LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf

78 857 2
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo không phải từ trên trời rơi xuống, và cũng không phải là một di sản thiên nhiên vốn có, mà là một sản phẩm do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên, tôn giáo không đồng hành với con người. Tôn giáo là phạm trù lịch sử. Tôn giáo vốn là một hiện tượng xã hội phức tạp và hiện nay là một trong những vấn đề nhạy cảm nhiều dân tộc, quốc gia. Việt nam là một quốc gia đa tôn giáo. Có những tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên Có những tôn giáo mới hình thành Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ XX như: Cao Đài, hòa Hảo v.v Lịch sử dân tộc đã minh chứng, có một số tôn giáo đã góp phần nâng cao ý thức dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của cả cộng đồng. Tuy nhiên, lại cũng có những tôn giáo có thời kỳ đã bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích ngoài tôn giáo. Hiện nay số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm gần khoảng 20% dân số, và tập trung các tôn giáo lớn, còn nếu tính cả những người có tâm thức tôn giáo thì con số sẽ lớn hơn gấp bội. Quá trình đổi mới đất nước, khi chuyển sang kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, làm xói mòn một số giá trị đạo đức xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi phải xây dựng những giá trị đạo đức mới cho phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó trong nhận thức cần xác định những ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo tới quá trình xây dựng đạo đức mới, để từ đó có thái độ ứng xử đúng với các tôn giáo (một vấn đề hết sức tế nhị, nhạy cảm và còn tồn tại lâu dài) là điều cấp thiết. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 có ghi: "Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Xuất phát từ tinh thần nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, từ đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam và từ yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tôi thấy cần thiết phải chọn vấn đề nghiên cứu: "Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay ", làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tôn giáo của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài "Đạo đức tôn giáo" là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chẳng hạn: + Khuynh hướng nghiên cứu đạo đức phật giáo từ góc độ tôn giáo. Đó là những công trình nghiên cứu của các phật tử, đều nhằm mục đích phục vụ cho tôn giáo của mình. Ví dụ, cuốn "Đạo đức học Phật giáo" (nhiều tác giả) của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995. Cuốn "Giải thoát tri kiến" của Jkrishnamutri, An Tiêm, Sài Gòn xuất bản 1973. Cuốn sách này đã nêu bật đạo đức Phật giáo là phương tiện quan trọng để thực hiện con đường giải thoát theo quan điểm của Phật giáo. + Khuynh hướng nghiên cứu đạo đức Phật giáo nhìn từ góc độ triết học. Đã có một số công trình đáng lưu ý. Đó là cuốn "Lịch sử triết học ấn Độ" của hòa thượng Thích Mãn Giác, Ban tu thư, đại học Vạn Hạnh 1997. Cuốn "Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông" của Nguyễn Hùng Hậu, nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội 1996. Cuốn "Triết học về Tánh không" của Tuệ Sĩ, An Tiêm, Sài Gòn xuất bản 1970. Cuốn "Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo" của hòa thượng Thích Mật Thể, Viện triết lý và triết học thế giới Từ những cuốn sách này ta có thể chắt lọc ra những ý tưởng nghiên cứu đạo đức Phật giáo dưới góc độ triết học. + Bên cạnh các khuynh hướng trên còn có khuynh hướng nghiên cứu đạo đức Phật giáo dưới góc độ văn hóa cũng đáng chú ý. Chẳng hạn như cuốn "Những nét văn hóa của đạo Phật" của hòa thượng Thích Phụng Sơn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1995. Cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của giáo sư Trần Ngọc Thêm, Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh 1996 Ngoài ra gần đây còn có một số luận án cũng nghiên cứu về đạo đức Phật giáo như "Đạo đức Phật giáoảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần của người Việt Nam". Nếu như đạo đức Phật giáo được nghiên cứu tương đối nhiều dưới các góc độ khác nhau thì ngược lại đạo đức của các tôn giáo khác chưa có nhiều công trình nghiên cứu. + Gần đây có các luận án tiến sĩ triết học nghiên cứu về đạo đức của Công giáo như "Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh thánh" của Trương Như Vương, "Sự thống nhất giữa Kính Chúa " và "yêu nước" trong "lịch sử tư tưởng Việt Nam thời cận đại"; "Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo trong công tác đối với Thiên chúa giáo hiện nay Việt Nam" của Nguyễn Văn Long Bên cạnh các luận án tiến sĩ này cũng phải nói tới các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đạo đức công giáo như: "Khía cạnh nhân văn của giáo lý Thiên chúa và công tác xây dựng nếp sống mới vùng đồng bào Thiên chúa giáo"; "Quá trình truyền giáo của đạo Thiên chúa và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần Việt Nam" Về đạo đức của đạo hòa Hảo có: "Đạo hòa Hảo và ảnh hưởng của đồng bằng sông Cửu Long" (5.01.02) của Nguyễn Hoàng Sa. Về đạo đức của đạo Cao Đài có "ảnh hưởng của đạo Cao Đài với đời sống tinh thần Tây Ninh " của Đặng Thị Thu Nga. Tuy nhiên, nghiên cứu "ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay" là một vấn đề mang tính tổng hợp và là một vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sự ảnh hưởng đó. 3.2. Nhiệm vụ + Luận văn tập trung làm rõ một số đặc trưng của đạo đức tôn giáo. + Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáo với đạo đức mới. + Trên cơ sở làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng đạo đức mới. Luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong xây dựng đạo đức mới hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Lịch sử các tôn giáo cho thấy, khi tôn giáo tồn tại trong bất cứ một xã hội nào đó thì ít, nhiều nó đều có ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống của xã hội đó. Điều này cũng được kiểm chứng qua lịch sử các tôn giáo tồn tại Việt Nam. Như vậy, cũng có nghĩa là tôn giáo đã từng ảnh hưởng tới các dạng đạo đức trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Song đây luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Đảng ta về tôn giáo, đạo đức để phân tích những vấn đề đặt ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chú ý sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời chú trọng sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh v.v 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn + Trên cơ sở phân tích đạo đức của các tôn giáo, bước đầu luận văn nêu lên một số đặc trưng của đạo đức tôn giáo và góp phần làm rõ một số nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáođạo đức mới. + Luận văn góp phần làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay. + Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài + Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ tinh thần nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ban hành ngày 16.10.1990: "Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". + Về mặt thực tiễn: - Luận văn góp phần vào việc tìm ra những biện pháp thực hiện nhiệm vụ của nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) về chính sách văn hóa đối với tôn giáo: "Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền, giáo dục khắc phục mê tín dị đoan ". - Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc tham khảo, nghiên cứu và học tập bộ môn tôn giáo, đạo đức, triết học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1 Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáođạo đức mới việt nam hiện nay 6 1.1. Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo 7 1.1.1. Hướng con người tới khát vọng hạnh phúc 7 1.1.2. Tính hướng thiện, tránh ác 12 1.1.3. Tính nhẫn nhục, cam chịu 16 1.1.4. Đề cao luân lý gia đình 20 1.1.5. Tình thương yêu con người, vị tha 23 1.2. Một số nét đặc trưng của đạo đức mới 25 1.2.1. Yêu nước, yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 25 1.2.2. Đoàn kết, gắn bó cộng đồng, hòa hợp dân tộc 26 1.2.3. Cần cù, sáng tạo, có kỷ luật trong lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng 28 1.2.4. Tôn trọng chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân 30 1.2.5. Lòng thương người, trọng nghĩa, chủ nghĩa nhân đạo cao cả 32 1.3. Một số nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức tôn giáođạo đức mới 34 1.3.1. Một số nét tương đồng 34 1.3.2. Một số nét khác biệt 41 Chương 2 ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức mới - Thực trạng và giải pháp 47 2.1. Thực trạng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo với đạo đức mới 47 2.1.1. ảnh hưởng về nhận thức 47 2.1.2. ảnh hưởng trong hành vi 51 2.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo với xây dựng đạo đức mới Việt Nam hiện nay 57 2.2.1. Các quan điểm chỉ đạo 57 2.2.2. Nhóm giải pháp về nhận thức, cơ chế chính sách 64 2.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quần chúng hoạt động thực tiễn 68 2.2.4. Nhóm giải pháp về văn hóa tinh thần 72 2.2.5. Nhóm giải pháp về cán bộ làm công tác tôn giáo 74 Kết luận 77 Danh mục tài liệu tham khảo 79 . Chương 1 một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáođạo đức mới việt nam hiện nay "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại, và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội" [14, tr. 12]. Trong bất cứ một xã hội cụ thể nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự nguyện tuân theo, nhằm bình ổn trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Trong đời sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại (sống thiện, trung thực, yêu quý lao động), nhưng vẫn có những nguyên tắc, chuẩn mực chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ngày nay, cả nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức của chúng ta đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường mà như C. Mác đã nhấn mạnh: Tự do của mỗi người không phải là sự chấm dứt tự do của người khác, mà ngược lại, nó là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người. Môi trường đạo đức theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải xuất phát từ quan điểm đạo đức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là chống áp bức, bóc lột, bất công tàn bạo. Con người đối với con người phải có văn hóa. Mỗi người phải được phát triển toàn diện khả năng và nhân cách. Không phải vì có cơ chế thị trường chúng ta mới đặt ra yêu cầu xây dựng nền đạo đức mới. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã làm cuộc cách mạng phản đế và phản phong. Đạo đức của giai cấp phong kiến cũng như đạo đức của chủ nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản đều là đối tượng cải tạo của cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Lý tưởng đạo đức nhất quán của Đảng và nhân dân ta là xây dựng một xã hội, trong đó các quan hệ đạo đức giữa con người phải trong sáng, tương thân, tương ái, xã hội công bằng và bình yên, mọi người được bình đẳng ấm no, tự do, hạnh phúc, tiến bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, và cũng không nảy sinh từ một mảnh đất trống trải, khô cằn. Đạo đức cách mạng chỉ có thể ra đời trên cơ sở của nền đạo đức truyền thống, là sự nối tiếp và phát huy đạo đức truyền thống lên một tầm cao mới. Theo tinh thần đó, việc xây dựng nền đạo đức mới phải đi từ lịch sử tới hiện tại, từ truyền thống tới cách tân. Truyền thống tuy sinh thành trong lịch sử nhưng lại là một thành phần quan trọng trong tích hợp, trong hạt nhân văn hóa của xã hội hiện thực. Vì vậy, việc xây dựng đạo đức mới không thể là sự đoạn tuyệt với lịch sử. Thái độ khoa học là cần kế thừa có phê phán, chắt lọc lấy những tinh hoa hợp lý trong di sản truyền thống để phục vụ cho cuộc sống hôm nay. Vì vậy việc xây dựng nền đạo đức mới vừa phải kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa phải chắt lọc những tinh hoa có thể có các dạng đạo đức khác, mà trong đó có đạo đức tôn giáo. 1.1. Một số nét đặc trưng của đạo đức tôn giáo 1.1.1. Hướng con người tới khát vọng hạnh phúc Phạm trù "Hạnh phúc" là một trong những phạm trù cơ bản của đạo đức học. Qua các thời đại lịch sử, con người luôn luôn khát khao, mơ ước tìm kiếm hạnh phúc. Mọi cố gắng của con người đều đi đến thực hiện lý tưởng tối cao của mình, đó là hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình, cho dân tộc, cho xã hội. Hạnh phúc có tính lịch sử cụ thể, vì mỗi thời đại lịch sử, mỗi một con người trong những hoàn cảnh khác nhau, có quan niệm về hạnh phúc khác nhau. Vì vậy, trong lịch sử loài người đã tồn tại nhiều quan niệm hạnh phúc khác nhau. Có người cho rằng, hạnh phúc là sự thỏa mãn và đáp ứng những nhu cầu cụ thể, đó là điều kiện sống, địa vị xã hội, điều kiện tham gia công tác, học tập của mỗi người. Người lao động quan niệm về hạnh phúc khác với quan niệm của giai cấp thống trị bóc lột. Người các lứa tuổi, các vùng khác nhau, có những quan niệm hạnh phúc khác nhau. [...]... thiện đầy đủ nhất, mà trong đó chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa là những biểu hiện cao đẹp của cái thiện đó Với ý nghĩa đó thì tư tưởng hướng thiện tránh ác - thương yêu con người trong đạo đức của các tôn giáo là những nét tương đồng với đạo đức mới Việt Nam hiện nay Thật vậy, trong Phật giáo, làm từ thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn là những bộ phận hợp thành tư tưởng và hành vi đạo đức Phật giáo. .. đủ trở về cùng "Thầy" - giữ trọn con đường tu hành, sẽ sớm trở về "Bạch Ngọc Kinh", nơi mà đạo Phật gọi là Niết Bàn 1.1.2 Tính hướng thiện, tránh ác Tính hướng thiện, tránh ác là một đặc trưng cơ bản của đạo đức các tôn giáo Có thể nói, thiện, ác là hai phạm trù có vai trò trọng yếu trong hệ thống đạo đức của mọi tôn giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng Trong quan niệm về Thiện, ác, Phật giáo. .. chính của sự phát triển là vì con người, do con người, Đảng ta khẳng định quan điểm đặt con người vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đó cũng là mục tiêu của chủ nghĩa nhân đạo cao cả trong nền đạo đức mới của chúng ta 1.3 Một số nét tương đồng và khác biệt giữa đạo đức Tôn giáođạo đức mới 1.3.1 Một số nét tương đồng * Tư tưởng hướng thiện, tránh ác - thương yêu con người Trong. .. của đạo lý làm người Việt Nam Từ Bi của đạo Phật cũng có tác dụng, ích lợi cho cuộc đời, có ảnh hưởng tốt cho sự sống Nó làm cho con người trở nên hiền dịu, biết thông cảm với đồng loại, yêu sinh vật, cây cỏ, tôn trọng sự sống của tất cả Đó cũng chính là yêu cầu cơ bản của môn đạo đức học môi trường, sinh thái mà chúng ta cần trang bị cho những chủ nhân của đất nước ta hiện nay Từ lòng Từ Bi, đạo đức. .. cho các môn đệ của mình noi theo [70, tr 124] Vai trò của gia đình và giáo dục gia đình trong đạo đức Phật giáo cũng rất được chú trọng Điều này dễ thấy, bởi trong hệ thống đạo đức Phật giáo, có cả một phương thức xây dựng cuộc sống gia đình với hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ giữa cha mẹ và con cái và quan hệ giữa vợ với chồng Đạo đức Phật giáo đã nêu ra một số nguyên tắc ứng xử để xây dựng tốt hai... giải phóng toàn thể xã hội Đạo đức mới của xã hội ta hiện nayđạo đức đòi hỏi thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân Đồng chí Lê Duẩn đã chỉ rõ: "Nguồn gốc đạo đức lớn nhất của chúng ta bây giờ là gì? Là vấn đề xây dựng chủ nghĩa tập thể, là vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân Cá thể hay tập thể, cá nhân hay xã hội, đó là vấn đề cơ bản nhất của đạo đức mới trong xã hội hiện nay" [6, tr 151] Chủ nghĩa tập thể không... xã hội "Thiện là một phạm trù đạo đức của đời sống cộng đồng phản ánh những cái chân thực, tốt đẹp, phù hợp với lợi ích cao cả, toàn diện của con người hướng tới sự phát triển và tiến bộ xã hội Thiện là một giá trị đạo đứng tổng hợp các giá trị đạo đức tốt đẹp khác đang trong quá trình phát triển Còn ác là phạm trù đối lập của thiện, bản chất của ác đi ngược lại giá trị chân - thiện - mỹ của nhân loại,... đồ phải nhẫn nại, cam chịu Nếu chỉ giới hạn sự nhẫn nại trong những hoàn cảnh cần thiết thì lại khác, nhưng sự nhẫn nại trong đạo đức các tôn giáo là sự nhẫn nại trong mọi hoàn cảnh, không có giới hạn, đến mức nó trở thành nhẫn nhục, cam chịu Trong đạo đức Công giáo, sự nhẫn nhục cam chịu đạt đến đỉnh cao Điều này được thể hiện trong quan niệm của Kinh thánh thời Tân ước đối với kẻ thù và đối với kẻ... phạm trù thiện hơn, bởi với Phật giáo thiện không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, mà còn là một phương tiện thiết thực để giải thoát Phật giáo quan niệm thiện là bản chất thường trụ của pháp giới (Phật tính), nên một đồ tể chỉ cần quẳng con dao, chịu khó tu đạo là có thể đạt thiện tâm, ngược lại là tội ác, phải chịu cảnh trầm luân, khổ ải Trong Phật giáo nội dung của thiện, ác được kết tập trong Kinh... nhân đạo, nhân văn trong tư tưởng đạo đức Phật giáo - Trong đạo Hòa Hảo, tình yêu thương con người là một nét tạo thành hạnh đức của người hiền Người có hạnh đức là người biết thương yêu mọi người "hết lòng giúp đỡ họ khỏi phải khốn đốn, nghèo nàn" [51, tr 63] 1.2 Một số nét đặc trưng của đạo đức mới 1.2.1 Yêu nước, yêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Lòng yêu nước là động lực tình cảm lớn nhất của . biệt giữa đạo đức tôn giáo và đạo đức mới. + Luận văn góp phần làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với quá trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. + Bước. huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài + Về mặt lý luận: Luận. LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong quá trỡnh xõy dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo không phải

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan