LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc

113 1.3K 7
LUẬN VĂN:Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Phát triển thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển thị trường sức lao động là một tất yếu khách quan vì lao động là hoạt động cơ bản nhất của con người, là nguồn lực to lớn nhất góp phần tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền. Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển [14, tr.81-82]. Hàng hóa sức lao động đã xuất hiện trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và đã được C.Mác nghiên cứu, xây dựng thành lý luận hàng hóa sức lao động. Với lý luận này, C.Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nguồn gốc của giá trị thặng dư do sức lao động tạo ra. Lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác được ra đời trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nhưng vẫn còn ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta hiện nay, sức lao động là nhân tố cơ bản góp phần tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế, là nguồn lực quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế nguồn lực này càng trở nên quan trọng hơn. nước ta một số thị trường đã phát triển và bước đầu hình thành song chưa phát triển đồng bộ, chưa tạo điều kiện cho các loại thị trường khác cùng phát triển. đặc biệt là trong thị trường sức lao động, nếu thị trường này phát triển không đồng bộ sẽ cản trở trong phát triển kinh tế thị trường. Bình Dương là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trong điểm phía nam, nơi có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế của miền Đông Nam Bộ cũng như của cả nước, nhưng hiện nay vấn đề đặt ra là lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đó, sự điều tiết thị trường sức lao động và các quan hệ trên thị trường lao động diễn ra thiếu tính ổn định và phát triển bền vững. Thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương không nằm ngoài những bất cập trong bước chuyển đổi của nền kinh tế thị trường, thêm vào đó cần nắm vững cung cầu sức lao động sẽ làm cơ sở để quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bổ, sử dụng lao động địa phương một cách hợp lý, có hiệu quả. Vì vậy, đề tài "Phát triển thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương hiện nay” được chọn là luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường sức lao động, như: - Đỗ Thị Xuân Phương (2000): Phát triển thị trường sức lao động giải quyết việc làm (qua thực tế Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Bùi Thị Xuyến (2002): Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của Mác vào thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Vương Thanh Tú (2004): Thị trường lao động trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Phạm Đức Chính (2005): Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Đình Hương (2006): Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - Nguyễn Văn Phúc (2008): Thị trường sức lao động trình độ cao Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Ngọc Bình (2008): Thị trường sức lao động thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của đầu tư trưc tiếp nước ngoài, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Lê Thu Hường (2008): Lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu này đã tiếp cận vấn đề của thị trường sức lao động nhiều góc độ khác nhau, tập trung vào phân tích đánh giá thị trường sức lao động. Tuy nhiên thị trường sức lao động nước ta còn nhiều tồn tại, khó khăn, còn nhiều diễn biến phức tạp chưa giải quyết được thì việc nghiên cứu, làm rõ về lý luận và thực tiễn thị trường sức lao động của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong giai đoạn hiện nay phải cần được tiến hành thường xuyên, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy thị trường này hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu về thị trường sức lao động là điều cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường, phân tích, đánh giá đúng thực trạng thị trường sức lao động Bình Dương hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, dựa trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thị trường sức lao động của một số tỉnh tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Để thực hiện mục đích đó, nhiệm vụ của luận văn là: - Phân tích làm rõ bản chất, đặc điểm, các yếu tố tác động đến thị trường sức lao động vai trò của thị trường sức lao động. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường sức lao động của một số tỉnh, thành như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thị trường sức lao động, quan hệ kinh tế giữa người có sức lao động với người sử dụng sức lao động thông qua các quan hệ kinh tế trên thị trường sức lao động. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương hiện nay. Đồng thời có sự so sánh với thị trường sức lao động một số tỉnh, thành khác. 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về thị trường sức lao động trong trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời có tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và chú ý khai thác kinh nghiệm một số tỉnh. - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với một số phương pháp như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… 6. Những đóng góp của luận văn - Tổng hợp và hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến thị trường sức lao động. - Khẳng định phát triển thị trường sức lao động trong giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan, là chiến lược quan trọng, lâu dài trong phát triển kinh tế. - Làm tài liệu tham khảo cho UBND tỉnh Bình Dương trong việc quản lý và phát triển thị trường sức lao động của tỉnh trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1. HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG, THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 1.1.1. Sức lao động và hàng hóa sức lao động 1.1.1.1. Sức lao động Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động, mỗi yếu tố đóng vai trò nhất định trong quá trình sản xuất, trong đó sức lao động là yếu tố quyết định. Lao động chính là quá trình đang vận dụng sức lao động. Theo C.Mác: "Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống,và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó" [20, tr.251]. Từ khái niệm của Mác về sức lao động có thể hiểu sức lao động bao gồm toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong một con người và được người đó vận dụng vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó. Thể lực chính là phần xương thịt của mỗi con người được thể hiện ngoại hình: chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của mỗi con người. Trí lực là phần tinh thần, sự thoải mái của con người, sở thích và năng lực chuyên môn. Các bộ phận này thống nhất với nhau trong một cơ thể sống, sức lao động là yếu tố tiềm năng của mỗi con người, nó được biểu hiện ra bên ngoài thông qua quá trình con người tiến hành lao động sản xuất. Sức lao động của mỗi con người đang sống chỉ được người khác nhận biết khi nó tham gia sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Sức lao động khác với lao động: sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người đồng thời nó còn cải tạo cả bản thân con người, phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực. C.Mác viết: Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi giữa họ và tự nhiên. Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên. Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay. Trong khi tác động vào tự nhiên bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó. Con người phát triển những tiềm lực đang ngái ngủ trong bản tính đó và bắt đầu sự hoạt động của những tiềm lực ấy phải phục tùng quyền lực của mình [20, tr.226]. Lao động là phẩm chất đặc biệt của con người, khác với hoạt động bản năng của con vật. C.Mác đã chỉ rõ: Con nhện làm những động tác giống như những động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng trong đầu óc của mình rồi [20, tr.266-267]. Quá trình lao động chỉ con người mới có, con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp; trong những cái đó, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó. 1.1.1.2. Hàng hóa sức lao động Sức lao động là khả năng lao động tiềm ẩn bên trong người lao động, còn lao động là một quá trình họat động nhằm một mục đích nhất định, là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất. Nhưng nó chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ hai điều kiện sau đây: Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể được pháp luật bảo vệ. nghĩa là người có sức lao động có quyền sở hữu khả năng lao động của mình, có thể mang ra thị trường bán như một hàng hoá đặc biệt. C.Mác chỉ rõ: Nhưng muốn cho người chủ tiền tìm được trên thị trường một sức lao động với tư cách là hàng hoá thì một số những điều kiện khác phải được thực hiện. Tự bản thân nó, trao đổi hàng hóa không bao gồm những quan hệ lệ thuộc nào khác ngoài quan hệ lệ thuộc toát ra từ bản chất của chính nó. Với tiền đề ấy thì sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa khi nó được đưa ra thị trường và chỉ trong chừng mực nó được đưa ra thị trường, hay ngay được chính người chủ của nó, tức bản thân người có sức lao động đó, đem bán. Muốn cho người chủ sức lao động thấy có thẻ bán được nó với tư cách là hàng hóa, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người ấy phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình. Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hoá bình đẳng với nhau, chỉ khác nhau chỗ một người thì mua, còn người kia thì bán và vì thế cả hai đều là những người bình đẳng về mặt pháp lý [20, tr.251]. Hai là, người có sức lao động không còn tài sản nào để bán anh ta buộc phải đem bán chính ngay cái sức lao động đang tồn tại trong cơ thể của anh ta… Theo C.Mác: Để một người nào đó có khả năng bán những hàng hóa khác với sức lao động của mình, thì tất nhiên anh ta phải có những tư liệu sản xuất, ví dụ như nguyên liệu, công cụ lao động v.v. Anh ta không thể làm giày ống mà không có da thuộc. Ngoài ra anh ta còn cần tư liệu sinh hoạt nữa. Không một ai, ngay cả một nhạc sĩ của tương lai, cũng không thể sống bằng những sản phẩm của tương lai, không thể sống bằng những giá trị sử dụng còn chưa sản xuất xong, cũng giống như ngày đầu tiên xuất hiện trên trái đất, con người đã buộc phải tiêu dùng hàng ngày, phải tiêu dùng nó trước khi bắt đầu sản xuầt và trong khi nó sản xuất. Nếu các sản phẩm được sản xuất ra với tư cách là hàng hoá thì sau khi sản xuất xong, chúng phải được bán đi, và chỉ sau khi bán xong thì những nhu cầu của người sản xuất mới được thoả mãn. Thêm vào số thời gian cần thiết cho sản xuất và cả thời gian cần thiết cho bán nữa [20, tr.253]. Như vậy, sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ cả hai điều kiện chủ yếu trên vì nếu người lao động được tự do về thân thể mà lại có tư liệu sản xuất trong tay thì họ sẽ tự tiến hành sản xuất ra hàng hóa để bán chứ không bán sức lao động của mình. Từ hai điều kiện C.Mác nêu ra thì cần có những điều kiện khác như: - Tính đa dạng của thị trường lao động Thị trường lao động có thể phân loại thành nhiều dạng theo nhiều tiêu chí khác nhau. Có hai tiêu chí cơ bản thường được sử dụng để phân loại đó là trình độ kỹ năng tay nghề của người lao động và phạm vi địa lý. Xét trên góc độ trình độ kỹ năng và tay nghề của người lao động, thị trường lao động được phân ra thành thị trường lao động giản đơn và thị trường lao động được đào tạo. Xét về mặt phạm vi địa lý, thị trường lao động được phân chia thành thị trường lao động địa phương và thị trường lao động quốc gia hoặc thị trường lao động quốc tế. - Tính không đồng nhất của hàng hoá trên thị trường lao động Hàng hoá trên thị trường lao động là một loại hàng hoá đặc biệt đó là "sức lao động". Trong khi các loại hàng hóa thông thường khácđược chuẩn hoá mức cao thì hàng hoá sức lao động hoàn toàn không giống nhau. Mỗi người lao động là một tập hợp của các năng lực bẩm sinh cộng với các kỹ năng chuyên biệt tiếp thu được từ giáo dục và đào tạo. Mỗi người lao động đều có những đặc điểm riêng về khả năng, trình độ, tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, nhu cầu, thể lực, động cơ làm việc… chính vì thế, sức lao động được những người này đem ra trao đổi trên thị trường cũng hoàn toàn không đồng nhất với nhau. - Vị thế yếu hơn của người lao động trong các đàm phán trên thị trường lao động Thực tiễn cho thấy, thông thường, trong các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị trường lao động, cán cân thường nghiêng về phía người có nhu cầu sử dụng sức lao động. Xuất phát điểm của thực tiễn này chỗ cho đến nay, số lượng những người tìm việc vẫn nhiều hơn số lượng các cơ hội việc làm sẵn có. Hơn nữa người lao động đi tìm việc bao giờ cũng là người có nguồn lực hạn chế, trong khi đó, người sử dụng lao động có khả năng chờ đợi và lựa chọn hơn. Chính vì thế trong quá trình đàm phán hay giao dịch, khi thoả thuận các điều khoản hợp đồng, người sử dụng lao động thường có vị trí quyết định. Việc sức lao động trở thành hàng hóa đánh dấu một bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là bước tiến lịch sử so với chế độ nô lệ và phong kiến. Sự cưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được thay thế bằng việc ký kết hợp đồng mua và bán giữa hai người bình đẳng về hình thức: người sở hữu sức lao động và người sở hữu tư liệu sản xuất. Sự bình đẳng này che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chế độ bóc lột được xây dựng trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Khi trở thành hàng hóa, sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá sức lao động được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Vậy thời gian lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói cách khác, “Giá trị của sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của con người có sức lao động ấy” [20, tr.256]. Sức lao động chỉ tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, việc sản xuất ra sức lao động chỉ có thể xảy ra khi có sự tồn tại của con người đó. Cho nên sức lao động phải được tiêu dùng trong quá trình lao động. Trong quá trình lao động, phải hao phí một lượng nhất định về cơ bắp, thần kinh và trí não… của con người, sự hao phí đó phải được bù đắp lại. Hao phí càng nhiều thì việc bù đắp lại càng lớn. Người sở hữu sức lao động, đã lao động ngày hôm nay, ngày mai lại có thể lắp lại những quy trình ấy với những sức khỏe và thể lực như trước. Do đó, tổng số các tư liệu sinh hoạt phải đủ để duy trì con người lao động với tư cách là như vậy trong một trạng thái sinh hoạt bình thường. Là hàng hoá đặc biệt, giá trị sức lao động khác với hàng hóa thông thường chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. điều đó có nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân cón có nhu cầu về tinh thần, văn hóa… những nhu cầu đó còn phụ [...]... người bán sức lao động [34, tr.11-12], khái niệm này nhấn mạnh đối tượng trao đổi trên thị trường lao độngsức lao động chứ không phải người lao động, đây người lao động là chủ sở hữu sức lao động của mình, họ chỉ đem bán sức lao động mà không phải bán bản thân người lao động - Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO đưa ra định nghĩa: Thị trường lao độngthị trường trong đó các dịch vụ lao động được... thị trường sức lao động giản đơn và thị trường sức lao động qua đào tạo, trong đó có thị trường sức lao động trình độ cao - Giao dịch trên thị trường sức lao động + Giao dịch trên thị trường sức lao động là hoạt động để nối cung cầu sức lao động Trong giao dịch các chủ thể người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa các chủ thể với các tổ chúc trung gian thoả thuận về tuyển dụng và sử dụng sức. .. trường sức lao động là "sức lao động , nên chính xác thì phải được gọi là "thị trường sức lao động" Nhưng thực tế, trong các văn bản chính thống của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cũng như nhiều nước phát triển Việt Nam thường dùng tên gọi "thị trường lao động" Cho nên trong luận văn việc sử dụng khái niệm thị trường lao độngthị trường sức lao độngđồng nhất với nhau 1.1.2.2 Đặc điểm thị trường. .. hoá sức lao động là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động Trên thị trường sức lao động , giá cả được thể hiện dưới dạng tiền công Cũng như các loại hàng hoá khác, giá cả hàng hoá sức lao động không chỉ bị quy định bởi giá trị hàng hoá sức lao động mà còn chịu ảnh hưởng của quan hệ cung cầu sức lao động Khi cung sức lao động vượt quá cầu, giá cả sức lao động sẽ thấp hơn giá trị sức lao. .. đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó” [29, tr.73] Các quan niệm này chỉ rõ có sự thống nhất trao đổi mua bán sức lao động giữa người thuê lao độnglao động làm thuê Sự vận động của thị trường sức lao động tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường Hàng hoá trên thị trường lao động chính là sức lao động có tiềm... 1.1.2 Thị trường sức lao động và đặc điểm thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1.1.2.1 Khái niệm về thị trường sức lao động Thị trường lao động là một loại thị trường cơ bản trong nền kinh tế thị trường Đây là loại thị trường của một loại hàng hóa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến con người Nghiên cứu lý luận về thị trường lao động được bắt đầu... tiêu phát triển chung - Phân loại thị trường sức lao động Trong nền kinh tế thị trường, thị trường sức lao động hình thành, phát triển và hoạt động rất đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau Trong thực tế thị trường sức lao động được phân chia thành các loại sau đây: + Phân theo khu vực chia ra thị trường nông thôn và thị trường thành thị + Phân chia theo trình độ quản lý có thị trường sức lao động chính... tố cấu thành thị trường sức lao động Thị trường sức lao động là bao gồm các yếu tố cung, cầu, giá cả hàng hoá sức lao động và thể chế hoạt động - Cung sức lao động Cung sức lao động là tổng nguồn sức lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động, và cả tổng số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng trong... thị trường sức lao động, sức lao động được bán, được mua trong một thời hạn xác định Con người là chủ thể hàng hoá sức lao động, vì vậy, việc cung ứng lao động phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý kinh tế, xã hội của người lao động Qua các khái niệm trên cho thấy tính phức tạp trong nhận thức về thị trường sức lao động, đôi khi dùng thuật ngữ "thị trường lao động , lúc dùng "thị trường sức lao động ... ứng lao động 1.1.4 Thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hình thành thị trường sức lao động Việt Nam không thể diễn ra trong chốc lát, bởi vì chúng ta đang chuyển đổi từ hệ thống tổ chức lao động tập trung sang thị trường, do vậy phải cần một thời gian dài để tạo lập những bản tính của nền kinh tế thị trường tổng hợp Xây dựng thị trường sức lao động . trên thị trường sức lao động. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay. Đồng thời có sự so sánh với thị trường sức lao động ở một số tỉnh, . trạng thị trường sức lao động ở Bình Dương hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động ở Bình Dương trong giai đoạn hiện nay, dựa trên cơ sở. tích, đánh giá thực trạng thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan