VIẾT DƯỚI ÁNH ĐÈN DẦU pptx

4 295 0
VIẾT DƯỚI ÁNH ĐÈN DẦU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIẾT DƯỚI ÁNH ĐÈN DẦU Đó là những trang nhật ký của ông viết từ năm 1958 đến năm 1974 được ghi trên 14 quyển lịch tay và 5 cuốn sổ tay. Được gia đình ông lưu giữ rất cẩn thận trong một cái thùng tôn cùng các trang ký họa và một số tranh bột mầu của ông để tránh bị ẩm ướt và mối mọt. Năm 2000 con trai của ông là Bùi Thanh Phương cùng nhà sưu t ập Trần Hậu Tuấn biên tập và Nhà xuất bản Mỹ thuật thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam xuất bản. Tôi có may mắn được tặng một cuốn. Tôi đã đọc say mê và thích thú, coi như cuốn cẩm nang của người làm nghệ thuật và lúc nào cũng để ở đầu giường. Cũng qua cuốn sách này, tôi đã học được ở ông, danh họa Bùi Xuân Phái mà tôi kính yêu như một người thày lớn, một người anh lớn. Người mà tôi có duyên may được gần gũi từ đầu những năm 60 c ủa thế kỷ trước (thế kỷ 20) cho đến ngày ông về cõi vĩnh hằng tháng 6 năm 1988. Trong đám tang ông, mà tôi đưa tiễn, tôi thấy có lẽ là đám tang l ớn nhất và cảm động nhất trong mấy chục năm qua. Dòng người đưa tiễn đông nghịt trải dài từ trụ sở Hội Liên hiệp nghệ thuật Hà Nội từ giữa phố Hàng Buồm đến đầu phố Hàng Bạc, đã làm nghẽn đường hàng giờ đồng hồ. Những người bạn thân của ông như nhà thơ Vũ Đình Liên, nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, đạo diễn Phan Tại, họa sĩ Năng Hiển v.v Tôi không thể kể hết ra đây những người trong giới nghệ thuật cũng như rất nhiều người dân bình thường yêu kính ông và thương tiếc ông. Họ đã mang đến bao nhiêu vòng hoa lớn nhỏ - đã phải xếp trên mấy ô tô mới chở hết. Có nhiều người khóc dấm dứt. Nhiều cặp mắt đỏ hoe của người cao tuổi. Phải chăng những dòng lệ của họ đã chảy ngược về tim, nh ư 2 câu thơ của thi sĩ Dương Khuê. “Tuổi già giọt lệ như sương Làm sao ép được hai hàng chứa chan!” Sau những lời điếu văn của nhà thơ Vũ Đình Liên, quan tài của ông đã hạ huyệt trong tiếng khóc vỡ òa của gia đình và bạn bè thân thiết, hòa cùng lời cầu kinh Phật ông Nguyễn Văn Lâm (cà phê) tiếng gõ mõ của họa sĩ Năng Hiển. Dưới đây tôi chỉ xin trích dẫn một số câu trong quyển nhật ký của ông mà tôi coi là tâm đắc nhất. - “Giữ cho tâm hồn trong trẻo, đẹp đẽ, tươi trẻ Đó là cách gần gũi nhất với nghệ thuật”. - “Đừng làm xiếc với nghệ thuật Nó chỉ tạo ra một thứ tiểu xảo tầm thường” - “Nếu anh muốn biết rõ anh là ai thì anh cứ việc vẽ theo ý thích của anh” - “Có những tay quả thực tài năng không có gì. Thế mà ăn to, nói lớn khiếp lên được. Có gì đâu; mấy tay đó có may, thế thôi. May hơn khôn và vừa may vừa khôn càng lợi. Họ gặp thời và đáp ứng tương đối kịp thời”. - “Buồn thay cho kẻ bất tài. Nhưng giá hắn lương thiện hơn và theo một nghề gì thích hợp với hắn thì hơn. Đằng này hắn giở trò bịp bợm thì thật là khó chịu”. - “Rồi những cái chân chính phải sáng tỏ. Hết rồi những ấm ớ, khuếch khoác, bất tài thành công!”. - “Thời gian cứ trôi. Cái hôm nay chẳng mấy chốc đã thành quá khứ. Cái hay cái đẹp sẽ tồn tại và ngược lại. Hỡi ông bạn đừng tự hào vội! Tác phẩm của ông đã có mấy? Mà đã tuyệt thú chưa?” - “Tốt nhất là đừng đánh giá mình “ghê” quá. Hãy chịu khó làm việc, làm việc nhiều hơn nữa! Không thể tự mãn với những bức tranh đã vẽ. Không!” - “Ông bạn thân mến ạ! Phải làm việc nhiều hơn và hay hơn nữa chứ!” - “Một câu nói khiêm tốn: - Tôi chưa có một tác phẩm đáng kể. Nói thế để tiếp tục cố gắng làm việc nhiều hơn nữa chứ. Không phải đành bỏ cuộc”. - “Vẽ liên tục, giữ lửa liên tục, nguội lạnh là chết”. - “Theo đuổi cái đẹp, không chỉ đơn thuần trong tranh. Mà phải luôn trau dồi “tư cách đạo đức của “một con người nghệ sĩ chân chính”. - “Hãy quí trọng nhân tài một cách thực sự. Đừng để họ khổ kéo dài! Chính những con người này sẽ làm vẻ vang cho đất nước” Hà Nội, Xuân Mậu Tý “Để kỷ niệm 20 năm ngày mất của danh họa Bùi Xuân Phái (1988- 2008) Lê Chấn . VIẾT DƯỚI ÁNH ĐÈN DẦU Đó là những trang nhật ký của ông viết từ năm 1958 đến năm 1974 được ghi trên 14 quyển lịch tay và 5. rất cẩn thận trong một cái thùng tôn cùng các trang ký họa và một số tranh bột mầu của ông để tránh bị ẩm ướt và mối mọt. Năm 2000 con trai của ông là Bùi Thanh Phương cùng nhà sưu t ập Trần. thiết, hòa cùng lời cầu kinh Phật ông Nguyễn Văn Lâm (cà phê) tiếng gõ mõ của họa sĩ Năng Hiển. Dưới đây tôi chỉ xin trích dẫn một số câu trong quyển nhật ký của ông mà tôi coi là tâm đắc nhất.

Ngày đăng: 29/06/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan