đề cương nghiên cứu khoa học đề tài nhân vật điển hình aq trong aq chính truyện của lỗ tấn với chí phèo trong tác phẩm cùng tên của nam cao

7 5.4K 57
đề cương nghiên cứu khoa học đề tài  nhân vật điển hình aq trong aq chính truyện của lỗ tấn với chí phèo trong tác phẩm cùng tên của nam cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH AQ TRONG AQ CHÍNH TRUYỆN CỦA LỖ TẤN VỚI CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA NAM CAO A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài: Hình tượng người nông dân vẫn là hình tượng rất đỗi quen thuộc và thân thương đối với những tác giả viết về người nông dân trong những năm tháng kháng chiến đầy gian khổ. Đem đến niềm tin và hi vọng cũng là nông dân, nhưng chính bản thân họ cũng những người dễ bị sa ngã nhất. Dù cho họ không muốn như vậy số phận lại ép buộc họ lựa chọn con đường như thế, đầy nỗi đau thương và tuyệt vọng. Đó chính nhân vật điển hình nói về người nông dân trước Cách mạng tháng 8 – 1945. Để biết được nhân vật điển hình của ta có khác gì với nhân vật điển hình Trung Quốc thì ta sẽ so sánh giữa hai nhân vật AQ trong AQ Chính Truyện của Lỗ Tấn với Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Mỗi nhà văn sẽ có những nét nổi bật riêng, có cái hay riêng đáng để ta khám phá, học hỏi. Trang văn của hai tác giả đều miêu tả hiện thực xã hội của đất nước mình lúc bấy giờ. Không biết là do sự ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt trước mà hai nhà văn ở hai đất nước khác nhau, có nền lịch sử khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, đặt biệt là ở hai thế kỉ khác nhau… Nhưng hai nhân cách lớn lại có những điểm tương đồng và hai nhân vật trong tác phẩm mà ta đang nói đến cũng như vậy. Yêu mến những dòng tả thực của Nam Cao từ THCS, đến phổ thông tôi lại được tiếp cận với những suy tư trăn trở của Lỗ Tấn, phát hiện ra nhiều cái hay trong từng cảm nhận của mình tôi đã suy ngẫm rất nhiều. Càng đọc càng hiểu nhiều hơn về nội dung của hai tác phẩm mà mỗi nhà văn đã chuyền tải đến bạn đọc. Đọc lại tác phẩm tôi càng thấm thía cho sự đồng cảm và xót thương của hai tác giả dành cho những người nông dân khốn khổ, bần cùng hóa trong xã hội. Tôi càng trân trọng hơn nữa tấm lòng nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với cuộc sống của những con người cùng khổ trong xã hội lúc bấy giờ. Chính những suy nghĩ trên đã khiến tôi tìm hiểu và lựa chọn đề tài này để nghiên cứu. II/ Lịch sử nghiên cứu III/ Mục tiêu nghiên cứu: Là một sinh viên trong trường Đại Học, Cao Đẳng tôi mong muốn rằng sau khi ra trường mình sẽ được đi dạy. Và trong nghiệp vụ của mình sau này tôi sẽ còn gặp lại những vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Tôi mong muốn được tìm hiểu về nhân vật điển hình một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Đối chiếu lại với nhân vật điển hình của Lỗ Tấn, Nam Cao chúng ta vẫn có những nét đặc biệt riêng không thua kém Lỗ Tấn chút nào. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi sau này rất nhiều: nhìn nhận một cách toàn diện hơn về tính hiện thực của xã hội và tấm lòng nhân đạo cao cả của hai nhà văn. Tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này còn với mong muốn tôi sẽ được góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu chung về hai nhà văn. Tôi muốn tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết đối với nghề nghiệp. Đồng thời nghiên cứu đề tài này còn giúp tôi rất nhiều trong việc mở rộng kiến thức cũng như trao dồi kĩ năng về phương pháp nghiên cứu khoa học và tạo cơ sở vững chắc cho công việc nghiên cứu trong tương lai. IV/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi: AQ chính truyện của Lỗ TấnChí Phèo của Nam Cao. - Đối tượng: nhân vật điển hình AQChí Phèo. V/ Phương Pháp nghiên cứu. - Phương pháp đọc và cảm nhận tác phẩm: Đây là phương pháp cơ bản đầu tiên nhất. Vì có đọc tác phẩm ta mới hiểu được một cách thấm thía từng câu chữ của nhà văn nói lên tình cảm của mình trong đó, dù là giọng điệu lạnh lùng nhưng cả hai điều chứa đựng ý đồ sáng tạo, thể hiện tình cảm đối với nhân vật của mình. Chỉ có đọc tác phẩm thì chúng ta mới biết được cách sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp nghệ thuật như thế nào? Tất cả đều góp phần cho sự thành công của hai nhà văn. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: Đối với phương pháp này tôi đã chọn nó để khảo sát vào việc các em THPT hiểu như thế nào là nhân vật điển hình từ đó rút ra kết luận các em hiểu như vậy thật sự đúng hay chưa? Cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, từ đó tìm hiểu cảm nhận của các em về hai tác phẩm này thông qua các phiếu trắc nghiệm hoặc là viết đoạn văn ngắn trong thời gian phù hợp để nêu lên cảm nghĩ của các em. Thông qua đó tôi nhận thấy các em có hiểu được nhân vật điển hình nhưng chưa thật sự hoàn chỉnh với khái niệm của nó. Qua phương pháp này có thể biết được các em còn hơi mơ hồ về nhân vật của mình đang học trong quá trình cảm thụ văn chương. - Phương pháp thống kê: Để biết được tình hình các em học sinh nghĩ gì về các nhân vật của mình đang học trong tác phẩm của Nam Cao, Lỗ Tấn đã tìm về trường THPT Tam Nông điều tra để thống kê lại các em, để có con số chính xác thì tôi phải dùng phương pháp này để có được kết quả khác quan nhất. Nhưng lại đem đến kết quả không khả quan, đa số các em đều chưa xác định rŠ thế nào là nhân vật điển hình, các em chỉ hiểu qua loa về nó mà thôi. Với phương pháp này chúng tôi tin tưởng sẽ thuyết phục các em hơn trong việc xác định thế nào là nhân vật điển hình ? Bênh cạnh đó tôi sẽ cung cấp thông tin để góp phần tăng thêm kiến thức cho các em. Đó là mục đích của việc sử dụng phương pháp này. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tôi sử dụng phương pháp này với mục đích là làm nổi rŠ lên tính điển hình của hai nhân vật Chí PhèoAQ phân tích toàn diện hơn, sâu sắc hơn và mổ xẻ vấn đề để phân tích nó, như vậy sẽ làm nổi bật hơn. Trước hết cần phân tích về mặt nội dung, sau đó đến mặt nghệ thuật của tác phẩm. Ở hai khía cạnh mỗi nhân vật sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt, cả hai tác giả cũng như vậy. Sau mỗi phần đã phân tích xong ta tổng hợp lại xem mỗi tác giả có một nét nổi bật như thế nào, riêng như thế nào? Cuối cùng đem đến một kết luận chung cho hai tác giả mình đang tìm hiểu. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Trước tiên là so sánh về mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, dân tộc… Cùng sống chung trong một Châu lục và cùng bị cai trị trong tình trạng vừa thuộc địa, vừa phong kiến. Lịch sử, văn hóa cũng có những điểm tương đồng, chắc chắn vì lý do đó mà hai nhân cách lớn lại có những điểm giống nhau về sự hiện thực và nhân đạo. Cần có việc so sánh giữa hai nhân vật và giữa hai tác giả, hai nhân vật sẽ có những điểm tương đồng đó là mất đi quyền làm người, không ai cho họ có được quyền đó bị tha hóa về nhân cách phẩm chất, cả vật chất lẫn tinh thần. Riêng với AQ lại có thêm phép “thắng lợi tinh thần”. Về mặt điển hình hóa, Lỗ Tấn lại có phần tỏ ra sâu sắc hơn nhưng về nghệ thuật viết truyện, Nam Cao của chúng ta có phần hiện đại hơn. VI. Giả thuyết khoa học: B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SO SÁNH VỀ MẶT NỘI DUNG GIỮA “CHÍ PHÈO” VÀ “AQ CHÍNH TRUYỆN” 1.1Chí PhèoAQ chính truyện đều lên án bọn phong kiến địa chủ và đồng cảm với thân phận người nông dân. 1.1.1 Cả hai tác phẩm đều lên án sự áp bức bóc lột về mặt vật chất, thân xác cùng sự đầu độc đè nén về mặt tinh thần của bọn địa chủ phong kiến đối với người nông dân. 1.1.2 Nam CaoLỗ Tấn đều bộc lộ tấm lòng đau đớn của mình trước những số phận của người nông dân. Cuộc đời những Binh Chức, Chí Phèo, Năm Thọ, những AQ, Cu D, Vương Râu Xồm… mà hai ông miêu tả khiến mọi người không khỏi chạnh lòng. 1.1.3 Hoàn cảnh lịch sử xã hội của hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn này rơi vào tình trạng vừa thuộc điạ vừa phong kiến, nông dân bị bần cùng, còn giai cấp thống trị lại ra sức càn quét, bóc lột. 1.1.4 Có sự gặp gỡ ngẫu nhiên giữa hai tâm hồn, nhân cách lớn - Nam CaoLỗ Tấn, hai nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa đã khiến cho nội dung hai tác phẩm có sự tương đồng. 1.2 Riêng AQ chính truyện còn phê phán cuộc cách mạng tư sản nửa vời. 1.2.1 Sự kiện “cách mạng” mà Lỗ Tấn miêu tả trong tác phẩm đã làm người dân Làng Mùi không khỏi ngỡ ngàng. Cách mạng đến không ai biết, thực chất cuộc cách mạng này là gì không ai hay, cách mạng đến người lo sợ kẻ hoang mang. 1.2.2 Riêng AQ rất hồ hởi, phấn khởi muốn đi làm “cách mạng”, vì chú cho rằng làm “cách mạng” tức là “làm giặc”, mà làm giặc tức là được đi cướp của cải của nhà giàu về cho mình. 1.2.3 Sự xuất hiện của cách mạng nửa vời và sự thiếu hiểu biết về cách mạng của người nông dân đã mang lại một kết quả thảm hại. 1.2.4 Đây là bóng dáng cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản nửa vời chưa từng có ở Việt Nam, cho nên cũng không thể nào có được sự phản ánh trong “Chí Phèo” nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. 1.2.5 Bản thân việc Lôc Tấn phê phán tính chất nửa vời của cuộc cách mạng Tân Hợi, chứng tỏ ông có tư tưởng cách mạng triệt để, ông phê phán cái lối hiểu dớ dẩn của AQ về cách mạng, chứng tỏ ông mong muốn giác ngộ người nông dân có tư tưởng cách mạng thật sự. 1.2.6 Trái lại, Nam Cao chỉ là một trí thức văn nghệ sĩ yêu nước, yêu dân, chứ hoàn toàn chưa có tư tưởng cách mạng. CHƯƠNG 2: SO SÁNH GIỮA HAI ĐIỂN HÌNH CHÍ PHÈOAQ 2.1. Giải thích nhân vật điển hình: Nhân vật điển hình còn gọi là hình tượng điển hình, tính cách điển hìnhchỉ một hình tượng nghệ thuật được sáng tạo ra bằng phương pháp điển hình hóa, nửa có cá tính riêng, vừa phản ánh được một số mặt bản chất của đời sống xã hội. Nói như Benlinxki (học giả Nga) nhân vật điển hình là người lạ mà quen biết “lạ” bởi nó có ngoại hình riêng, cá tính riêng, ngôn ngữ riêng… không giống ai cả. “Quen biết” bởi nó cứ hao hao giống hạng người nào đó từ ngoại hình, cá tính đến ngôn ngữ và cử chỉ .v.v trong xã hội. Ngữ văn đã dùng phương pháp cá thể hóa và khái quát hóa để xây dựng nhân vật điển hình. 2.2. Chí PhèoAQ đều có cuộc sống bần cùng, tính cách mâu thuẫn và tha hoá. 2.2.1 Cuộc sống bần cùng. 2.2.1.1 Cả AQChí Phèo đều có chung một thân phận khổ cực. Cả hai đều chịu nhiều đau khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần. Chí Phèo thì bị bỏ rơi ở bên một cái gạch bỏ hoang, không cha, không mẹ, không họ hàng nhà cửa… AQ lớn lên “hành trạng” trước kia cũng không rŠ, thân phận cũng chẳng còn ai, không có gì ngoài bản thân. 2.2.1.2 Cả hai đều phải sống bằng nghề đi làm thuê, chịu nhiều tủi cực. Với thân phận nghèo hèn muốn yên phận để làm mướn kiếm ăn, nhưng số phận cả hai cũng không yên ổn. 2.2.1.3 Chí Phèo gặp Thị Nở cuộc đời hoá ra càng trở nên bi kịch và sống vậttrong cơn đau bị cự tuyệt quyền làm người. AQ hy vọng một sự đổi đời, khi cách mạng đến, nhưng thực tế đã đi ngược lại với mong muốn của y. 2.2.2 Tính cách mâu thuẫn, tha hoá. 2.2.2.1Cuộc sống của Chí PhèoAQ luôn bị động vì hoàn cảnh đưa đẩy. Chính vì thế tính cách AQ Chí Phèo hoàn toàn không bình thường, nó mâu thuẫn và tha hoá. 2.2.2.2 Một Chí Phèo lương thiện là vậy, nay trở thành “con quỷ dữ” côn đồ, lưu manh. Một Chí Phèo, một thời ý thức về nhân phẩm rŠ ràng. Nay bỗng trở nên hoàn toàn vô thức trong mọi hoạt động của mình. Một Chí Phèo dương dương tự đắc, bỗng chốc lại trở nên lo lắng sợ sệt trước con cáo già Bá Kiến v.v… 2.2.2.3 Một AQ dở dở ương ương, lúc thế này lúc thế kia, lúc khôn lúc dại. Lúc vênh vênh đi bắt nạt kẻ yếu lúc lại rụt cổ trước kẻ mạnh. Lúc tự cao, nhưng có lúc lại tự ti, lúc lại tỏ ra mình có những suy nghĩ rất phong kiến nhưng có lúc lại thả mình sống theo bản năng v.v… 2.2.2.4 Xã hội phong kiến, thuộc địa không những áp bức bóc lột về mặt vật chất, thân xác mà còn đầu độc và đè nén về mặt tinh thần đối với người nông dân cùng khổ, làm cho tính cách của họ trở nên méo mó. 2.2.2.5 Đây là sự gặp gỡ giữa Nam CaoLỗ Tấn trong việc xây dựng về những điển hình về người nông dân. 2.3 Phép “thắng lợi tinh thần” - Ý nghĩa khái quát riêng có ở điển hình AQ. 2.3.1 Tuy có một cuộc sống bần cùng, luôn thua thiệt nhưng AQ đã tạo cho mình một ảo giác thắng lợi, trong bất cứ một thực tế nào y cũng là người chiến thắng. Y sung sướng vì luôn cho mình hơn tất cả mọi người về tất cả mọi mặt trong cuộc sống, nào là gia thế hơn, con cái hơn, hiểu biết cũng nhiều hơn. 2.3.2 Thật ra, cuộc sống của y rất bi đát, y tồn tại và luôn hớn hở nhờ phép “thắng lợi tinh thần”. 2.3.3 Phê phán cái “thắng lợi” ở điển hình AQ, nhà văn Lỗ Tấn đã khái quát từ quá khứ đau thương trong lịch sử Trung Quốc. Từ xã hội tư hữu phong kiến, từ chế độ đẳng cấp tôn pháp đến sự thất bại nhưng không cam chịu của triều đình Mãn Thanh - Một căn bệnh lan tràn đến quy mô toàn dân vì “tư tưởng thống trị thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị”. 2.3.4.Chí PhèoAQ đều là điển hình cho người nông dân lạc hậu tha hoá. Nhưng bộc lộ “phép thắng lợi tinh thần”, AQ còn mang tính chất điển hình cho mặt trái của dân tộc Trung Hoa, nhất là trong thời kỳ thuộc địa. CHƯƠNG 3: SO SÁNH MỘT SỐ BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT GIỮA HAI TÁC PHẨM 3.1. Những mặt tương đồng. 3.1.1 Giọng điệu khách quan lạnh lung. 3.1.1.1 Xuyên suốt toàn bộ tác phẩm “Chí Phèo” và “AQ chính truyện”, một cảm nhận bao trùm về lối trần thuật trong mỗi tác phẩm là: giọng điệu khách quan lạnh lùng nhưng chan chứa tình cảm chủ quan của tác giả. 3.1.1.2 Nam Cao kể về cuộc sống chân thực, trần trụi như nó vốn có, ta thấy nhà văn kể không phải chỉ để kể, mà qua những câu chuyện tưởng như vặt vãnh đời thường lại là chuyện về một chế độ xã hội mà ở đó nhân quyền không được tôn trọng, nó bị giẫm đạp, xúc phạm lên quyền lợi của con người. 3.1.1.3 Lời trần thuật khách quan khiến người đọc có cảm giác ghê sợ, nhưng đó là cảm giác do ý đồ sáng tạo của nhà văn mang lại. 3.1.1.4 Cũng phong cách đó, ta bắt gặp ở nhà văn Lỗ Tấn trong “AQ chính truyện” kể về cuộc đời chú AQ sống vô nghĩa bằng những hành động và suy nghĩ ngớ ngẩn của mình. Người kể chuyện dường như không có ý định bênh vực một chút gì cho con người của y: tên y, bộ dạng y, con người y, thân phận y, tính cách y v.v… tất cả đều bộc lộ sự thảm hại. 3.1.1.5 Với lối thuật khách quan, ông muốn phơi bày nhược điểm của con người và xã hội Trung Quốc. Ý đồ nghệ thuật đã giúp ông thành công khi sử dụng lối trần thuật khách quan lạnh lùng như ẩn chứa những yêu thương và căm giận bên trong. 3.1.2 Ngôn ngữ cá tính hoá 3.1.2.1 Nam CaoLỗ Tấn đã sử dụng ngôn ngữ cá tính hoá của nhân vật rất đặc sắc. Lời đối thoại của nhân vật cho ta thấy tính cách nhân vật nổi lên rất rŠ. 3.1.2.2 Chí Phèo lúc còn hầu hạ nhà chủ, hầu như tác giả không miêu tả một lời nói của nhân vật, điều đó đã phản ánh sự nhẫn nại, cam chịu của kiếp người nông dân nô lệ. 3.1.2.3 Nhưng sự thay đổi tính cách của Chí sau khi ra tù đã bộc lộ rŠ khi hắn cất tiếng ăn vạ, kêu làng, đốt nhà, cướp của… phẩm chất hiền lành biến mất, thay vào đó là lời lẽ của kẻ lưu manh, côn đồ. Nhưng trước Bá Kiến, hắn vẫn bộc lộ bản chất nô lệ khi xưng hô rất tử tế. 3.1.2.4 Trong “AQ chính truyện”, Lỗ Tấn cũng đặc biệt chú ý đến từng lời nói nhân vật, qua đó làm nổi lên tính cách của AQ. 3.1.2.5 AQ lúc bị thua trước đối thủ mạnh, luôn giở giọng cầu hoà. Nhưng trước kẻ yếu đuối, hay với người cùng thân phận y lại lên giọng chửi bới rất khinh thị. Vú Ngò chỉ nói có hai câu, nhưng chính Vú đã làm bộc lộ tính “ngồi lê đôi mách” của mình v.v… 3.2 Những điểm khác biệt. 3.2.1 Trần thuật tuyến tính và phi tuyến tính 3.2.1.1 Tác phẩm “AQ chính truyện” được trần thuật theo một trình tự nhất định, nhân vật xuất hiện và sau đó là những hành động, sự kiện diễn ra nói chung theo trình tự trước sau. 3.2.1.2 Với “Chí Phèo” cách trần thuật của Nam Cao có khác. Hình ảnh đầu tiên không phải là hình ảnh bắt đầu, mà cốt truyện hiện ra trong sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật. 3.2.1.3 Mỗi nhà văn chọn cho mình một lối trần thuật riêng. Lỗ Tấn thần thuật theo trình tự thời gian, còn Nam Cao ông không tuân theo lối trần thuật truyền thống. Nhưng cả hai cách trình bày đều làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm. 3.2.2 Khắc họa sơ lược và khắc họa tỉ mỉ 3.2.2.1 Nam Cao không hề bỏ qua một chi tiết nhỏ nào khi khắc hoạ ngoại hình nhân vật: Như bộ dạng Chí sau khi ra tù, gương mặt xấu xí đến kinh hồn của Thị Nở ra sao. 3.2.2.2 Lỗ Tấn với bút pháp của mình chỉ miêu tả vài nét sơ lược giàu tính biểu trưng, như miêu tả ngoại hình AQ, Lỗ Tấn chỉ miêu tả chiếc đuôi sam và đặc biệt là cái sẹo. Miêu tả ngoại hình Vương Râu Xồm, nhà văn chú ý đến mớ râu xồm có ý nghĩa tượng trưng nhất đối với y v.v… 3.2.2.3 Nhưng tất cả sự miêu tả những chi tiết chọn lọc, điển hình đó đều toát lên tính cách nhân vật. 3.2.3 Mô tả tâm lý và mô tả hành động 3.2.3.1 Ngòi bút Nam Cao luôn hướng vào khai thác, soi sáng thế giới bên trong trong con người nhân vật, mọi tâm trạng, suy nghĩ của Chí luôn được nhà văn thể hiện dưới dạng nội tâm, con người và tính cách của hắn chủ yếu bộc lộ qua tâm lý. 3.2.3.2 Nhưng với nhân vật của Lỗ Tấn, chúng thường bộc lộ qua hành động. AQ bộc lộ tính cách của mình qua những hành động của y: đánh nhau, chửi rủa, lườm nguýt… C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/.KẾT LUẬN : Với những đặc điểm như trần thuật theo thời gian tuyến tính, khắc họa sơ lược, mô tả hành động, “AQ chính truyện” gần giống với lối văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc. Trái lại, với lối trần thuật phi tuyến tính, khắc hoạ tỉ mỉ, mô tả tâm lý, “Chí Phèo” gần với lối văn xuôi thế giới thế kỷ XX hơn. Trên một ý nghĩa nhất định, cách viết của Nam Cao hiện đại hơn. Điều này không phải ngẫu nhiên. Một điều không phải là không có ý nghĩa gì, nếu chúng ta nhớ rằng, cách nhau 34 tuổi, Lỗ Tấn đã bước vào tuổi trưởng thành ngay từ cuối thế kỷ XIX, còn Nam Cao sống trọn trong nửa đầu thế kỷ XX. “Chí Phèo” được Nam Cao viết sau “AQ chính truyện” sau 20 năm, có điều kiện nhiều hơn khi tiếp cận với lối viết hiện đại. Mặt khác Trung Quốc với di sản văn hoá, văn học hết sức đồ sộ với những thành tựu vô cùng rực rỡ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa. Bởi vậy những mẫu mực trong văn hoá cổ điển đã trở thành áp lực rất lớn đối với nhiều nhà văn Trung Quốc nói chung, nhà văn Lỗ Tấn nói riêng, cho nên sự ảnh hưởng của nghệ thuật văn xuôi tự sự truyền thống đối với sáng tác của Lỗ Tấn là điều dễ hiểu. Trái lại, thành tựu về văn xuôi tự sự trung đại ở Việt Nam chủ yếu là chữ Hán không gây áp lực gì đối với văn xuôi tự sự quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX trên quá trình hiện đại hoá nhanh chóng. Nam Cao lại thuộc thế hệ sau, vừa được thừa hưởng tính chất hiện đại đó, vừa có nhiều điều kiện học tập, tiếp thu văn xuôi tự sự thế giới khoảng giữa thế kỷ XX. “Chí Phèo” và “AQ chính truyện” đều là những kiệt tác viết về số phận người nông dân lạc hậu, tha hoá trong xã hội phong kiến thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhưng trong “AQ chính truyện” còn phê phán cuộc cách mạng tư sản nửa vời, điều này có căn nguyên chủ yếu ở hiện thực khách quan. Về mặt điển hình hoá, Lỗ Tấn tỏ ra càng sâu sắc hơn, vì ông không những là nhà văn, mà còn là nhà nghiên cứu văn học sử, hơn nữa là nhà tư tưởng. Tuy nhiên, về nghệ thuật viết truyện, Nam Cao có phần hiện đại hơn. 2/.KIẾN NGHỊ . ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NHÂN VẬT ĐIỂN HÌNH AQ TRONG AQ CHÍNH TRUYỆN CỦA LỖ TẤN VỚI CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA NAM CAO A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài: Hình tượng. tượng nghiên cứu: - Phạm vi: AQ chính truyện của Lỗ Tấn và Chí Phèo của Nam Cao. - Đối tượng: nhân vật điển hình AQ và Chí Phèo. V/ Phương Pháp nghiên cứu. - Phương pháp đọc và cảm nhận tác phẩm: Đây. nhân vật AQ trong AQ Chính Truyện của Lỗ Tấn với Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Mỗi nhà văn sẽ có những nét nổi bật riêng, có cái hay riêng đáng để ta khám phá, học hỏi.

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan