LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx

123 758 7
LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng, phản ánh hoạt động của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và là diễn đàn, nhu cầu không thể thiếu của quần chúng nhân dân. Trong đấu tranh chính trị, các lực lượng chính trị đều nhận thấy tác dụng lợi - hại của báo chí. Họ sử dụng báo chí như một công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra ở họ những nhận thức, hành động mới theo những định hướng của mục tiêu chính trị. Do đó, để phát huy được vai trò của báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của mình, thì lực lượng chính trị cầm quyền tất yếu và cần thiết phải định hướng, quản lý hoạt động báo chí. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá cao vai trò quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội, đồng thời quan tâm lãnh đạo, quản lý và tạo điều kiện để báo chí liên tục phát triển. Trong các thời kỳ cách mạng, báo chí luôn là vũ khí sắc bén trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, báo chí nước ta đã phản ánh sinh động, kịp thời mọi khía cạnh, mọi mũi tiến công, mọi thắng lợi trong từng trận đánh suốt mấy chục năm kháng chiến trường kỳ và vĩ đại. Trong công cuộc xây dựng đất nước, báo chí đã đóng góp tích cực vào thành tựu đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sự phát triển của báo chí là một bộ phận không thể tách rời của sự phát triển xã hội, là thành tựu, đồng thời là động lực to lớn của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động báo chí còn những thiếu sót, khuyết điểm không thể xem thường. Tình trạng thương mại hóa và xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chậm được ngăn chặn, khắc phục làm ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, gây bức xúc trong nhân dân phần lớn là do những hạn chế không đáng có trong công tác lãnh đạo và điều hành của Đảng. Vì vậy, để đảm bảo tính chính trị, tính giai cấp của báo chí phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới thì việc tăng cường lãnh đạo báo chí của Đảng là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, có diện tích đất trên 40.000 km2, dân số khoảng 17 triệu người, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất ra lượng lương thực lớn nhất Việt Nam, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Đây cũng là vùng đất mà hệ thống báo chí địa phương có bề dày lịch sử và có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn chất lượng, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và quản lý của Nhà nước. Những năm qua, quán triệt quan điểm của Đảng, công tác lãnh đạo hoạt động báo chí ở khu vực ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều cơ quan chủ quản đã coi trọng công tác lãnh đạo, tăng cường giáo dục chính trị -tư tưởng cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đoàn thể, quần chúng trong các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, thường xuyên định hướng thông tin, hướng dẫn báo chí nhận thức đúng bản chất những sự kiện nổi cộm, biểu dương kịp thời những đóng góp quan trọng của báo chí, đồng thời chú ý nhắc nhở xử lý các sai phạm. Nhờ đó, báo chí đã kịp thời tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ, động viên các phong trào hành động cách mạng, tham gia đắc lực vào công cuộc chống tham nhũng, chống các biểu hiện tiêu cực; phản ánh ý kiến, nguyện vọng bức xúc của quần chúng nhân dân; góp phần to lớn trong việc ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác lãnh đạo báo chí địa phươngvùng ĐBSCL nhìn chung vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội. Một số cơ quan chủ quản báo chí nhận thức chưa đầy đủ, đúng mức về vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí trong đời sống xã hội; ý thức chưa cao trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động báo chí. Sự phân công cán bộ phụ trách báo chí ở nhiều cơ quan chủ quản còn mang tính hình thức; chỉ đạo công tác cán bộ thiếu chặt chẽ từ đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý đến khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Nhiều trường hợp bố trí cán bộ phụ trách báo chí không ngang tầm nhiệm vụ. Một số cơ quan chủ quản chưa làm tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin, định hướng, chỉ đạo thiếu sâu sát, chặt chẽ, đặc biệt chưa kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của cơ quan báo chí trực thuộc, chưa kiên quyết xử lý thích đáng những sai phạm của cán bộ, phóng viên, biên tập viên vi phạm. Trong hoạt động báo chí, từng lúc, từng nơi còn biểu hiện tình trạng thương mại hóa. Xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ ở một số báo chậm được ngăn chặn, khắc phục. Đáng chú ý là còn nhiều thông tin thiếu khách quan, không chính xác, tô đậm mặt trái xã hội trên các báo địa phương. Một số báo đưa thông tin thiếu cân nhắc về sự kiện, thời điểm, liều lượng, mức độ, thậm chí có trường hợp biểu hiện sự lệch lạc, thông tin theo kiểu giật gân, câu khách, sa đà thị hiếu tầm thường, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" là cấp thiết. Công trình nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Đó là khẳng định tầm quan trọng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương nhằm phát huy tối đa vai trò, vị trí, nhiệm vụ của báo chí địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lãnh đạo báo chí đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đế này, điển hình là các công trình sau: - Cuốn sách "Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay" do GS. Trần Quang Nhiếp chủ biên, được nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản vào năm 2002. Cuốn sách này đã cung cấp một số quan niệm về định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường; làm rõ thực trạng hoạt động và quản lý báo chí, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp cụ thể. - Cuốn sách "Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản", của TS. Lê Thanh Bình, cũng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2004. Về mặt nội dung, cuốn sách này, ngoài khái quát thực trạng quản lý và phát triển báo chí, còn nêu thực trạng quản lý và phát triển hoạt động lĩnh vực xuất bản. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản giải quyết những hạn chế, yếu kém trong quản lý và phát triển hai lĩnh vực này. - Để giải quyết những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã nghiên cứu cuốn sách "Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới", do TS. Nguyễn Vũ Tiến chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào 2005. Trong cuốn sách này, những khái niệm về sự lãnh đạo của Đảng, phương thức lãnh đạo và nội dung lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí đã được tác giả trình bày rõ nét, khoa học. Ngoài khái niệm, sự cần thiết đổi mới công tác lãnh đạo của Đảngphương hướng đổi mới công tác lãnh đạo ấy như thế nào trong giai đoạn hiện nay cũng được làm rõ, đặc biệt là khi báo chí nước ta hoạt động trong nền kinh tế thị trường. - Để có những nhận định khách quan về vai trò của Đảng trong công tác lãnh đạo báo chí, cũng như đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí, tạo cơ sở để đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chívùng ĐBSCL, chúng tôi nghiên cứu cuốn sách "Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới" của Ban Tuyên giáo Trung ương, được Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm 2007. Cuốn sách này tập hợp rất nhiều bài viết, bài phát biểu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các văn bản có liên quan đến sự lãnh đạo và quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước, cụ thể: bài viết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước - nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình mới của Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang; bài Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong nền kinh tế thị trường của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nội dung thông báo Kết luận số 162-TB/TW, số 41-TB/TW về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay; Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 18-3-2004 của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay; Quy định số 165-QĐ/TW ngày 21-2-2006 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí; Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Về chủ đề nghiên cứu còn có nhiều bài báo đăng trên tạp chí, nhiều bài viết tham luận tại các hội thảo đề cập đến, chẳng hạn như: - Bài "Các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí trong thời kỳ đổi mới" đăng trong cuốn sách "Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn", tập 2 do PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên, xuất bản năm 2001. - Bài "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà báo và cán bộ quản lý báo chí" của Trần Văn Hải, đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 80 năm báo chí cách mạng Việt Nam - những bài học lịch sử và phát triển, năm 2005. - Một số vấn đề đặt ra với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác báo chí và truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay của tác giả Lương Đình Hải đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế năm 2008. - Bài "Định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh" của GS, TS. Dương Xuân Ngọc, đăng trên tạp chíluận chính trị và Truyền thông, tháng 6-2009. - Bài "Để cán bộ báo chí - xuất bản thực sự là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa" của PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, đăng trên tạp chíluận chính trị và Truyền thông, tháng 6-2009 Do đề tài được thực hiện ở phạm vi vùng ĐBSCL, vì vậy chúng tôi cũng đã tiếp cận một số tài liệu liên quan đến ĐBSCL và báo chí các tỉnh ĐBSCL, cụ thể là - Cuốn sách "Một số vấn đề khoa học xã hội về đồng bằng sông Cửu Long" của Mạc Đường, do nhà xuất bản Khoa học - Xã hội xuất bản năm 1982. - Cuốn sách "Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm" của Trần Bạch Đằng, do nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1986. - Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội năm 2008 với chủ đề "Hệ thống báo Đảng đồng bằng sông Cửu Long" của tác giả Đoàn Phương Nam. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu nhiều tài liệu, báo cáo có liên quan đến công tác lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí của các tỉnh trong phạm vị khảo sát (Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau). Nhìn chung, các công trình trên đề cập đến công tác lãnh đạo báo chí ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau. Song cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách trực tiếp về công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phươngvùng ĐBSCL. Vì vậy, đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu nhằm đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phươngvùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác lãnh đạo báo chí địa phươngvùng ĐBSCL, luận văn đề xuất một số giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phươngvùng này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương trong thời kỳ mới. - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hệ thống báo chí địa phương vùng ĐBSCL và thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vùng này. - Phát hiện những vấn đề đang đặt ra trong công tác lãnh đạo báo chí địa phương và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phươngvùng ĐBSCL. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phươngvùng ĐBSCL hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống báo chí địa phươngvùng ĐBSCL (không khảo sát đại diện thường trú của các báo Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động trên địa bàn), cụ thể là ở 3 tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 01- 2004 (thời điểm Bộ Chính trị ban hành Thông báo Kết luận số 162-TB/TW, ngày 01-02-2004 Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay) đến tháng 06-2009. 5. Cơ sở lý luậnphương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các phân tích, đánh giá trong luận văn đứng trên quan điểm báo chí vô sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, dựa vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn tiến trình vận động, phát triển báo chí cách mạng với tiến trình vận động, phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước và thế giới. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng về của công tác lãnh đạo báo chí. - Các phương pháp khảo sát thực tế, thống kê, so sánh, nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác lãnh đạo báo chí địa phương ở ba tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh thuộc vùng ĐBSCL. - Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện từ 20 đến 30 đối tượng là cán bộ trực tiếp lãnh đạo báo chí ở các cơ quan Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Ban Tuyên giáo, lãnh đạo các báo, đài của 3 tỉnh được khảo sát. - Các phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm rút ra những kết luận khoa học cần thiết, từ đó đề xuất giải pháp góp phần tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương các tỉnh vùng ĐBSCL. 6. Đóng góp mới của đề tài - Lần đầu tiên luận văn đánh giá toàn diện và có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vùng ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. - Làm rõ thực trạng diện mạo báo chí ba tỉnh Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh thuộc vùng ĐBSCL và nêu ra được những ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí ở ba tỉnh trên. Đồng thời phân tích những vấn đề đặt ra trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong vùng. - Những giải pháp và kiến nghị cụ thể mà lần đầu tiên tác giả đưa ra sẽ góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí vùng ĐBSCL, từ đó giúp cho báo chí trong vùng thực hiện nhiệm vụ chính trị ngày càng tốt hơn. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Về mặt lý luận - Đây là đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về công tác lãnh đạo báo chí ở một vùng đồng bằng tương đối rộng lớn, có bề dày lịch sử báo chí cách mạng như ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần làm sáng tỏ nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí địa phương mà còn là sự đánh giá tương đối chính xác về vai trò quan trọng của Đảng đối với sự trưởng thành, phát triển không ngừng của báo chí địa phương trong hiện tại cũng như trong tương lai. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu đối với đề tài này. 7.2. Về mặt thực tiễn - Những cứ liệu có trong luận văn có thể được khai thác để làm cơ sở cho việc hoạch định nội dung, phương thức lãnh đạo báo chí địa phươngvùng ĐBSCL. - Giúp các cơ quan lãnh đạo báo chí địa phươngvùng ĐBSCL nhận thấy mặt được và chưa được trong công tác lãnh đạo; nghiên cứu và áp dụng những giải pháp mà luận văn đưa ra để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của mình, giúp báo chí địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. - Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, về những vấn đề có liên quan công tác lãnh đạo báo chí địa phương cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng. 8. Bố cục của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết. [...]... thực hiện đầy đủ chức năng của mình 1.2 NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 1.2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của báo chí đồng thời có nhiều chủ trương, định hướng phát triển báo chílãnh đạo công tác báo chí cho phù hợp với tình hình mới Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. .. phát trên báo chí không đem lại sự chuyển biến trong thực tế, mất lòng tin của nhân dân đối với báo chí Có thể thấy rằng, bản thân sự phát triển của báo chí đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Báo chí phát triển càng mạnh càng đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc đáng kể vào sự lãnh đạo của Đảng Xa rời, thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, chắc chắn báo chí sẽ không... Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí 1.2.2.1 Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra những chỉ thị, nghị quyết đối với báo chí Lãnh đạo bằng nghị quyết, chỉ thị là phương thức lãnh đạo quan trọng nhất của Đảng đối với xã hội nói chung và đối với báo chí nói riêng Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về báo chí là cơ sở để Nhà nước vừa thể chế hóa thành chính sách, pháp luật về báo chí, vừa thực hiện quyền hạn,... bộ báo chí phát huy tài năng sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp Đào tạo, bồi dưỡng nhà báo và cán bộ quản lý báo chí là nội dung rất quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí 1.3 HỆ THỐNG BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG VÀ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ ĐỊA PHƯƠNG 1.3.1 Hệ thống báo chí địa phương nước ta hiện nay Hiện nay báo chí địa phương ở nước ta có hệ thống như sau: Báo Đảng là... hiện tại, đã tạo ra sự hoài nghi trong ý thức người dân, làm mục rỗng chỗ dựa tinh thần của chế độ, hậu quả kết cục là chế độ XHCN sụp đổ Bài học đó cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là nguyên tắc, đảm bảo cho báo chí hoạt độngsự nghiệp của Đảng, vì dân tộc Xét đến cùng, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là từ chính yêu cầu của sự nghiệp cách mạng do dân tiến hành dưới sự lãnh đạo. .. kết luận, thông báo của Đảng về vấn đề báo chí Hiệu quả của sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí phụ thuộc vào việc đưa ra những quan điểm, những định hướng khoa học đúng đắn vào trình độ, năng lực, phẩm chất của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên 1.2.2.2 Đảng lãnh đạo báo chí thông qua tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí Tổ chức cơ sở đảng (các chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng. .. thật sự là tiếng nói của Đảng, đồng thời là diễn đàn của nhân dân để thực hiện phương châm toàn dân tham gia xây dựng Đảng 1.1.2.3 Từ nhu cầu bản thân sự phát triển của báo chí Đảng lãnh đạo báo chí không phải để hạn chế, trái lại để báo chí thực hiện và hoàn thành tốt các chức năng của mình Trong điều kiện một đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí hoạt... động Sự lãnh đạo của Đảng là nhu cầu nội tại của chính báo chí, và nhờ đó Đảng giúp cho báo chí nắm vững và bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng trong từng thời kỳ, những trọng tâm công tác chính của Đảng và Nhà nước trong từng thời điểm Đảng định hướng cho báo chí xử lý các vấn đề tư tưởng, lý luận, quan điểm mới phát sinh, nhất là khi có ý kiến khác nhau Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho báo chí luôn... lý của Nhà nước với các cơ quan báo chí và ngược lại để cơ quan báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với Đảng, Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị, định hướng tư tưởng, định hướng thông tin bằng hệ thống quan điểm báo chí; kiểm tra, uốn nắn việc thực hiện các định hướng đó thông qua các tổ chức đảng và các đảng viên của mình "Hiệu quả công tác lãnh đạo của. .. Trung ương đến địa phươngbáo chí điện tử; sắp xếp thu gọn đầu mối theo hướng khoa học, hợp lý và hiệu quả Chúng ta thường nói, báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhưng Đảng không lãnh đạo báo chí bằng cách cầm tay chỉ việc, bắt nhà báo hay cơ quan báo chí phải viết bài này, bài kia cụ thể hay trình bày bằng phương pháp này, hình thức kia mà Đảng lãnh đạo báo chí bằng cách đề . LUẬN VĂN: Sự lãnh đạo của đảng đối với báo chí địa phương vùng đồng bằng sông cửu long hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống chính. đạo của Đảng đối với báo chí địa phương trong thời kỳ mới. - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng hệ thống báo chí địa phương vùng ĐBSCL và thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vùng. đạo của Đảng đối với báo chí địa phương các tỉnh vùng ĐBSCL. 6. Đóng góp mới của đề tài - Lần đầu tiên luận văn đánh giá toàn diện và có hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí vùng

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan