Bệnh nào, động tác yoga ấy docx

11 254 1
Bệnh nào, động tác yoga ấy docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh nào, động tác yoga ấy Khi bạn gặp các vấn đề dưới đây, hãy thử tập vài động tác yoga đơn giản trước khi quyết định cầu cứu bác sĩ. Lo âu Động tác: Hít thở Pranayama Ngồi xếp bằng thoải mái, bàn tay đặt ngửa trên đầu gối. Nhắm mắt và hít sâu, chậm rãi trong vòng 6 nhịp đếm, phình bụng ra. Ngừng thở khoảng 2 nhịp rồi thở ra từ từ 6 nhịp, thóp bụng lại; tạm dừng 2 nhịp rồi từ từ hít vào lần nữa. Tập động tác này trong vòng 10 phút. Công dụng: Bất cứ bài tập nào cũng có tác dụng chống mệt mỏi, đặc biệt là bài thở chậm của Yoga vì nó sẽ giúp hệ thần kinh không còn căng thẳng và được nghỉ ngơi thư giãn. Nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ tập Yoga thường xuyên sẽ có cải thiện đáng kể về sức khỏe và tinh thần so với những người không tập, hormone gây stress cortisol cũng giảm theo. Các hội chứng tiền mãn kinh Động tác: Uốn lưng mèo Tư thế bắt đầu: chống bàn tay và đầu gối xuống sàn, tay thẳng với vai, đầu gối thẳng với hông. Hít vào, thả lỏng cho bụng phình ra đống thời nâng cao ngực và hông (tư thế lưng bò). Dừng lại rồi thở ra theo cách ngược lại, cong lưng uốn người như lưng mèo (hãy nghĩ rằng mình có thể gập xương cụt và cuộn tròn ngực và vai vào lòng); tạm ngừng. Lặp lại hai động tác 20 lần. Công dụng: Bài tập này nhằm giảm co thắt cơ bụng nhờ vào những động tác co giãn nhịp nhàng. Đau đầu Động tác: Nằm áp sàn Ngồi xuống, lòng bàn chân áp vào nhau, đầu gối mở rộng sang hai bên. (Nếu cần, có thể kê vật đệm dưới hai bên đầu gối). Sau đó từ từ hạ mình đến khi toàn bộ cơ thể áp xuống sàn. Đặt tay lên bụng và hít thở sâu 20 nhịp. Công dụng: Đau đầu thường do quá nhiều năng lượng tập trung trên đầu, có thể là tiếng ồn hoặc suy nghĩ. Do đó, cơ thể cần được tiếp đất. Với động tác này, đầu sẽ được tiếp đất đem lại cảm giác thư thái hơn. Động tác này còn giúp bạn giải tỏa áp lực (nguyên nhân cơ bản gây đau đầu) vùng mặt, cổ, lưng và hông. Chuyên gia còn khuyên khi tập động tác này, nên chạm đầu lưỡi phải lên vòm miệng để toàn bộ năng lượng thừa được giải tỏa khỏi đầu. Say Động tác: Đứng gập người phía trước Đứng hai chân dang rộng hơn hông một chút, cong đầu gối Gập người về phía trước từ phần hông trở lên (chứ không gập ở phần eo); khoanh tay, bàn tay bên này đặt lên khuỷu tay bên kia, giữ nguyên tư treo người như vậy và hít thở sâu 20 nhịp. Công dụng: Động tác này kích thích hoạt động và trẻ hóa thận, gan và tuyến thượng thận, những bộ phận chịu tổn thương do rượu. Khó ngủ Động tác: Dựng chân lên tường Ngồi đối mặt với bức tường. Sau đó, giơ chân lên dựa vào bức tường, nằm xuống và từ từ trườn người cho đến khi mông chạm tường và hai chân duỗi thẳng, cơ thể lúc này có hình chữ L. Thả lỏng và hít thở sâu ít nhất 5 phút trước khi đi ngủ. Công dụng: Đây là động tác chồng cây chuối một nửa, giúp hệ thần kinh thư thái và chuẩn bị cho giấc ngủ. Bạn cũng có thể tập động tác này trên giường, hai chân đặt lên ván đầu giường, thân mình nằm bên dưới. Đau lưng Động tác: Em bé Nằm xấp, hai chân duỗi dài, chống người trên cẳng tay dưới. Khuỷu tay thẳng với vai. Thóp bụng vào thật chặt, thu hai đùi lại và đẩy về phía hai cẳng tay, đồng thời nâng cao lồng ngực (Nhân sư). Giữ tư thế trong vòng 30 giây sau đó hạ thấp người về tư thế ban đầu. Lặp lại 3 lần. Sau đó đưa hông về sau chạm gót chân, hai tay duỗi dài giống như em bé khi bò, giữ nguyên 2 phút. Công dụng: Động tác Em bé duỗi thẳng xương sống tránh đau lưng; đồng thời giúp kéo giãn lưng dưới, là phần phụ nữ rất hay bị đau. Thực tế, nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Yoga giúp cải thiện phẩn lưng dưới tốt hơn bất cứ liệu pháp điều trị nào, kể cả phương pháp truyền thống. Đau dạ dày Động tác: Thả gió Nằm ngửa, mang hai đầu gối về phía ngực và khoanh hai tay ôm lấy chân, cơ thể gần như cuộn tròn (chú ý lưng dưới phải áp xuống sàn). Giữ tư thế và thở 20 nhịp sâu và chậm. Công dụng: Lực ép nhẹ lên bụng có thể điều hòa đường tiêu hóa và đẩy tức khí ra ngoài. Trướng bụng Động tác: Vặn lưng Nằm ngửa, hai tay dang ngang bằng vai, hai chân mở rộng. Co chân phải, nâng đầu gối lên phía ngực, chân trái giữ nguyên, đầu quay sang bên phải. Sau đó, từ từ hạ đầu gối chân phải sang bên trái (có thể đặt tay trái lên đầu gối để tạo thêm lực kéo giãn và giữ đầu gối ở nguyên vị trí). Giữ nguyên và hít thở một vài nhịp, thả đầu gối về vị trí cũ, duỗi chân càng dài càng tốt. Đổi bên với chân trái. Công dụng: Phương pháp vặn lưng giúp hoạt động nửa người dưới, hỗ trợ tiêu hóa và bài tiết. Tinh thần suy sụp Động tác: Bắc cầu Nằm ngửa, chân dang rộng bằng hông, gót chân áp sát mông (có thể chạm được bằng đầu ngón tay), hai cánh tay áp xuống sàn. Đẩy chân nâng hông lên, từ từ từng đốt xương sống đến hết; giữ nguyên tư thế thở 5 nhịp rồi chậm rãi đưa người xuống, đặt lần lượt từng đốt sống xuống sàn. Lặp lại 3 lần. Công dụng: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Yoga tác động tốt tới tinh thần. Động tác uốn lưng được coi là động tác sinh năng lượng, kích thích sản sinh hormone vui vẻ, khiến bạn bớt lo âu. Viêm xoang Động tác: Gập chữ V ngược [...]...Bắt đầu bằng động tác Em bé với hai cánh tay duỗi thẳng phía trước Sau đó, chống bàn tay xuống sàn, các ngón chân bám sàn và đẩy hông lên, lúc này cơ thể có hình chữ V ngược (lưu ý: hai bàn chân hơi dang rộng hơn hông) . Bệnh nào, động tác yoga ấy Khi bạn gặp các vấn đề dưới đây, hãy thử tập vài động tác yoga đơn giản trước khi quyết định cầu cứu bác sĩ. Lo âu Động tác: Hít thở Pranayama. đã chứng minh Yoga tác động tốt tới tinh thần. Động tác uốn lưng được coi là động tác sinh năng lượng, kích thích sản sinh hormone vui vẻ, khiến bạn bớt lo âu. Viêm xoang Động tác: Gập chữ. vào lòng); tạm ngừng. Lặp lại hai động tác 20 lần. Công dụng: Bài tập này nhằm giảm co thắt cơ bụng nhờ vào những động tác co giãn nhịp nhàng. Đau đầu Động tác: Nằm áp sàn Ngồi xuống, lòng

Ngày đăng: 29/06/2014, 05:20

Mục lục

    Bệnh nào, động tác yoga ấy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan