rủi ro phá sản của doanh nghiệp

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
rủi ro phá sản của doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu.Dựa trên mục tiêu chung đã nêu, nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:Thứ nhất, phân tích yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp cungcấp nguyên v

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.1.2.1 Mục tiêu tổng quát.

Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích tác động của các yếu tố liên quan đến rủi ro phásản của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ Mục tiêu làxây dựng một mô hình dự báo rủi ro phá sản đối với các doanh nghiệp cung cấp nguyênvật liệu tại Hoa Kỳ và đưa ra các khuyến nghị về các biện pháp kiểm soát rủi ro phá sản.

1.2.2 Mục tiêu.

Dựa trên mục tiêu chung đã nêu, nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, phân tích yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp cungcấp nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ.

Thứ hai, đo lường sức ảnh hưởng của các yếu tố này đối với rủi ro phá sản của các doanhnghiệp niêm yết trong ngành nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ.

Thứ ba, đề xuất các chiến lược quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm giảm thiểu rủiro phá sản cho các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu quan trọng sau đâycần tập trung trả lời:

- Làm thế nào các yếu tố về quản trị rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp niêm yết ngành nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ?

- Những yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết ngànhnguyên vật liệu tại Hoa Kỳ là gì?

- Những biện pháp quản trị rủi ro cụ thể nào được các doanh nghiệp niêm yết ngànhnguyên vật liệu tại Hoa Kỳ áp dụng để giảm thiểu nguy cơ phá sản?

- Mức độ tác động của các yếu tố rủi ro phá sản của doanh nghiệp như thế nào?- Thực trạng của doanh nghiệp niêm yết ngành nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Nhóm tác giả đã dùng hai phương pháp nghiên cứu để phát triển đề tài: phương phápnghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm tác giả đã chọn lọc và tham khảo các tài liệuliên quan đã được nghiên cứu trong và ngoài nước; tìm hiểu về thực trạng của các DNBĐS thông qua các diễn đàn, bài báo cáo,….; tiếp thu và tổng hợp lại các ý kiến củagiảng viên hướng dẫn Nhóm tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu từ nghiên cứu địnhtính

- Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Thứ nhất, để xem xét các yếu tố tác động đến CTV của các DN ngành BĐS, nhóm tácgiả đã dựa vào 2 sàn chứng khoán HoSE và HNX để thu thập dữ liệu của 77 công ty đượcniêm yết thuộc ngành BĐS theo hệ thống phân ngành VSIC (ngành BĐS có mã ngànhcấp 1 là L) từ năm 2019 đến 2022

+ Tiếp theo, nhóm tác giả sử dụng phần mềm Stata 17.0 để tiến hành hồi quy mô hình lầnlượt bằng các mô hình Pooled OLS, mô hình Tác động cố định (FEM) và mô hình Tácđộng ngẫu nhiên (REM) Tiếp đó, nhóm tác giả thực hiện kiểm định vi phạm giả thuyếtcủa mô hình như kiểm định Đa cộng tuyến, Phương sai sai số thay đổi và Tự tương quan.Cuối cùng, nhóm tác giả sẽ tiến hành sử dụng phương pháp FGLS để khắc phục các viphạm

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Đầu tiên, kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ bổ sung cho các kết quả nghiên cứu trên

thế giới, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về việc nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu trên khắp thế giới nóichung và các công ty tại Việt Nam nói riêng

Thứ hai, với đối tượng là các doanh nghiệp nguyên vật liệu tại Việt Nam, kết quả nghiên

cứu kỳ vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về các yếu tố có liên quanmật thiết, đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến rủi ro phá sản củadoanh nghiệp ngành nguyên vật liệu một cách trực quan và rõ ràng Trên nền tảng đãphân tích, công ty có thể đưa ra các biện pháp giúp doanh nghiệp kiểm soát, phòng ngừa

Trang 3

và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến nguy cơ phá sản Mặt khác, qúy doanh nghiệpcó thể tận dụng các kết quả nghiên cứu để có chiến lược cải thiện, giảm thiểu nguy cơphá sản cho bản thân nhằm thu hút đầu tư và được đánh giá cao trên thị trường, điều nàycũng thúc đẩy sự phát triển và ổn định của cổ phiếu và giá trị thương hiệu, tạo ra lợi thếcạnh tranh trên thị trường tài chính cho công ty.

Thứ ba, nghiên cứu đồng thời kỳ vọng giúp các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

có thêm nhiều nguồn thông tin mới, hữu ích về thực trạng, nguy cơ và rủi ro phá sản củamột số doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu đại diện để nghiên cứu đưa ra quyết định đầutư an toàn hơn, có lợi hơn.

Thứ tư, toàn bộ bài luận là cơ sở cho các hướng phát triển, mở rộng nghiên cứu chủ đề

này tại Việt Nam.

1.6 Cấu trúc bài nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu đề tài Trong chương này, bài nghiên cứu sẽ làm rõ lý do chọn và

thực hiện đề tài; xác định mục tiêu nghiên cứu; các câu hỏi nghiên cứu; phương phápnghiên cứu; ý nghĩa và cấu trúc của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý luận Trong chương này, bài nghiên cứu sẽ trình bày các khái niệm

về rủi ro phá sản và các phương pháp đo lường rủi ro Xem xét các nghiên cứu thựcnghiệm về rủi ro phá sản của các doanh nghiệp trong ngành nguyên vật liệu hoặc các lĩnhvực liên quan.

Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu Nội dung của chương này sẽ bao gồm

các phân tích về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, trình bàymô hình hoặc các giả định cụ thể được áp dụng để đo lường và phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp.

Trang 4

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chương này sẽ phân tích và giải thích các kết

quả về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đối với rủi ro phá sản của doanhnghiệp niêm yết trong ngành nguyên vật liệu tại Hoa Kỳ.

Chương 5: Kết luận – đề xuất – hạn chế Chương này sẽ tổng kết lại các kết quả nghiên

cứu và những phát hiện chính; Đề xuất các hướng phát triển và ứng dụng thực tiễn củanghiên cứu; và phân tích các hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng phát triển cho cácnghiên cứu sau này.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Nội dung chính của chương 2 là cung cấp các lý thuyết nền tảng liên quan đến rủi ro phásản của doanh nghiệp Đồng thời, hệ thống hóa kết quả của các nghiên cứu về rủi ro phásản trong nước và ở một số quốc gia trên thế giới cũng được trình ở cuối chương này.

2.1.Rủi ro phá sản của doanh nghiệp2.1.1.Khái niệm

Theo Willian H Beaver (1966) một doanh nghiệp được coi là phá sản khi nó không cókhả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình.

Theo Nguyễn Văn Ngọc (2016) phá sản là thuật ngữ để chỉ việc một cá nhân, doanhnghiệp gặp khó khăn về tài chính và có thể bị toà án tuyên bố không đủ vốn và tài sản đểtrả nợ do đó bị tòa án tịch biên tài sản và chia cho chủ nợ.

Theo Đặng Phương Mai, Đoàn Hương Quỳnh, Trịnh Hoàng Lâm (2020) rủi ro phá sảnđược coi là toàn bộ những tác động ngoài mong muốn ảnh hưởng đến sự tồn tại, làm mấtkhả năng chi trả, hoạt động bình thường của DN Nói cách khác, rủi ro phá sản mô tả khảnăng một công ty sẽ bị vỡ nợ vì không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của mình.Theo Trần Nguyễn Minh Hải, Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2022), rủi ro là khả năngxảy ra tổn thất, là biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất Trong tài

Trang 5

chính, rủi ro thể hiện sự sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong mộtthời gian nhất định.

2.1.2.Nguyên nhân của rủi ro phá sản2.1.2.1 Nội tác

Dựa trên ý tưởng cơ bản của mô hình tân cổ điển là việc phân bổ tài sản không đúngcách là nguyên nhân dẫn đến phá sản doanh nghiệp Nếu một công ty sử dụng tài sản củamình không hiệu quả thì cuối cùng nó sẽ phá sản Theo lý thuyết mô hình tài chính, mộttrong những nguyên nhân chính dẫn đến phá sản là tình trạng tài chính của công ty Nếucơ cấu tài chính của một công ty yếu và tính thanh khoản kém thì có nghĩa là công tyluôn có nguy cơ phá sản ngay cả khi một công ty được thành lập lâu năm, có khả năngsinh lãi và quy mô lớn

Sự suy giảm dòng tiền cũng phải được coi là nguyên nhân dẫn đến phá sản doanhnghiệp Dòng tiền suy giảm, kém chứng tỏ công tác quản lý của công ty kém hiệu quả,dẫn đến việc công ty gặp khó khăn trong việc trả lương và bảo hiểm cho nhân viên, đồngthời phải vay nợ để trang trải các chi phí khi đến hạn Nghiêm trọng hơn, Sự thiếu hụtdòng tiền sẽ khiến cho doanh nghiệp không có khả năng đối phó với những mối đe dọaxảy ra bất chợt dẫn đến phá sản Thiếu dòng tiền khiến doanh nghiệp không thể ứng phótrước những mối đe dọa bất ngờ, dẫn đến phá sản Theo lý thuyết về mô hình quản trịdoanh nghiệp, một công ty có thể phá sản tùy theo điều kiện kinh doanh của công ty đó Ngoài ra, sự phá sản của một doanh nghiệp còn có thể đến từ “bộ não” vận hànhdoanh nghiệp đó Ngay cả khi một công ty có tình hình tài chính tốt và tài sản dồi dào,trình độ chuyên môn kém của ban lãnh đạo có thể dẫn đến phá sản Thiếu sót, chậm trễvề kỹ thuật, công nghệ cũng là yếu tố cấp thiết phải quan tâm- nhất là trong thời đại côngnghệ số, kỹ thuật số và AI bùng nổ như hiện nay nếu doanh nghiệp không muốn trở nêntụt hậu, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường dẫn đến bị đào thải, phá sản Đặc biệt,công nghệ và kỹ thuật là những yếu tố đi đầu trong việc quyết định độ bền, hiệu quả vàchất lượng của sản phẩm Khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng cao bằng công nghệtiên tiến của một doanh nghiệp sẽ giúp công ty trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường

Trang 6

2.1.2.2 Ngoại tác

Thảm họa thiên nhiên cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi rophá sản của doanh nghiệp Sự nguy hiểm đến từ yếu tố ngoại vi này là bởi chúng thườngxảy ra mà không thể dự báo trước, điều này gây ra những tổn thất về tài sản doanh nghiệpnhư : nhà xưởng, thiết bị cơ sở vật chất của doanh nghiệp, v.v… Trong tình trạng tệ hơn,các thảm họa này còn ảnh hưởng đến tính mạng con người, dẫn đến sự trì trệ trong quátrình sản xuất, thiếu hụt lao động.

Một trong những yếu tố doanh nghiệp phải cân nhắc nếu không muốn gây ra rủi rophá sản về sau là vị trí địa lý khi lập công ty Vị trí địa lý kém cũng là một trong nhữngnguyên nhân ngoại vi dẫn đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp Các yếu tố như mật độdân số, cơ sở hạ tầng, phương tiện vận chuyển và di chuyển, số lượng đối thủ cạnh tranhtrên địa bàn v.v… luôn là những yếu tố được suy xét khi thành lập một doanh nghiệpmới tại một địa bàn Việc lựa chọn vị trí doanh nghiệp ở nơi có thể di chuyển thuận tiệngiữa các vùng, mật độ dân số cao và nhu cầu tiêu thụ mạnh sẽ giúp doanh nghiệp rấtnhiều trong quá trình sản xuất và tiêu thụ Do đó, nếu doanh nghiệp được xây dựng tạinơi có vị trí địa lý không tốt, không thể nghi ngờ là doanh nghiệp này đã thất bại ngay từnước đầu.

Ngoài vị trí địa lý, chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng đối vớidoanh nghiệp.Thành phần quan trọng giúp các doanh nghiệp tạo ra hàng hóa và dịch vụlà nguồn nhân lực Khả năng học hỏi tuyệt vời của một công ty và nguồn nhân lực dồidào có tay nghề cao sẽ giúp công ty đạt được các mục tiêu kế hoạch sản xuất và kinhdoanh Ngược lại, một công ty có nguồn nhân lực kém hoặc không đủ năng lực sẽ gặpkhó khăn trong việc cung cấp một sản phẩm chất lượng, điều này sẽ tác động tiêu cực đếnkế hoạch kinh doanh của công ty và cuối cùng dẫn đến thất bại.

Cuối cùng, môi trường chính trị của quốc gia cũng là một nguyên nhân tác độngđáng kể đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp Nếu một quốc gia có bộ luật hoàn thiệncũng như những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, môi trường chính trị ổn định thì các

Trang 7

doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ quốc gia đó sẽ phát triển tốt hơn so với mộtquốc gia luôn xảy ra chiến tranh và không ổn định.

2.1.3 Đo lường rủi ro phá sản

Mô hình dự báo phá sản là công cụ cần thiết trong việc đánh giá tình hình kinh tế và tàichính của một đối tượng kinh tế được nghiên cứu Mô hình này sẽ đưa ra thông báo vềtình hình tài chính đang có chiều hướng xấu đi và giúp nhà nghiên cứu có thể phát hiện racác yếu tố cho thấy nguy cơ phá sản.

2.1.3.1.Chỉ số Z-score của Edward I Altman (1968)

Vào năm 1968, Edward I Altman đã thực hiện một nghiên cứu để đo lường rủi ro phá sảncủa doanh nghiệp Trong nghiên cứu của mình, ông chỉ ra rằng các chỉ số tài chính đóngvai trò quan trọng trong việc dự báo rủi ro phá sản của doanh nghiệp Mô hình Altmanđược công bố lần đầu tiên vào năm 1968 trên tạp chí Journal of Finance:

Z = 1.2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.64 X4 + 0.999 X5Trong đó:

X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets)X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total AssetX3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/TotalAssets)

X4: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ(Market Value of Total Equity / Book Values of Total Liabilities)X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets)

Nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu chỉ số Z của doanh nghiệp lớn hơn 2.99 thì doanh nghiệpnày được coi là an toàn, Ngược lại nếu chỉ số Z của doanh nghiệp bé hơn 1.81 thì doanhnghiệp này đang có nguy cơ phá sản Còn nếu chỉ số Z của doanh nghiệp nằm trong

Trang 8

khoảng 1.81-2.99 thì doanh nghiệp này đang nằm trong vùng cảnh báo và có nguy cơ phásản Tuy nhiên, mô hình này lúc đầu được xây dựng dựa trên mẫu là các công ty sản xuất,do đó mô hình này ban đầu chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đã niêm yếtchứ không áp dụng cho loại hình khác.

2.1.3.2 Mô hình Z’’ cải tiến (1995)

Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, AltmanAltman Edward, J Hartzell và M Peck (1995)đã đưa ra các mô hình Z -score khác nhau để có thể mở rộng và nâng cao 10 tính ứngdụng của mô hình trước đây Sau đó đã cho ra mắt mô hình Z’’ có thể áp dụng cho cácdoanh nghiệp ở tất cả các ngành khác nhau:

Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 +1,05X4Trong đó các chỉ số trong mô hình dự báo nguy cơ phá sản là:X1: Vốn lưu động trên tổng tài sản;

X2: Lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản;

X3: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản;X4: Vốn chủ sở hữu trên tổng nợ;

2.6 < Z'': Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

1.1 < Z'' < 2.6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sảnZ'' < 1.1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

2.2 Lý thuyết liên quan.2.2.1 Lý thuyết đại diện.

Lý thuyết đại diện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về nguy cơ phásản của doanh nghiệp và xác định cũng như đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơnày Lý thuyết này tập trung vào mối quan hệ giữa các cổ đông và ban điều hành củadoanh nghiệp trong một tập đoàn cổ phần Nó phản ánh rằng, mục tiêu chính của cổ đôngthường là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí, bao gồm cả chiphí trả thù lao cho các nhà quản lý Trong khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp lại phụ

Trang 9

thuộc hoàn toàn vào các quyết định chiến lược và khả năng điều hành của các nhà quảnlý.

Theo lý thuyết này, mối quan hệ giữa cổ đông và ban điều hành có thể ảnh hưởng lớn đếnnguy cơ phá sản của doanh nghiệp Nếu các nhà quản lý không thể thực hiện các quyếtđịnh hiệu quả hoặc không đáp ứng được mong muốn của cổ đông về lợi nhuận và hiệuquả chi phí, thì doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.

Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, khi các doanhnghiệp phải liên tục tối ưu hóa hoạt động của mình để duy trì hoặc mở rộng thị phần Sựkhông ổn định trong mối quan hệ giữa các bên liên quan có thể dẫn đến sự mất lòng tincủa thị trường và làm suy giảm giá trị của doanh nghiệp, tăng nguy cơ phá sản.

Trong tình huống bất lợi, nếu nhà quản lý đặt ra các mục tiêu riêng biệt như tối đa hóaquyền lợi và sự giàu có cá nhân bằng mọi phương tiện, điều này có thể gây tổn thươngcho các cổ đông Họ có thể tận dụng quyền lực của mình để theo đuổi các mục tiêu hoặcvị trí cá nhân cao hơn, thay vì lợi ích chung của công ty và cổ đông Bằng cách sử dụngcác quyết định chiến lược trong quản lý, họ có thể tạo ra tăng trưởng ngắn hạn cho doanhnghiệp, nhưng đồng thời làm suy yếu mục tiêu tăng trưởng dài hạn Trong tình huống tồitệ nhất, hành động này có thể đe dọa sự liên tục của hoạt động của doanh nghiệp.

Lý thuyết đại diện nhấn mạnh rằng khi nhà quản lý không chỉ hướng đến mục tiêu tối đahóa lợi nhuận cho các cổ đông mà còn theo đuổi lợi ích cá nhân, điều này có thể dẫn đếnphá sản của doanh nghiệp, mặc dù ban đầu doanh nghiệp không gặp khó khăn tài chính.Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một môi trường công bằng và minh

Trang 10

bạch giữa các bên liên quan để đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của doanhnghiệp.

2.2.2 Lý thuyết tài chính hành vi.

Lý thuyết tài chính về hành vi quản trị trong doanh nghiệp tập trung vào việc phân tíchquá trình mà những quyết định sai lầm được nhà quản lý đưa ra do ảnh hưởng của tâm lý,tư duy và môi trường Các hiệu ứng tâm lý khác nhau có thể tác động đến các quyết địnhchệch lệch của những người quản lý Tương tự như các nhà đầu tư hoặc các bên khác trênthị trường tài chính, những người quản lý thỉnh thoảng có thể hành động không đúng lý trído sự hạn chế về nhận thức, tự tin quá mức, và ảnh hưởng của cảm xúc, dẫn đến nguy cơphá sản của doanh nghiệp.

Một số nhà quản trị thường tự tin quá mức vào những lập luận và đánh giá dựa trên cảmtính của mình Nếu họ tin rằng các kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư của họ là tốt, họsẽ cố gắng tìm kiếm thông tin để chứng minh, ủng hộ quan điểm và quyết định của mình,dẫn đến việc đánh giá sai lầm về các dự án đầu tư, bỏ qua những điểm yếu và rủi ro củachúng mà vẫn tiếp tục đầu tư Hậu quả của việc này có thể ảnh hưởng đến tình hình tàichính của doanh nghiệp.

Một số nhà quản trị cũng đương đầu với hiện tượng bảo thủ, một hiện tượng thường thấyở những nhà quản trị có kinh nghiệm lâu dài Khi đối mặt với sự biến động trên thịtrường, họ thường có xu hướng giữ vững quan điểm đã định trước và không chịu thay đổidựa trên tình hình thực tế hiện tại Điều này có thể gây nguy hại nếu những quan điểm

Trang 11

của họ không phản ánh đúng tình hình thị trường, dẫn đến sự phản ứng chậm trễ trướcnhững biến động đột ngột và rủi ro trên thị trường

Ngoài ra, theo lý thuyết tài chính hành vi, các nhà đầu tư trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm và dễbị tác động bởi tâm lý có thể gặp phải hiệu ứng bầy đàn, tức là họ sẽ theo đuổi hoặc bịảnh hưởng bởi hành động của đám đông, dù có hợp lý hay không Họ có thể tin rằng nếucó nhiều người cùng thực hiện một hành động nào đó thì hành động đó chắc chắn đúng.Điều này có thể dẫn đến việc nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định sai lầm, ảnhhưởng tiêu cực đến tình hình doanh nghiệp và dẫn đến rủi ro phá sản.

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:2.2.1 Nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu "Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yếtngành nguyên vật liệu tại Việt Nam" (Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, 2022)- Tạp chí Công Thương: Nghiên cứu này sử dụng mô hình Altman Z-Score để phân tích105 doanh nghiệp niêm yết ngành nguyên vật liệu, chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến rủi ro phá sản như: tỷ lệ vốn lưu động, tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ nợ vay và tốc độtăng trưởng doanh thu.

Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà và cộng sự "Phân tích tác động của các yếu tố nộisinh và ngoại sinh đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứngkhoán Việt Nam" (2021) - Tạp chí Kinh tế: Áp dụng mô hình Logit cho 210 doanhnghiệp niêm yết, nghiên cứu này làm sáng tỏ tác động của cả yếu tố nội sinh (tỷ lệ nợvay, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ thanh toán) và ngoại sinh (tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát,lãi suất) đến rủi ro phá sản.

Ngoài ra nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang "Nhận diện rủi ro phá sản trong cácdoanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam" (2020) - Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đạihọc Duy Tân: Sử dụng mô hình Altman Z-Score và Merton, nghiên cứu phân tích 60

Trang 12

doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro phá sảnnhư: tỷ lệ nợ vay, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ thanh toán và biến động giá cổ phiếu.

Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hà "Đánh giá tác động của quản trị doanh nghiệp đến rủiro phá sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" (2019) -Tạp chí Kinh tế và Phát triển: Nghiên cứu này sử dụng mô hình Logit cho 180 doanhnghiệp niêm yết, chỉ ra tác động tiêu cực của chất lượng quản trị doanh nghiệp (tỷ lệ độclập HĐQT, tỷ lệ sở hữu nội bộ, hiệu quả hoạt động ban giám đốc) đến rủi ro phá sản.Cuối cùng Vũ Thị Thanh Hà và cộng sự đã công bố "Nghiên cứu về vai trò của kiểm toánnội trong trong việc giảm thiểu rủi ro phá sản của doanh nghiệp niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam" (2018) - Tạp chí Khoa học Kinh tế: Áp dụng mô hình Logit cho200 doanh nghiệp niêm yết, nghiên cứu này làm sáng tỏ vai trò quan trọng của kiểm toánnội trong (tỷ lệ kiểm toán viên nội bộ, kinh nghiệm kiểm toán nội bộ) trong việc giảmthiểu rủi ro phá sản.

2.2.2 Nghiên cứu nước ngoài

Tác giả/Nhóm tác giảNội dung nghiên cứuKết quả nghiên cứu

Håkon Kambestad Sundal & Karoline Hatlestad

Tài liệu này là luận vănThạc sĩ Kinh tế và Quản trịKinh doanh năm 2015.Nghiên cứu về các mô hìnhdự đoán phá sản bằng cáchsử dụng kinh tế lượng và bộdữ liệu về số liệu kế toáncủa Na Uy Luận án baogồm các chủ đề như căngthẳng tài chính, hậu quả củaviệc phá sản và chu kỳ kinhtế Nó đánh giá các môhình khác nhau và đề xuất

Sự khác biệt về những yếutố nội bộ giải thích xác suấtphá sản tùy thuộc vào môhình chúng tôi sử dụng đểước tính.

Mô hình logit là cách tiếpcận tốt hơn để phân tích cácyếu tố này Nghiên cứu nhậnthấy xác suất giảm dần khicông ty lớn mạnh hơn vàmột công ty nhỏ có khả năngphá sản cao gấp đôi so vớimột công ty lớn theo tỷ lệ

Trang 13

các lĩnh vực để nghiên cứuthêm

chênh lệch.Biến giả lỗ ròngđo lường mức thâm hụt 2năm được chứng minh là cóý nghĩa và tích cực, tức làmang lại xác suất vỡ nợ caohơn.

Dữ liệu được sử dụng trongnghiên cứu này được thuthập từ một mẫu ngẫunhiên gồm 100 doanhnghiệp phá sản và 100doanh nghiệp không phásản từ cuộc khảo sát hàngnăm do Trung tâm Nghiêncứu Quản lý tại Đại họcWaikato, New Zealand

Sự sở hữu bên trong (insiderownership) có mối liên hệtiêu cực đáng kể với nguy cơphá sản, cho thấy sự sở hữubên trong hiệu quả hơn ở cácdoanh nghiệp đang đối diệnvới nguy cơ phá sản.Kíchthước của doanh nghiệp cómối quan hệ tiêu cực với rủiro phá sản Các doanhnghiệp hoạt động trongngành công nghiệp nănglượng có khả năng cao phásản hơn so với các ngànhcông nghiệp khác Điều nàycó thể do sự khác biệt vềcạnh tranh và cấu trúc vốngiữa các ngành công nghiệp.

Thitima Chaiyakul Nghiên cứu về tác động củarủi ro phá sản đối với hiệu

Kết quả của nghiên cứu chothấy rằng các công ty lớn

Trang 14

suất tài chính của các côngty niêm yết trên Sở giaodịch chứng khoán TháiLan Nó nhấn mạnh về việcphân tích kích thước côngty và rủi ro phá sản để đánhgiá khả năng thanh toán củacông ty và tạo ra quyết địnhdựa trên tín dụng

Bài nghiên cứu lấy dữ liệutừ các công ty niêm yết trênSở giao dịch chứng khoánThái Lan trong khoảng thờigian từ tháng 1 năm 2015đến tháng 12 năm 2019 vàthu thập từ Datastream Cáccông ty hoạt động trongngành tài chính đã đượcloại bỏ vì họ có các phươngpháp kế toán khác nhau.

với rủi ro phá sản thấpthường có hiệu suất tài chínhtốt Nghiên cứu cũng nhấnmạnh về mối quan hệ tíchcực giữa sức khỏe tài chínhvà hiệu suất của các công tyhoạt động trên thị trườngchứng khoán Singapore,Hồng Kông, Hàn Quốc vàĐài Loan Điều này được đolường thông qua mô hình dựđoán rủi ro phá sản, Z-scorecủa Altman, và ROE.Nghiên cứu cũng gợi ý rằngviệc tập trung vào các côngty lớn với rủi ro phá sản thấpcó thể mang lại lợi ích chocác bên liên quan như cácnhà phân tích tín dụng.Christos Ioannou,

Petros Lois,and Georgios Makrygiannakis

Tài liệu trình bày về nghiêncứu liên quan đến các môhình dự đoán khủng hoảngtài chính và ứng dụng củachúng trong các lĩnh vựckhác nhau Nó nhấn mạnhsự quan trọng của thanhkhoản và mức độ nợ trong

Các yếu tố ảnh hưởng đếnkết quả của nghiên cứu baogồm thanh khoản, mức độnợ và lợi nhuận Nghiên cứuchỉ ra rằng thanh khoản vàmức độ nợ đóng vai trò quantrọng trong việc xác định rủiro của các công ty sau khi

Trang 15

việc xác định rủi ro sau cáccuộc sáp nhập Số liệutrong tài liệu được lấy từcác báo cáo tài chính côngbố của các công ty Dữ liệusau khi được thu thập đãđược phân tích bằng cáchchuẩn bị thống kê mô tảđược trình bày trong cácbảng và biểu đồ, và các chủđề được tạo ra để bổ sungcho phân tích tương quanPearson.

được sáp nhập Lợi nhuậnkhông có ảnh hưởng quyếtđịnh đến mức độ rủi ro Điềunày cho thấy rằng sự thayđổi trong lợi nhuận không cótác động quyết định đến mứcđộ rủi ro như các yếu tốkhác được nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Các bước nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứuBước 2: Chọn lọc dữ liệu để nghiên cứu

Bước 3: Tiến hành phương pháp kinh tế lượng để phân tích dữ liệu bảng

3.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu

Dựa theo cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đề xuất bảy giả thuyết nghiên cứu như sau:

Tỷ suất sinh lời là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, bao gồm vốn chủsở hữu và vốn vay, qua đó phản ánh hiệu quả kinh doanh của một công ty Nghiên cứucủa Beaver (1966) cho thấy ROA là một trong những chỉ số quan trọng nhất để dự đoán

Trang 16

rủi ro phá sản Cụ thể, những công ty có ROA thấp thường có nguy cơ phá sản cao hơn.Nghiên cứu của Altman (1968) khám phá sâu hơn mối quan hệ giữa ROA và rủi ro phásản bằng cách phát triển mô hình Altman Z-Score Mô hình này sử dụng nhiều chỉ số tàichính, trong đó có ROA, có tác động tích cực đến khả năng công ty phá sản Cụ thể, ROA cao hơn thường đi kèm với Z-Score cao hơn, điều này làm tăng khả năng dự đoánrằng công ty không có nguy cơ phá sản Hơn nữa, Nguyen (2018), Nguyen & Ta (2017)đều chỉ ra rằng chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) là tiêu chí quan trọng để dự đoánmức độ rủi ro phá sản của một công ty Từ các bài nghiên cứu trước đây, giả thuyết đượcđề xuất là:

H1: Tỷ suất sinh lời (ROA) có tác động cùng chiều đến chỉ số Z Score, nếu chỉ số nàytăng, rủi ro phá sản của DN sẽ giảm.

Quy mô của doanh nghiệp được đo lường dựa trên logarit tự nhiên của tổng tài sản củadoanh nghiệp Chỉ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp khá dồidào Nếu vốn của doanh nghiệp được hình thành thông qua nguồn vốn tự có và nguồnvốn vay tài trợ chủ yếu thông qua nguồn vốn vay nợ sẽ có ảnh hưởng đến khả năng phásản của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả Cho thấy có mốiquan hệ giữa nguy cơ phá sản với quy mô của doanh nghiệp Nhóm tác giả kỳ vọng rằngdoanh nghiệp có quy mô càng lớn thì càng có sức chống chịu trước những tác động tiêucực đột ngột của thị trường Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mô của doanh nghiệp sẽnghịch biến với rủi ro phá sản của doanh nghiệp.

H2: Quy mô Doanh nghiệp (SIZE) có tác động có tác động cùng chiều đến chỉ số ZScore, nếu chỉ số này tăng, rủi ro phá sản của DN sẽ giảm.

Đòn bẩy tài chính có một mối liên kết quan trọng đến nguy cơ phá sản của các doanhnghiệp Đòn bẩy tài chính thường được đo bằng tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần của mộtdoanh nghiệp Theo nghiên cứu của James A Ohson (1980), khi tỷ lệ đòn bẩy tài chínhcàng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp cũng càng tăng Điều này là do khi tỷ lệ đòn

Ngày đăng: 18/05/2024, 06:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan