LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU potx

6 424 0
LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU ĐẠI CHÚC - Hoàng hôn của các thiên thần - sơn dầu 18 giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 2008 họa sĩ Đại Chúc đ ã cho khai mạc phòng tranh sơn d ầu với 63 tranh trong đó có 8 bức khổ lớn (306 x 225cm) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - 66 Nguyễn Thái Học - Hà Nội. Đây là những bức tranh sơn dầu mới được sáng tác trong ba năm trở lại đây tại nhà riêng của gia đình anh ở Hải Phòng. Năm ngoái, trong dịp đi công tác Hải Phòng, tôi và một số anh em trong Hội Mỹ thuật Việt Nam đã đến thăm xưởng vẽ của anh. Điều l àm mọi người ngạc nhiên là trong xưởng vẽ của anh như là một cái kho chứa tranh sơn dầu. Anh cho biết đó là những bức tranh anh sáng tác trong vài năm nay khi anh trở về với thành phố cảng nơi anh đã sinh ra và lớn lên, thành phố đã cho anh nhiều ấn tượng đẹp về con người, cảnh quan và sự sôi động của một thành phố biển, với những hàng phượng vĩ, con sông Lấp, vườn hoa và cảng biển với những con tàu, cần cẩu, cầu cảng, những người công nhân lao động khoẻ mạnh, bình d ị và dũng cảm. Đại Chúc sinh ra trong một gia đình văn nghệ, bố anh - nhà thơ, nhà văn hóa Đại Thanh, em anh - Chức - đạo diễn sân khấu - Phó ch ủ tịch thường trực Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, chị là Nghệ sĩ sân khấu Mai, các cháu là các nghệ sĩ Khanh, Vân, Vi. Tuổi trẻ Đại Chúc gắn mình với hoạt động hàng hải, nhiều năm l à chuyên viên cao cấp, thường tham gia soạn thảo và dịch những hợp đồng mua bán tàu biển lớn. Thỉnh thoảng anh cũng xuống tàu lênh đênh trên bi ển, vì vậy anh có điều kiện đi đến nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều văn nghệ sĩ và thông thạo tiếng Anh. Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, bên c ạnh công tác hàng hải, anh bắt đầu có những tiếp xúc với các họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng và đặc biệt là với họa sĩ Bùi Xuân Phái khi ông vào thành phố Hồ Chí Minh vẽ và thăm bạn bè, Đại Chúc đã mời ông đến ở nhà mình đường Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh vừa sáng tác vừa tạo điều kiện để ông tiếp xúc với bạn bè. Là con nhà nòi, Đại Chúc đã nhanh chóng tiếp thu nghệ thuật tạo hình và bước vào sáng tác với chất liệu tranh sơn dầu từ đầu những năm 1980 khi anh còn công tác bên ngành hàng h ải. Cũng phải nói rằng vào thời kỳ khó khăn kinh tế sau ngày thống nhất đất nước, Đại Chúc đã có một nền tảng kinh tế gia đình sung túc, nhiều sách vở mỹ thuật, nhiều nguyên vật liệu như vải vẽ, sơn dầu và các dụng cụ vẽ của anh đều thuộc loại hàng “xịn”, xưởng vẽ rộng rãi nhiều họa sĩ mơ ước. Nhưng đó chưa phải là tất cả, điều kiện sáng tác và niềm say mê hội họa sơn dầu đã giúp anh nhanh chóng nắm vững kỹ thuật chất liệu, kỹ năng sáng tạo, nhanh chóng trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Đ ại Chúc không học mỹ thuật ở một trường chuyên nghiệp nào nhưng anh đã học được nhiều ở trường đời, ở các sách vở mỹ thuật mà anh có được, đặc biệt là ở những họa sĩ bậc thày như Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Lưu Công Nhân. Say mê vẽ, tinh nhanh trong việc nắm bắt những kỹ thuật của chất liệu sơn dầu đã từng bước tạo nên một họa sĩ Đại Chúc với hàng ngàn tác phẩm sơn dầu mà ở đó kỹ thuật, bút pháp, bố cục mang dấu ấn tài hoa, chuyên nghiệp. Đại Chúc chuyên sáng tác tác phẩm bằng chất liệu sơn d ầu có khuôn khổ lớn. Thời kỳ đầu anh sáng tác các tranh phong cảnh và chân dung với màu sắc mạnh mẽ bút pháp khoáng đạt. Ta có thể kể tới các bức tranh Thuyền và biển, Cảng Cobe, Đêm Vũng Tàu (300x138cm) - 1994; Phong cảnh Việt Nam (220x500cm) - 1994 Những bức tranh chân dung vẽ những người thân yêu trong gia đình và bạn bè như Bố tôi thi sĩ Đại Thanh (80x100cm) - 1993; Vợ tôi Phạm Lệ Xuân (138x100cm) - 1993; Con gái (60 x80cm) - 1985; Con trai họa sĩ (52 x62cm)- 1999; Nhạc sĩ - thi sĩ Văn Cao (100x76cm) - 1983; Ba thiếu nữ (56x120cm) Hàng trăm bức tranh sơn dầu vẽ hoa. Họa sĩ Đại Chúc đã có triển lãm tranh sơn dầu cá nhân đầu ti ên năm 1992 tiếp đó là triển lãm cá nhân lần thứ hai năm 1993 cũng tại thành phố Hồ Chí Minh. Giới mỹ thuật đã đánh giá cao những tác phẩm của anh trong triển lãm và cũng trong năm 1993 Đại Chúc đã được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam ngành Hội họa. Trời đã cho Đại Chúc một thân hình cường tráng như l ực sĩ, một đời sống vật chất sung túc, một niềm say mê sáng tạo, nên bước vào mỹ thuật anh như đã tìm thấy con đường riêng của mình. Vì vậy, sau những thành công bư ớc đầu trong hội họa đầu những năm 1990, anh rời bỏ nghiệp công chức để trở thành một họa sĩ tự do, giành tất cả thời gian mỗi ngày từ 8 đến 10 giờ cho sáng tác tranh sơn dầu để có được một khối lượng tác phẩm đồ sộ, liên tục tổ chức các triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và ở nước ngoài như ở Luân Đôn - Anh, Pa ri - Pháp, Hồng Công đã thành công trên cả phương diện nghệ thuật và sống được bằng nghề nghiệp mỹ thuật của mình. Anh là người có duyên sống bằng nghề mỹ thuật. Anh cho biết “chỉ riêng năm ngoái, tôi đã bán được gần một tỷ tiền tranh. Ví như bức chân dung danh họa Nguyễn Gia Trí, tôi vẽ trong năm mươi phút nhưng được trả tới một vạn đô ”. Tôi còn nhớ vào cuối những năm 1990 của thế kỷ 20, họa sĩ Đại Chúc đã cùng tôi tổ chức triển lãm chung tại Gallery Sông Hồng Hà Nội. Tại đó anh đã trưng bầy nhiều tác phẩm sơn dầu: Chân dung, tĩnh vật hoa với màu sắc mạnh mẽ, bút pháp khỏe khoắn, mang dấu ấn ri êng tác giả, còn tôi trưng bầy những bức tranh khắc thạch cao và tempera trên lụa. Triển lãm cá nhân lần thứ 9 của họa sĩ Đại Chúc lần này tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu nhiều tác phẩm sơn dầu cỡ lớn chủ yếu được sáng tác trong thời gian gần đây khi anh trở lại Hải Phòng. Bên cạnh các tác phẩm phong cảnh như Hạ Long vàng (100x76cm)- 2006; Nắng Thanh Hóa (100x76cm)- 2006 là những tác phẩm kích thước lớn có nội dung liên quan đến những vấn đề tâm linh như Đức Phật và cõi trần gian (300x200cm) - 2008; Vũ điệu của nữ thần Shiva (306x225cm) - 2006; Nhà sáng tạo vĩ đại The Gretes Crater - 2008 Anh tâm s ự với tôi rằng, không hiểu sao những năm gần đây những vấn đề của tôn giáo, của tâm linh cứ thôi thúc anh, tác động đến tâm trí anh như là sự gợi mở những nội dung mới mà anh c ần phải sáng tác. Những nội dung đó đã trở thành những suy nghĩ nội tâm, những sự bùng phát trong sáng tạo nghệ thuật tranh sơn dầu của anh, thôi thúc anh như một “ma lực” đưa đẩy anh sáng tác. Tôi nghĩ rằng mỗi nghệ sĩ, vào những thời điểm nhất định đều có thể hướng cho mình một nội dung sáng tạo mà mình tâm huyết. Chỉ có như vậy mới đạt được sự thành công. Anh quan niệm “tuổi thọ của mỗi con người đư ợc tính ở chỗ không phải anh sống bao nhiêu năm mà sống như thế nào, cống hiến cho người thân cho xã hội ra sao? Tôi có khoái cảm muốn chiêm ngưỡng cái hay cái đẹp. Bởi thế, tôi luôn thích những người hơn mình để tìm ra cái mà thưởng thức. Mỗi lần như thế mình sướng lắm ” Họa sĩ Đại Chúc sinh ngày 9 tháng 10 năm 1944 tại Hải Phòng, hai mươi năm cùng mỹ thuật, thời gian không dài đối với một nghệ sĩ tạo hình nhưng Đại Chúc đã có hàng ngàn tác phẩm sơn dầu, trong đó có hàng trăm tác phẩm cá nhân và nhóm, một khối lượng sáng tác và triển lãm không phải họa sĩ nào cũng có được. Nhiều tác phẩm của anh đã có mặt trong bộ sưu tập cá nhân và nước ngoài và để được dấu ấn của mình trong mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Trần Vân . LÊ ĐẠI CHÚC VỚI TRANH SƠN DẦU LÊ ĐẠI CHÚC - Hoàng hôn của các thiên thần - sơn dầu 18 giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 2008 họa sĩ Lê Đại Chúc đ ã cho khai mạc phòng tranh sơn d ầu với. của chất liệu sơn dầu đã từng bước tạo nên một họa sĩ Lê Đại Chúc với hàng ngàn tác phẩm sơn dầu mà ở đó kỹ thuật, bút pháp, bố cục mang dấu ấn tài hoa, chuyên nghiệp. Lê Đại Chúc chuyên sáng. Cao (100x76cm) - 1983; Ba thiếu nữ (56x120cm) Hàng trăm bức tranh sơn dầu vẽ hoa. Họa sĩ Lê Đại Chúc đã có triển lãm tranh sơn dầu cá nhân đầu ti ên năm 1992 tiếp đó là triển lãm cá nhân lần

Ngày đăng: 29/06/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan