LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot

88 4.8K 17
LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Phát triển đảng viên để không ngừng bổ sung vào hàng ngũ của mình những lực lượng mới, những người ưu tú trong phong trào quần chúng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng là một yêu cầu khách quan có tính qui luật trong quá trình hoạt động của Đảng. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng chỉ rõ phương hướng công tác phát triển đảng viên hiện nay là: "Phát triển đảng viên theo đúng tiêu chuẩn quy định, chú ý những người ưu tú trong công nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những nơi còn ít hoặc chưa có đảng viên" [23, tr. 143]. Công nhân trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) là một bộ phận của giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng và vai trò ngày càng tăng của các DNNQD, lực lượng công nhân trong các DNNQD đang phát triển nhanh về số lượng và có vai trò quan trong trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) hiện nay. Với tư cách là đảng của GCCN Việt Nam, Đảng ta đang đặc biệt quan tâm tới việc phát triển đảng viên trong công nhân và xây dựng tổ chức đảng trong các DNNQD. Bình Dương, Đồng Nai là hai tỉnh nằm trong vùng trọng điểm công nghiệp phía Nam. Lượng công nhân trong các khu công nghiệp (KCN) nói chung và các DNNQD nói riêng có số lượng rất lớn và tăng nhanh. Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 07 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng Đảng, đoàn thể trong các loại hình DNNQD, Đảng bộ tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển đảng viêncông nhân trong các DNNQD. Tuy nhiên, công tác phát triển đảng viên các DNNQD vẫn còn khó khăn, nhiều doanh nghiệpnhân (DNTN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN) chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng. Để đáp ứng yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các Đảng bộ tỉnh Bình Dương và Đồng Nai đang rất quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay" để góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đòi hỏi là rất cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Công tác phát triển đảng viên nói chung và công tác phát triển đảng viên trong công nhân đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng. Các nhà nghiên cứu và thực tiễn cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển đảng viên, như: - Trên báo Quân đội nhân dân có bài của Trần Nhật Độ: "Đổi mới hơn nữa công tác phát triển Đảng", số ra ngày 22/3/1994; Lê Mậu Lân với bài: "Phát triển đảng viên trẻ, nguồn sinh lực tiềm tàng của Đảng", số ra ngày 23/1/1995; Đỗ Mười với bài: "Phấn đấu vào Đảng thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là lý tưởng cao đẹp của thanh niên", số ra ngày 20/3/1995; Vũ Thanh Minh với bài: "Vấn đề đào tạo nguồn phát triển Đảng trong thanh niên", số ra ngày 11/10/1995; Hoàng Bình Quân với bài trên báo Thông tin khoa học tự nhiên: "Vấn đề phát triển Đảng trong thanh niên sinh viên hiện nay", số 5, 5/1999. Trên tạp chí có bài của Nguyễn Văn Muôn: "Một số suy nghĩ về công tác phát triển Đảng hiện nay", Xây dựng Đảng, số 5, 1994; Đỗ Xuân với bài: "Hội nghị chuyên đề về công tác phát triển đảng viên trẻ", Xây dựng Đảng, số 3, 1995; Hồ Đức với bài: "Việc đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong thanh niên", Tạp chí Cộng sản, số 5, 1995; Mạch Quang Thắng với bài: "Một số vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển đảng viên", Xây dựng Đảng, số 5, 2004; Nguyễn Văn Sáu với bài: "Một số giải pháp nâng cao công tác phát triển Đảng", Xây dựng Đảng, số 6, 2004; Hồ Đức Việt với bài: "Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong thanh niên", Tạp chí Cộng sản, số 3, 1995 Trong những số báo này, hầu hết các tác giả đều đề cập và giải quyết đến các vấn đề phát triển Đảng nói chung và phát triển Đảng trong đối tượng là thanh niên, sinh viên nói riêng. - Trên báo Nhân dân, Lâm Huệ Nữ có bài: "Công tác xây dựng tổ chức Đảngcác đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đồng Nai", số ra ngày 7/12/2004; Nguyễn Đình Khánh với bài: "Hội nghị công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp các khu công nghiệp", số ra ngày 23/10/2004; Trần Thu Thủy với bài: "Kinh nghiệm phát triển đảng viên mười doanh nghiệp ngoài quốc doanh", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 6, 2003; Nguyễn Đức Hạt: "Tăng cường xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp các khu công nghiệp", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 11, 2004; bài: "Vai trò của tổ chức cơ sở Đảng một doanh nghiệp tư nhân", Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, 2004 Trong những số này, các tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở Đảng; kinh nghiệm thành lập và xây dựng các tổ chức đảng, đoàn thể đối với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là DNNQD trên địa bàn có KCN. Các nhà chuyên môn còn quan tâm nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ trên các vấn đề, như: Nguyễn Thế Vịnh có đề tài: "Tăng cường kết nạp đảng viêncông nhân trong cácnghiệp công nghiệp thị xã Ninh Bình tỉnh Ninh Bình", Chuẩn hóa thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1995; đề tài này, tác giả làm rõ lý luận cơ bản phải tăng cường công tác phát triển đảng viêncông nhân; đồng thời chỉ ra thực trạng kết nạp đảng viên thị xã Ninh Bình; đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường công tác phát triển đảng viêncông nhân các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thuộc Đảng bộ thị xã Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, hội thảo khoa học, các nhà nghiên cứu đã tổng kết thành những đầu sách như: "Phấn đấu vào Đảng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta", Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1992; "Tổ chức đảng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay", Nxb Lao động, Hà Nội, 1999; "Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; "Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh nước ta thời kỳ đổi mới", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 v.v Riêng về phát triển Đảng trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là phù hợp và cần thiết hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Từ đó, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên nói riêng, công tác xây dựng Đảng nói chung trong các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ khái niệm, vai trò của công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Bình Dương, Đồng Nai; quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển đảng viên. - Xác định đặc điểm của các DNNQD, công nhân các DNNQD có liên quan đến công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Bình Dương, Đồng Nai. - Đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Bình Dương, Đồng Nai thời gian qua. Từ đó, rút ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn mới. * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn 1995 đến nay và đề xuất giải pháp cho nhiệm kỳ tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về Xây dựng Đảng và vấn đề phát triển đảng viên; đồng thời, luận văn kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố. Về phương pháp, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng mácxít kết hợp các phương pháp chủ yếu như: tổng kết thực tiễn, lịch sử - lôgíc, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, bước đầu rút ra kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong công nhân các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, chỉ đạo thực tiễn công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, học tập môn Xây dựng Đảng các nhà trường. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3 chương 6 tiết. Chương 1 công tác Phát Triển Đảng VIÊN TRONG CÔNG NHÂN Các DOANH Nghiệp Ngoài Quốc DOANH Các Tỉnh Bình DƯƠNG, Đồng NAI - những vấn đề lý luận 1.1. doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai Về tự nhiên: Bình Dương, Đồng Nai là hai tỉnh tiếp giáp nhau, thuộc miền Đông Nam Bộ và cũng là hai tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Phước và Tây Ninh). Vùng kinh tế trọng điểm này là khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp và dịch vụ cả nước. Hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có hướng Nam cùng giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, hướng Bắc giáp tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng, hướng Đông tỉnh Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận, hướng Tây tỉnh Bình Dương giáp Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Toàn tỉnh Bình Dương có 7 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện và một thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Đồng Nai có 9 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và một thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh. Cả hai tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế công nghiệp dịch vụ, thương mại, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu quốc tế lớn của cả nước chưa đầy 40 km. Vùng công nghiệp phía Đông Nam của hai tỉnh là "gạch nối" giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu trong vòng bán kính 40 - 50 km. Đi dọc theo hướng quốc lộ 14 về hướng Bắc là các tỉnh thuộc vùng Nam Tây Nguyên được xem là vùng có tiềm năng sản xuất và cung cấp nguyên liệu lớn nhất cả nước. Bình Dương, Đồng Nai cũng là hai tỉnh nằm trong khu vực đầu mối giao thông quốc tế, có hệ thống giao thông thuận lợi, vành đai sản xuất công nghiệp mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm hai tỉnh tương đối gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng biển Sài Gòn, cảng biển Vũng Tàu và có đường quốc lộ 1A, 1B đi qua. Ngoài ra, tuyến đường sắt xuyên Việt là mạch máu giao thông quan trọng nối hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai với các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương còn có tuyến đường sắt xuyên á (Thành phố Hồ Chí Minh - Phnômpênh - Băngkok), với ga vận tải quốc tế Sóng Thần và hai cảng sông Bà Lụa, Lái Thiêu. Đồng Nai có nhiều sông ngòi và hệ thống các cảng như cảng Đồng Nai, cảng Gò Dầu, cảng Côgido đã tạo thành hệ thống giao thông vận tải thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa cho tất cả các loại doanh nghiệp trên địa bàn hai tỉnh. Đó chính là những điều kiện, lợi thế hấp dẫn để Bình Dương và Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ CNH, HĐH. Bình Dương và Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới, cận xích đạo, có gió mùa, ôn hòa, ít bị ảnh hưởng gió bão. Địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất cứng, ổn định, thấp dần về phía Nam, thuận tiện cho xây dựng nhà máy, xí nghiệp. Về kinh tế: Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Bình Dương, Đồng Nai có bước phát triển nhảy vọt. Kinh tế Đồng Nai: trong 10 năm từ 1991-2000, tỉnh Đồng Nai đã giữ được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 12,8%. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 13,9%; giai đoạn 1996-2000 tăng 11,7%, cao hơn mức bình quân cả nước là 1,8%. Trong những năm gần đây, kinh tế Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng khá, GDP năm 2004 tăng 13,56% so với năm 2003, vượt mức tăng trưởng do Đại hội đảng bộ tỉnh đề ra (13-13,5%). Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều KCN nhất nước. Toàn tỉnh hiện đã quy hoạch tổng thể 17 KCN với diện tích 8.119 ha. Năm 2000, Đồng Nai có 10 KCN đã được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích 2.720 ha gồm các KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Lôteco, Gò Dầu (bao gồm cả Vêdan), Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Hố Nai, Sông Mây. Trong đó, KCN Biên Hòa 1 có 355 ha, 81 doanh nghiệp, thu hút hơn 20.000 lao động; KCN Biên Hòa 2 có diện tích 365 ha, đã cho thuê 91% diện tích và thu hút hơn 26.000 lao động; KCN Amata giai đoạn 1 có diện tích 129 ha, đã đầu tư 22,5 triệu USD và cho thuê 32% diện tích. Đến cuối năm 2004, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đã hình thành được 15 KCN đi vào hoạt động (thành phố Biên Hòa 4, huyện Long Thành 4, huyện Nhơn Trạch 5, huyện Trảng Bom 2), với tổng diện tích 4.751 ha, trong đó diện tích đất đã cho thuê là 1.831/ 3.225 ha, chiếm 55,7%. Đồng Nai thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn: nguồn vốn trong nước do 3.100 doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh đã đăng ký là trên 5.895 tỷ đồng; nguồn vốn ngoài nước của 583 dự án còn hiệu lực là trên 7,04 tỷ USD, trong đó, 310 dự án đã đi vào hoạt động, 120 dự án đang xây dựng với số vốn trên 3,48 tỷ USD. Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế khá cao, đời sống vật chất của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Mức thu nhập bình quân đầu người tăng 6,680 triệu đồng vào năm 2000 lên 11,15 triệu đồng vào năm 2004 (tăng 17,6% so với năm 2003). Sau 10 năm đẩy mạnh CNH, HĐH (1995-2005), Đồng Nai đã có quy mô kinh tế lớn hơn gấp ba lần trước đó, xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật khá đồng bộ để phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã nghiêng về tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã tạo điều kiện cho quá trình CNH, HĐH. Kinh tế Bình Dương: Từ khi được tái lập tỉnh (chia tách từ tỉnh Sông Bé) đến nay, Bình Dương bắt đầu khởi sắc và có bước phát triển nhanh, cùng Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thành khu tứ giác kinh tế phía Nam. Đặc biệt từ 2001 đến nay, nơi đây nhiều KCN, khu chế xuất (KCX) được hình thành và từng bước đi vào hoạt động; các DNTN, DNCVĐTNN và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phát triển rất nhanh, đa dạng về quy mô và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Mặc dù gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách tỉnh, nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, Bình Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước, làm cho kinh tế vượt dậy và phát triển nhanh chóng, liên tục trong những năm qua. Tăng trưởng kinh tế bình quân 15,18% giai đoạn 1996-2000; 14,86% giai đoạn 2000-2003 và tăng15,2% năm 2004. Tốc độ tăng trưởng đó gấp 1,3 lần so cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gấp 2,14 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước cùng kỳ. Bình Dương cũng là tỉnh liên tục có tốc độ tăng GDP cao nhất nước trong những năm gần đây. Kinh tế Bình Dương tăng đều cả ba khu vực, trong đó công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân cao, 27,11%/năm giai đoạn 1996-2000, 20,33%/năm 2000-2003. Tuy là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao (phần lớn là tăng dân số cơ học), nhưng GDP bình quân theo đầu người của Bình Dương liên tục tăng nhanh, cao hơn GDP đầu người trong cả nước: năm 1998 đạt 6,530 triệu đồng/người, năm 2003: 11,6 triệu đồng/người (gấp khoảng 1,5 lần bình quân chung cả nước), năm 2004 đạt 13,1 triệu đồng/người. Không chỉ tăng trưởng kinh tế vượt trội, Bình Dương còn là tỉnh có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sự chuyển dịch đó tạo thêm nhiều việc làm mới. Đây là nguyên nhânBình Dương cần thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương khác về làm việc tại tỉnh. Bình Dương nổi lên như một hiện tượng kinh tế, xứng đáng là một động lực kinh tế của cả nước. Chính sự đột phá của kinh tế Bình Dương đã làm thay đổi quan điểm phân vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ tam giác trở thành tứ giác kinh tế (Quyết định số 44/1998/QĐ-TT, 23/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ). Bình Dương hiện có 12 KCN được Chính phủ cho phép thành lập với tổng diện tích 2.431 ha và một khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương, diện tích 4.196 ha. Toàn tỉnh có 2.734 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký 11.401 tỷ đồng; 871 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (VĐTNN) với tổng số vốn 4,1 tỷ đô la Mỹ. Đến nay, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN và các cụm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; cấp giấy phép thành lập KCN dệt may Bình An (25,9 ha) và phê duyệt quy hoạch định hướng phát triển KCN - đô thị Mỹ Phước mở rộng (711,7 ha). Trình độ học vấn của cư dân Bình Dương khá cao, tỷ lệ người biết đọc, biết viết năm 2003 là 97,60%. Tuy là tỉnh phát triển công nghiệp nhưng lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ còn thấp (18,88%). Do vậy, cơ hội tìm việc làm của người lao động gặp khó khăn. Trên thực tế, thị trường lao động Bình Dương còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức. Người lao động tham gia thị trường lao động chủ yếu bán sức lao động giản đơn, chưa có nghề ổn định. Bình Dương có tốc độ tăng dân số cơ học cao do thu hút số lượng lớn lao động ngoại tỉnh (cứ 4 người đang sống Bình Dương có một người ngoại tỉnh). Chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2005 đã xây dựng kế hoạch tạo việc làm cho 85.390 lao động (riêng năm 2004 là trên 33.000 lao động), trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm 60%. [...]... Các Tỉnh Bình DƯƠNG, Đồng NAI - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 2.1 Thực trạng công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai 2.1.1 Ưu điểm * Về xác định chủ trương, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên trong DNNQD và triển khai thực hiện: Đây là khâu đầu tiên trong công tác phát triển đảng nói chung, công tác phát triển. .. của các tổ chức đảngcác đoàn thể trong doanh nghiệp bảo đảm sự lãnh đạo của đảng trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay" [30, tr 5] Trong nhiệm vụ đó, vấn đề phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tất cả các tổ chức đảng Chương 2 CÔNG Tác Phát Triển VIÊN TRONG CÔNG NHÂN Các DOANH Nghiệp Ngoài Quốc Quốc DOANH Các. .. chúng trong các DNNQD Như vậy, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Đồng NaiBình Dương không chỉ có tác dụng trực tiếp, trước mắt đối với công tác xây dựng Đảng địa phương mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Đảng 1.2.3 Yêu cầu của việc phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai Để đảm bảo cho các. .. động viên đảng viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, tay nghề, nâng cao khả năng tiếp thu sử dụng công nghệ và kinh nghiệm trong quản lý điều hành 1.2 Khái niệm, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai hiện nay 1.2.1 Khái niệm công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp. .. và đặc điểm của các DNNQD, công nhân các DNNQD và tổ chức đảng trong các DNNQD Đồng NaiBình Dương, công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Đồng NaiBình Dương có tầm quan trọng nhiều mặt: - Đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tổ chức đảng trong các DNNQD, nhất là những doanh nghiệp còn ít, hoặc chưa có đảng viên - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các DNNQD, góp phần... DNNQD các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những quần chúng ưu tú trong công nhân các DNNQD vào Đảng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các DNNQD địa bàn, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo cách mạng Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD các tỉnh Bình Dương,. .. công tác phát triển đảng viên Đối tượng công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD Đồng NaiBình Dương là những công nhân ưu tú trong lao động, sản xuất, chú trọng vào những công nhân trẻ tuổi có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình, hăng hái tham gia phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng Công tác phát triển đảng trong công nhân các. .. dưỡng, phát hiện quần chúng ưu tú - Lựa chọn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng - Xây dựng hồ sơ, thẩm tra lý lịch - Xét và kết nạp - Bồi dưỡng đảng viên dự bị Các nội dung trên chính là các khâu trong qui trình phát triển đảng viêncác tổ chức đảng phải tuân theo chặt chẽ 1.2.2 Tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. .. công nhân trong các DNNQD Bình Dương và Đồng Nai đang phát triển nhanh về số lượng và chất lượng Tổng số công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc trong các DNNQD hai tỉnh là 322.277 người Theo thống kê của Liên đoàn lao động Bình Dương, Đồng Nai, đến cuối tháng 8 năm 2004, chỉ riêng các DNNQD Bình Dương, Đồng Nai trong các KCN đã có 236.672 CNLĐ (Phụ lục 7) Đội ngũ công nhân các DNNQD Bình Dương,. .. tuổi rất trẻ - Trong đội ngũ công nhân các DNNQD Bình Dương, Đồng Nai đã xuất hiện một bộ phận công nhân công nghiệp hiện đại Nằm trong khu vực kinh tế năng động phía Nam, Bình Dương, Đồng Nai đã sớm tiếp nhận đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại của nhiều công ty từ nước ngoài Điều đó là cho Bình Dương, Đồng Nai ngay từ đầu thời kỳ đổi mới đã có các cơ sở công nghiệp hiện đại với công nghệ, kỹ . LUẬN VĂN: Công tác phát triển đảng viên trong công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai giai đoạn hiện nay Mở Đầu 1. Lý. Nghiệp Ngoài Quốc DOANH ở Các Tỉnh Bình DƯƠNG, Đồng NAI - những vấn đề lý luận 1.1. doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công nhân các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổ chức đảng trong các doanh. của các DNNQD, công nhân các DNNQD có liên quan đến công tác phát triển đảng viên trong công nhân các DNNQD ở Bình Dương, Đồng Nai. - Đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển đảng viên trong

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan