SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG doc

7 1.1K 11
SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Mối quan hệ giữa giới truyền thông truyền thống và công chúng đang thay đổi, một xu hướng mà những chuyên gia về thông tin này gọi là “We Media” (Chúng ta – Giới truyền thông). Tiến trình báo chí đang xuất hiện này cho phép mạng lưới xã hội trên các trang Web sản xuất, phân tích và truyền bá những tin tức và thông tin tới công chúng được liên kết với nhau bằng công nghệ, mà không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý. Dale Peskin và Andrew Nachison là Đồng Giám đốc và Giám đốc Trung tâm Truyền thông Reston, bang Virginia. Trung tâm bao gồm một nhóm chuyên gia về truyền thông hoạt động phi lợi nhuận, cam kết xây dựng một xã hội thông tin tốt hơn trong một thế giới được gắn kết lẫn nhau. Trung tâm là một phân hệ thuộc Viện Báo chí Hoa Kỳ. 2 Những đổi mới trong công nghệ thông tin đã đưa thế giới đến với một kỷ nguyên của các phương tiện truyền thông dân chủ, trong đó hầu như tất cả mọi người đều được tiếp cận tin tức và thông tin, và trở thành những người sáng tạo và đóng góp cho ngành công nghiệp báo chí. Nhờ đó, ngày nay, tin tức được truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với những hệ quả không thể đoán trước được. Những kiến thức về phương tiện truyền thông kỹ thuật số được chia sẻ, ảnh hưởng như thế nào tới những gì chúng ta biết và cách thức chúng ta biết? Những người viết và những người kiểm soát nội dung các câu chuyện sẽ xử sự ra sao khi bất kỳ ai cũng có thể là nhà báo, là nhà xuất bản hay là người lưu trữ thông tin? Đâu là những tác động đối với xã hội toàn cầu của chúng ta? Những câu hỏi này chính là trung tâm của “We Media” - một cụm từ mà Trung tâm Truyền thông đã nghĩ ra cách đây bốn năm để mô tả hiện tượng đang xuất hiện là khả năng tiếp cận mang tính toàn cầu nội dung từ những nguồn vô tận, những nội dung cho phép tăng cường sự tham gia của công chúng vào lĩnh vực tin tức và thông tin có ảnh hưởng tới xã hội. Google là một biểu hiện của hiện tượng này. Công cụ tìm kiếm trên Internet không chỉ tổ chức thông tin của thế giới mà còn cho phép các cá nhân kiểm soát các thế giới của họ. Họ được trang bị để tìm kiếm và tìm thấy thông tin mà cá nhân họ cần và để hành động. Sự tiếp cận với tin tức và thông tin của cá nhân không còn bị quyế t định bởi những tập đoàn hùng mạnh có quyền và tiền để thống trị việc truyền tin. Các trang nhật ký web là một biểu hiện khác. Những trang ghi chép trực tuyến này liên kết các cá nhân trên khắp thế giới và ý tưởng của họ lại với nhau. Những trang 3 như Tiếng nói Toàn cầu (http://www.globalvoicesonline.o rg) tập hợp những câu chuyện và quan điểm của những người dân bình thường: những con người thực trong những tình huống và nền văn hóa cụ thể kể chuyện bằng tiếng nói của chính họ. Vì vậy, tính hấp dẫn chính là sức mạnh của chúng mà các trang tin Internet, chẳng hạn như http://technorati.com được tạo lập để theo dõi hơn 25 triệu câu chuyện viết trên Internet - chiếm khoảng ¼ số những tờ báo điện tử thuộc hệ thống báo điện tử toàn cầu. Biểu hiện thứ ba là sự gia tăng của các kênh truyền hình vệ tinh quốc tế. Sự dân chủ hóa các phương tiện truyền thông đã làm cho sóng radio được mở mang tới mọi nơi. Với công nghệ kỹ thuật số chi phí thấp và việc phát sóng nhờ vệ tinh, hơn 70 kênh phát sóng quốc tế đã vượt qua các biên giới để đưa tin tức với đủ mọi quan điểm tới mọi nơi trên thế giới. Đài BBC do chính phủ cung cấp tài chính, đã tạo dựng được một Đế chế Anh mới, với hàng trăm kênh và các địa chỉ trên Internet, vươn tới 100 triệu người trên khắp thế giới, và được dịch sang 43 ngôn ngữ. Đài Al-Jazeera bảo vệ sự tự do truyền thông và gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của người A-rập tại một khu vực đầy bất ổn và hỗn loạn. Nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình sau này, trong năm 2006 Al-Jazeera đã đưa ra chương trình tin tức bằng tiếng Anh 24 giờ/ngày. We Media cũng bao gồm sự xuất hiện khắp nơi của các phương tiện truyền thông cá nhân, kích thích sự kết nối thông tin hi ệu quả nhất - lời nói. Tính đến cuối năm 2005, hơn 2 tỉ người, gần 1/3 dân số thế giới – đã có điện thoại di động. Gần 800 triệu điện thoại di động được bán ra mỗi năm trên khắp thế giới. Đến năm 2008, ước tính có khoảng 600 triệu người có thể ngay lập tức có được thông tin của các sự kiện nhờ có các camera kỹ thuật số tinh vi, trong đó phần nhiều là nhờ tính năng của những chiếc điện thoại di động của họ. Những công cụ này tạo ra một “thế hệ thông tin toàn cầu” có khả năng chưa từng có để tạo lập, sản xuất, chia sẻ và tham 4 gia vào những gì đang diễn ra của cuộc sống. Mạng lưới toàn cầu cho phép con người đưa tin tức, suy nghĩ, ý tưởng và hình ảnh đi bất cứ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào. Biểu hiện quan trọng nhất của We Media là sự tham gia. Tất cả mọi người đều là một phần của câu chuyện. Tất cả mọi người đều có ảnh hưởng. We Media được đánh dấu bằng mối quan hệ đang thay đổi giữa các tổ chức truyền thông truyền thống. We Media là một quá trình đang nổi lên, có xuất phát từ cấp thấp nhất, trong đó hầu như không có sự giám sát biên tập hoặc luồng báo chí chính thức có thể kiểm soát quyết định của nhân viên. Thay vào đó, nó là kết quả của nhiều cuộc đối thoại đồng thời được truyền đi mà có thể chúng thăng hoa hoặc nhanh chóng tiêu biến trong mạng lưới xã hội trên các trang Web. Hành động của một người dân hoặc một nhóm công dân, đóng vai trò trong quá trình thu thập, đưa tin, phân tích và truyền bá tin tức và thông tin sẽ là sự cạnh tranh đối với các tổ chức truyền thông và những nhà báo làm việc cho các tổ chức này. Tuy nhiên, mục đích có thể lại là giống nhau: cung cấp thông tin độc lập, đáng tin cậy, chính xác, trên nhiều lĩnh vực và các lĩnh vực có liên quan mà một nền dân chủ đòi hỏi. Khi đã nằm bên ngoài nền báo chí truyền thống, We Media đã trở thành một hiện tượng không thể bỏ qua. Các cộng đồng, giới kinh doanh, các cơ quan chính phủ, các học giả, nhà báo độc lập, nhà bình luận, các trường dạy về báo chí và thậm chí cả những tổ chức truyền thông nữa cũng đang tham gia vào hiện tượng này. Nhiều dự án đã xuất hiện trong truyền thông chủ đạo. Chúng xuất phát từ kinh nghiệm đáng ngạc nhiên của Oh My News (http://english.ohmynews.com/) tại Hàn Quốc, nơi tổ chức hàng chục ngàn người đưa tin là công dân vào một hội, nơi mà chỉ một vấn đề cũng thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận chính trị. Ba năm sau khi được phát động, Oh My News được thừa nhận là đã lật đổ một chính phủ và làm suy yếu quyền lực của những ông trùm truyền thông của Hàn Quốc. 5 Nghề báo chí đáng tôn trọng cảm thấy mình đang ở trong một thời điểm hiếm có trong lịch sử, khi mà lần đầu tiên sự độc quyền của nó như là người canh giữ tin tức bị đe dọa bởi công nghệ và những đối thủ cạnh tranh mới và bởi chính độc giả mà nó phục vụ. Những xu hướng này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về những giá trị quan trọng của báo chí. Rõ ràng là, báo chí đang trong quá trình tự xác định lại mình, tự điều chỉnh trước những lực lượng gây rối. Điểm chính của cuộc thảo luận là những vấn đề gây nhiều tranh cãi về việc kiểm soát, độ tin cậy và khả năng sinh lời. Liệu mọi người dân đều có thể là một phóng viên? Nhiều nhà báo truyền thống không công nhận vai trò của các nhà báo là những đối tượng tham gia như trên và mô tả họ, đặc biệt là những người viết trên các trang tin Internet, là những kẻ nghiệp dư ích kỷ, không có kỹ năng, những người không tuân theo các chuẩn mực của nghề báo như tìm kiếm sự thật, sự công bằng và khách quan. Ngược lại, những người này lại nhìn nhận giới truyền thông chủ đạo như là một câu lạc bộ của những kẻ kiêu ngạo, không cho người ngoài tham gia và đặt lợi ích cá nhân và sự sống còn về kinh tế lên trên trách nhiệm xã hội của một nền báo chí tự do. Điều mà hầu hết các nhà báo truyền thống không hiểu được là, mặc dù những người tham gia nói trên thiếu kỹ năng hoặc không được đào tạo về nghề báo, song chính Internet lại hoạt động như là một cơ chế biên tập. Điểm khác biệt là việc biên t ập được thực hiện từ nhiều phía, và thường là sau khi sự việc đã diễn ra chứ không phải là trước đó. Trong hệ thống thông tin này, người dân dựa vào nhau để đưa tin, truyền tải và hiệu chỉnh một câu chuyện khi nó tiếp diễn. Một câu chuyện không còn bị cố định bởi thời hạn hoặc lịch đưa tin, mà nó có cấu trúc và phát triển theo hình xoắn ốc qua nhiều hình thức truyền thông. Nó không còn thuộc về bất kỳ ai nữa ngoại trừ chính khán giả của nó. Tính linh hoạt của cách tiếp cận này nhấn mạnh vào việc phát hành thông tin hơn là vào việc lọc thông tin. Những cuộc đàm thoại trong cộng đồng diễn ra để tất cả 6 cùng chứng kiến. Ngược lại, những tổ chức truyền thông truyền thống được thành lập là để lọc thông tin trước khi phát hành chúng. Nhà biên tập và phóng viên cộng tác với nhau, song cuộc thảo luận giữa họ không được công khai cho công chúng biết hoặc tham gia. Điểm khác biệt rõ thấy nhất giữa nền báo chí có sự tham gia của mọi người với nền báo chí truyền thống là cấu trúc và tổ chức tạo ra chúng. Hoạt động truyền thông truyền thống được tạo lập bởi những tổ chức có phân cấp, được thiết lập vì mục đích thương mại. Cách thức kinh doanh của nó tập trung vào lợi nhuận thu được từ quảng cáo. Nó coi trọng cách thức tổ chức công việc chặt chẽ, khả năng sinh lợi và sự vẹn toàn. Những cộng đồng được liên kết qua mạng coi trọng đối thoại, sự cộng tác và chủ nghĩa bình quân về khả năng sinh lời, tạo lập ra nền báo chí có sự tham gia của mọi người. Nền báo chí này không cần đến một nhà báo được đào tạo theo lối cổ điển làm người dàn xếp. Nhiều trang tin, diễn đàn và cộng đồng trực tuyến hoạt động hiệu quả mà không cần đến một người như vậy. Có người coi sự phá vỡ các hình mẫu truyền tải và tiêu thụ thông tin truyền thống của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số chỉ như việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh kinh tế, thông qua việc hủy diệt những công ty truyền thông và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho thế hệ tiếp theo những người khổng lồ trong lĩnh vực truyền thông. Theo kị ch bản này, những công ty như Google, MSN và Yahoo! thay thế những tờ báo, đài truyền hình, phát thanh, và những nhà xuất bản tạp chí địa phương như là người canh giữ mang tính thống trị những kiến thức về truyền thông của chúng ta. Tuy nhiên, khái niệm thống trị cũng trở nên lỗi thời trong xã hội được kết nối. Các cá nhân có được khả năng chưa từng có, đó là cách thức và thời điểm họ tiếp cận thông tin và quyết định việc chia sẻ thông tin với ai. Như vậy, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số sẽ cản trở lợi ích của bất kỳ tổ chức nào muốn có quyền 7 lực và sự kiểm soát. Điều chúng ta biết là những thông tin mà chúng ta có thể tiếp cận đã từng phụ thuộc vào nơi mà chúng ta đã sống. Trong xã hội được kết nối của những người di cư toàn cầu, nguồn vốn xã hội của chúng ta có thể được mở rộng thông qua những mạng lưới cá nhân rộng lớn trải khắp toàn cầu. We Media là một lực lượng sẽ sớm vượt quá ảnh hưởng của các tổ chức kiểm soát tin tức và thông tin. Nó gợi ra rằng, tiếng nói - thực, là một biểu hiện văn hóa của cá nhân - lại đang hồi sinh trong hoạt động của các phương tiện truyền thông của chúng ta. . 1 SỰ RA ĐỜI CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Mối quan hệ giữa giới truyền thông truyền thống và công chúng đang thay đổi, một xu hướng mà những chuyên gia về thông tin này. điện tử toàn cầu. Biểu hiện thứ ba là sự gia tăng của các kênh truyền hình vệ tinh quốc tế. Sự dân chủ hóa các phương tiện truyền thông đã làm cho sóng radio được mở mang tới mọi nơi. Với công. Al-Jazeera đã đưa ra chương trình tin tức bằng tiếng Anh 24 giờ/ngày. We Media cũng bao gồm sự xuất hiện khắp nơi của các phương tiện truyền thông cá nhân, kích thích sự kết nối thông tin hi ệu

Ngày đăng: 28/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan