Thuật ngữ điện ảnh (phần 3) pot

6 558 2
Thuật ngữ điện ảnh (phần 3) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuật ngữ điện ảnh (phần 3) Bô - ly-uốt (Bollywood). Thuật ngữ kết hợp giữa thành tố đầu của từ Bombay và thành tố sau của từ Hollywood, kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ, chỉ nền công nghiệp điện ảnh Ấn Độ mà trung tâm là thành phố Bombay, tức Mumbai, phía tây Ấn Độ trên bờ biển Ả Rập, thủ phủ bang Maharastra, dân số khoảng 9 triệu. Điện ảnh xuất hiện ở Ấn Độ từ năm 1896, tức chỉ sau sự kiện anh em ông Lumiere trình chiếu những thước phim đầu tiên ở Paris, Pháp, khai sinh nền điện ảnh thế giới có một năm. Năm 1913, bộ phim Raja Harishchandra của đạo diễn Dadasaheb Phalke (1870-1944), được coi là cha đẻ của nền điện ảnh Ấn Độ, là bộ phim truyện đầu tiên được sản xuất tại nước này. Vậy mà chỉ mới ở thập niên 1930, Bollywood đã xuất xưởng đến 300 bộ phim mỗi năm. Đã vậy, năm 1931, Bollywood đã sản xuất được phim nói đầu tiên Alam Ara (The Light of the World) do Ardeshir Irani (1886 -1969) đạo diễn, tức chỉ sau bộ phim nói đầu tiên The Jazz Singer (1927) của Hollywood có 3 năm. Ấn Độ có 8 trung tâm sản xuất điện ảnh lớn như Bengali, Kannada, Kashmiri, Malayalam, Marathi, Tamil, Telugu và Hindi, hàng năm cho ra đời hàng ngàn bộ phim đủ các thể loại cung cấp cho nội địa, những nước vùng Trung Đông, Nam Á, và toàn thế giới, trong đó phần lớn là của Bollywood (Hindi film industry). Bollywood đáng để cho chúng ta học tập bởi họ có một công nghệ sản xuất phim hiện đại và hoàn chỉnh không thua kém Hollywood nhưng không thể lẫn lộn với bất cứ phim nào bởi bản sắc dân tộc độc nhất vô nhị. Diễn viên Bollywood bộ điều chuyển (drive). Bộ phận cơ khí điều khiển sự truyền tải lực từ mô tơ đến bánh nhông để kéo cuộn phim trong máy quay phim, máy chiếu bóng. bộ khung (film structure). Cấu trúc, “xương sống” chống đỡ một bộ phim gồm cốt truyện, hành động, tính cách nhân vật, nhấn mạnh chủ đề, diễn tiến thời gian v.v … bộ phận diễn viên (cast). Bộ phận nghệ sỹ thủ vai các nhân vật trong một bộ phim. Trong bản kế hoạch ngày quay (breakdown sheet) luôn ghi những hạng mục như: diễn viên chính, diễn viên phụ hoặc diễn viên quần chúng. Diễn viên hậu cảnh (background cast) và diễn viên quần chúng để tạo đám đông hoặc không khí cho cảnh. Những hạng diễn viên đặc biệt sẽ là những diễn viên “sao băng” (cameo roles) và cascadeurs (stunt man). Âm nhạc là những hạng mục phụ cho các diễn viên múa, các ca sỹ. bộ phận điện (electrical department). Bộ phận chịu trách nhiệm cung ứng, điều phối điện nguồn, hệ thống dây dẫn cung cấp cho bộ phận ánh sáng và sản xuất tại phim trường hoặc hậu kỳ. bộ phận liên hệ công việc (labor relation). Bộ phận chuyên trách trong một hãng phim lớn có chức năng thương lượng, tìm kiếm, trao đổi thông tin, quan hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ hậu kỳ, hoà âm, chụp hình, luật pháp… để hỗ trợ các hoạt động trong quá trình sản xuất một dự án phim lớn. bộ phận quay phim (camera crew). Những thành viên của nhóm ghi hình, làm các công việc có liên quan đến sự vận hành của máy quay phim, gồm: quay phim chính, quay phim phụ, trợ lý …, với những thao tác : quay phim, chỉnh máy, đo sáng, thay phim hoặc băng, dập xì lét, căn nét, đẩy đô ly, quay máy phụ, tham gia so lọc ở hậu kỳ v.v … bộ phận quay phim thứ hai (second- unit photography). Đơn vị hỗ trợ khi sản xuất một bộ phim lớn, còn gọi là “bộ phận B” có trách nhiện quay những cảnh bổ sung ở nước ngoài (thuê mướn nhân lực và chuyên môn tại địa phương), quay phối hợp những cảnh có cascadeur với đoàn phim chính (team A), những cảnh không quan trọng lắm (cảnh đám đông, ngoại cảnh, cảnh chen, hoặc cảnh bổ sung v.v …). bộ phận sáng tác (creator). Những người tác nghiệp sáng tác, như : biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên, thiết kế sản xuất v.v… ở hậu trường của một bộ phim hoặc một phim truyền hình. bối cảnh lịch sử (setting). Thời gian, địa điểm, giai đoạn lịch sử xảy ra câu chuyện phim gồm tất cả những dữ kiện như khí hậu (mùa), phong cảnh, con người, thể chế xã hội, đặc điểm kinh tế, phong tục, tôn giáo, chuẩn mực đạo đức v.v … bối cảnh (set). Không gian bên ngoài hay trong nội thất là nơi hành động của câu chuyện xảy ra, được ghi hình vào phim. Khi từ này được dùng tương phản với một điểm quay (location), nó chỉ một cảnh nhân tạo phỏng theo những gì mô tả trong kịch bản cả về thời gian và địa điểm, được dựng lên theo kịch bản (một phông vẽ phong cảnh, một căn nhà lá trong xóm quê, một đường phố Viễn Tây bụi bặm với các cửa tiệm …) do các họa sỹ và thợ mộc tạo ra. Những cảnh giả như vậy được thực hiện dưới sự giám sát của giám đốc nghệ thuật. búc (film loop). 1. Từ gốc Pháp “bucle”: cái vòng, là một cuộn phim được nối đầu và đuôi với nhau thành một vòng để có thể vận hành trên máy dựng hoặc máy chiếu bóng được liên tục mà không phải tua lại. 2. Một đoạn phim gốc hoặc nháp gốc để in ra nhiều bản sao. bum (boom). Cây sào dài bằng gỗ, hợp kim, hoặc composit dùng để gắn micophone, camera, đèn v.v… nhằm đưa các dụng cụ lên vị trí cao hơn đối tượng để ghi hình và tiếng, tạo hiệu ứng hình ảnh, ghi âm được tốt hơn hoặc không bị “dính” vào khung hình. bum mi crô (boom microphone). Mi crô gắn trên bum để thu âm đồng bộ; chuyên viên thu âm là người điều khiển bum (boom operator). buồng kiểm soát trung tâm (central control room). Khu vực dành cho việc xử lý hình và tiếng, hoặc là nơi sản xuất hình ảnh và âm thanh. Nó luôn là một phòng được cách âm (soundprooft) bằng kính, với các bảng điều khiển điện tử để tiếp nhận, chọn lọc, hòa âm tất cả các tín hiệu đầu vào, trộn (mix) thành sản phẩm cuối cùng là chương trình video đồng bộ. Trong truyền hình trực tiếp (live), việc này có thể được tiến hành một cách đơn giản hơn bằng cách chọn cảnh (shot) trên nhiều màn hình kiểm soát (monitor). C ca-mê-ra. (Xem: máy quay phim). ca-me-ra trac (camera tracks). Một đoạn ray đặt trên sàn, trên mặt đất để làm đường cho “đô ly”, “bum” lướt trên đó được êm. Ngày nay, giá đỡ “steadicam” đã cho phép quay đuổi cảnh diễn xuất, một cách linh hoạt và thuận tiện hơn. ca-mi-o. (Xem: sao băng) cá tính nhân vật (persona). Thuật ngữ văn chương (gốc La Tinh) thay cho “mặt nạ”, chỉ đặc điểm khí chất (cường độ, nhịp độ hoạt động tâm lý) riêng của một nhân vật, làm cho nhân vật này khác với nhân vật khác. Cá tính được thể hiện bằng suy nghĩ, hành động, ngôn ngữ, ứng xử với tha nhân và cộng đồng. Cá tính và tính cách chung là hai yếu tố cơ bản hình thành cấu trúc tính cách của một hình tượng nhân vật điện ảnh. Trong thực tiễn sáng tác, tùy từng thể loại phim và giai đoạn của lịch sử điện ảnh, các nhà làm phim đã xây dựng những nhân vật hoặc thiên về cá tính, hoặc thiên về tính cách chung. Trên cơ sở phát triển của kịch nghệ từ thế kỷ 19 về trước, nhất là từ khi phương pháp diễn xuất hiện thực được áp dụng trong diễn xuất điện ảnh ở Mỹ vào cuối thập niên 1947, thì tính cánh nhân vật trong phim được xây dựng có sự phối hợp hài hòa giữa tính cách chung với cá tính và ngoại hình. Cá tính hóa là một điểm mấu chốt để xây dựng một nhân vật điển hình. Về phương diện cá tính, có mối liên quan giữa cá tính đời thực của một diễn viên điện ảnh với cá tính nhân vật trong phim. cát-ca-đơ (cascadeur) (stuntman, double). Thuật ngữ gốc Pháp (Anh ngữ: stuntman, double) chỉ người đóng thay các diễn viên chính trong những cảnh khó khăn, nguy hiểm, cần đến những kỹ năng đặc biệt mà một diễn viên thuần túy không thể thực hiện được. Những cascadeur này thường đóng trong những cảnh quan trọng nhất của bộ phim và do đơn vị sản xuất thứ hai (second unit) thực hiện; khác với diễn viên đóng thế (body double). Một cận cảnh trong phim Đỏ và đen cảnh (shot). Đơn vị căn bản của một bộ phim ghi lại một chuỗi hình ảnh hành động liên tục của nhân vật hoặc hình ảnh tĩnh của vật thể, phong cảnh… từ khi bấm máy ghi hình đến khi tắt máy. Một cảnh có thể phải diễn và ghi hình đi, ghi hình lại nhiều lần, mỗi lần như vậy gọi là một “take”. Mỗi “take” đều được ứng với mã số trên biên phim, ghi trên bảng “xì lét”, in trên số time code (băng từ) hoặc ổ đĩa cứng máy tính để dễ so lọc ở hậu kỳ. Thời lượng, sự tĩnh hoặc động của một cảnh tùy thuộc kịch bản đã phân cảnh. Khác với lối diễn đạt bằng ngôn ngữ trừu tượng của một đoạn văn, một cảnh phim phô bày cho người xem một đoạn hình ảnh cụ thể hàm chứa một lượng thông tin và những ý niệm cảm xúc thông qua sự thấu thị trực quan của họ. Cảnh hoặc nhiều cảnh tạo thành một phân đoạn phim (scene). Nhiều phân đoạn phim tạo thành một đoạn phim (sequence). Tương tự, nhiều đoạn tạo thành một trường đoạn (act). Nhiều trường đoạn tạo thành một bộ phim. Trong thực tế, cảnh và phân đoạn phim là hai từ đồng nghĩa. Gọi tắt là “cảnh” ta có thể ngầm hiểu là cảnh hay phân đoạn phim. Có sự phân biệt dễ thấy là: khi một phân đoạn phim kết thúc, thì hành động hoặc bối cảnh và thời gian cũng thay đổi. Đôi khi, một lần bấm-tắt máy chỉ quay có một cảnh với một khung hình tĩnh đơn lẻ (still image) cũng gọi là một phân đoạn phim, chẳng hạn như cảnh Fay Wray diễn lại khoảnh khắc gặp Kong trong phim King Kong (Mỹ, 1933). Trong hậu kỳ, một cảnh (một “cắt”) là một đoạn phim đã được chọn lựa trong khâu so lọc để ráp nối thành một cuộn phim hoàn chỉnh. Cảnh cũng được hiểu như một địa điểm thiên nhiên, đường phố, núi rừng, làng quê v.v …. bên ngoài studio được chọn làm bối cảnh phim, thường gọi là điểm quay (location). . Thuật ngữ điện ảnh (phần 3) Bô - ly-uốt (Bollywood). Thuật ngữ kết hợp giữa thành tố đầu của từ Bombay và thành tố sau của từ Hollywood, kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ, chỉ nền công nghiệp điện ảnh. viên điện ảnh với cá tính nhân vật trong phim. cát-ca-đơ (cascadeur) (stuntman, double). Thuật ngữ gốc Pháp (Anh ngữ: stuntman, double) chỉ người đóng thay các diễn viên chính trong những cảnh. hoặc động của một cảnh tùy thuộc kịch bản đã phân cảnh. Khác với lối diễn đạt bằng ngôn ngữ trừu tượng của một đoạn văn, một cảnh phim phô bày cho người xem một đoạn hình ảnh cụ thể hàm chứa

Ngày đăng: 28/06/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan