Luận văn: Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ potx

61 424 0
Luận văn: Tác động của định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Đề tài: Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦATỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 6 1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ 6 1.1.1 Những đặc điểm cơ bản của thị trường nông sản Hoa Kỳ 6 1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản 7 1.2. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 15 1.2.1. Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 15 1.2.2. Nội dung chính của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 16 1.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 18 1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung 18 1.3.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 28 1.4. Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 39 1.4.1. Tác động tích cực 39 1.4.2. Tác động tiêu cực 41 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ ĐỂ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 43 2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. 43 2.1.1. Thuận lợi 43 2.1.2. Khó khăn 44 2.2. Các định hướng về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ 49 2.3. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. 50 2.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 50 2.3.2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 53 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1.1. Thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối với một số nông sản nhập khẩu 10 Bảng 1.2. Biểu thuế MFN và non-MFN của một số sản phẩm Nông sản và mức chênh lệch giữa hai biểu thuế 18 Biểu đồ 1.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả giai đoạn 1996 - 2000 20 Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 1996 - 2000 21 Bảng 1.4. Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2001 - 2008 23 Bảng 1.5. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 1996-2000 30 Bảng 1.6. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ giai đoạn 2000-2009 35 Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu vào Hoa Kỳ giai đoạn 2001-2009 37 4 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Chúng ta đã biết Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, và đang trên con đường phát triển kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là một trong những ngành nghề quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam vì vậy việc kết hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Thời gian qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn như mở rộng thị trường ra khoảng 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Âu, các nước ASEAN Trong đó, Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức đối với nước ta. Hoạt động xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã có những thành tựu nhất định như sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu cũng như về chủng loại sản phẩm. Có được những thành tựu đó một phần là nhờ tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (Bilateral Trade Agreement, viết tắt là BTA) được giữa Chính phủ hai nước vào ngày 13 tháng 7 năm 2000. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực thì Hiệp định cũng có những rào cản nhất định đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản. Do đó, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” để có thể đánh giá cụ thể hơn các tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đưa ra những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn đối với việc phát triển sản xuất, xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung cũng như xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng, từ đó đưa ra một số giải 5 pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này được nghiên cứu với mục đích giúp cho người đọc thấy được tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Đề tài cũng đưa ra một số các rào cản của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản để các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản có thể có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ. Phương pháp nghiên cứu đề tài Bài viết dựa vào các cơ sở lý luận và thực tiễn, thu thập số liệu thực tế, phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp với các kiến thức chung về kinh tế học và kiến thức chuyên ngành về kinh tế quốc tế. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia làm 2 phần: 1. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng củatới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 2. Giải pháp tận dụng Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. 6 CHƯƠNG 1 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦATỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ 1.1.1 Những đặc điểm cơ bản của thị trường nông sản Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quốc gia có điều kiện để phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như diện tích rộng lớn, khí hậu ôn hòa và khoa học kỹ thuật tiến bộ, do đó Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về xuất khẩu các sản phẩm ngô, đậu nành, thịt bò Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng là một trong những nước nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới, trong đó Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như gạo, rau quả, cà phê, thịt gia súc, ngũ cốc, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới với thu nhập GDP hàng năm thường đứng vị trí số một thế giới. Có thể nói Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng đối với tất các các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng để thâm nhập được thị trường Hoa Kỳ không phải là đơn giản bởi bên cạnh việc thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khổng lồ, có sức mua lớn và có tính mở cửa khá cao thì thị trường Hoa Kỳ lại có các quy định pháp luật chặt chẽ và yêu cầu về chất lượng, nhãn hiệu, kỹ thuật khá khắt khe do tính chất bảo hộ cho nền nông nghiệp trong nước của chính sách thương mại quốc tế. Hơn nữa, thị trường Hoa Kỳ lại có môi trường pháp lý hết sức phức tạp do Hoa Kỳ là một nước Liên bang nên pháp luật giữa các Bang và Liên bang lại có sự khác biệt. Do đó muốn xuất khẩu hàng hóa nói chung, hàng nông sản nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ thì phải có sự chuẩn 7 bị kỹ lưỡng như nắm vững hệ thống các quy định, tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, Thêm một đặc điểm nữa là thị trường Hoa Kỳ về cơ bản được “phân chia” bởi hệ thống các tập đoàn lớn xuất nhập khẩu, bán buôn và vô số công ty nhỏ, cửa hàng bán lẻ. Đại đa số hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ thường được các tập đoàn Hoa Kỳ đặt mẫu mã cho nước ngoài rồi nhập khẩu vào thị trường nội địa. Bởi vậy, để có đối tácHoa Kỳ, ngoài việc đi chợ trên mạng internet thì doanh nghiệp các nước còn phải tham gia các hội chợ về hàng nông sản tại Hoa Kỳ, thử nghiệm sức cạnh tranh của mình ngay tại chỗ và qua đó tiếp xúc trực tiếp đối tác để lập quan hệ. 1.1.2. Quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu nông sản 1.1.2.1. Quy định về thông tin hàng hóa Hoa Kỳ là một quốc gia có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Do đó, các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải được kiểm tra chặt chẽ và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về chất lượng mà Hoa Kỳ đưa ra. Các nhà xuất khẩu nông sản muốn đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hoa Kỳ cần đảm bảo cung cấp cho Cơ quan giám định thực động vật Hoa Kỳ (Animal and Plant Health Inspection Service viết tắt là APHIS) các thông tin như sau:  Tên khoa học: Ở các nước khác nhau thường sử dụng các tên gọi khác nhau cho cùng một loại cây, do đó, APHIS cần phải dựa vào tên khoa học để xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Tên khoa học gồm có tên loài, chủng loại. 8  Mô tả các bộ phận của hàng sẽ giao: Để tránh việc lây lan sâu bệnh do các phần khác nhau của cây có thể nhiễm các loại sâu bệnh khác nhau thì nhà xuất khẩu cần nêu rõ các bộ phận của sản phẩm như gốc, thân, ống, quả, hạt, lá, cuống  Tên nước trồng, nước giao hàng loại sản phẩm nhập khẩu: Mỗi nước có thể có những loại sâu bệnh khác nhau nên hàng hóa có thể bị nhiễm sâu bệnh khi đi qua các nước khác nhau vì vậy cần cung cấp tên các nước trồng sản phẩm và nước giao hàng để kiểm soát được tình trạng sâu bệnh của sản phẩm.  Địa phương canh tác: Sản phẩm sẽ được chấp nhận khi canh tác tại khu vực không có sâu bệnh.  Tên, địa chỉ công ty, tổ chức trồng loại cây nhập khẩu: APHIS muốn sơ bộ chấp nhận lô hàng thông qua sự tín nhiệm một tổ chức hơn là sự tín nhiệm từng cá nhân.  Dự kiến tổng trọng lượng hàng sẽ giao, số lượng chuyến hàng sẽ giao sang Hoa Kỳ  Dự kiến thời gian thu hoạch và giao hàng.  Dự kiến cảng nhập, khu vực phân phối, tiêu thụ tại Hoa Kỳ  Phương thức vận chuyển.  Mô tả các đóng gói, bao bì, loại container được sử dụng trong vận chuyển hàng hóa sang Hoa Kỳ: Việc đóng gói phải đảm bảo dễ làm giấy giám định, một số loại bao bì và container phải được khử trùng trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Sau khi nhận được các thông tin trên và các thông tin về sâu bệnh gắn với sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cung cấp, APHIS sẽ tiến hành xem xét sản phẩm. Nếu sản phẩm được APHIS chấp [...]... toàn với người sử dụng; Quy định về trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc bảo vệ môi trường 1.2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 1.2.1 Quá trình hình thành Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Từ tháng 9 năm 1996, Việt NamHoa Kỳ bắt đầu đàm phán về Hiệp định Thương mại Sau 4 năm với 11 vòng đàm phán, ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (viết tắt là BTA) được... Việt Nam nói chung và của hàng nông sản nói riêng 29 Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ với nhau, Việt Nam luôn nỗ lực phát triển hoạt động ngoại giao và xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên rất nhanh cả về mặt hàng và kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ đang dần trở thành quốc gia bạn hàng số 1 của Việt Nam với... sang Hoa Kỳ với 30% sản lượng, thứ hai là Trung Quốc với 20% sản lượng, châu Âu với 20%, còn lại là xuất khẩu sang thị trường Nga, các nước Trung Đông, Nhật Bản Hạt tiêu của Việt Nam cũng đang đứng đầu thế giới về sản xuấtxuất khẩu, trong 24 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam thì hiện nay Hoa Kỳ và Đức là 2 thị trường chiếm kim ngạch cao với kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ. .. mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và hiện xuất khẩu chè của Việt Nam đang đứng thứ 5 thế giới, trong đó chủ yếu là chè đen, chiếm tới 80% lượng chè xuất khẩu Các quốc gia nhập khẩu chè của Việt Nam đó là Đài Loan, đứng đầu với 17% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, tiếp đến là Nga, Irắc, Pakistan, Đức và Singapore Bên cạnh đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đa dạng với sản. .. người, cuộc sống động thực vật Về việc cấp giấy phép nhập khẩu, phía Việt Nam cam kết loại bỏ các thủ tục cấp giấy phép tùy ý, thực hiện theo quy định của WTO Còn phía Hoa Kỳ cam kết cung cấp giấy phép cho các công ty Việt Nam khi có yêu cầu, phù hợp với Luật thương mại Hoa Kỳ 1.3 Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 1.3.1 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung... thì xuất khẩu hàng nông sản vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, thể hiện được tầm quan trọng của ngành sản xuấtxuất khẩu nông sản đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, còn nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường thế giới, chưa tạo được tác động chi phối tới thị trường thế giới và còn gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, ... 1996 Sản lượng - - - - 36 Giá trị - - - - 0,02 Giá trị 1,23 5,30 2,56 3,21 2,18 (Nguồn: Vụ kế hoạch và Quy hoạch - Bộ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn) Cà phê là mặt hàng giữ vị trí số một về xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và là một trong năm mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 1999 Do Hoa Kỳ hoàn toàn miễn thuế nhập khẩu và không phân biệt đối xử với sản. .. kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia Kể từ sau khi Hiệp định có hiệu lực, thương mại giữa hai quốc gia đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có những thành tựu lớn, thậm chí Việt Nam đã trở thành nước xuất siêu trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và hiện nay Hoa Kỳ là một trong các quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam Và... ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2009 là 11,4 tỷ USD Trong đó xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ cũng đang đươc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và phát triển 1.3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu a Trước khi thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Sau khi Việt Nam giải phóng năm 1975, Hoa Kỳ đã chấm dứt quan hệ buôn bán với Việt Nam, cấm vận về kinh tế cũng như các lĩnh vực khác với Việt Nam cho tới năm... điều kiện của Việt Nam lúc đó do không yêu cầu nhiều vốn, kỹ thuật, công nghệ Trong đó, nông sản là một trong năm nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ, bên cạnh dệt may, đồ gỗ, thủy sản và giày dép Xét về các mặt hàng nông sản của Việt nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ lúc đó thì cà phê, chè, hạt điều, gia vị là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn do thị trường Hoa Kỳ nhiều . Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Hoa Kỳ. 6 CHƯƠNG 1 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 6 1.1. Khái quát về thị trường nông sản Hoa Kỳ 6 1.1.1. Nam - Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ để có thể đánh giá cụ thể hơn các tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Ngày đăng: 28/06/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan