LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot

108 460 0
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử dân tộc, giai cấp nông dân Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Nông dân là lực lượng hùng hậu, chủ yếu trên mặt trận chống đế quốc, phong kiến, giành chính quyền và giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc. Họ là những người đầu tiên khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, lập nên non sông đất nước Việt Nam hôm nay. Từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã nhìn thấy vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân. Vì thế, các triều đại phong kiến đã có nhiều biện pháp thu phục, lôi cuốn nông dân. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "công nông là gốc của cách mạng". Người đánh giá rất cao vai trò của nông dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn coi trọng công tác vận động nông dân. Đảng ta nhận thức rằng nước ta là nước nông nghiệp, tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn trong dân cư, làm tốt công tác vận động nông dân có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận, trong đó có công tác vận động nông dân, Đảng bộ Mau ngay từ khi mới thành lập đã chú trọng vận động, thu hút các tầng lớp nông dân tham gia các phong trào cách mạng. Trải qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, nông dân Mau cùng với nhân dân cả nước đã đóng góp một phần rất lớn công sức của mình vào thắng lợi chung của dân tộc. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác vận động nông dân (CTVĐND) của Đảng bộ tỉnh Mau có những tiến bộ nhất định. Kết quả là đã thu hút nông dân vào công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Song, bên cạnh những thành tựu đạt được, CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây còn những hạn chế, khuyết điểm. Nội dung, hình thức và phương pháp vận động nông dân còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Không ít cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn, chưa thật sự coi trọng CTVĐND. Điều này làm cho phong trào nông dân của tỉnh phát triển chưa mạnh, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, chậm được khắc phục, tình hình nông thôn ở Mau đang có những diễn biến phức tạp. Một số nơi lòng tin của nông dân đối với tổ chức đảng, chính quyền giảm sút nghiêm trọng. Trước thực trạng ấy, để nâng cao đời sống nông dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Mau cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế trong CTVĐND. Chính vì vậy, việc phân tích đúng tình hình, luận giải những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong nông thôn Mau, đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là rất cần thiết và cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề nông dân và CTVĐND đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề nông dân và CTVĐND. Tuy nhiên, tùy từng góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các công trình khoa học có những cách tiếp cận, giải quyết khác nhau. Xoay quanh vấn đề nông dân và CTVĐND có một số công trình, bài viết đáng chú ý sau: - "Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Giang Văn Phục, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. - "Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay" của Ban Dân vận Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. - "Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước", Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Kim Việt, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. - "Nâng cao chất lượng công tác vận động nông dân của các Đảng bộ xã ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay", Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử của Phạm Đức Hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. - "Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa" của Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - "Giai cấp nông dân là lực lượng hùng hậu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn" của Nguyễn Đức Triều, Báo Nhân dân, ngày 9-10-2000. - "Hội Nông dân với nhà nông" của Mạnh Hà, Báo Hà Nội mới, ngày 1-8- 2001. - "Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn hiện nay" của Nguyễn Thanh Bạch, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 1-1999. - "Thực trạng và giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn hiện nay" của Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Cộng sản, số 25-2002. - "Một số vấn đề về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay" của Phạm Xuân Dũng, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 6-2000. Ngoài những công trình, bài viết trên còn có một số công trình, bài viết liên quan đến nông dân và CTVĐND. Nhìn chung, các công trình, các bài viết nêu trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau, với mức độ khác nhau có liên quan đến CTVĐND. Nhiều công trình đã giải quyết tương đối toàn diện vấn đề lý luận trong CTVĐND hoặc nêu lên thực trạng CTVĐND trên phạm vi của một địa phương. Song, chưa có công trình nào nghiên cứu về CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tế, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề nông dân và CTVĐND. - Đánh giá đúng thực trạng nông dân và CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau, tìm ra một số nguyên nhân của thực trạng ấy. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau, mà trực tiếp là của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở Mau. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và tổ chức đảng các cấp trong CTVĐND từ khi đổi mới đất nước đến nay và từ nay đến năm 2010. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Mau về CTVĐND. - Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình nông dân, nông thôn và thực trạng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn cũng căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Mau trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với lôgíc, phân tích và tổng hợp. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, xử lý số liệu thống kê. 5. Đóng góp mới của luận văn Qua nghiên cứu, luận văn làm rõ bối cảnh, điều kiện và đặc điểm của CTVĐND Mau trước yêu cầu nhiệm vụ mới, chỉ ra những căn cứ khoa học- thực tiễn của việc nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Ban dân vận, Hội nông dân các cấp ở tỉnh Mau trong CTVĐND. Đồng thời có thể phục vụ cho việc học tập, giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện của tỉnh Mau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Mau - Những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1. Nông dân và công tác vận động nông dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Mau 1.1.1. Vai trò và đặc điểm của nông dân Mau 1.1.1.1. Vai trò của nông dân Mau - Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân Mau là lực lượng chủ lực quân trên mặt trận chống xâm lược, bảo vệ quê hương, là chỗ dựa tin cậy của Đảng và chính quyền địa phương. Tỉnh Mau - Vùng đất cuối cùng cực Nam của Tổ quốc, là nơi từng có vai trò quan trọng trong những cuộc đấu tranh liên tục chống thù trong giặc ngoài. Bao thế hệ nông dân đã từng ủng hộ và tham gia hùng binh Tây Sơn, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự ngày xưa, cho đến du kích Tân Hưng tây, khởi nghĩa Hòn Khoai, cảm tử quân bảo vệ Mặt trận Tân Hưng và đánh tàu Tây trên kinh xáng Mương Điều Tháng 1 năm 1930, chi bộ đảng đầu tiên được thành lập ở thị trấn Mau (thuộc An Nam Cộng sản Đảng). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân Mau đã hòa nhập vào phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của các lực lượng yêu nước khác, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, cũng như trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mau là một căn cứ địa quan trọng của vùng Tây Nam bộ. Các cơ quan lãnh đạo của khu Tây Nam bộ, của Trung ương và các khu, tỉnh bạn gắn với nơi đây cùng chung sức bảo tồn, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng. Nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước như đồng chí Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt đã từng hoạt động ở mảnh đất thân thương này. Nông dân Mau vốn có truyền thống quật khởi, được tôi luyện trong quá trình chiến đấu gian khổ, bền bỉ do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại lãnh đạo. Nối chí cha ông, phát huy truyền thống yêu nước, nông dân Mau đã góp biết bao sức người, sức của cung ứng cho các chiến trường. Hình ảnh những người mẹ, chị, vợ hàng ngày gói bánh tét, bánh dừa chở trên những con xuồng ba lá tiếp tế cho những anh bộ đội đã phần nào nói lên điều đó. Trong kháng chiến chống Mỹ, sự hy sinh của người dân Mau thật to lớn. Sự hy sinh đó được nhà văn Nguyễn Tuân cô đúc bằng hình ảnh: Không ngày nào không có những giọt máu hòa vào những lòng kênh nước mặn. Đặc biệt Mau là nơi có phong trào du kích rộng lớn, đã xây dựng các đơn vị chủ lực chiến đấu cho miền Tây Nam bộ, góp phần tạo nên những "quả đấm" vũ trang, thúc đẩy phong trào chính trị, binh vận dồn địch vào thế bất lợi. Cũng như thực dân Pháp, Mỹ - Diệm biết rõ Mau là vùng đất cách mạng lâu đời. Dân Mau là dân Cụ Hồ, đi theo Đảng và sống chết vì lý tưởng hòa bình, thống nhất đất nước, giải phóng dân tộc. Cho nên, vừa Hiệp định Giơnevơ chưa ráo mực, chúng đã tăng cường lực lượng đánh vào vùng giải phóng Mau và tiến hành nhiều chiến dịch lớn như "Thoại Ngọc Hầu", "Trương Tấn Bửu" Tàn bạo nhất là chúng thực hiện Luật 10/59 "đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật", trên thực tế là chống cộng, đánh vào nhân dân và những người kháng chiến. Đồng thời, chúng còn thành lập các tổ chức phản động để kìm dân và đàn áp phong trào cách mạng. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Mau phát huy truyền thống quật khởi đứng lên dùng bào lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành thắng lợi to lớn trong phong trào đồng khởi của tỉnh nhà vào cuối năm 1959. Cùng với lực lượng vũ trang của miền, lực lượng vũ trang địa phương của tỉnh, trong đó tuyệt đại đa số là con em nông dân đã góp sức làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân 1968 và chiến thắng lịch sử 30 tháng 4 năm 1975. Thắng lợi của đại thắng mùa xuân năm 1975 là thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp to lớn của Đảng bộ và quân dân Mau. Đó là thắng lợi của ý chí, niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, thắng lợi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sự thông minh sáng tạo, lòng dũng cảm phi thường của Đảng bộ và quân dân Mau, trong đó nông dân Mau có vai trò quan trọng. - Trong công cuộc đổi mới và trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nông dân Mau là lực lượng quan trọng xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nông dân Mau từ bao đời nay không những kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống ngoại xâm, viết nên những trang sử oanh liệt của dân tộc, mà còn cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo trong lao động sản xuất. Họ không chỉ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn đóng góp rất to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước cũng như trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong những năm đổi mới, nông dân Mau đã ra sức khắc phục hậu quả của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ đã tỏ ra lạc hậu với sự phát triển của xã hội. Có thể nói chính sức mạnh của trí tuệ, của sự sáng tạo và tính năng động của nông dân Việt Nam nói chung, trong đó có nông dân Mau trong việc thử nghiệm mô hình kinh tế và cách quản lý mới trong nông nghiệp đã tạo tiền đề góp phần cho việc đổi mới các quyết sách có tính cách mạng của Đảng và Nhà nước, của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương. Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng góp lớn cho nền kinh tế tỉnh. Xuất khẩu gạo, đặc biệt là thủy hải sản chiếm phần rất lớn trong cơ cấu kinh tế. Đó là tiền đề quan trọng về vốn cho CNH, HĐH. Ngoài ra, nông nghiệp, nông thôn và nông dân còn là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và ứng dụng khoa học - công nghệ. Nông dân là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, tiến công vào khoa học kỹ thuật, vào đói nghèo và lạc hậu. Với tinh thần cần cù, chịu khó và sáng tạo trong lao động, nông dân Mau đã hăng hái đi đầu trong sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp nông thôn chiếm hơn 70% GDP của toàn tỉnh. Năm 2004, sản lượng lương thực của tỉnh đạt 400.000 tấn, giảm 450.000 tấn so với năm 2000. Sản lượng giảm là do chuyển phần lớn diện tích trồng lúa sang nuôi tôm. Tuy sản lượng lương thực có giảm nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tỉnh. Thủy hải sản năm 2004 đạt 241.000 tấn, đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh. Nông dân là lực lượng đi đầu trong phong trào "xóa đói giảm nghèo". Với tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhiều hộ khá, giàu đã giúp đỡ hộ nghèo, bày cách làm ăn, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều người còn cho hộ nghèo mượn vốn, thậm chí cho mượn đất canh tác. Chính vì thế những hộ nông dân trước kia vốn khó khăn, nghèo túng nay đã vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh: năm 1997 là 27%, năm 2001 là 12%, đến nay còn 8% (tính theo tiêu chí cũ). Tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố, bán kiên cố trên 50%. Những mái nhà tranh, nhà lá đang dần được thay thế bằng những nhà ngói khang trang, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn Mau. Phong trào "đền ơn đáp nghĩa" cũng được nông dân tham gia mạnh mẽ. Đánh giá kết quả phong trào "đền ơn đáp nghĩa" trong thời gian qua, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Mau lần thứ XII khẳng định: Nông dân cùng với các giai tầng khác trong xã hội ở Mau đã đóng góp gần 15 tỷ đồng, cùng với nguồn đầu tư của Nhà nước xây dựng trên 2.200 ngôi nhà tình nghĩa, 365 hộ được cất nhà tình thương, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở, chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo hơn đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với nước [11, tr.26]. Nông dân Mau là lực lượng quan trọng góp phần giữ vững và bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc. Những điệu hò, điệu lý, đặc biệt là đờn ca tài tử, hát vọng cổ, cải lương được họ sáng tạo, giữ gìn và không ngừng phát huy loại hình nghệ thuật này. Có thể nói không ai ở Mau, nhất là những người nông dân mà không biết hát vọng cổ. Họ là những nghệ nhân dân gian giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Nam bộ, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong điều kiện tình hình chính trị trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ, khi các thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta, tình hình chính trị ở nông thôn Mau vẫn ổn định. Nông dân vẫn là lực lượng tin cậy của đảng bộ, chính quyền trong [...]... cấp mà trước hết phụ thuộc vào chất lượng lãnh đạo của từng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, của các đoàn thể nhân dân và phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Cho nên, đánh giá chất lượng CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảngtỉnh Mau chính là đánh giá vai trò lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với chính quyền, các... kém của công cuộc đổi mới đất nước, của kinh tế thị trường cũng in đậm dấu ấn trên địa bàn tỉnh Mau, đang tác động đến đời sống nông dân và CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau Vấn đề đặt ra đối với CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN là vận động nông dân khắc phục những tiêu cực của cơ chế thị trường Đồng thời phải tận dụng lợi thế, phát huy mặt tích cực của. .. hành CTVĐND ở mỗi địa phương Phải căn cứ vào chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn * Tiêu chí đánh giá chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau: - Một là, chỉ tiêu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và đời sống của nông dân được nâng lên Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảng. .. nhanh CNH, HĐH của Đảng bộ Mau, các cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn Nhờ đó, nông thôn Mau đã khởi sắc và có nhiều thay đổi Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân Mau có sự tiến bộ đáng kể Lòng tin của nông dân đối với Đảng được nâng lên một bước Đó là cơ sở quan trọng để CTVĐND có chất lượng Tuy nhiên, bên cạnh đó, quá trình CNH, HĐH Mau cũng gặp... nông dân của Đảng bộ Mau đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 1.1.2.1 Chất lượng công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Mau - quan niệm và tiêu chí đánh giá - Quan niệm về công tác vận động nông dân của Đảng: Công tác dân vận là một trong những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất cả lực lượng nông... thì CTVĐND còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp, của giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức Mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp nông dân phụ thuộc vào chất lượng CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảng và toàn bộ hệ thống chính trị; phụ thuộc vào sự đúng đắn của chủ trương, đường lối, chính sách đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn * Chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Mau. .. nghị quyết, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Chương 2 Nông dân và công tác vận động nông dân của Đảng bộ tỉnh Mau - Thực trạng và nguyên nhân 2.1 Thực trạng nông dân và tình hình nông thôn tỉnh Mau hiện nay 2.1.1 Khái quát chung tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Mau 2.1.1.1 Đặc điểm... dân vận" [50, tr.699] Đối với đảng bộ tỉnh Mau, vận động nông dân là trách nhiệm chủ yếu của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn Các cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương phải lãnh đạo chặt chẽ hệ thống chính trị tiến hành CTVĐND, thường xuyên chăm lo CTVĐND Hiện nay, ở nước ta cũng như ở Mau, để tiến hành CNH, HĐH đất nước, để khối liên minh công... ninh Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và sự điều hành của bộ máy Nhà nước các cấp góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội IX đề ra vì "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh [22, tr.47-48] Quán triệt quan điểm của Đảng "về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010", cũng như chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH... chí đánh giá chất lượng CTVĐND của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng - Ba là, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ chính trị, niềm tin của nông dân đối với đảng bộ và chính quyền trong tỉnh Tiêu chí này là thước đo quan trọng chất lượng, hiệu quả CTVĐND của các cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương Bởi vì, mục đích của CTVĐND là làm cho nông dân có giác ngộ cách mạng cao, thật sự tin vào Đảng và chính . LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch. của CTVĐND Cà Mau trước yêu cầu nhiệm vụ mới, chỉ ra những căn cứ khoa học- thực tiễn của việc nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 6 thực tế, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng CTVĐND của Đảng bộ tỉnh Cà Mau thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận, quan

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan