để huy động vốn Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường mua bán các công... dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp (Primary Market) hay thị trường thứ cấp (Secondary Market), tại Sở giao dịch (Stock Exchange) hay thị trường chứng khoán phi tập trung (Over the Counter Market), ở thị trường giao ngay (Spot Market) hay thị trường có kỳ hạn (Future Market) Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất... hình thức giao dịch vốn cụ thể Do đó, các thị trường này không thể phân biệt, tách rời nhau mà thống nhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tư bản Quan điểm thứ hai của đa số các nhà kinh tế cho rằng: Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi thị trường vốn chứ không phải đồng nhất là một” Như vậy, theo quan điểm này, TTCK và thị trường vốn là khác nhau, trong đó TTCK... thị trường vốn Công cụ thị trường vốn là các công cụ nợ và các công cụ vốn với kỳ hạn giao dịch trên 1 năm Kỳ luân chuyển vốn trên thị trường này dài hơn so với thị trường tiền tệ, độ lệch chuẩn lớn hơn nhiều độ lệch của các công cụ trên thị trường tiền tệ nên rủi ro khi đầu tư vào các công cụ này cũng cao hơn và lợi suất đem lại từ việc đầu tư thường cao hơn - Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán. .. lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh . trao đổi chứng khoán. Cấu trúc thị trường vốn Bao gồm: • Thị trường túi dụng dài hạn • Thị trường chứng khoán. Trong đó: Thị trường túi dụng dài hạn gồm thị trường cho vay thế chấp và thị trường. hạn luân chuyển của vốn, thị trường tài chính được chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán nợ ngắn hạn có. nhất trong các công cụ của thị trường vốn. 1.2.TỔNG QUAN VÈ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng

Ngày đăng: 29/06/2014, 09:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan