LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx

95 461 0
LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

z LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa Quảng Bình Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Do đó, giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, ruộng đất sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa và vị trí quan trọng đặc biệt của đất đai, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, "vấn đề đất đai" luôn luôn được Nhà nước và nhân dân ta quan tâm, coi trọng. Hiến pháp ta quy định "đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý". Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) nước ta nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do vai trò quan trọng của đất đai nông nghiệp đối với phát triển kinh tế, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII (2000) đã nêu lên nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành nông nghiệp của toàn tỉnh trong những năm trước mắt là: "Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết tập trung vào khu vực nông nghiệpnông thôn, coi đó là định hướng chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân". Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa đã có nhiều tiến bộ, hầu hết ruộng đất đã có chủ sử dụng cụ thể, nên việc đầu tư thâm canh và bảo vệ đất có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn như: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất; vấn đề tích tụ ruộng đất; giao đất giao rừng; vấn đề thu lợi ích từ việc sử dụng đất đai Nhất là đối với một số địa bàn vùng sâu, vùng xa, một số đất trống đồi trọc chưa được khai thác đúng tiềm năng của nó. Với lý do trên tôi chọn đề tài: "Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa Quảng Bình" để nghiên cứu nhằm góp một phần nhỏ bé tìm ra những giải pháp giúp cho việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi bàn về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân là một vấn đề hết sức phức tạp. Do tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nó nên có rất nhiều công trình đã được thể hiện dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Trên các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Lý luận và một số sách đã xuất bản thì có nhiều tác giả đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề ruộng đất. Trong số tác giả này phải kể đến: PGS.TS Nguyễn Đình Kháng - TS Vũ Văn Phúc, Một số vấn đềluận của Mác và Lênin về địa tô, ruộng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; GS.TS Đỗ Thế Tùng, Quan điểm của Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, Tạp chí Thông tin Nghiên cứu lý luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 3/1990; ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả: Nguyễn Sinh Cúc; Trần Ngọc Hiên, Và gần đây nhất, vào tháng 5/2001 tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn" và có đi sâu bàn đến "dồn điền, dồn thửa" ruộng đất nông nghiệp thực tiễn địa phương tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Riêng về phân tích đất đai nông nghiệp mới chỉ có một số tài liệu đánh giá đất của một số giảng viên của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Cùng với những đề tài đi vào nghiên cứu "Tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa Phú Thọ" của thạc sĩ Nguyễn Tiến Khôi. Đối với Quảng Bình, những đề tài đi sâu nghiên cứu quan hệ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa Quảng bình chưa có công trình nào đề cập đến. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài "Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa Quảng Bình" hy vọng góp một phần nhỏ của mình vào việc tìm ra giải pháp trong vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất để thúc đẩy nông nghiệp Quảng Bình ngày càng phát triển trên cơ sở phát huy nội lực của chính mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Xác định rõ cơ sở lý luận về đất đai, phân tích đánh giá những khả năng, những điều kiện khách quan, chủ quan để vận dụng vào chủ trương giao đất giao rừng thúc đẩy nền nông nghiệp Quảng Bình phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó luận văn có mục đích xác định những quan điểm và kiến nghị những giải pháp chủ yếu để thực hiện giải quyết giao đất giao rừng để thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa Quảng Bình. - Nhiệm vụ: + Làm rõ ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các chủ trương của Đảng ta đối với việc giao đất giao rừng cho người nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Khảo sát đánh giá việc thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho nông dân Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đối với việc thực hiện chủ trương này qua nghiên cứu thực tế tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: từ 1986 đến nay (2002). + Địa bàn nghiên cứu: chủ yếu là 7 huyện, thị xã tỉnh Quảng Bình. + Đề tài giới hạn việc nghiên cứu: giao đất, giao rừng (chủ yếu là nông - lâm nghiệp; trồng trọt và chăn nuôi). 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được trình bày trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta. - Tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị, phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, lôgíc, sử dụng phương pháp điều tra. 5. ý nghĩa của luận văn Tuy nghiên cứu trong một phạm vi về thời gian, không gian nhất định, song luận văn có một ý nghĩa phản ánh thực tế tình hình vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa địa phương. Từ đó có những đề xuất cụ thể, những kiến nghị giải pháp để giúp các cơ quan ban ngành trong tỉnh tham khảo hoạch định các chính sách nhằm phát triển kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng kinh tế xã hội địa phương nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm: 3 chương, 6 tiết. Chương 1 ý nghĩa của việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1. Quyền sử dụng đấtgiao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1.1. Một số vấn đềluận của Mác và Lênin về ruộng đất Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ: "Đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài người" [33, tr. 473]. Trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường, mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu. Nó là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con người, vì vậy ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từ khi được con người khai phá, sử dụng trong quá trình lịch sử lâu dài, thì trong đất đai đã kết tinh lao động của nhiều thế hệ. Ngày nay, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Do vậy, khi xét về mặt giá trị sản xuất, C.Mác đã nói: "Đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của sản xuất nông nghiệp" [33, tr. 324]. Vì loài người sử dụng đất trồng trọt tạo ra lương thực, thực phẩm, tận dụng đất đồi núi để chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và khai thác lâm sản, sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Như vậy đất nông nghiệp tạo ra những điều kiện để con người sinh sống và phát triển. Trong quan hệ với lao động, ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất đai thay đổi hình dạng theo mục đích sử dụng của mình thì ruộng đất là đối tượng của lao động. Chính vì vậy, để có thể sử dụng có hiệu quả hơn hoặc cải tạo đất theo nhu cầu sản xuất, người ta phải khai thác hợp lý hoặc tác động vào các điều kiện sinh thái đất, như dựa vào yếu tố khí hậu thời tiết để tăng vụ, yếu tố địa hình và chế độ nước để qui hoạch hệ thống cây trồng, hoặc dùng các loại cây trồng khác nhau để bảo vệ và cải tạo đất v.v Từ đó cho ta thấy đất đai là một điều kiện hết sức cần thiết cho sản xuất, nhưng tự nó không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà cần có những điều kiện khác, trong đó có điều kiện quan trọng bậc nhất là lao động của con người. Đất đai cùng với lao động là hai cơ sở tạo ra của cải vật chất để cho con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển. Điều này đã được C.Mác dẫn lời của nhà kinh tế học cổ điển W.Petty nói: "Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải vật chất" [29, tr. 68]. Ngoài ra, đất nông nghiệp còn tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Như công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến từ những sản phẩm được tạo ra từ đất với sự tác động của lao động con người. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng, đất đai là điều kiện cần thiết để con người và các sinh vật sinh sống và phát triển. Đất chính là cơ sở tồn tại của nhân loại, là cội nguồn của hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, là nguồn tài nguyên tái sinh của sự sống của nhân loại, C. Mác đã từng nói: Đất là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được hiểu cụ thể: Thứ nhất: Đất đai nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt. Vì trong sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm trong khai khoáng. Đối với đất đai nông nghiệp được coi là tư liệu lao động, bởi vì con người đã dùng nó làm vật dẫn truyền lao động của mình để tác động vào cây trồng. Đồng thời nó lại thể hiện là đối tượng lao động khi con người dùng công cụ, máy móc tác động vào ruộng đất làm thay đổi hình dạng và tính chất của nó. Chính sự biểu hiện hai mặt của loại tư liệu sản xuất này, nên đất đai nông nghiệp được coi là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Mặt khác, đất đai đối với nông nghiệp, nó là sức sản xuất quan trọng nhất, thiếu nó thì không thể có quá trình sản xuất nông nghiệp. Thứ hai: Đất đai có vị trí cố định và diện tích giới hạn Các loại tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển từ nơi này đến nơi kia, còn đất đai có vị trí cố định, không thể di chuyển theo ý muốn của con người. Trong mỗi quốc gia, mỗi vùng đất đai chịu ảnh hưởng của địa hình khí hậu thời tiết, điều kiện kinh tế, tình hình phân bố lao động, điều kiện giao thông khác nhau. Chính những điều này giúp cho con người thực hiện trong việc thực hiện chuyên môn hóa đối với nông nghiệp một cách thích hợp đối với từng vùng. Mặt khác, xét về diện tích thì đất đai có giới hạn. Trên phạm vi toàn cầu đất đai bị khống chế bởi bề mặt trái đất, mỗi nước diện tích bị giới hạn biên giới của mỗi quốc gia đối với tỉnh, huyện, xã thì diện tích bị giới hạn trong khuôn khổ địa giới của từng địa phương. Do đó con người muốn sản xuất nông nghiệp phải đầu tư thâm canh để mở rộng diện tích theo chiều sâu, còn việc khai hoang mở rộng diện tích chỉ để khai thác số đất đai chưa được sử dụng mà thôi. Thứ ba: Đất đai nông nghiệp gắn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn từng vùng nhất định và do đó mỗi vùng chỉ thích hợp với từng loại cây, con nhất định. Sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn chặt với môi trường tự nhiên, đặc biệt là khí hậu thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng là những tài nguyên tác động mạnh và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp từng quốc gia. Ngay trong một nước, các vùng có điều kiện khác nhau, có thể cho năng suất tự nhiên khác nhau đối với mỗi loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Vì vậy, khi giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa phải cần có quy hoạch đất đai, hướng dẫn đầu tư khoa học kỹ thuật để vận dụng trồng cây gì? nuôi con gì cho từng vùng thích hợp. Mặt khác nước ta, đã từ lâu người ta phải chia đất đai nông nghiệp thành 4 vùng lớn: Đó là đồng bằng, ven biển trung du và miền núi. Cách phân chia này chủ yếu căn cứ vào yếu tố địa hình, chưa thấy hết các yếu tố khác tác động vào sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải xem xét một yếu tố quan trọng khác đó là vùng sinh thái nông nghiệp. Về qui mô, phạm vi vùng sinh thái nông nghiệp được xác định rộng hay hẹp phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù tương đối giống nhau về khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, không khí, nhiệt độ, thổ nhưỡng v.v Ngoài công tác điều tra nghiên cứu cơ bản, phân tích các yếu tố tự nhiên bằng những phương pháp khoa học hiện đại, chính xác, người ta còn giám sát các thảm thực vật, lấy đó làm tài liệu tham khảo trong việc xác định vùng sinh thái nông nghiệp. Khi nói đến việc sử dụng đất đaigiao quyền sử dụng đất đai một cách hợp lý, cần chú ý tới sự thích ứng của cây trồng, vật nuôi đối với các điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái nông nghiệp. Trong đó điều kiện khí hậu, đất đai - địa hình, địa chất, thổ nhưỡng là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của chính bản thân đất đai và điều kiện sống của con người. Thứ tư: Chất lượng đất đai phụ thuộc vào sự tác động của con người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ruộng đất thường không đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Độ màu mỡ của đất nói lên khả năng có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Con người không những sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng sáng tạo thêm độ màu mỡ nếu biết sử dụng nó một cách hợp lý. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý thì làm giảm độ màu mỡ của tự nhiên. Thực tế này đã diễn ra một số vùng trung du và miền núi nước ta. những vùng này, trước đây con người chỉ lợi dụng độ màu mỡ tự nhiên vốn có của đất để canh tác, không chú ý bồi dưỡng, cải tạo nên đất bị bạc màu, một số diện tích vốn có độ màu mỡ cao, nay bị kiệt quệ trở thành đồi trọc. Trong khi đó, một số nơi, khi giao quyền sử dụng ruộng đất hộ nông dân đã biết khai thác và cải tạo, bồi dưỡng cho nó làm cho độ màu mỡ của đất không ngừng tăng lên, từ đó năng suất cây trồng cũng thường xuyên nâng cao. Từ đó có thể khẳng định cho thấy chất lượng đất đai luôn phụ thuộc vào sự tác động của con người và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản khiến nó không giống với bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào. Chẳng hạn: đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài nguyên có hạn chế về số lượng và không có khả năng tái sinh; đất đai có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người Từ những đặc điểm đó đã làm cho đất đai được đặt đúng với giá trị của nó từ nhiều đời. Ông cha ta từng nói: "Tấc đất tấc vàng" câu nói này đặc biệt đúng với các loại đất nói chung, riêng đối với đất nông nghiệp thì đất đai là tài nguyên đặc biệt quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt , như vậy đã là tư liệu sản xuất đặc biệt thì đất đai nông nghiệp cũng có những đặc tính cơ bản như mọi hàng hóa khác: Tức là có thể mua được bán được. Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin thì giá trị của hàng hóa là lao động được vật hóa, nhưng khi nghiên cứu lý luận của C.Mác về địa tô, chúng ta thấy rằng về thực chất đất không có giá trị, vậy tại sao vẫn hình thành thị trường đất đai. Lý luận Mác-Lênin chỉ rõ: Giá cả ruộng đất là biểu hiện quan hệ kinh tế phát sinh chứ không phải biểu hiện bằng tiền của giá trị ruộng đất. Quan điểm này không hề mâu thuẫn với lý luận của C.Mác về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vậy xét về mặt lý luận chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao đất lại "có giá". Nếu đất có giá trị thì ai là người có quyền sở hữu đất (chủ sở hữu được quyền định đoạt, tức là có quyền bán đất hoặc cho thuê đất), còn người phải trả tiền tức là người sử dụng đất đó với tư cách là một tư liệu sản xuất. Để làm rõ vấn đề nêu trên, cần sử dụngluận về quan hệ đất đai và địa tô của C.Mác. Do đó, trước hết chúng ta phải hiểu và thống nhất quan điểm của C.Mác. Thứ nhất: C.Mác nghiên cứu địa tô xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi mà trong xã hội đã có sự độc quyền kinh doanh về ruộng đất. Thứ hai: Địa tô phản ánh mối quan hệ thống nhất đối lập giữa ba giai cấp cấu thành cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa- Người công nhân làm thuê, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ. Quá trình nghiên cứu của mình, C.Mác đã chỉ ra địa tô không phải là một hình thái phân phối đơn thuần, quyền sở hữu ruộng đất tự bản thân nó không đảm nhiệm một chức năng nào trong các quá trình sản xuất. Việc địa chủ trở thành người cho thuê đất một cách thuần túy chính là do quan hệ sở hữu ruộng đất đã bị "cải tạo" theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. đây có sự tách rời giữa quyền sở hữu ruộng đấtquyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Khi đánh giá về vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa: Một là, biến nghề nông "thành một sự ứng dụng nông học một cách khoa học và tự giác" [33, tr. 244] và nhờ vào sự "hợp lý [...]... đẩy cho phát triển nông nghiệp nông thôn mới Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân mà nội dung cốt lõi của nó là để cho người nông dân có toàn quyền sử dụng ruộng đất của mình một cách ổn định lâu dài trong những thời hạn hợp lý nhất định Trong suốt thời hạn đó người nông dân có toàn quyền sử dụng, quyền hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động canh tác trên mảnh đất của mình được giao Quyền. .. cũng có tác động không nhỏ đến việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hội nông dân, tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp toàn diện trên địa bàn toàn tỉnh 2.1.2 Đặc diểm kinh tế - xã hội của Quảng Bình tác động đến việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân Quảng Bình [44] Quảng Bình là một vùng đất giàu tiềm năng, trải qua các thời kỳ lịch sử Quảng Bình luôn là trọng điểm quan trọng... và cho thuê cũng phải đảm bảo đầy đủ những nội dung nguyên tắc qui định và phải thực hiện các quyền đó trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện cùng có lợi Từ những lý giải trên cho thấy cần phải đẩy nhanh tốc độ giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển hàng hóa là một yêu cầu tất yếu khách quan Chương 2 Thực trạng về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân tỉnh Quảng Bình. .. ruộng đất mà mình được giao Thực chất nội dung của những quyền này là nằm ngay trong nội dung của quyền sử dụng ruộng đất lâu dài ổn định của người nông dân Bởi vì những quyền này không phải là quyền chi phối trực tiếp đối với ruộng đất, mà nó chỉ chi phối trực tiếp đến quyền sử dụng ruộng đất của người nông dân mà thôi Điều đó có nghĩa là người nông dânquyền sử dụng ruộng đất được giao và có quyền. .. Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: "Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài" [8 tr 116] 1.1.2 Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển nông nghiệp hàng hóa Ruộng đất là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động, vì thế nó là tài sản của quốc gia Khi con người xuất hiện khai thác và sử dụng ruộng đất vào cuộc sống, vào sản xuất những sản phẩm... hiện việc cấp giấy chứng nhận và giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân khi triển khai thực hiện Nghị định 64/CP 1.2 Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân - một chủ trương chính sách lớn của Đảng ta 1.2.1 Một số chủ trương của Đảng ta về giao quyền sử dụng đất cho nông dân Thực hiện công cuộc đổi mới, từ những năm cuối thập kỷ 80 đến nay, nông nghiệpnông thôn nước ta đã đạt được những... thác và sử dụng đất đai để phát triển kinh tế-xã hội nói chung, phát triển sự nghiệp công nghiệp hóanông thôn nói riêng 1.2.2 Tác động chủ trương của Đảng về giao quyền sử dụng đất lâu dài để phát triển sản xuất nông nghiệp Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai năm 1993 qui định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý theo qui định chung, nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng hợp... giao quyền sử dụng đất đai cho người sử dụng mà luật đất đai đã qui định Thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài ổn định, cho nông dânsự tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn nữa nội dung đổi mới sở hữu trong khu vực kinh tế nông nghiệp nói riêng và nội dung đổi mới sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta nói chung đây quan hệ sở hữu đã được chuyển đổi, đất đai từ sở... ruộng đất trong khi đất không còn để chia, dẫn đến tình trạng một bộ phận dân nông thôn không có đất hoặc thiếu đất canh tác Từ những phân tích trên cho thấy cần phải giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa Đây là một vấn đề đòi hỏi rất lớn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu xã hội và sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng với quy mô ruộng đất trong nông nghiệp. .. việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân tỉnh Quảng Bình 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Bình tác động đến giao quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân Quảng Bình [44] Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ có tọa độ địa lý: Vĩ độ 16056' B - 18005' B; Kinh độ 105037 Đ - 107010' Đ Với diện tích đất tự nhiên 8.051,50 km2, phía Bắc giáp Hà Tĩnh chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp Quảng . việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1. Quyền sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng. " ;Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài& quot; [8. tr. 116]. 1.1.2. Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển nông nghiệp hàng hóa. LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình Mở đầu 1. Tính cấp

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan