văn hóa kinh doanh trong cách ứng xử của người việt

10 606 0
văn hóa kinh doanh trong cách ứng xử của người việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hoá kinh doanh trong cách ứng xử của người Việt Chúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển mình của lịch sử, có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của dân tộc. Từ một nước kiên trì chủ nghĩa xã hội theo phương thức cổ điển trong 30 năm, chuyển thành một nước theo kinh tế thị trường, nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa mới được hơn 20 năm nay, chúng ta còn nhiều vấn đề nhận thức chưa được làm sáng tỏ, nhiều định nghĩa chưa được xác định Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có những nhận thức cũ không còn hợp thời, đồng thời cũng có những cái mới chưa được khẳng định là đúng hay sai, nhưng vẫn cứ được sử dụng không phân biệt. Một trong những nguyên nhân cản trở việc tiếp thu và xây dựng cái mới và xoá bỏ những cái cũ lỗi thời, thuộc về yếu tố tâm lý. Đó là những nhận thức tập thể đã được hình thành trong quá trình phát triển của dân tộc, mà dù hữu thức hay vô thức, nó vẫn đang chi phối hành động của chúng ta. Hình ảnh doanh nhân trong văn học - Phân tích qua cuốn "Vũ trung tuỳ bút" (đầu thế kỷ XIX) của Phạm Đình Hổ, ta thấy: Cuốn sách đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội thời đó, từ việc học hành, thi cử, đến việc trồng hoa, cách uống chè Tầu, và dành một phần quan trọng nói về những nhân vật có tên tuổi, hoặc vì tài cao học rộng, hoặc vì đạo đức thanh cao. Trong 91 mẩu chuyện có 22 chuyện viết về những nhân vật được tác giả lưu ý là những nhà Nho, hoặc chí ít cũng là những kẻ có chân trong quan trường, trong đó thiếu hẳn hình ảnh nhà buôn. Có nhắc tới hình ảnh loáng thoáng của một vài công việc buôn bán chốn kinh sư, nhưng chỉ để kể về các chuyện “trộm cắp” và “mẹo lừa” mà thôi. - Truyện dân gian (dựa theo Nguyễn Đổng Chi, "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam") có thể thấy bóng dáng mờ nhạt của doanh nhân với truyện “Đồng tiền Vạn Lịch” hay “Con mụ Luờng”. - Cuốn "Tục ngữ phong dao" do ông Nguyễn Văn Ngọc sưu tầm, tập hợp 5.305 câu tục ngữ và phong dao dài ngắn khác nhau, nhưng chỉ có 22 câu nói đến công việc buôn bán hoặc nghề buôn. Xin dẫn vài câu: - Buôn có bạn bán có phường. Buôn quan tám, bán quan tư. Buôn đầu chợ, bán cuối chợ. Buôn gặp chầu, câu gặp chỗ. - Chửa buôn thì vốn còn dài. Buôn thì vốn đã theo ai mất rồi. - Thật thà cũng thể lái trâu. Hẳn hoi cũng thể nàng dâu mẹ chồng. Ngôn ngữ dân gian xưa nói nhiều về công việc nhà nông hơn công việc buôn bán, không cần nêu tỷ lệ phần trăm vì con số tổng quát ở đây cũng không cần thiết. Sự coi thường nghề buôn còn thấy trong tên gọi đối với những người làm nghề này, đó là "con buôn", "lái buôn"- tên gọi mang tính miệt thị. Nếu buôn gia súc thì gọi là "lái": lái trâu, lái lợn; xem ra địa vị xã hội không mấy được tôn trọng. Tất nhiên còn có cách xưng hô "nhà buôn", nhưng nó vẫn không xoá được những hình ảnh trên. Hình ảnh người đi buôn trong ca dao tục ngữ thường gắn với hành động “kiếm lời” mang ý nghĩa không chính đáng, hoặc với “lừa đảo”, là thuộc tính vốn có của nhà buôn. Thân phận doanh nhân Có thể đi đến kết luận đơn giản rằng, đó là hệ quả của chế độ phong kiến và của ý thức hệ Nho giáo, đặt nghề buôn vào hạng cuối cùng của xã hội: sĩ, nông, công, thương. Nhưng không hẳn là như thế. Nếu nói đến phong kiến và Nho giáo, thì Trung Hoa là nơi đẻ ra chế độ Nho sĩ quan liêu, tình hình cũng không đến nỗi như vậy. Có lẽ đây là một hiện tượng đặc thù của xã hội Việt Nam, nếu so sánh với các xã hội khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Cái tâm lý nông dân đó đã chi phối cả công việc kinh doanh, nhà buôn cũng như người làm ruộng, không có cái nhìn xa, chỉ thấy lợi ích trước mắt. Vì thiếu một động lực thúc đẩy xã hội, nên nước ta cứ bị kìm hãm mãi trong xã hội nông nghiệp lạc hậu. Trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, bao nhiêu đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch đều bị bác bỏ, không phải chỉ vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất tài, mà còn vì chúng ta thiếu một cơ sở xã hội để thực hiện những cải cách đó. Cơ sở đó là tầng lớp thương nhân, tiền thân của giai cấp tư sản. Tâm lý doanh nhân Thái độ xã hội đối với nghề buôn tất nhiên có ảnh hưởng ngược lại với những người làm nghề này, tạo nên một tâm lý của người buôn bán. Như đã nói ở trên, tâm lý đó xuất phát từ quan niệm coi nghề buôn chỉ là nghề tạm bợ nhất thời, người đi buôn không có chí xây dựng cơ nghiệp lâu dài, nếu có điều kiện họ sẵn sàng vứt bỏ để trở lại với nghề nông. Do đó họ không có ý xây dựng một truyền thống cho nghề của mình, cũng như xây dựng một truyền thống kinh doanh cho gia đình. Tâm lý nhà buôn vẫn là tâm lý của người nông dân, không hề dám phiêu lưu mạo hiểm, thậm chí còn bảo thủ, thể hiện ở câu phương ngôn “Buôn tàu bán bè, chẳng bằng ăn dè hà tiện”. Khách quan là sự chèn ép của tư bản Pháp đối với giới kinh doanh bản xứ. Nhưng về mặt chủ quan, doanh nhân của ta còn thiếu thực lực, vì không chuẩn bị vốn liếng từ trước, mà chỉ là những người mới nhảy vào thương trường. Điều quan trọng là chưa tạo được cho tầng lớp của mình một tâm lý ổn định, chưa có chí hướng để xây dựng một truyền thống cho giai cấp của mình. Vì vậy bên cạnh những người làm ăn chân chính, có lòng quan hoài đến đất nước, vẫn còn nhiều kẻ đầu cơ trục lợi, coi thương trường là nơi thực thi những thủ đoạn lừa đảo. Hãy nhìn lại các tác phẩm văn học xưa, ta thấy phần lớn những nhân vật doanh nhân được đưa vào tiểu thuyết chỉ những người tham lam, thủ đoạn, những Nghị Hách củaTrọng Phụng, hay những ông Hàn ông Nghị khác của Tự lực văn đoàn. Có lẽ Lê Văn Trương là biết ca ngợi những người hùng có chí phiêu lưu, có gan làm giàu, tranh đấu trên thương trường. Đó cũng là hình ảnh của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, không những là một nhà báo và nhà dịch thuật uyên bác, mà còn là một doanh nhân đầy nghị lực, nhưng đáng tiếc là không thành công trên thương trường. Một thực tế nữa là, phần lớn doanh nhân Việt Nam đều làm giàu được nhờ vào thời loạn. Thật vậy, chỉ những lúc chiến tranh nổ ra, tư bản Pháp mắc kẹt ở chính quốc, hàng hoá thuộc địa khan hiếm, khi đó bọn thống trị thực dân mới nới lỏng cho tư sản bản xứ làm ăn, như trường hợp Bạch Thái Bưởi trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Đến chiến tranh thế giới lần thứ hai lại là một cơ hội nữa cho người Việt Nam nắm lấy thương trường. Nhưng trong cái thuận lợi của thời buổi chiến tranh, lại nảy sinh ra cái tâm lý tranh thủ vơ vét, tận dụng thời cơ làm giàu nhanh bằng bất kỳ thủ đoạn nào, vì thời cơ chiến tranh đâu phải là lâu dài? Ta thấy một số người nhân cơ hội đó đã phất lên bằng đầu cơ tích trữ, buôn chợ đen, buôn lậu…coi đó là con đường duy nhất để chiếm lĩnh thị trường. Lối làm ăn đó còn được tiếp tục duy trì qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, lúc đầu trong cả nước, sau đó là ở miền Nam. Hơn 30 năm xây dựng CHXH ở miền Bắc (1954 – 1986) và 10 năm cải tạo ở miền Nam (1975 – 1986) đã củng cố thêm nhận thức coi buôn bán là công việc đầu cơ trục lợi. Chẳng phải tư sản Việt Nam, chủ yếu là tư sản thương nghiệp, là giai cấp bóc lột cần phải xoá bỏ? Còn tầng lớp tiểu thương, tuy được phân loại là thành phần lao động cũng cần phải cải tạo. Thương nghiệp quốc doanh không phải là việc buôn bán kiếm lời, mà lấy “phục vụ nhân dân” làm chính. Mậu dịch quốc doanh có thể mua đắt bán rẻ theo yêu cầu của sản xuất, Nhà nước sẵn sàng “bù lỗ” để khuyến khích người lao động… Tất cả những chính sách và biện pháp kinh tế đó đã đưa đến một tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, mọi việc kinh doanh lỗ lãi đã có Nhà nước gánh chịu, miễn là đạt được mục tiêu chính trị. Đấy là một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy thoái của kinh tế XHCN. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, bước sang thời kỳ Đổi mới, lời kêu gọi của Đảng đổi mới tư duy là kịp thời và cần thiết, nhưng những người thực hiện không thể một sớm một chiều thay đổi ngay tư duy đã ăn sâu gần cả một đời người. Hơn nữa, bước vào giai đoạn mới, cần điểm lại xem diện mạo của doanh nhân Việt Nam hiện ra sao? Phải thừa nhận rằng, chúng ta thiếu một truyền thống văn hoá của doanh nhân. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng chúng ta không thể xây dựng nên những điểm tựa mới, dựa trên bản sắc văn hoá dân tộc. Vì nói cho cùng, văn hoá doanh nhân vẫn phải dựa trên truyền thống văn hoá dân tộc. Nói đến văn hoá kinh doanh thì phải nói đến tư bản, đến vốn. Hiện nay người ta không bàn đến cái vốn tiền tài và bất động sản nữa, mà thường nói đến vốn con người và vốn xã hội. Trong ba loại vốn đó, nhiều nhà kinh tế học Mỹ thừa nhận, vốn xã hội là cái chủ yếu đã giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng. Đối với chúng ta, qua khảo sát công việc kinh doanh của những nhà doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta thấy chính vốn xã hội đang là thế mạnh của những doanh nghiệp đó. Đặc biệt đó là chỗ dựa cho những doanh nghiệp nông thôn, một điểm mới trong công cuộc công nghiệp hoá nông thôn hiện nay. Nhưng tiếc thay, hiện nay chúng ta chưa có công trình nào đi sâu vào vấn đề này. Mong rằng các nhà nghiên cứu kinh tế sẽ quan tâm hơn. . xã hội. Trong ba loại vốn đó, nhiều nhà kinh tế học Mỹ thừa nhận, vốn xã hội là cái chủ yếu đã giúp cho kinh tế Trung Quốc tăng trưởng. Đối với chúng ta, qua khảo sát công việc kinh doanh của. sách và biện pháp kinh tế đó đã đưa đến một tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, mọi việc kinh doanh lỗ lãi đã có Nhà nước gánh chịu, miễn là đạt được mục tiêu chính trị. Đấy là một trong những nguyên. Văn hoá kinh doanh trong cách ứng xử của người Việt Chúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển mình của lịch sử, có ý nghĩa quyết

Ngày đăng: 28/06/2014, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan