Mỗi lần một việc pot

4 196 0
Mỗi lần một việc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mỗi lần một việc Khi chúng ta suy nghĩ và lựa chọn, hồ đồ nhất là lựa chọn thiếu lý luận và logic. Việc nên làm thì không làm, việc không nên làm thì lại làm. Mỗi lần một việc Nguyên nhân là chúng ta không phân tích được điều gì tốt, điều gì không tốt. Ví dụ như lẽ ra phải hoàn thành xong bài tập thì lại muốn xem ti vi trước, đợi xem xong ti vi thì lại buồn ngủ, vậy là phải ngủ trước đã rồi tính sau. Kết quả là ngày hôm sau dậy mu ộn và đến lớp muộn, bài vở tất nhiên là không thể nộp được cho thầy cô vì tối hôm trước chưa hoàn thành. Do quyết định, mục tiêu chưa xác định mà đã vội vàng đưa ra phán đoán, suy xét chưa xong thì đã lại quyết định. Dưới sự hoạt động thiếu logic đó, sự việc đã trở nên tồi tệ hơn, càng làm càng hỏng. Trường hợp này cũng giống như khi chúng ta bắn bia, khi ngắm không chuẩn, đã bóp cò, kết quả là không chỉ làm phí đạn mà còn làm người khác bị thương vì bắn nhầm. Chúng ta nên tập suy nghĩ logic trước khi quyết định vấn đề, điều này có thể giúp chúng ta dự đoán và khống chế được kết quả của quyết định đã đưa ra, tránh những hậu quả không mong đợi. Thực tế, logic không khó, nó sớm đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có điều là ta không nhìn thấy nó và chưa biết dựa trên quan điểm hệ thống hoá để vận dụng nó mà thôi. Phương pháp logic, chắc ai cũng biết, đó là: tuân theo trật tự của sự việc. Ví như sau khi tắm xong thì phải lau khô người rồi mới mặc quần áo; khi nấu ăn thì trước tiên phải chuẩn bị nguyên liệu và bước tiếp theo là chế biến; đi xem phim thì phải mua vé mới vào xem phim được; khi đến nhà hàng ăn cơm việc trước tiên là phải gọi món, sau đó người phục vụ sẽ ghi vào lại vào phiếu đặt món và giao cho đầu bếp, đầu bếp sẽ nấu những món ăn mà ta yêu cầu. Tất cả những trật tự đó đều là logic. Logic chính là mấu chốt để làm nên thành công trong công việc dù là công việc đơn giản nhất. Các bước tiến hành công vi ệc có lẽ chúng ta đều rõ bởi vì chúng cụ thể và chúng ta cũng có thể nhìn thấy. Một khi ta nhìn nhận vấn đề theo những suy nghĩ trừu tượng thì quả thật là rất khó để phân biệt được cái gì tốt, cái gì không tốt. Logic tiến hành công việc sẽ bị đảo lộn. Nguyên nhân rất đơn giản là vì chúng ta không động não suy nghĩ, cũng chính vì thế mà khi quyết định một vấn đề, đầu óc chúng ta rất căng thẳng, mục tiêu chưa xác định đã vội vàng đưa ra quyết định, thậm chí không nghĩ tới nó sẽ đem lại kết quả ra sao. Đương nhiên, mỗi người mỗi khác. Chỉ có một thiểu số là sẵn sàng suy nghĩ trước khi làm, đa số còn lại thích suy nghĩ ít hơn. Tôi nghĩ những người này thuộc vào phái “Những người thích hành động.” Làm thế nào để ta có thể suy nghĩ đến vấn đề một cách logic? Thực ra không khó, ta cứ từng bước, từng bước tiến hành công việc, sẽ không có sai sót gì. Khí chúng ta đứng trước một quyết định thì nên làm một lần một việc, nghĩ xong hãy làm, làm xong việc này rồi hãy làm việc khác, như vậy sẽ không xảy ra trường hợp không phân biệt được điều gì tốt, điều gì không tốt. Vì vậy chúng ta đưa ra quy ết định (đặc biệt là những quyết định trọng đại trong đời), trước tiên hãy xem xét các bước tiến hành có sai sót gì không. Cuối cùng, trước khi đưa ra quyết định, lại một lần nữa các bước, mặc dù chúng ta chưa chặt chẽ lắm nhưng có tính hiện thực, nó giống như khi ta học thuộc bản cửu chương. Một khi đã thuộc rồi thì nó sẽ trở thành phản xạ có điều kiệ n. Nếu bạn thấy học thuộc các bước tiến hành là một việc rất khó thì bạn có thể so sánh nó với phương pháp đánh bi-a. Trước tiên là đặt ra mục tiêu, mục tiêu chính chỉ có một mà thôi. Ngắm mục tiêu, liệt kê ra các phương pháp giúp ta đạt được mục đích. Sau đó tiếp tục so sánh, phán xét, lựa chọn. Bước quan trọng nhất ở đây là lựa chọn. Bắn bi, cẩn thận kiểm tra lại phán đoán của mình. Nếu phán đoán xác định là không sai thì nên dứt khoát bắn bi để thu được kết quả tốt nhất. Nếu bạn coi nguyên tắc và các bước quyết định là thói quen suy nghĩ của mình thì cho dù tình huống có xấu đến đâu bạn cũng có thể giải quyết được. Tuy nhiên, dung lượng chứa trong bộ não của chúng ta có hạn, không thể so sánh được với máy tính nên ta không thể tham lam chứa đự ng quá nhiều điều, suy nghĩ quá nhiều. Nếu vấn đề thời gian gấp gáp, bạn phải làm nhanh nhưng vẫn phải cẩn thận, không được sia sót. Giống như việc rất nhiều học sinh, sinh viên thích vừa nghe nhạc vừa đọc sách. Kết quả là sách đọc không có kết quả, cũng không tận hưởng được cái hay của âm nhạc. Cũng có nhiều người thích đọc sách, báo khi đi vệ sinh, theo nghiên cứu y học, nh ững người có thói quen này rất dễ mắc bệnh như: táo bón hoặc trĩ. Vì vậy kết luận: Hãy chú tâm vào làm tốt một việc, đừng mong muốn một lúc có thể làm tốt mọi thứ, đó là suy nghĩ sai lầm. Chúng ta hãy xử lý, giải quyết từng bước một. Đây chính là mấu chốt quan trọng để không làm thay đổi tính chất của quyết định. . Mỗi lần một việc Khi chúng ta suy nghĩ và lựa chọn, hồ đồ nhất là lựa chọn thiếu lý luận và logic. Việc nên làm thì không làm, việc không nên làm thì lại làm. Mỗi lần một việc Nguyên. đến vấn đề một cách logic? Thực ra không khó, ta cứ từng bước, từng bước tiến hành công việc, sẽ không có sai sót gì. Khí chúng ta đứng trước một quyết định thì nên làm một lần một việc, nghĩ. kết luận: Hãy chú tâm vào làm tốt một việc, đừng mong muốn một lúc có thể làm tốt mọi thứ, đó là suy nghĩ sai lầm. Chúng ta hãy xử lý, giải quyết từng bước một. Đây chính là mấu chốt quan trọng

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan