NH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ 2010 docx

2 163 1
NH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ 2010 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ 2010- 2030 (14/08/2009) Trang in NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong y tế kiên trì, nỗ lực, luôn làm sâu sắc, sáng tỏ mục tiêu y tế: Công bằng-Hiệu quả-Phát triển. 2. Nhấn mạnh: Đầu tư cho y tế là một đầu tư phát triển. Nhà nước đảo đảm đầu tư cho y tế khoảng 50% trong tổng chi y tế. Thực hiện Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Tăng mức đầu tư từ Ngân sách, đồng thời ra sức vận động tăng thu hút các nguồn lực xã hội, bao gồm tư nhân, phi lợi nhuận, thiện nguyện, cả trong và ngoài nước. Theo định hướng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tập trung làm tốt hơn nữa công đoạn Y tế dự phòng. Bảo đảm nguồn lực cho Y tế dự phòng không ít hơn 30% tổng nguồn lực. Có tổ chức mạng lưới làm Y tế dự phòng phủ khắp các huyện, xã. Bố trí đủ lực lượng mạnh cho các trọng điểm: cửa khẩu, tụ điểm thương mại, đầu mối giao thông, các vùng “trũng” nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn thương tích, chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, … 4. Về công nghệ Y tế: Phát triển y tế công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Luôn coi trọng kết hợp Tây y – Đông y. Đến 2015, tất cả các tỉnh đều có Bệnh viện Y học cổ truyền. Chỉ đạo kết hợp điều trị Y học cổ truyền xuyên suốt đến tất cả các huyện, xã. Theo định hướng “Nam dược trị Nam nhân!”, nhấn mạnh, coi trọng nghiên cứu khoa học y tế trong nước, cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Đạt tới nhiều công nghệ, bài thuốc tiên tiến nhập khẩu được Việt Nam hoá; đồng thời có nhiều công nghệ, bài thuốc do sáng tạo Việt Nam, phục vụ hiệu quả phòng bệnh và chữa bệnh cho người Việt Nam. 5. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch hưởng thụ dịch vụ Y tế giữa các vùng miền, nhóm dân cư. Tích cực tăng cường năng lực tuyến Y tế cơ sở. Hạn chế, sớm tiến tới loại trừ các trường hợp chuyển tuyến không cần thiết. 6. Triển khai mạnh mẽ thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế. Tạo thế cân đối bền vững của quỹ Bảo hiểm Y tế. Thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, làm hài lòng bệnh nhân Bảo hiểm Y tế. Tổ chức phong trào thi đua rộng khắp sớm đạt mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân tại mỗi đơn vị xã, huyện, tỉnh. Đưa việc khám chữa bệnh dùng Thẻ Bảo hiểm Y tế về rộng khắp các xã, làng, thôn, bản. 7. Công tác Dân số - KHHGĐ: Phấn đấu giữ vững thành quả mức sinh thấp, (dưới mức sinh thay thế). Nhấn mạnh bảo đảm chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tránh thai an toàn, làm mẹ an toàn. Cân bằng giới, từng bước nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường phối kết hợp liên ngành để xử lý tốt những vấn đề di dân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, hôn nhân với người nước ngoài; những vấn đề hôn nhân gia đình trong nước, dân tộc, tôn giáo, … 8. Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Y tế, vừa có mũi nhọn chất lượng cao, vừa đáp ứng nhu cầu phổ cập. Phấn đấu vào tốp 500 Đại học quốc tế: đến 2015 có ít nhất 1 Đại học Y - Dược; đến 2020 có ít nhất 2 Đại học Y - Dược. Bác sĩ làm việc tại xã: năm 2015 phủ được 80%; năm 2020 phủ khắp 100%. 9. Phát triển công nghiệp dược, sản xuất trang thiết bị Y tế. Về công nghiệp dược, phấn đấu tổng giá trị sản xuất so với tổng giá trị thuôc sử dụng: năm 2015 đạt 70-75%; năm 2020 đạt 95-100%. Có những thương hiệu mạnh dược phẩm xuất khẩu. Thông qua xuất nhập khẩu, thể hiện vai trò công nghiệp và kinh doanh dược bảo đảm thoả mãn nhu cầu thiêu thụ trong nước, (theo các chỉ tiêu tỉ lệ vừa kể trên). Về sản xuất trang thiết bị y tế, phấn đấu thực hiện các mục tiêu của Chính sách quốc gia về Trang thiết bị Y tế, ban hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 130/2002/QĐ-TTg, ngày 04/10/2002, lui sau 10 năm: đến năm 2015 đạt 40%, năm 2020 đạt 60% . 10. Về quản lý, phấn đấu nâng cao năng lực toàn diện, cả vĩ mô và vi mô. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, bảo đảm nhà nước quản lý, tổ chức thực hiện thuận lợi, người dân hài lòng, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Đối với quản lý vi mô, yêu cầu cán bộ quản lý đơn vị (Bệnh viện, Viện, Trường, …) phải có tín chỉ đào tạo quản lý, mỗi ban quản lý đơn vị phải có ít nhất 1 cán bộ chuyên môn quản lý, với chỉ tiêu: năm 2015 đạt ít nhất 50%; năm 2020 đạt ít nhất 80% . Nghiên cứu, sớm thành lập bộ môn, khoa Quản lý Y tế cấp Đại học, Cao đẳng. 11. Tầm nhìn 2030: Nước Việt Nam đạt tầm cao mới “Dân giàu-Nước mạnh-Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhấn mạnh thêm: bảo vệ tốt môi trường, từng bước khôi phục “Xanh - Sạch - Đẹp”, (trọng tâm là khôi phục rừng, các dòng sông, …). Trong bối cảnh đó, thật sự dân là chủ đất nước, con người là trung tâm của mọi chính sách, chế độ. Ngành y tế bảo đảm chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngang tầm tiên tiến khu vực (top 3!), và quốc tế (top 20!). Hội nhập với thế giới, thể hiện giảm nhập - tăng xuất, sớm đạt thăng bằng nhập - xuất, tiến tới có xuất siêu, trên cả 4 mũi giáp công: dịch vụ Y; nhân lực cao Y - Dược; Dược liệu, Dược phẩm; Trang thiết bị Y tế. . Đ NH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ 2010- 2030 (14/08/2009) Trang in NH NG Đ NH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC Y TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NH N NĂM 2030 1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đ nh hướng xã hội. trị Y học cổ truyền xuyên suốt đến tất cả các huyện, xã. Theo đ nh hướng “Nam dược trị Nam nh n!”, nh n m nh, coi trọng nghiên cứu khoa học y tế trong nước, cả y học hiện đại và y học cổ truyền nghệ Y tế: Phát triển y tế công nghệ cao, tiếp cận tr nh độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Luôn coi trọng kết hợp T y y – Đông y. Đến 2015, tất cả các t nh đều có B nh viện Y học cổ truyền.

Ngày đăng: 28/06/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan