NGƯỜI NỮ HOẠ SĨ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM pot

4 449 0
NGƯỜI NỮ HOẠ SĨ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGƯỜI NỮ HOẠĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM - Nhân kỷ niệm 100 năm sinh hoạ Lê Thị Lựu (1911 - 2011) LÊ THỊ LỰU -Chân dung em bé - Lụa, 27x22cm, 1959 Trong cuốn phim phóng sự lịch sử về hoạt động chính trị và ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp năm 1946, đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các kiều bào Việt Nam tại Pháp, có hình ảnh 2 phụ nữ Việt Nam giương cao lá cờ Tổ quốc, một trong hai người phụ nữ ấy là nữ họa Lê Thị Lựu (người bên trái). Họa Lê Thị Lựu quê làng Thổ Khối, tỉnh Bắc Ninh. Sống chủ yếu ở Pháp. Từ 1927, bà học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đỗ đầu kỳ thi tuyển khóa 3* (đúng ra, bà không phải đỗ đầu kỳ thi tuyển khóa 3, mà là tốt nghiệp thủ khoa khóa 3). Về cuộc triển lãm đầu tiên của nhà trường (tháng 11/1929), Yvonne Schultz đã viết: “ Bức pan-nô rất thú vị của cô Lê Thị Lựu, năm thứ 3, trình bày mấy đứa trẻ con quanh một cây chuối. Tôi tin rằng đó là bức tranh sơn dầu duy nhất cho ta thấy một đứa ‘nhỏ’ có một cái bụng to đầy cơm. Và điều đáng yêu là người vẽ đứa nhỏ kia là một phụ nữ trẻ. Người ta thấy trong bức tranh đó một tình cảm rất dịu hiền đối với trẻ thơ. Bức thứ hai của cô Lựu là bức chân dung vẽ người ông cậu với một vẻ bạo dạn làm nhớ đến Reynolds” (“Một trường phái hội họa và điêu khắc mới: Trường phái An Nam”, báo “L’Avenir du Tonkin”, đăng lại trên phụ trương tiếng Pháp của báo “Nam Phong”, số 145, tháng 12/1929). Từ 1932, sau khi tốt nghiệp, bà đi dạy vẽ ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. 1940 -1945, bà sang Pháp đúng vào thời kỳ chiến tranh, sau đó theo chồng (ông Ngô Thế Tân) là kỹ sư canh nông sang Guinée rồi lại quay trở về Pháp định cư. Từ 1946, bà tiếp tục vẽ thiếu nhi, thiếu nữ, thiếu phụ, chân dung hoặc phong cảnh. Tham gia một số cuộc triển lãm chung và chưa bao giờ tổ chức triển lãm cá nhân. Là thành viên “Hiệp hội nữ họa sĩ, nhà điêu khắc và nhà khắc tranh” (Union des Femmes Peintres, Sculpteurs et Graveurs) ở Paris. Bà chuyên sử dụng sơn dầu và dùng lụa “tự do” như một thứ mặt nền (support) hơn là một thể loại riêng biệt, bao giờ cũng bồi lụa trước khi vẽ. Phong cách “kiên trì” cổ điển, với sự kết hợp các yếu tố biểu tượng và có nhiều tính chất của hội họa ấn tượng. Ngưỡng mộ Renoir, nhất là Bonnard, bà hướng tới một bảng màu sáng, nhẹ nhõm, diễn hình có không gian chủ yếu bằng điệu thức màu thay vì những độ tương phản đậm nhạt quá “truyền thống”. Ngay từ trước 1975, họa Lê Thị Lựu đã về thăm lại quê hương, sáng tác và tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bà mất tại Pháp năm 1988. QUANG VIỆT (rút từ “Từ điển họa Việt Nam”) NXB Mỹ thuật 2007, có sửa chữa và bổ sung) * Khóa 3 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1927 - 1932) đỗ tuyển 11 người, 6 người tốt nghiệp: 1. Lê Th ị Lựu / 2. Trần Quang Trân / 3. Vũ Tiến Chức / 4. Phạm Hữu Khánh / 5. Vũ Đăng Bốn / 6. Nguyễn Họa Thế, riêng Nguyễn Cao Luyện chuyển sang học kiến trúc. Lê Thị Lựu, trên thực tế, là người phụ nữ đầu tiên được đào tạo chính qui tại nhà trường. . NGƯỜI NỮ HOẠ SĨ ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM - Nhân kỷ niệm 100 năm sinh hoạ sĩ Lê Thị Lựu (1911 - 2011) LÊ THỊ LỰU -Chân dung em bé. lịch sử về hoạt động chính trị và ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp năm 1946, đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các kiều bào Việt Nam tại Pháp, có hình ảnh 2 phụ nữ Việt Nam giương. trước 1975, họa sĩ Lê Thị Lựu đã về thăm lại quê hương, sáng tác và tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Bà mất tại Pháp năm 1988. QUANG VIỆT (rút từ “Từ điển họa sĩ Việt Nam ) NXB Mỹ

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan