FRANCIS BACON-NGƯỜI HOẠ SĨ KỲ DỊ doc

8 340 0
FRANCIS BACON-NGƯỜI HOẠ SĨ KỲ DỊ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

FRANCIS BACON-NGƯỜI HOẠ KỲ DỊ Trên thế giới, trong các họa siêu th ực có lẽ không ai kỳ lạ bằng họa Francis Bacon. Xuyên suốt sự nghiệp của ông, trừ một số tranh mang tính chất trang trí do có thời ông làm nghề thiết kế nội thất, còn toàn bộ đều là những bức tranh nhuốm mầu u uất, đau đớn, kinh hoàng và bi thương. Ông có khoảng 70 tác phẩm nổi tiếng trên giấy và sơn dầu, trong đó nổi bật nhất là bức tranh Ba dáng vẻ con người dưới chân cây thập tự năm 1944, Người- thịt năm 1954 và Ba tự họa năm 1985… Francis Bacon sinh ngày 28 tháng 10 năm 1909 tại số 63 phố Lower Baggot Dublin Ai Len. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, cha là cựu chiến binh trong chiến tranh Boer, sau này là huấn luyện viên ng ựa tam bản Triptych đua, mẹ là con gái địa chủ hãng thép và than đá. Thuở nhỏ, ông bị hen suyễn, dị ứng với ngựa và chó, thường phải tiêm thuốc giảm đau. Do yếu ớt bệnh tật, cộng với việc gia đình thường xuyên phải di chuyển giữa Ai Len và Anh, đã định hình trong ông một tính cách bất ổn, ông thường xuyên mặc váy, bôi son, trang điểm như con gái. Năm 1925, khi 16 tuổi, giận cha, ông đã bỏ nhà đi đến ở tạm nhà một người bạn cha tại London Anh. Năm 1927, ông tới Đức chứng kiến sự xa hoa của Berlin và nền cộng hòa Weimar. Cùng năm ông đến Paris - Pháp, tại đây trong một lần tham gia triển lãm 106 bức tranh tân cổ điển của danh họa Pablo Picasso tại galery Paul Rossenberg Paris, ông bỗng đam mê tranh, thơ cũng như phim siêu thực. Cuối năm 1928, ông trở lại London làm nghề thiết kế nội thất tại số 7 Reece Mews, South Kensington. Ông làm vi ệc tại đây từ năm 1961 đến năm 1992 cho đến khi qua đời. Khi thiết kế nội thất ông vẫn tự học vẽ tranh. Năm 1929 bị thôi thúc bởi cảm hứng hội họa, ông đã chuyển sang chuyên vẽ tranh và có buổi giới thiệu đầu tiên gồm các tranh vẽ trên thảm và đồ đạc tại Reece Mews. Sự chuyển biến đột ngột bắt đầu từ đầu năm 1934, khi ông thuê được một galery tại nhà Sunderland, phố Curzon, Mayfair, và tổ chức thành công cuộc triển lãm mang tên Tranh của Francis Bacon gồm bảy bức tranh sơn dầu và năm bức tranh mầu bột, trong đó có bức tranh nổi tiếng Chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá năm 1933. Năm 1935, ông lại thăm Paris và mua được một cuốn sách miêu tả cặn kẽ về căn bệnh lở mồm loe loét, cũng trong năm này ông đã xem bộ phim Chiến hạm Potemkin của đạo diễn Sergei Eisenstein. Trong phim có cảnh cô y tá mặt đầy máu la hét khi chạy xuống cầu thang, và hình ảnh máu me bê bết như vậy về sau đã xuất hiện trong rất nhiều bức tranh của ông. Từ đây, ông bắt đầu một thiên hướng sáng tác mới tách biệt khỏi cuộc sống đời thường và đi sâu vào khai thác những cái lập dị thuộc phạm trù cái đau, nỗi khống khổ, sự cô đơn, hãi hùng… Những tác phẩm đầu tay thuộc loại này rất trừu tượng, dựa trên hình thể con người bị che lấp bởi đồ vật, các nét vẽ ngẫu hứng hay nói cách khác là sự chưa định hình của nỗi đau mà mới chỉ dừng ở ảo giác. Một tác phẩm tiêu biểu là Hình người trừu tượng năm 1936 và đã bị thiêu hủy trong chiến tranh. Từ năm 1939 - 1940, hình người hiện lên rõ ràng hơn trong tác phẩm. Thời điểm này, chiến tranh thế giới nổ ra, do sức yếu không nhập ngũ được, ông xin vào làm tại đội tự vệ của thành phố London và ban phòng chống không tặc, nhưng vì bụi khói khiến bệnh hen nặng hơn, ông phải bỏ việc. Trong khói bụi của chiến tranh, chứng kiến máu đổ, bao con người hiền lành trở nên bạo ngược, ông đã nhìn nhận về cuộc sống khác hẳn. Hình ảnh con người hiện lên trong tranh họa giờ đây đã bị bao phủ bởi sự u ám, những toan tính, nỗi sợ hãi và cái tàn nhẫn. Một tác phẩm nổi tiếng là Người đàn ông bước ra t ừ chiếc xe năm 1939 - 40, Người đàn ông đội mũ trai và Người đàn ông ngồi năm 1943 mà con người thực chính là Hitler. Tuy nhiên, phải tới giữa thập niên 50, s ự nghiệp của ông mới bay bổng. Năm 1944, ông có một kiệt tác cho phép ông sánh ngang với nhiều danh họa trong quá khứ, đó là tác phẩm Ba dáng vẻ con người dưới chân cây thập tự, miêu tả về ba nỗi đau, vẽ bằng sơn dầu trên ba tấm khổ lớn và trong khoảng thời gian hai tuần. Họa đã tặng bức tranh này (vào năm 1953) cho Galery Tate, London Anh. Đặc sắc không kém là Họa Phẩm năm 1946 được thế giới xem là một bản ca kịch. Vốn họa chỉ định vẽ một con tinh tinh đang chơi đùa trên một bãi cỏ dài (hiện nay một phần của hình vẽ cũ vẫn còn m ờ mờ), xong sau đó ông đổi sang vẽ một con chim đang săn mồi, rồi không hiểu sao nét bút đi chệch hướng và tự nhiên lái ông sang một nội dung khác căn bản, từ con tinh tinh thay bằng một con người, từ con chim đang phóng mình vồ lấy con mồi trên đồng cỏ là một con gia súc rất to ở tư thế mà dân gian quen gọi là móc hàm, với hai chân giạng ra hai bên và phía dưới là người bán thịt với dáng vẻ hằn học tò mò của một cảnh sát hay chính khách. Năm 1948, Họa Phẩm đã có mặt tại bảo tàng Mỹ thuật hiện đại New York Mỹ. Góp phần tạo dựng nét nổi bật của tranh Francis Bacon là loạt tranh miêu tả những cái đầu. Cuối năm 1948 sau đợt khảo sát châu Âu, ông trở về London, và từ tháng bảy tới tháng chín năm 1949 tổ chức tại galery Redfern một cuộc triển lãm mang tên Triển lãm Mùa hè, giới thiệu bức tranh Cái đầu I vẽ trên gi ấy. Tiếp tục từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1949 tại galery Hanover - Đức là triển lãm Những bức tranh mầu với sáu tác phẩm từ cái đầu I đến cái đầu VI, bức tranh Nghiên cứu về thân thể con người năm 1949 v à Chân dung tự họa năm 1949 vẽ bằng sơn dầu. Nhìn vào sáu cái đầu này, sẽ thấy nó là những cái quái dị nhất của bộ mặt người, mắt trợn trừng, miệng há hốc, từ tai, mũi, mắt, miệng, trán, cằm không còn nguyên vẹn, và vượt lên trên mọi cảm nhận chính là sự kinh hoàng. Nhận xét về tranh của ông bấy giờ, nhà báo Robert Melville đã có bài in trên tờ tạp chí Horizon so sánh tác phẩm của ông ngang tầm với phim ảnh của châu Âu, với các tác phẩm của Pablo Picasso,… Năm 1948, Francis Bacon đã phối hợp mở một quán rượu và nước giải khát tại số 41 phố Dean, Soho London và nhờ thế đã gặp gỡ và k ết giao được với nhiều văn nghệ và nhân v ật huyền thoại, trong đó có họa sĩ, nhà minh họa John Minton, nhiếp ảnh gia John Deakin, nhà phê bình nghệ thuật David Sylvester… Thập niên 60, ông chính thức được cả thế giới biết tới với những tác phẩm miêu tả con người hoặc là với sự đau khổ, hoặc là với sự gian ác và tội lỗi. Có lẽ những mất mát trong cuộc đại chiến, và từ cảm nhận tinh tế của một dị nhân thiên tài, đã từng trải qua nhiều khổ cực, dưới đáy của xã hội mà đã nảy sinh những tác phẩm đặc biệt. Ông đã được xem là một họa vĩ đại nhất của thế giới thế kỷ 20, và khi so sánh những hình vẽ trong tác phẩm của ông, thì những hình ảnh kinh dị trên phim ảnh hiện nay còn kém xa. Nhận thấy tài năng của Francis Bacon, năm 1950 John Minton đã giới thiệu ông với Đại học Mỹ thuật, và ông đã làm giảng viên mỹ thuật tại đây hai buổi một tuần. Năm 1950, ông có ba bức tranh tiêu biểu dựa trên họa phẩm của họa Diego Velazquez miêu tả về giáo hoàng, và được triển lãm tại Hannover Đức. Cũng năm này, ông vẽ tác phẩm Người Nude - Người khỏa thân hay Khỏa thân nằm và Người bị nhốt trong xà lim (khung) là hai trong số ít tác phẩm chưa được công bố được phát hiện trong ph òng vẽ của họa sau khi ông qua đời. Người trong xà lim miêu tả một con người tàn phế khốn khổ, khó có thể gọi là người, và có thể bức tranh đ ã bị ông bỏ đi vì đã để cho mầu vẽ và nhiều chất bẩn vương vào. ông còn có tác phẩm Người - khỉ, Nude, Chân dung Lucian Freud và loạt tranh ba vị giáo hoàng I,II,III đều sáng tác năm 1951 và được triển lãm tại Hannover 1951 - 1952. Năm 1964, Fracis Bacon quen người bạn đồng phòng Eastender Goerge Dyer. Hai người rất thân thiết. Năm 1971, Dyer tự vẫn, và để tưởng nhớ về Dyer năm 1973 ông đã có tuyệt phẩm tam bản Triptych. Năm 1974, ông quen một chàng trai nghèo khiếm thị, mù chữ tên là John Edwards, đây cũng là người bạn thân cuối cùng của họa sĩ. Năm 1985, ông đoạt giải thưởng Mỹ thuật quốc tế Emmy Award, và có nhiều triển lãm lớn tại nhiều thành phố như London Anh, Paris Pháp, New York, Washington, Los Angeles Mỹ, Dublin Ai Len và Moscow Nga Ngày 28 tháng 4 năm 1992, do một cơn đau tim họa Francis Bacon đã mất tại thủ đô Madrid Tây Ban Nha, và để lại toàn bộ nhà c ửa cũng như số tác phẩm trị giá 11 triệu bảng Anh cho Edwards, vị này sau đó đã tặng lại cho Galery Hugh Lane Dublin. Căn nhà nhỏ vừa là nơi ở vừa là phòng vẽ, rất lộn xộn. Trên sàn nhà bừa bãi những tập giấy, bút vẽ, bảng biểu và chất cao những giá đựng họa, tranh, ảnh, các ghi chép… Bên trái căn nhà là giường ngủ, nơi tiếp khách, bên ph ải là giá vẽ. Họa đã từng nói: Tôi chỉ có thể vẽ trong nhà tôi, trong mớ lộn xộn và kinh khủng này mà nảy sinh cảm hứng sáng tác. Tôi không thể làm việc ở nơi quá gọn gàng, s ạch sẽ Ông cũng không vẽ cảnh đời thường mà l ấy cảm hứng từ một đống ảnh, minh họa, cáctalô, sách, báo và tạp chí; sử dụng các chi tiết hoặc một điểm nào đó trên ảnh hoặc tr ên các minh họa báo để tạo nên ý tưởng hội họa. Năm 1998, căn nhà của Francis Bacon được tặng cho Galery Hugh Lane. 10 nhà khảo cổ đã phải dành ba năm nhẫn nại để ghi chép mà v ẫn giữ nguyên hiện trạng căn nhà: những bức tranh sơn dầu bị lem luốc, rách nát nằm lăn lóc trên sàn; những cây bút vẽ, lon hộp đựng mầu vẽ cùng giẻ lau bằng len và nhung, những bức tường và cửa bê bết các mảng mầu được họa dùng như một bảng mầu mẫu; những tập ảnh bạn bè và người mẫu, những trang sách và tạp chí bị vò nhàu, rơi vãi lung tung; những bản ghi chép bằng tay ý tưởng của bức vẽ nằm chồng chất lẫn trong những đống rác… và một bức tự họa cuối cùng còn dang dở trên giá vẽ. Có tất cả 7.000 đồ vật được lập danh sách, và là bộ dữ liệu đầu tiên được lập trên máy tính của thế giới, qua đó từng đồ vật hiện lên với đầy đủ các thông tin, hình ảnh, kích cỡ. Căn nhà được chia làm nhiều gian, tầng, bậc giới thiệu từ cầu thang, cửa, các sàn nhà, trần nhà, giá đỡ tới phòng vẽ, nơi ở, nhà bếp, phòng tranh và phòng ảnh cho thấy toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của họa vĩ đại. Cuộc đời của họa Francis Bacon đã được dựng thành phim, với tên gọi Tình yêu là quỷ sứ, dựa trên kịch bản của nhà văn Daniel Farson năm 1993 và đạo diễn John Maybury, công chiếu năm 1998. Chưa có ai trong lịch sử kể từ thời danh họa Pablo Picasso, có thể diễn tả nỗi đau, sự khủng khiếp thành công như Francis Bacon. Những sáng tác của ông được xem là những họa phẩm bất hủ của thời đại. Chu Mạnh Cường . FRANCIS BACON-NGƯỜI HOẠ SĨ KỲ DỊ Trên thế giới, trong các họa sĩ siêu th ực có lẽ không ai kỳ lạ bằng họa sĩ Francis Bacon. Xuyên suốt sự nghiệp. Năm 1948, Francis Bacon đã phối hợp mở một quán rượu và nước giải khát tại số 41 phố Dean, Soho London và nhờ thế đã gặp gỡ và k ết giao được với nhiều văn nghệ sĩ và nhân v ật huyền thoại, trong. bếp, phòng tranh và phòng ảnh cho thấy toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ vĩ đại. Cuộc đời của họa sĩ Francis Bacon đã được dựng thành phim, với tên gọi Tình yêu là quỷ sứ, dựa trên

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan