LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx

127 1K 1
LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách pháp Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của Nhà nước là phải đẩy mạnh công cuộc cải cách pháp, chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo cho các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan pháp nói riêng hoạt động hiệu quả. Trong đó, việc đổi mới tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố là một mắt khâu quan trọng. Ngày 2/1/2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác pháp trong thời gian tới, Nghị quyết chỉ rõ: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tốkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác [16]. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó có nội dung: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động pháp. Nghiên cứu hướng tới chuyển thành Viện công tố” [17]. Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách pháp đến năm 2020, trong đó xác định: “Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” [18]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục ghi nhận các nội dung: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng hệ thống cơ quan pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh; đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách pháp đến năm 2020; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra… Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, việc giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền kinh tế thế giới tất yếu dẫn đến sự ảnh hưởng đan xen lẫn nhau về văn hoá, chính trị, xã hội, trong đó có pháp luật. Quá trình hội nhập, hệ thống pháp luật của mỗi nước ít nhiều có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của các nước khác trên thế giới; và lẽ tất nhiên hệ thống pháp luật của nước ta phải tự hoàn thiện để dần phù hợp với hệ thống pháp luật chung của thế giới. Thời gian qua, các cơ quan pháp nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật về thực hành quyền công tố còn thiếu đồng bộ, thiếu tính cụ thể, minh bạch, chưa phù hợp, chưa tương thích trong điều kiện hội nhập. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách pháp Việt Nam hiện nay" có ý nghĩa vềluậnthực tiễn đáp ứng yêu cầu bức xúc của nước ta trong thời kỳ đổi mới. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Nhằm hiện thực hoá chủ trương về cải cách pháp, trong đó Viện kiểm sát nhân dân sẽ hướng chuyển thành Viện công tố, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. Qua tìm hiểu các tài liệu hiện hành cho thấy các công trình khoa học tập trung nghiên cứu theo những khía cạnh sau: - Nhóm nghiên cứu chung về đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân: Những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về cơ sở lý luậnthực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, điển hình như: Lê Minh Thông (Chủ biên): Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (Nxb Khoa học xã hội), Hà Nội, 2001; Ngô Văn Đọn (Chủ biên): Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động phápthực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong các công tác kiểm sát hình sự, (Đề tài khoa học cấp bộ), Hà Nội, 2004; La Thị Sức: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sỹ luật học), Hà Nội, 1998; Hoàng Thế Anh: Cơ sở lý luậnthực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách pháp Việt Nam (Luận văn thạc sỹ luật học), Hà Nội, 2006; Khuất Văn Nga: Những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách pháptổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thời kỳ đổi mới (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2005; Lê Cảm: Bàn về tổ chức quyền pháp-nội dung cơ bản của chiến lược cải cách pháp đến năm 2020, (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2005; Phạm Hồng Hải: Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách pháp (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2006; Đỗ Văn Đương: Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách pháp nước ta hiện nay (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2006… - Nhóm nghiên cứu về quyền công tố: Những công trình là đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách chuyên khảo, các bài viết liên quan đến quyền công tố: Lê Hữu Thể (Chủ biên): Thực hành quyền công tốkiểm sát các hoạt động pháp trong giai đoạn điều tra (Sách tham khảo), Nxb pháp, Hà Nội, 2005; Lê Thị Tuyết Hoa: Quyền công tố Việt Nam, (Luận án tiến sỹ luật học), Hà Nội, 2002; Lê Hữu Thể: Bàn về khái niệm quyền công tố, (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2000; Lê Cảm: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố (Tạp chí chuyên ngành), Hà Nội, 2000 Những công trình khoa học, những bài viết trên đây đã tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung; đồng thời đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về quyền công tố, thực hành quyền công tố trên một số lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện việc “hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách pháp Việt Nam hiện nay". Mặc dù vậy, các công trình khoa học, các bài viết trên đây là những tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luậnthực tiễn pháp luật thực hành quyền công tố, luận văn nêu ra một số quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách pháp Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau: + Phân tích cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố Việt Nam. + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật thực hành quyền công tố Việt Nam. + Đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố đáp ứng yêu cầu cải cách pháp Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận về quyền công tốpháp luật thực hành quyền công tố Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân, tập trung chủ yếu từ thời kỳ đổi mới (năm1986) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung và tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phân tích- tổng hợp, lịch sử- cụ thể; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: So sánh, thống kê, điều tra xã hội học. 6. Điểm mới khoa học của luận văn Luận văn là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố Việt Nam. Vì vậy có một số điểm mới sau: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về quyền công tố; thực hành quyền công tố; khái niệm, các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố. - Chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân của pháp luật và áp dụng pháp luật thực hành quyền công tố. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố Việt Nam hiện nay. 7. ý nghĩa của luận văn - Kết quả luận văn góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận về pháp luật nói chung và lý luận hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố nói riêng. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố đối với các nhà hoạch định chính sách, xây dựng luật và những ai quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết. Chương 1 Cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố theo yêu cầu cải cách pháp Việt Nam 1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát 1.1.1. Khái niệm pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát 1.1.1.1. Khái niệm quyền công tố Trên thế giới, “quyền công tố” đã xuất hiện từ thời kỳ xa xưa của xã hội loài người. Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất của Nhà nước, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời khỏi công quyền. Quyền công tố có trong tất cả các kiểu Nhà nước; nó ra đời, tồn tại và mất đi cùng với Nhà nước và pháp luật. Khi mới có Nhà nước, quyền công tố chỉ giới hạn trong phạm vi rất hẹp để bảo vệ các lợi ích của giai cấp thống trị. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức về lợi ích công và lợi ích tư, về trách nhiệm của Nhà nước đối với xã hội và cá nhân ngày càng có những thay đổi: Lợi ích cá nhân liên quan đến lợi ích công, tác động qua lại với nhau; chính vì vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước vào đời sống của cá nhân. Từ đó, vai trò công tố càng được đề cao trong xã hội. Tại Việt Nam, khoa học Luật tố tụng hình sự nói riêng cũng như khoa học pháp lý nói chung, chế định “quyền công tố” chưa được nghiên cứu một cách toàn diện; chính vì vậy, chưa có khái niệm chính thống về quyền công tố. Mặc dù vậy, quyền công tố là một quyền năng quan trọng đã được Viện công tố thực hiện nước ta từ năm 1945; từ 1960 đến nay do Viện kiểm sát nhân dân thực hiện. Tuy nhiên, hiểu thế nào là “công tố”, “quyền công tố”, bản chất và nội dung của nó là gì, thì hiện nay vẫn chưa có nhận thức, quan điểm thống nhất chung. Có quan điểm cho rằng, công tố là “hoạt động tố tụng đối với các vụ án mà trong đó động chạm trực tiếp hay gián tiếp đến các lợi ích của Nhà nước khi mà người đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật” [8]. Theo từ điển tiếng Việt, công tố có nghĩa là “điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước Toà án” [50, tr.204]. Từ điển luật học lại ghi: Công tố "là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội" [51, tr.188]. Thuật ngữ "quyền công tố" lần đầu tiên được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1980; sau đó tại Hiến pháp năm 1992, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ chức Viện KSND năm 1981, Luật tổ chức Viện KSND năm 1992, Luật tổ chức Viện KSND năm 2002, Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 Từ điển luật học định nghĩa về quyền công tố như sau: "Quyền công tốquyền buộc tội nhân danh Nhà nuớc đối với người phạm tội" [50, tr.188]. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào của Nhà nước giải thích chính thức nội dung quyền công tố. Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung, lĩnh vực cũng như phạm vi chủ thể tham gia thực hành quyền công tố. Nhưng về nội dung và phạm vi thực hành quyền công tố (những yếu tố cấu thành quyền công tố) là những yếu tố không thể thay đổi bất kỳ quốc gia nào. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành có thể thấy một số quan điểm về quyền công tố như sau: - Quan điểm thứ nhất đồng nhất khái niệm quyền công tố với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân (trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001). Quan điểm này xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát nhân dân để xem xét quyền công tố; theo đó, tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là thực hành quyền công tố. Có nghĩa là ngay cả khi Viện kiểm sát kiến nghị, yêu cầu các cơ quan nhà nước khắc phục, sửa chữa những sai phạm của mình trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội thì đó cũng là hoạt động thực hành quyền công tố. Quan điểm này cho rằng công tố không phải là một chức năng độc lập của Viện kiểm sát, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức hoạt động chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Đây là quan điểm khá phổ biến, đặc biệt là trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm 1960 cho đến khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được ban hành. Cơ sở lập luận của quan điểm này chủ yếu dựa vào nội dung các điều luật được quy định trong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992. Mặt khác, quan điểm này cũng chịu ảnh hưởng của các nhà tố tụng hình sự Liên Xô trước đây. Khái niệm quyền công tố theo quan điểm trên là chưa chính xác, vì đã đánh đồng quyền công tố với quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đồng thời cũng không phù hợp với các quy định của Hiến pháp và các Luật. Theo quy định của pháp luật nước ta trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi thì Viện kiểm sát có hai chức năng: Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực hành quyền công tố. Hai chức năng có một số nội dung đan xen, liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau, nhưng về nội dung và phạm vi áp dụng thì giữa chúng vẫn có sự độc lập với nhau. Vì vậy không thể đồng nhất hai chức năng thực hành quyền công tốkiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát. - Quan điểm thứ hai cho rằng quyền công tốquyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Toà án, thực hiện sự buộc tội tại phiên toà (Thực hành quyền công tố). Quan điểm này cho rằng việc thực hiện quyền công tố chỉ diễn ra trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự. Quan điểm này quá thu hẹp khái niệm, nội dung cũng như phạm vi của quyền công tố. Vềluận cũng như trên thực tế, hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát tại Toà án chỉ là một bộ phận trong nhiều hoạt động thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. - Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tốquyền đại diện cho Nhà nước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Quan điểm này cho rằng quyền công tố xuất hiện từ khi có Nhà nước và pháp luật, được thể hiện đầu tiên trong tố tụng hình sự; cùng với sự phát triển của xã hội và của các ngành luật, quyền công tố được mở rộng sang các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động. Theo quan điểm này thì nội dung quyền công tố là tổng hợp các biện pháp pháp lý đặc trưng theo luật định mà Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hiện trong hoạt động tố tụng pháp; quyền công tố là một nội dung của hoạt động chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực pháp khác, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội đều bị phát hiện, điều tra, xử lý theo pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tăng cường pháp chế thống nhất. [...]... năm 2002 ) Pháp luật thực hành quyền công tố đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới 1.2 Những yêu cầu của cải cách pháp và tiêu chí hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát 1.2.1 Những yêu cầu của cải cách pháp đối với hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố Cải cách pháp là việc... quan hành pháp Hiện nay Cơ quan công tố của nước ta (Viện kiểm sát nhân dân) là cơ quan độc lập với cơ quan hành pháp; Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện. .. nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện quyền công tốkiểm sát các hoạt động pháp ”[15] Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị ghi: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tốkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động pháp Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng…”... trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội (Điều 138-140 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi) Về tổ chức, bộ máy: Pháp luật thực định quy định hệ thống Viện kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát cấp tỉnh, các Viện kiểm sát cấp huyện và các Viện kiểm sát quân sự; vềcấu tổ chức của Viện kiểm sát. .. kiểm sát (Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự) Nội dung thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra còn thể hiện qua các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sátKiểm sát viên Theo pháp luật hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quán xuyến toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố, quyết định những... phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự… Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981; Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 quy định Viện kiểm sát nhân dân vừa kiểm sát việc tuân theo pháp luật, vừa thực hành quyền công tố Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là văn bản pháp. .. định quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Cơ quan thực hành quyền công tố là Viện kiểm sát Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) quy định chức năng của Viện kiểm sátthực hành quyền công tốkiểm sát các hoạt động pháp Như vậy từ năm 2002, Viện kiểm sát thôi không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo. .. với hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hành quyền công tố như sau: Một là: Quán triệt các quan điểm, tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về cải cách pháp, nhất là Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị tưởng chỉ đạo về hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố nói riêng và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của. .. chuẩn của Viện kiểm sát Nói cách khác, hoạt động phát động công tố (khởi tố vụ án, khởi tố bị can) là một trong những nội dung thực hành quyền công tố của Cơ quan thực hành quyền công tố (Viện kiểm sát) * Những hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết... quyền lập pháp, hành pháp, pháp ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh pháp Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng . giải pháp hoàn thiện pháp luật thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận. LUẬN VĂN: Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của. thống, toàn diện việc hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay& quot;. Mặc dù vậy, các công trình khoa học,

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan