Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

248 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp  ứng yêu cầu thị trường lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao độngQuản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

Trang 1

NGUYỄN HỮU NĂNG

QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆPTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU NĂNG

QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆPTẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤCMã số : 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS Trần Thị Tuyết Oanh2 PGS TS Phạm Thị Thanh Hải

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chưa được tác giả khác công bố.

Luận án này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được trình bày trướcbất kỳ một hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ nào, dù là trong nước hay nướcngoài, và cũng chưa được đăng tải trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào.

Tôi cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn đói với những cam kết mà tôi đãnêu ra ở trên.

Nguyễn Hữu Năng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án tôi đãnhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắccủa nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Thị TuyếtOanh và PGS TS Phạm Thị Thanh Hải là những nhà khoa học đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.Tôi xin cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo, cùng các thầy, cô củaKhoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạmHà Nội và các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặttrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp.

Xin được chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đã chia sẻ, độngviên tôi vượt qua những khó khăn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luậnán này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4.Câu hỏi nghiên cứu 3

5.Giả thuyết khoa học 3

6.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7.Phạm vi nghiên cứu 4

8.Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4

9.Những luận điểm cần bảo vệ của luận án 7

10.Những đóng góp mới của luận án 7

11.Cấu trúc luận án 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦATRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG YÊUCẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 9

1.1.1 Các nghiên cứu về liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đáp ứngthị trường lao động 9

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lí liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệpđáp ứng thị trường lao động 17

1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan 22

1.2.Thị trường lao động và yêu cầu đặt ra cho liên kết đào tạo của trường đại

học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 23

1.2.1 Một số khái niệm 23

Trang 6

1.2.2 Yêu cầu đối với liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp

đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 26

1.3.Liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêucầu thị trường lao động 29

1.3.1.Khái niệm liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp 29

1.3.2.Đặc điểm của trường đại học tư thục và đặc điểm liên kết đào tạo của trường đại

học tư thục với doanh nghiệp 32

1.3.3.Hình thức liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp 36

1.3.4 Nội dung liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp

ứng yêu cầu thị trường lao động 37

1.4.Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp đáp

ứng yêu cầu thị trường lao động 45

1.4.1 Khái niệm quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanhnghiệp 45

1.4.2 Phân cấp quản lí liên kết đào tạo ở trường đại học tư thục 47

1.4.3 Nội dung quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệpđáp ứng yêu cầu thị trường lao động 49

1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục

với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 61

1.5.1 Các yếu tố của bối cảnh tác động đến quản lí liên kết đào tạo 62

1.5.2 Các yếu tố nội sinh tác động tới quản lí liên kết đào tạo 63

Kết luận chương 1 66

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦATRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 68

2.1.Khái quát về các trường đại học tư thục và doanh nghiệp ở thành phốHồ Chí Minh 68

2.1.1 lượcSơ về hệ thống các trường đại tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh 68

2.1.2.Khái quát về hệ thống các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh 71

2.2.Tổ chức khảo sát thực trạng 72

2.2.1 Mục đích và đối tượng khảo sát 72

2.2.2 Nội dung khảo sát 72

Trang 7

2.2.3 Phương pháp khảo sát và xử lí số liệu 73

2.3.Thực trạng nhu cầu thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh 76

2.3.1.Tình hình phát triển các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây 76 2.3.2 Nhu cầu nhân lực của thị trường lao động khối doanh nghiệp thành phố Hồ Chí

2.5.Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 100

2.5.1 Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động đầu vào 100 2.5.2 Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanhnghiệp trong thực hiện quá trình đào tạo 105 2.5.3 Thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanhnghiệp trong thực hiện các yếu tố đầu ra 109 2.5.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí liên kết đào tạo của trường đạihọc tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 114

2.6.Đánh giá chung về thực trạng quản lí liên kết đào tạo của trường đại họctư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 116

2.6.1 Điểm mạnh 116 2.6.2 Tồn tại 116

Trang 8

2.6.3 Nguyên nhân 117

2.7.Kinh nghiệm quốc tế về quản lí liên kết đào tạo của trường đại học với

doanh nghiệp đáp ứng thị trường lao động 119

2.7.1 Kinh nghiệm quản lí liên kết đào tạo của trường đại học với doanh nghiệp ở một

số nước trên thế giới 119

2.7.2 Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 124

Kết luận chương 2 126

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNGĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍMINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 128

3.1.Định hướng và nguyên tắc đề xuất giải pháp 128

3.1.1 Định hướng đề xuất giải pháp 128

3.1.2.Nguyên tắc đề xuất giải pháp 133

3.2.Các giải pháp quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh

nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 135

3.2.1.Chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong xây dựng cơ chế, chính sách liên kết

đào tạo phù hợp với địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 135

3.2.2.Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các đối tượngtham gia liên kết đào tạo 139

3.2.3.Chỉ đạo phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo và qui

mô đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 144

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương thức đào tạo theo hướng tăng cường thực hành tạidoanh nghiệp 148

3.2.5.Tổ chức phối hợp với doanh nghiệp trong giáo dục và tư vấn nghề nghiệp, hỗ

trợ việc làm cho sinh viên 152

3.2.6 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi về kết quả đào tạo từ cựu sinh viên vàdoanh nghiệp để điều chỉnh hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường 155

3.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp và ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả

thi của các giải pháp 159

3.3.1.Mối quan hệ giữa các giải pháp 159

3.3.2.Ý kiến đánh giá về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp 160

Trang 9

3.4.Thử nghiệm một số giải pháp 163

3.4.1 Khái quát về thử nghiệm 163

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng đối sánh giữa trường ĐH với DN để xác định yêu cầu LKĐT 27

Bảng 1.2 Bảng đối sánh nhu cầu LKĐT của trường ĐH với DN 45

Bảng 2.1 Thống kê tỉ lệ số trường, CB- GV-NV, SV của trường ĐHTT trong hệthống GDĐH cả nước qua các năm 69

Bảng 2.2 Các trường đại học tư thục ở thành phố Hồ Chí Minh 70

Bảng 2.3 Các trường ĐHTT chọn khảo sát tại thời điểm 2022 74

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp mẫu điều tra, khảo sát thực trạng liên kết đào tạo cáctrường ĐHTT với DN trên địa bàn TP.HCM 75

Bảng 2.5 Thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch tuyển sinh 79

Bảng 2.6 Thực trạng thực hiện công tác tuyển sinh 80

Bảng 2.7 Kết quả công tác tuyển sinh 81

Bảng 2.8 Thực trạng liên kết đào tạo với DN trong xây dựng CĐR 82

Bảng 2.9 Thực trạng liên kết đào tạo với DN trong việc xây dựng CTĐT 83

Bảng 2.10 Thực trạng liên kết đào tạo với DN để phát triển đội ngũ CB-GV-NV 84

Bảng 2.11 Thực trạng liên kết đào tạo để bổ sung CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo 85

Bảng 2.12 Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo để tăng cường nguồn lực tài chính 86

Bảng 2.13 Thực trạng LKĐT với DN triển khai thực hiện CTĐT 87

Bảng 2.14 Ý kiến của SV về kết quả thực hiện CTĐT 88

Bảng 2.15 Thực trạng LKĐT với DN trong đổi mới giảng dạy, hướng dẫn thựchành và đội mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá 89

Bảng 2.16 Thực trạng LKĐT trong GD nghề nghiệp cho SV 90

Bảng 2.17 Thực trạng LKĐT trong tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm 91

Bảng 2.18 Kết quả tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm cho SV 92

Bảng 2.19 Thực trạng LKĐT trong đánh giá SV theo CĐR 93

Bảng 2.20 Thực trạng LKĐT trong đánh giá phản hồi chất lượng sản phẩm đào tạo 94

Bảng 2.21 Thống kê mô tả ý kiến đánh giá CTĐT của cựu SV 95

Bảng 2.22 Thống kê mô tả ý kiến đánh giá CTĐT của cựu SV theo từng đối tượnglàm việc trong các DN 96

Bảng 2.23 Thống kê mô tả đánh giá sự phù hợp của CTĐT đối với thực tế công việcở DN của cựu SV 96

Trang 12

Bảng 2.24 Thống kê mô tả đánh giá sự phù hợp của CTĐT đối với thực tế công việc

ở DN của cựu SV theo đối tượng 97

Bảng 2.25 Đánh giá chung về các hoạt động LKĐT của trường ĐHTT với DN 99

Bảng 2.26 Đánh giá phản hồi của SV về hoạt động LKĐT của trường ĐHTT với DN 99

Bảng 2.27 Thống kê mô tả thực trạng QL xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu pháttriển của NT 101

Bảng 2.28 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN về công tác tuyển sinh 102

Bảng 2.29 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN về phát triển CTĐT 103

Bảng 2.31 Thống kê mô tả thực trạng QL xây dựng cơ chế, chính sách LKĐT với DN

vàphát triển CSVC, trang thiết bị dạy học và tài chính 104

Bảng 2.32 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN triển khai thực hiện CTĐT

Bảng 2.36 Thống kê mô tả thực trạng chỉ đạo tổ chức hội thảo về các tiêu chuẩn

của CĐR 109

Bảng 2.37 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN thực hiện đa dạng hóa nộidung và hình thức đánh giá quá trình học tập 110

Bảng 2.38 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN thực hiện đánh giá sự hàilòng của người học 111

Bảng 2.39 Thống kê mô tả thực trạng tổ chức hội chợ việc làm để tư vấn và địnhhướng nghề nghiệp cho SV 112

Bảng 2.40 Thống kê mô tả thực trạng QL LKĐT với DN xây dựng kênh phản hồiđào tạo 113

Bảng 2.41 Thống kê mô tả mức độ tác động của bối cảnh trong QL LKĐT 114

Bảng 2.42 Đánh giá về các yếu tố nội sinh tác động đến QL LKĐT 115

Bảng 3.1 Thống kê mô tả tính cần thiết của các giải pháp 161

Bảng 3.2 Thống kê mô tả tính khả thi của các giải pháp 162

Bảng 3.3 Nhận thức của các đối tượng về liên kết đào tạo trước thử nghiệm 167

Trang 13

Bảng 3.4 Nhận thức của các đối tượng về liên kết đào tạo sau thử nghiệm 168 Bảng 3.5 Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm về LKĐT trong hoạt động đầu vào

của các đối tượng trước và sau thử nghiệm 169Bảng 3.6 Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm LKĐT trong quá trình đào tạo của

các đối tượng trước và sau thử nghiệm 170Bảng 3.7 Đối sánh mức độ thể hiện trách nhiệm LKĐT trong hoạt động đầu ra của

các đối tượng trước và sau thử nghiệm 171Bảng 3.8 Đối sánh kết quả đánh giá chất lượng hệ thống thông tin phản hồi của các

đối tượng trước và sau thử nghiệm 172Bảng 3.9 Kết quả trước và sau thử nghiệm thiết lập hệ thống thông tin phản hồi 174

Trang 14

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Mô hình đánh giá kết quả đầu ra .44Hình 1.2 Qui trình QL xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu đào tạo đáp ứng

TTLĐ 50Hình 1.3 Qui trình QL phát triển CTĐT đáp ứng TTLĐ 52 Hình 1.4 Mô hình QL xây dựng hệ thống kiểm tra – đánh giá năng lực người học

theo qui trình 57Hình 2.1 Biểu đồ diễn biến sự phát triển của trường ĐHTT qua các năm 69Hình 3.1 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 163

Trang 15

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Liên kết đào tạo của trường ĐH với DN là một xu hướng của đào tạo hiện nayvà là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo SV trong NT, và cũng chínhlà cách thức để nâng cao chất lượng NNL cho XH LKĐT với DN giúp NT hoànthiện CTĐT, đảm bảo các yêu cầu và giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra, cập nhậtcông nghệ mới và trao đổi chuyên gia, làm cho NT ngày càng hiện đại hơn Đốivới DN, việc tham gia LKĐT với trường ĐH không chỉ nhằm đảm bảo sự hợp tácphát triển NNL và còn nhằm tiếp nhận sự chuyển giao KH&CN Điều này giúp DNliên tục cải tiến và đổi mới qui trình sản xuất để thích ứng với yêu cầu cạnh tranhngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Nhận thức được tầm quan trọng sự hợp tác này, Đảng và Chính phủ VN đã đặcbiệt chú trọng thúc đẩy sự LKĐT của cơ sở GDĐH với DN và xem đây là một trongnhững biện pháp quan trọng trong chiến lược đổi mới GDĐH Để triển khai chủtrương này, Chính phủ cùng Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản pháp qui, tạodựng hành lang pháp lí nhằm thúc đẩy và củng cố mối hợp tác giữa các trường ĐHvới DN Điều này được thể hiện rõ qua các văn kiện như: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc khuyến khích thành lậptrường ĐH trong các tập đoàn và DN lớn nhằm tăng cường hiệu quả của quả trình

đào tạo NNL và xây dựng mối LK chặt chẽ giữa các cơ sở GD và DN, và Luật Giáo

dục Đại học được sửa đổi năm 2018, trong đó, Điều 12, Khoản 4 và 6 nhấn mạnh

việc khuyến khích phát triển cơ sở GDĐH tư thục, cũng như gắn kết đào tạo vớinhu cầu lao động của thị trường.Trong bối cảnh này, các trường ĐHTT tại TP.HCM trong những năm qua đãcó những bước phát triển đáng kể, cung cấp NNL chất lượng cao cho XH và gópphần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của thành phố Các trường ĐHTT, chủ yếuđược QL bởi các tổ chức và DN tư nhân, đã đóng góp vào đào tạo SV trên nhiềulĩnh vực, từ kĩ thuật, công nghệ đến kinh tế, y tế, nghệ thuật và các ngành khác Tuynhiên, nghiên cứu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường laođộng TP.HCM (Falmi) [88] cho thấy rằng, hiện nay nhu cầu về NNL có trình độcao, qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ lớn Trong đó, tỉ lệ NNL có trình độ ĐH trở lênchiếm 12,46%; cao đẳng chiếm 17,04%; trung cấp chiếm 26,04%; sơ cấp nghề –

Trang 16

công nhân kĩ thuật lành nghề chiếm 27,38% Ngoài ra, nhu cầu về NNL có các kĩnăng thực tiễn cũng cần được cải thiện, do sự đào tạo hiện tại còn nặng về líthuyết, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn của TTLĐ Các nghiên cứu cũng dự báorằng, nguồn cung nhân lực có khả năng đáp ứng nhu cầu của các DN sẽ tiếp tụcgặp thiếu hụt trong thời gian tới Để đảm bảo chất lượng đào tạo và tạo cơ hội việclàm cho SV, các trường ĐHTT ở TP.HCM cần nhấn mạnh việc hợp tác chặt chẽvới DN Sự LK này giúp tạo ra NNL chất lượng cao, góp phần thúc đầy sự pháttriển KT-XH, và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của TTLĐ.

Thực tiễn tại TP.HCM, mặc dù có những bước tiến đáng kể trong việc LKĐTgiữa ĐHTT với DN, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế như sự thiếu LK bền chặt, sựthiếu thực tiễn trong CTĐT, và đặc biệt là sự thiếu hụt kĩ năng cần thiết mà TTLĐyêu cầu Điều này dẫn đến việc nhu cầu cao về NNL chất lượng cao không đượcthoả mãn hoàn toàn Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hiệu quả đểQL và phát triển mối LK này, đặc biệt trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM, sẽ khôngchỉ cung cấp thông tin quí báu cho các nhà hoạch định chính sách mà còn đóng gópvào sự phát triển chung của hệ thống GDĐH và TTLĐ.

Chính từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lí liên kết đào tạocủa trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đápứng yêu cầu thị trường lao động” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ,

nhằm mục tiêu cải thiện và đóng góp vào sự phát triển của hệ thống GDĐH vàTTLĐ trong khu vực và quốc gia.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về LKĐT và QL LKĐT của trườngĐHTT với DN, từ đó đề xuất giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tạiTP.HCM nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường ĐHTT, góp phần cung cấpnhân lực đáp ứng yêu cầu của TTLĐ trong giai đoạn hiện nay.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động LKĐT ở trường ĐHTT.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tại TP.HCM.

Trang 17

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của hệ thống cáctrường ĐHTT ở VN đã đặt ra cho các trường ĐHTT cần giải quyết những vấn đề gìtrong QL LKĐT với DN để sản phẩm đào tạo đáp ứng với yêu cầu của TTLĐ?

- Những khó khăn, vướng mắc nào đang cần được giải quyết trong QL LKĐTcủa các trường ĐHTT với DN tại TP.HCM hiện nay?

- Với đặc thù của trường ĐHTT và đặc thù tại địa bàn TP.HCM thì những giảipháp nào là phù hợp để các trường ĐHTT QL LKĐT với DN mang lại hiệu quả?

5 Giả thuyết khoa học

Hệ thống các trường ĐHTT ở TP.HCM ngày càng phát triển về qui mô vàchất lượng, và đã có những đóng góp nhất định đối với cung cấp NNL cho TTLĐ,tuy nhiên, vẫn còn những bất cập Một trong những nguyên nhân là do QL LKĐTcủa các trường ĐHTT với DN chưa mang lại hiệu quả cao Nếu đề xuất được hệthống các giải pháp QL LKĐT của NT với DN tập trung vào các giải pháp như:Xây dựng cơ chế, chính sách LKĐT của trường ĐHTT với DN phù hợp với địabàn TP.HCM, chỉ đạo phối hợp với DN trong phát triển CTĐT và qui mô đào tạođáp ứng yêu cầu TTLĐ, chỉ đạo đổi mới phương thức đào tạo theo hướng tăngcường thực hành tại DN và phối hợp với DN trong GD và tư vấn nghề nghiệp, hỗtrợ việc làm cho SV, đồng thời thiết lập hệ thống thông tin phản hồi từ cựu SV vàDN để điều chỉnh hoạt động LKĐT của nhà trường, thì sẽ nâng cao chất lượng sảnphẩm đào tạo của NT, đáp ứng được yêu cầu TTLĐ ở khu vực này, thúc đẩytrường ĐH và DN cùng phát triển.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về liên kết đào tạo và quản lí liên kết đào tạo của

trường đại học tư thục với doanh nghiệp;

6.2 Đánh giá thực trạng liên kết đào tạo và quản lí liên kết đào tạo của trường

đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh;

6.3 Đề xuất giải pháp quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với

doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh;

6.4 Thử nghiệm giải pháp đề xuất.

Trang 18

8 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận chức năng (The Functional Approach)

Theo Henri Fayol, đại diện cho trường phái tư tưởng QL, cho rằng: “phươngpháp tiếp cận chức năng khẳng định rằng tất cả các nhà QL thực hiện các chức năngkhác nhau trong việc thực hiện công việc của họ” [94] Những chức năng đó là: Lậpkế hoạch, Tổ chức, Chỉ đạo, Điều phối và Kiểm soát Vận hành mọi hoạt động đàotạo để đạt mục tiêu của sản phẩm đầu ra đáp ứng yêu cầu của TTLĐ phải thực hiệnđầy đủ các chức năng QL này.

Vận dụng tiếp cận chức năng QL để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạoquá trình thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cho các biện pháp QLLKĐT của trường ĐHTT và DN để đạt mục tiêu của sản phẩm đầu ra đáp ứng yêucầu của TTLĐ.

- Tiếp cận qui trình (Process Approach)

Phương pháp tiếp cận theo qui trình là một phương pháp tư duy áp dụng để tưduy và lập kế hoạch trình tự các yếu tố thông qua sự tương tác của các quá trìnhtrong hệ thống Nói cách khác, đó là một phương pháp để lập kế hoạch các quá trìnhvà sự tương tác của các quá trình này như một phần của hệ thống QL Phương pháptiếp cận qui trình theo các bước: dự kiến các đầu vào cần thiết, xác định trình tự vàtương tác, xác định và áp dụng các tiêu chí và phương pháp để đảm bảo hoạt động hiệuquả và kiểm soát quá trình, xác định các nguồn lực và đảm bảo tính sẵn có của chúng,ban hành quyết định dựa trên trách nhiệm và quyền hạn đối với qui trình, giải quyết rủiro và cơ hội, đánh giá các yếu tố qui trình và thực hiện các thay đổi để cải thiện.

Trang 19

Luận án áp dụng phương pháp suy nghĩ và lập kế hoạch này cho các qui trìnhQL hoạt động LKĐT của NT với DN đáp ứng yêu cầu của TTLĐ để xác lập các hoạtđộng tuân theo một qui trình xem chúng tương tác với nhau như thế nào.

- Tiếp cận thị trường lao động

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế [70], phương pháptiếp cận TTLĐ là phương pháp dựa trên việc thu thập và tổng hợp thông tin TTLĐgiữa các lĩnh vực; và sử dụng các phương pháp hài hòa để đánh giá và hiểu các xuhướng, điểm nghẽn và cơ hội trên TTLĐ Tiếp cận thị trường hay tiếp cận TTLĐ đềuphải chú ý đến đặc trưng của nó, tức là tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Để đảm bảo đặc trưng này, nhà QL phải sử dụng phương pháp thích hợp để làm chocác yếu tố được cải tiến liên tục trong quá trình tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng.

Tiếp cận TTLĐ để xác định mục tiêu của QL hoạt động LKĐT của trườngĐHTT và DN, đó là đào tạo đáp ứng nhu cầu về việc làm và thu nhập của người họctrong bối cảnh cạnh tranh chất lượng đào tạo phù hợp với các qui luật cung – cầu, quiluật giá trị, qui luật cạnh tranh trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, cùng phát triển.

- Tiếp cận qui luật cung – cầu (Approach to the law of supply and demand)

Qui luật cung và cầu kết hợp hai nguyên tắc kinh tế cơ bản mô tả những thay đổivề giá của tài nguyên, hàng hóa hoặc sản phẩm ảnh hưởng đến cung và cầu của nó nhưthế nào.Nghiên cứu tiếp cận qui luật cung – cầu là xây dựng cơ chế hoạt động tạo ragiá trị đáp ứng nhu cầu của TTLĐ Nhu cầu về NNL của TTLĐ thay đổi khôngngừng và việc đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ của các trường ĐHTT ở VN cũngphải luôn cải tiến để sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ.

- Tiếp cận tự chủ đại học (Access to university autonomy)

Tự chủ ĐH là khái niệm phản ánh mối tương quan giữa nhà nước và cơ sở đàotạo ĐH theo hướng phát huy năng lực nội tại của các cơ sở đào tạo và giảm bớt sựcan thiệp trực tiếp của cơ quan công quyền.

Tiếp cận tự chủ ĐH trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT ởVN là các trường ĐHTT tự do đưa ra quyết định về cách thức tổ chức hoạt độngcũng như mục tiêu sứ mạng của trường Từ đó, trong quá trình LKĐT với DN,các trường ĐHTT đưa ra những quyết định phù hợp với hoàn cảnh và điều kiệncủa NT cũng như DN Đây là cơ sở lí luận để đề xuất giải pháp QL LKĐT củatrường ĐHTT với DN.

Trang 20

8.2 Phương pháp nghiên cứu

8.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tài liệu, số liệu thứ cấp về LKĐTNNL trình độ ĐH của các trường ĐH với DN như: các văn bản pháp qui của nhànước về GD&ĐT liên quan vấn đề này, các bài viết về LKĐT NNL trình độ ĐH củacác trường ĐH với DN.

8.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tác giả đã thu thập dữ liệu từ các nguồnphát hành bởi các cơ quan chính phủ, ban ngành, cũng như tài liệu từ các trườngĐHTT để phân tích nội dung và xử lý thông tin nhằm đưa ra những nhận định vàđánh giá chung về các vấn đề hiện hữu trong bối cảnh LKĐT của trường ĐHTT vớiDN ở TP.HCM.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

+ Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho cácđối tượng: CBQL, GV, SV của trường ĐHTT và CB, chuyên gia các DN; cựu SVđang làm trong các DN.

+ Mục đích thu thập, qui mô khảo sát: nhằm đánh giá thực trạng LKĐT củacác trường ĐHTT với DN trên địa bàn TP.HCM.

- Phương pháp trao đổi, phỏng vấn:

+ Tham vấn chuyên gia về các vấn đề của cơ sở lí luận, các tiêu chuẩn đánhgiá thực trạng, các giải pháp QL LKĐT của trường ĐH với DN.

+ Trao đổi, phỏng vấn với các đối tượng điều tra, các chuyên gia về tầm quantrọng, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết trong LKĐT vàQL LKĐT của trường ĐHTT với DN.

+ Tham vấn các nhà chuyên môn CNTT về công cụ xử lí số liệu điều tra, khảo sát.- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm thu thập các thông tin thực tế, có ýnghĩa đối với đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm 02 giải pháp nhằm kiểm chứng chotính cần thiết và tính khả thi của một số giải pháp được đề xuất với mục đích tănghiệu quả QL LKĐT của trường ĐHTT với DN tại TP.HCM

Trang 21

8.2.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê

- Công cụ phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập, các dữ liệu sơ cấp, chúng tôinhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0

- Phương pháp phân tích dữ liệu: Để phân tích thực trạng và các nhân tố ảnhhưởng đến hoạt động LKĐT, các dữ liệu trong bảng khảo sát định lượng sẽ đượckiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha; để đánhgiá thực trạng về LKĐT và QL LKĐT và phân tích các nhân tố tác động đến chấtlượng LKĐT, đánh giá tính khả thi của các giải pháp QL LKĐT của các trườngĐHTT với DN, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả.

9 Những luận điểm cần bảo vệ của luận án

- QL LKĐT của trường ĐHTT với DN trong nền kinh tế thị trường hiện nayđược coi là một trong những yếu tố quan trọng để quá trình đào tạo gắn với thựctiễn, đảm bảo cho NNL được đào tạo đáp ứng yêu cầu TTLĐ.

- QL LKĐT ở trường ĐHTT phải thể hiện được vai trò chủ động của NT trongcác hoạt động LK, đồng thời hoạt động LKĐT phải được thực hiện ở các khâu củaquá trình đào tạo, từ đầu vào, quá trình và đầu ra trong đào tạo.

- Các trường ĐHTT ở TP.HCM đặt trong điều kiện thành phố lớn của VN,đồng thời mang đặc trưng của trường ĐHTT Điều này đòi hỏi cần có giải phápLKĐT với DN phù hợp với thực tiễn địa bàn, phù hợp với đặc điểm trường ĐHTTđể mang lại hiệu quả cao.

10 Những đóng góp mới của luận án

10.1 Về mặt lí luận

Luận án đã hệ thống hoá và làm sâu sắc hơn lí luận về hoạt động LKĐT và QLhoạt động LKĐT của trường ĐHTT với DN đáp ứng yêu cầu của TTLĐ, trong đóchỉ ra những đặc trưng của LKĐT của trường ĐHTT với DN Phân tích cụ thể cáchình thức và nội dung LKĐT của trường ĐHTT với DN đáp ứng yêu cầu TTLĐ,xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QL LKĐT của trường ĐHTT với DN.

10.2 Về mặt thực tiễn

Luận án xác định thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế, phân tíchnguyên nhân của thực trạng hoạt động LKĐT và QL hoạt động LKĐT của cáctrường ĐHTT với DN trên địa bàn TP.HCM hướng đến mục tiêu đào tạo đáp ứngyêu cầu của TTLĐ, từ đó xây dựng hệ thống giải pháp QL hoạt động LKĐT của

Trang 22

các trường ĐHTT với DN nhằm áp dụng vào thực tiễn QL hoạt động LKĐT, tạora môi trường thuận lợi cho hoạt động đào tạo hướng đến mục tiêu đáp ứngTTLĐ trên địa bàn TP.HCM.

Trang 23

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO CỦATRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC VỚI DOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệpđáp ứng thị trường lao động

1.1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Trung tâm Nghiên cứu Tiếp thị Khoa học đến Doanh nghiệp (2011),

khởi đầu của ý tưởng LKĐT và nghiên cứu đã được Wilhelm Humboldt – nhà triếthọc và giáo dục của Đức đưa ra từ đầu thế kỷ XIX Năm 1810, ông là người sánglập ra ĐH Berlin – ngôi trường đã thực hiện ý tưởng của Willhelm Humboldt – vềmô hình LKĐT của trường ĐH với DN Ông cho rằng, ngoài việc chuyên sâu trongchức năng đào tạo, trường ĐH cần thực hiện cả nhiệm vụ nghiên cứu và hợp tácchặt chẽ với các ngành công nghiệp Hợp tác giữa trường ĐH và DN là sự tương táctrực tiếp hay gián tiếp, giao dịch cá nhân hay không mang tính cá nhân giữa cơ sởGD với các DN để mang lại lợi ích cho các bên Nó bao gồm: hợp tác trong nghiên

cứu và phát triển, trao đổi nhân sự (học giả, SV và chuyên gia), thương mại hóa kết

quả nghiên cứu và phát triển, xây dựng và phổ biến CTĐT, học tập suốt đời, pháttriển DN và quản trị Sự hợp tác này còn được coi là sự hợp tác giữa hai mảng họcthuật với sản xuất – kinh doanh [79].

Mặc dù LKĐT giữa trường ĐH và DN đã diễn ra ở châu Âu gần một thế kỉ,nhưng vấn đề mối quan hệ giữa các trường ĐH và DN đã và đang trở thành nhữngtranh luận học thuật trong một thời gian khá dài Những ý kiến nhấn mạnh vai tròmới của các trường ĐH, ảnh hưởng của nó đối với KT-XH, sự cần thiết của mộtcách tiếp cận chủ động, tư duy chiến lược khi vạch ra các kế hoạch dài hạn để tạo rasự LKĐT có nhiều người nghiên cứu (Perkmann, 2007 [75], Bonaccorsi vàPiccaluga, 1994 [50], Blumenthal và cộng sự, 1996, [51] ) Các trường ĐH hiệnnay phát triển từ các chức năng cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu sang chức năngthứ ba, thương mại hóa trong đó quan hệ đối tác với các ngành là yếu tố quan trọngnhất Hợp tác kinh doanh trong trường ĐH bao gồm nhiều yếu tố từ NNL tham gia(CB giảng dạy, SV, NV công ty), đến quyền sở hữu trí tuệ, các khía cạnh pháp lítrong hợp đồng, tài trợ cho các công ty khởi nghiệp và LK đến truyền thông và thúcđấy mối quan hệ và các dự án chung.

Nghiên cứu của Croissant và Smith-Doerr (2008) đã chỉ ra rằng, LKĐTgiữa trường ĐH và DN chủ yếu đề cập đến ba khía cạnh khác biệt: mối quan hệ

Trang 24

giữa khoa học và kinh tế, mối quan hệ tổ chức giữa các trường ĐH và DN, vàmối quan hệ giữa các cá nhân giữa những người làm khoa học với các giáo sư vàNV công ty [55].

Dự án HEGESCO [74] thực hiện nghiên cứu và đã chỉ ra, hầu hết các phươngthức hợp tác giữa DN và các trường ĐH được coi là để phục vụ hỗ trợ sự nghiệpcủa SV tốt nghiệp, mặc dù một số có quan điểm ngắn hạn hơn là dài hạn – như mộtsố yếu tố quyết định phát triển các năng lực thuộc thẩm quyền trực tiếp của GDĐH,trong khi các năng lực khác vượt ra ngoài biên giới của các cơ sở GDĐH Nhu cầutiếp tục trải nghiệm và nâng cao kiến thức trong các lĩnh vực liên quan đến nghềnghiệp của SV tốt nghiệp và hợp tác giữa các trường ĐH và DN là rõ ràng Theophát hiện của dự án HEGESCO, các nhà tuyển dụng có rất ít kiến thức về những gìmong đợi từ SV tốt nghiệp và các cơ sở GDĐH có mức kiến thức thấp tương tự vềnhu cầu của nhà tuyển dụng.

Tiếp cận nghiên cứu dựa trên lí thuyết Quản lí lợi ích, nhóm nghiên cứu Rita,A., Gabriela, F., Anabela, T., (2016) [76], thực hiện đã tiến hành một nghiên cứunhằm đánh giá các lợi ích và các yếu tố thành công Họ đã sử dụng hai phương phápphân loại khác nhau để đảm bảo đầy đủ điều kiện, và cũng để hiểu rõ hơn về từnglợi ích, yếu tố thành công, cũng như đặc tính nội tại của LKĐT giữa trường ĐH vớiDN trong lĩnh vực đào tạo Nghiên cứu này có thể xem là một cơ sở lí luận mangtính thuyết phục hơn khi triển khai hình thành và vận hành mối quan hệ hợp tácgiữa trường ĐH với DN.

Jose Guimon (2013) [59], đã đề xuất việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa cơsở GDĐH và DN, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển Đề xuất của ông đượcxây dựng dựa trên kinh nghiệm học được từ các quốc gia đã phát triển Tác giả đã đềcập đến quá trình hình thành các hiệp định và rào cản trong hợp tác giữa trường ĐH vàDN Ông cũng đã tập trung vào vai trò quan trọng của chính sách công cũng như sựkhác biệt trong mức độ ưu tiên và phạm vi hợp tác giữa ĐH và DN của các quốc giaphát triển và đang phát triển Trong ngữ cảnh các quốc gia đang phát triển, vấn đề chấtlượng GD thấp và thiếu nguồn tài chính sẵn có cho các trường ĐH là hai thách thứcquan trọng Do đó, để xây dựng thành công mối quan hệ hợp tác giữa ĐH và DNtrong tình hình này, đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nỗ lực bền vững.

Leytesdorff và Etzkowitz (1998) [63] sử dụng mô hình “Triple Helix” để phântích vị trí thay đổi của các cơ sở GDĐH trong các hệ thống đổi mới GDĐH quốc gianhằm nhấn mạnh sự tăng cường tương tác giữa các tổ chức trong hệ thống đổi mớicủa các nền kinh tế công nghiệp, bao gồm các cơ sở GDĐH, DN và nhà nước.“Triple Helix” là một mô hình xoắn ốc của sự đổi mới mà thể hiện được nhiều mối

Trang 25

quan hệ qua lại tại các điểm khác nhau trong quá trình sử dụng tri thức Chẳng hạnnhư sự phát triển của mối quan hệ bên trong DN thông qua các hợp tác chiến lượcvề nhiệm vụ phát triển kinh tế bởi các trường ĐH; hoặc, vai trò của chính phủ trongviệc gián tiếp thông qua việc tài trợ nghiên cứu và các hoạt động chuyển giao côngnghệ trong phạm vi rộng hơn của các trường ĐH là tạo ra một mô hình mới, ở đó,DN và ĐH và các tổ chức khác phối hợp, và tạo ra những ý tưởng mới cho pháttriển sự gắn kết giữa DN và ĐH.

Mongkhonvanit (2008) [66] đã nghiên cứu các mối LK và các yếu tố ảnhhưởng đến mối quan hệ giữa các trường ĐH và DN trong cụm công nghiệp ô tô củaThái Lan, đồng thời tìm kiếm các mô hình áp dụng và cách thức để cải thiện mốiLK giữa chính phủ, trường ĐH, cơ quan nghiên cứu quốc gia và các công ty nhằmđổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành Dựa trên những ý tưởng vềnền kinh tế tri thức và “triple helix model” (mô hình chuỗi xoắn ba) về mối quan hệgiữa chính phủ – ĐH – DN để nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa các chính phủ,trường ĐH và DN trong cụm công nghiệp ô tô của Thái Lan ở tỉnh Samutprakarn.Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy các trường ĐH, với tư cách là những ngườiđóng vai trò quan trọng trong nhóm dựa trên tri thức, có ba kế hoạch chính đểphục vụ nhóm, phối hợp với chính phủ, trường ĐH và các DN thuộc ngành côngnghiệp ô tô Đó là: 1) tạo ra SV tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu của các lĩnh vựcliên quan; 2) thực hiện nghiên cứu cơ bản và ứng dụng; 3) hợp tác giữa trường ĐHvới DN để tạo ra công nghệ mới/đổi mới.

Để khẳng định tính cấp thiết của LKĐT trường ĐH với DN nhằm đảm bảothành công cho cả hai bên, Rosly và Ahmad (2011) [78] cho rằng các trường ĐH cóthể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh năng lực của người lao độngcho phù hợp với yêu cầu của ngành nghề Thực tế, điều này là một trong những mụctiêu chính trong sự hợp tác giữa trường ĐH và DN Đây cũng chính là nền tảng choviệc hình thành, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác, nhằm đảm bảo NNL cókĩ năng và năng lực cao, đáp ứng được yêu cầu của DN Mô hình này cho thấy, nếucả trường ĐH và DN cùng nhau hợp tác và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, một mốiquan hệ đối tác lâu dài và có lợi cho cả hai bên có thể được thiết lập Vì vậy, có thểthấy rằng sự hợp tác giữa trường ĐH và DN là một yếu tố thiết yếu cho một tầmnhìn dài hạn, và chỉ có một quan hệ đối tác thích hợp và bền vững mới có thể manglại lợi ích chung cho cả hai phía.

Như vậy, xu hướng nghiên cứu về LK, hợp tác đào tạo giữa trường ĐH với

DN đã thúc đẩy “Các trường ĐH phát triển từ một nhà máy tri thức đơn giản quan

tâm đến đầu ra đã đổi mới thành một trường ĐH quan hệ kinh doanh hoạtđộng

Trang 26

tích cực trong khu vực, với các mối liên kết ngành và hợp đồng nghiên cứu được tàitrợ bởi khu vực công và tư nhân” [83].

Từ góc độ giải pháp, Rohrbeck và Arnold (2006) [77] cho rằng: động lực thúcđẩy hợp tác, LKĐT giữa ĐH và DN bao gồm: (i) Tăng cường giảng dạy; (ii) Tìmkiếm nguồn tài trợ; (iii) Kiến thức và dữ liệu thực tế; (iv) Áp lực chính sách; (v)Nâng cao danh tiếng; (vi) Cơ hội việc làm cho SV tốt nghiệp Phát huy được nhữngđộng lực này, hoạt động LKĐT của trường ĐH với DN sẽ được cải thiện.

Cần LK chặt chẽ, tăng cường sự hợp tác lẫn nhau giữa các trường ĐH vớingành công nghiệp, với DN, nhà tuyển dụng để tiến hành đào tạo theo yêu cầu, nângcao chất lượng của SV tốt nghiệp ĐH được các nhà nghiên cứu quan tâm Huang(2011) [85], Tim Wilson, DL (2012) [93], José Guimon (2013) [59] Đồng quanđiểm trên, Drew và các cộng sự, 2010 [57] đề cập đến hoạt động xúc tiến chiến dịchcộng tác (strategic partnership) giữa các thành viên như: cá nhân; gia đình; cộngđồng; các tổ chức tình nguyện; cơ sở đào tạo tư nhân; cơ sở đào tạo quốc gia; côngnhân và tổ chức; người QL và tổ chức; chính phủ, một cách thoải mái, tự nguyệnnhư một giải pháp để thúc đẩy LK và LK có hiệu quả giữa trường ĐH với DN.

1.1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Trong thập niên đầu của thế kỉ XXI, vấn đề đào tạo theo nhu cầu XH đã trởthành yêu cầu và thách thức đối với đào tạo NNL ở VN Nhiều tác giả đã có nghiêncứu về mô hình LKĐT trường ĐH và DN Phùng Xuân Nhạ (2009) [23] đã khẳngđịnh sự cần thiết trong việc xây dựng các mô hình gắn kết ĐH và DN liên quan đếnlợi ích, cơ chế LK và điều kiện thành công Qua phân tích bối cảnh và nhu cầu NNLở VN, tác giả đã cho thấy lợi ích là đáng kể cho hai phía: DN tiết kiệm chi phí nhờtiếp cận NNL phù hợp với nhu cầu phát triển, trường ĐH có điều kiện để đổi mớimục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo đồng thời giảm bớt khó khăn kinh phí choNT Đồng thời, tác giả đã giới thiệu một mô hình mô phỏng qui trình đào tạo gắnvới nhu cầu DN, cũng như các điều kiện đảm bảo thành công của đào tạo gắn vớinhu cầu của DN, với điều kiện các bên tham gia LKĐT và sự LKĐT này phải cóchiến lược rõ ràng Trong đó phải giao quyền tự chủ cho các trường ĐH và có sự hỗtrợ cần thiết cả về cơ chế chính sách và tài chính, đất đai của chính phủ, địa phương.Bàn về phối hợp cơ sở dạy nghề và DN trong khu công nghiệp, Nguyễn Văn Anh(2009) [1] đã đề cập đến thực trạng, nội dung phối hợp đồng bộ các hình thức LK,nội dung LK nhưng chưa có những phân tích để đi sâu vào QL LK trong đào tạo.Theo tác giả, qua các hoạt động phối hợp của một số nghiên cứu cho thấy LK giữa cơsở GD nghề nghiệp và DN là mối quan hệ không thể tách rời, là mối quan hệ hữu cơgắn bó giữa đơn vị đào tạo và đơn vị sử dụng lao động Trong xu hướng phát triển vàmở rộng nhiều hình

Trang 27

thức LKĐT giữa các cơ sở GD nghề nghiệp và DN, việc xây dựng “Trung tâm quan hệvới DN” cần được chú trọng trong tổ chức bộ máy của các cơ sở GD nghề nghiệp Vaitrò của trung tâm là tìm kiếm, phân tích nhu cầu của DN, từ đó xây dựng các hình thứcLK phù hợp và QL LK được thống nhất, bảo đảm tính chuyên môn hóa và hiệu quả.Cũng theo tác giả, Trung tâm quan hệ với DN không hoạt động độc lập mà phải kếthợp chặt chẽ với hoạt động đào tạo và mạng lưới cán bộ QL, GV, cựu học sinh – SV.

Tác giả Nguyễn Đình Luận (2015) [21] đã đưa ra một số khuyến nghị nhằmcủng cố mối quan hệ giữa NT và DN trong việc đào tạo và sử dụng NNL Các khuyếnnghị bao gồm, cần cải tiến và tăng cường vai trò QL của nhà nước trong việc thiết lậpmối liên kết bền vững giữa NT và DN; các NT nên phối hợp chặt chẽ với DN trongviệc xây dựng CTĐT DN cần thiết kế các chiến lược dài hạn để phát triển NNL củamình bằng cách cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước ngoài,mời hoặc tuyển dụng Đối với người học, họ cần nhận thức rõ tầm quan trọng củangành học khi đã chọn trường, để tiếp nhận và học tập một cách có hiệu quả Tuynhiên, các đề xuất của tác giả về cải thiện công tác QL của nhà nước trong việc hỗ trợxây dựng mối quan hệ giữa ĐH và DN vẫn chưa được cụ thể hoá Thực tế cho thấyrằng mối quan hệ giữa ba bên: nhà nước, ĐH và DN là cực kì quan trọng trong việcphát triển và duy trì mối LK giữa ĐH và DN Vì vậy, việc xác định rõ vai trò và tráchnhiệm của mỗi bên trong hệ sinh thái này sẽ là chìa khoá để tăng cường sự gắn kết vàhỗ trợ lẫn nhau.

Trong nghiên cứu của mình, Trịnh Ngọc Thạch (2017) [33] đã đưa ra các bàihọc kinh nghiệm từ chính sách phát triển GDĐH tại VN, trong đó có một gợi ý quantrọng là cần tăng cường LK giữa các trường ĐH và DN Mục tiêu của sự tăng cườngnày là để xây dựng cơ chế gắn kết chặt chẽ hơn giữa hoạt động đào tạo, nghiên cứukhoa học với quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ trong các trường ĐH Đề xuấtnày được hình thành dựa trên những phân tích và nghiên cứu kéo dài nhiều năm tạicác quốc gia phát triển, qua đó chỉ ra rằng sự phối hợp hiệu quả giữa ĐH và DNkhông chỉ thúc đầy năng lực đổi mới và ứng dụng thực tiễn các các trường, mà còngóp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tính cạnh tranh của NNL.

Trong các nghiên cứu đã đề cập trên, việc áp dụng các mô hình LK giữa ĐHvà DN từ các quốc gia phát triển được đánh giá là rất quan trọng và có giá trị Song,vẫn tồn tại một thách thức lớn là làm sao để thích ứng những mô hình này với bốicảnh KT-XH của VN Đây là một vấn đề chưa có lời giải đáp thoả đáng, yêu cầuphải tiến hành thêm nghiên cứu để tìm kiếm các giải pháp phù hợp với điều kiệnđặc thù tại VN Việc chuyển đổi đào tạo đáp ứng nhu cầu bằng cấp sang đào tạo đápứng nhu cầu TTLĐ đang là vấn đề mang tính đổi mới trong các cơ sở GDĐH ở VN.Trong đó, vấn đề thực trạng của sự thiếu LK của các trường ĐH và DN đang được

Trang 28

nhiều người quan tâm Có thể lược thuật một số trường hợp sau đây.

Mối quan hệ giữa trường ĐH và DN ở nước ta hiện nay chưa LK chặt chẽ,chưa tạo được những cam kết có tính lâu dài, bền vững và còn khá nhiều bất cập.Thực tế này bắt nguồn từ nhận thức chưa đầy đủ về nhu cầu và các lĩnh vực có khả

năng hợp tác giữa trường ĐH và DN, hay nói cách khác, trường ĐH và DN “chưa

ngồi lại với nhau” [40; tr.27] “Công tác đào tạo của các trường ĐH chưa đáp ứng

được nhu cầu của các nhà sử dụng lao động; NT chưa thực sự gắn với XH, đào tạochưa gắn với sử dụng,” và “Hiện nay, việc tư vấn hoặc LK với NT đào tạo theo nhucầu của DN (điều các nước trên thế giới đã làm) cũng chỉ dừng lại ở mong muốnhoặc ở chủ trương mà thôi” [31] Hoạt động LK trường ĐH với DN – Áp dụng choVN đã được quan tâm nghiên cứu Lê Tuấn Bách và Chu Mai Linh (2014) [2] đãchỉ ra thực trạng bức tranh của thực tiễn hoạt động LKĐT với DN trong công tácdạy và học tại các trường ĐH VN Những năm gần đây, các hội thảo, tham luận traođổi về vấn đề LKĐT giữa trường ĐH và DN liên tiếp được tổ chức cho thấy tầmquan trọng trong hoạt động LKĐT giữa trường ĐH và DN nhằm nâng cao chấtlượng đào tạo Ngược lại, Đoàn Văn Tình (2015) [36] cho rằng: mối quan hệ LKgiữa viện, trường ĐH và DN ở nước ta còn khá hạn chế, thiếu chặt chẽ do gặp phảinhiều trở ngại về hành chính và cơ chế tài chính Chính vì điều đó tạo ra lực cảntrong việc nâng cao chất lượng đào tạo, danh tiếng của các trường ĐH cũng nhưviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN hiện nay Dựa trên phân tích cácnguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự lỏng lẻo trong mối quan hệ giữaNT và XH trong đào tạo NNL, Trần Anh Tài (2009) [31] đã đưa ra một số giải phápnhằm cải thiện hiệu quả sản phẩm đào tạo của các trường ĐH, sao cho phù hợp vớiyêu cầu của TTLĐ về số lượng, chất lượng và cơ cấu Các giải pháp bao gồm việctăng cường quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo, khuyến khích sự cạnh tranh giữacác trường ĐH, đổi mới CTĐT và phương pháp giảng dạy theo hướng thực tiễnhơn, và đặt SV vào vị trí trung tâm của quá trình GD Tác giả cũng đã chỉ ra rằng,để hiểu rõ về sự chưa gắn kết giữa phía đào tạo và phía sử dụng, cần phải xét đến cảhai phía, không chỉ từ góc độ NT mà còn từ góc độ của người sử dụng và XH Mặcdù đã nêu bật các nguyên nhân và đề xuất giải pháp, nhưng vấn đề còn lại là làm thếnào để triển khai hiệu quả các giải pháp này và quan trọng hơn, làm thế nào để đánhgiá tính hiệu quả của chúng Các nội dung này cần được nghiên cứu và thực hiệnthêm để có kết quả rõ ràng.

Tiếp cận từ góc độ thực trạng – giải pháp, “nâng cao chất lượng đào tạo đại

học thông qua liên kết đào tạo giữa các trường đại học khối KT-XH với doanhnghiệp” [9], nhóm tác giả đã nghiên cứu các vấn đề sau: lí luận chung về nâng cao

chất lượng

Trang 29

đào tạo thông qua LKĐT với DN bao gồm: các mô hình và phương thức hoạt độngcủa LKĐT giữa cơ sở đào tạo với DN, cơ sở pháp lí của việc nâng cao chất lượngNNL trình độ ĐH thông qua LKĐT; hình thức và qui trình LKĐT giữa các trườngĐH với DN; thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo ĐH thông qua LKĐTgiữa các trường ĐH khối KT-XH với DN, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chấtlượng đào tạo ĐH thông qua LK giữa các trường ĐH khối KT-XH với DN.

Nghiên cứu về cơ chế, chính sách, mô hình LK giữa NT và DN trong đào tạo

nghề cho người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010) [3] đã phân

tích sâu sắc về thực trạng mối quan hệ LKĐT giữa cơ sở đào tạo với DN để đáp ứngyêu cầu của TTLĐ Trong đó, những ảnh hưởng và tác động của hoạt động LKĐTnày chi phối bởi các qui luật cơ bản của cơ chế thị trường, đó là: Qui luật “cung” –“cầu”, Qui luật giá trị và Qui luật cạnh tranh Cụ thể hơn, Phạm Văn Quyết và LêChi Lan (2014) [29] cho rằng, GDĐH đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấpkiến thức và kĩ năng cần thiết cho SV tốt nghiệp tham gia vào TTLĐ Các trườngĐH và cao đẳng đứng trước thách thức là phải tìm cách trang bị những kĩ năng thíchhợp cho SV tốt nghiệp có khả năng đáp ứng hiệu quả các yêu cầu của DN Trongnhững năm qua, các trường ĐH đã có những điều chỉnh CTĐT, tuy nhiên nhữngđiều chỉnh này có phải do tác động của yêu cầu từ phía người sử dụng lao động haykhông là vấn đề chưa được nghiên cứu Nghiên cứu những yếu tố về yêu cầu củangười sử dụng lao động tác động đến CTĐT là vấn đề cần thiết và là cơ sở để nângcao chất lượng đào tạo.

Một số nghiên cứu đã triển khai cụ thể về mối LK giữa trường ĐH và DN, môhình LK trong đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu NNL các ngành nghề cụ thể, nhưNguyễn Ngọc Trung và cộng sự (2020) [42] dựa vào mô hình Triple Helix 1, TripleHelix 2, Triple Helix3,… đã đề xuất mô hình đào tạo LK giữa trường ĐH và DNtrong hoạt động đào tạo NNL ngành du lịch Phạm Thị Thùy Trang và cộng sự(2019) [39] đề xuất biện pháp để thúc đẩy hoạt động LKĐT từ một mô hình cụ thểlà Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế Nguyễn Thị Thanh Dần (2018) nghiên cứu về giảipháp hợp tác giữa Trường ĐH Điện lực và DN trong việc đào tạo kĩ năng nghề choSV đã chỉ ra “94% DN được hỏi có nhu cầu hợp tác với NT Đây là nhu cầu tất yếukhách quan xuất phát từ cả hai phía” [6; tr.125] Nghiên cứu tính gắn kết trườngĐH và DN trong đào tạo nhân lực, Mạnh Xuân (2015) [46] cho rằng, phần lớn SVra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của DN, bởi lẽ thiếu sự LK giữa NT và DNtrong đào tạo và sử dụng nhân lực Các trường ĐH cố gắng cải tiến phương phápgiảng dạy và CTĐT nhưng chưa đánh giá được mức độ phù hợp của SV với yêu cầucông việc thực tế và nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời thiếu sự phối hợp chặt

Trang 30

chẽ với các DN trong việc đào tạo và tuyển dụng Nghiên cứu sự LK giữa cơ sở đàotạo và DN khi thiết kế CTĐT, Phạm Văn Thành và Nguyễn Công Thành (2018)[32] cho rằng, CTĐT có thể ví như nội dung của “một bản hợp đồng đào tạo giữaNT, người học và DN” Để CTĐT mang tính thực tiễn, nó cần được thiết kế dựatrên sự đóng góp của các bên liên quan, bao gồm những người đã, đang và sẽ thamgia thực hiện chương trình hoặc sử dụng NNL đã tốt nghiệp CTĐT phải được triểnkhai thực tế để có thể đánh giá được hiệu quả của nó Bàn về vai trò của DN trongđào tạo theo hướng ứng dụng, Đặng Thị Nhung (2020) [24] đã đánh giá mức độquan trọng của DN trong quá trình đào tạo theo định hướng ứng dụng với đối tượngnghiên cứu, trong đó DN tham gia trên TTLĐ Thông qua đó, tác giả đề xuất một sốphương thức hợp tác với DN hướng đến mục tiêu xây dựng CTĐT phù hợp địnhhướng nghề nghiệp ứng dụng tại VN.

Một số nghiên cứu đã triển khai về các mô hình, cơ chế và nội dung hoạt độngcủa mối LK giữa các trường ĐH và DN, đồng thời, giới thiệu kinh nghiệm của mộtsố nước trên thế giới trong lĩnh vực này đã làm rõ được những mặt mạnh, mặt yếuvà đặc điểm của mô hình LK ba vòng xoắn ở VN (Nguyễn Minh Hiển, NguyễnHoàng Lan, 2014) [12] Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, yếukém, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy LK giữacác trường ĐH và các DN trên hai phương diện: đào tạo nhân lực, nghiên cứu vàphát triển công nghệ Nguyễn Kim Dung (2017) [7] đã bắt đầu từ việc nghiên cứumô hình và xu hướng phát triển trường ĐH ngoài công lập ở một số nước trên thếgiới, tác giả đã xây dựng các tiêu chí nhận diện các trường ĐH không vì lợi nhuậnvà vì lợi nhuận, đánh giá các chính sách hiện hành và tác động của các chính sáchđến sự phát triển của các trường ĐH ngoài công lập tại TP.HCM, đồng thời, chỉ ra“CSVC và mối quan hệ giữa trường và DN là hai lĩnh vực mà nhà QL, GV và SVđánh giá thấp nhất” Nguyễn Thị Hằng (2013) [10] đã tập trung nghiên cứu phântích sâu về những ưu, nhược điểm và tính đặc thù của một số mô hình phổ biếntrong LKĐT giữa trường dạy nghề và DN Tác giả đúc kết một số kinh nghiệm từxây dựng mô hình có thể áp dụng vào điều kiện VN, cụ thể là: Mô hình đào tạosong hành; Mô hình đào tạo luân phiên; Mô hình đào tạo tuần tự.

Từ góc độ giải pháp thúc đẩy LKĐT giữa trường ĐH và DN, trong công trình

nghiên cứu Công viên khoa học – một giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa trường đại

học và doanh nghiệp, nhóm tác giả Lê Hiếu Học, Nguyễn Đức Trọng (2017) đã chỉ

ra: LK trường ĐH – DN đã trở thành các yếu tố quan trọng của hệ thống sáng tạoquốc gia Công viên khoa học được thành lập nhằm thúc đẩy quá trình thương mạihóa công nghệ, khuyến khích sự phát triển của các DN vừa và nhỏ dựa trên công

Trang 31

nghệ và xúc tiến phát triển kinh tế địa phương Công viên khoa học được xây dựngcòn nhằm nuôi dưỡng quan hệ đối tác với trường ĐH dẫn đến việc tận dụng nhiềuhơn các kết quả nghiên cứu Những công viên khoa học này được xem là cách thứctương tác hiệu quả giữa nghiên cứu của trường ĐH và ứng dụng của DN, từ đó cóthể tạo ra các DN khởi nghiệp và tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu hàn lâm trởthành các doanh nhân [89] Thực tiễn cho thấy, có nhiều giải pháp thúc đẩy LK giữatrường ĐH và DN Nguyễn Đức Trọng (2018) đã đã chỉ ra rằng mức độ thực hiệncác hình thức LK đã được cải thiện trong giai đoạn 2010 – 2015 so với giai đoạn2005 – 2009 Nghiên cứu cũng phân tích sự khác biệt về động cơ LK, các rào cảnvà sự lựa chọn các giải pháp thúc đẩy LK giữa các trường ĐH Dù các hình thức LKgiữa ĐH và DN, đặc biệt là ở các trường ĐH kĩ thuật tại VN, được đánh giá là kháđa dạng, nhưng mức độ LK hiện tại vẫn còn khá khiêm tốn [41].

Có nhiều nghiên cứu bàn về các lợi ích từ hoạt động LK giữa NT và DN, cácnhân tố ảnh hưởng đến hợp tác giữa trường ĐH với DN, giải pháp nâng cao chấtlượng LK trường ĐH với DN [22] Nguyễn Quốc Khánh, Lương Nguyễn DuyThông (2020) [16] cho rằng, mấu chốt quan trọng nhất của vấn đề SV ra trườngkhông tìm được việc làm trong khi các DN lại không tuyển được lao động, đó là donhững vướng mắc trong hợp tác giữa NT và DN trong công tác đào tạo Nghiên cứuvề các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động LKĐT giữa DN và các trường ĐH tronglĩnh vực du lịch tại TP.HCM, Lê Anh Tuấn và Nguyễn Thị Thu Hòa (2019) đã chorằng: “Kết quả phân tích và nghiên cứu khẳng định, có 4 yếu tố tác động tích cựcđến hoạt động LKĐT trong lĩnh vực du lịch, bao gồm: Tổ chức; Hoàn cảnh; Triểnkhai; và Lợi ích LKĐT [43; tr 339] Cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đếnLKĐT giữa trường ĐH và DN trong lĩnh vực du lịch tại TP.HCM, trong một bàiviết khác của Nguyễn Quyết Thắng, Nguyễn Thị Thu Hòa (2019) [34] đã đưa ra 5yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: yếu tố tổ chức, yếu tố hoàn cảnh, yếu tố triển khai,quan điểm LK và lợi ích LKĐT Ngô Văn Phong và cộng sự (2018) [26], đề cậpđến LKĐT của trường ĐH và DN nhưng từ góc độ phát huy vai trò của Trung tâmhỗ trợ SV của ĐH Kinh tế TP.HCM Tác giả Phạm Thị Kiên (2018) [19] đã đưa racác quan điểm về vai trò của trường ĐH và DN trong việc cung cấp NNL, hợp tácnghiên cứu và phát triển, xây dựng và thực hiện các CTĐT của trường ĐH Tác giảcũng khái quát các vấn đề đặt ra đối với DN khi tham gia vào CTĐT của NT.

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lí liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanhnghiệp đáp ứng thị trường lao động

1.1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

QL LKĐT giữa NT với DN đáp ứng TTLĐ được nhiều nhà khoa học tiến

Trang 32

hành nghiên cứu Chen (2019) [52] đã đề xuất hình thức LKĐT để phát huy vai trò,chức năng của các trường ĐHTT trong LKĐT để trở thành hệ thống trường ĐHdoanh nghiệp ở Trung Quốc Đồng thời, nghiên cứu này đã chỉ ra những cách thứcvà phương pháp chung trong LK trường ĐH – DN từ 4 chức năng của nó: xúc tiếnchiến lược, đào tạo nhân sự, QL tri thức và tích hợp nguồn lực để đáp ứng mọinguồn lực của TTLĐ Theo Chen (2019), có 4 giải pháp để QL LK giữa trường ĐHvà DN: (i) Xác định rõ ràng nhu cầu của DN để phát triển CTĐT và đánh giá mứcđộ hoàn thành của nó; (ii) Xác định cơ chế tuyển chọn để đào tạo ra những tiềmnăng tài năng cao; (iii) Thiết lập nền tảng chia sẻ trực tuyến để hiện thực hóa chia sẻkiến thức DN; (iv) Xây dựng nhóm tài nguyên DN để hiện thực hóa việc tích hợptài nguyên toàn diện.

Thực tiễn trong hợp tác giữa các trường ĐH và DN được giới nghiên cứu quantâm Le Hao (2015) thực hiện 4 nhiệm vụ nghiên cứu trong luận án tiến sĩ được

nghiên cứu ở Phần Lan Thứ nhất, xác định trường hợp các trường ĐH thực hiện

LKĐT thành công của họ thông qua một số hiểu biết cơ bản liên quan đến phương

pháp điểm chuẩn (Benchmark) Thứ hai, sự đổi mới đóng vai trò quan trọng trong

LKĐT, và làm thế nào để QL nó là mối quan tâm hàng đầu của các trường ĐH và

các đối tác kinh doanh Thứ ba, quá trình ra quyết định là một quá trình hữu íchtrong LKĐT Thứ tư, phân tích trường lực để hỗ trợ các bước tiếp theo trong việc

đánh giá qui trình điểm chuẩn (Benchmark) trong việc xem xét kế hoạch cải tiến.

Bốn nội dung nghiên cứu này thực hiện theo mục đích nghiên cứu “nhằm hỗ trợ

Đại học Khoa học ứng dụng Lahti trong việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữatrường ĐH và DN Những phát hiện và các khuyến nghị về quản lí nhằm đạt đượccác mục tiêu nghiên cứu và trở thành một nguồn nghiên cứu có lợi cho các dự ánnghiên cứu tương tự ” [62; tr 78].

Đã có nhiều nghiên cứu về QL LKĐT của cơ sở GDĐH với DN theo các tiếpcận khác nhau như: giải pháp LKĐT hiệu quả ở các trường ĐH; tổng kết mô hình,chính sách LK của các nước tiến bộ trên thế giới,…Để đưa ra giải pháp QL LKĐThiệu quả, các nhóm tác giả Ann Dykman, David R.Mandel, (2000) [48]; ChanaKasipar, Se-Yung LIM, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, FrankBünning (2009) [69]; Chun Gyun Jung (2001) [54] đã công bố nhiều nghiên cứu.Trong đó, nhóm tác giả đề cập đến những giải pháp như: đào tạo tại xí nghiệp, tạinơi sản xuất với vai trò chủ đạo thuộc về cơ sở sử dụng nhân lực Báo cáo củatrường ĐH Newcastle (2009) [69] đã mô tả các hệ thống trên thế giới và những hoạtđộng nhằm giúp các trường gắn kết với XH (được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:chính phủ, các DN, các tổ chức XH và các cộng đồng, kể cả cộng đồng khu vực và

Trang 33

quốc tế) Hoạt động gắn kết được thể hiện trên 4 nhóm vấn đề chủ yếu sau: Kết hợpnghiên cứu (Engaged research); Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing); Dịch vụ(Service); Giảng dạy (Teaching).

Các công trình nghiên cứu khác ở nước ngoài đã tổng kết nhiều mô hình, kinhnghiệm quý về phát triển mối LK giữa trường ĐH và DN như hãng Toyota (NhậtBản) đã thành lập Học viện Toyota từ những năm 1938 để đào tạo lao động chochính tập đoàn và thúc đẩy đổi mới sáng tạo; từ những năm 1990, chính phủ Anh đãbắt đầu có những bước đi thiết thực nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa ĐH và DNbằng việc thành lập cơ quan chuyên trách về sáng tạo, ĐH và phát triển, các tổ chứcnhư quỹ đổi mới GDĐH và các hội đồng về nghiên cứu để hỗ trợ về vốn và cơ chếcho các hoạt động này Chính phủ Singapore đã chủ động đưa ra các chính sách, cơchế QL thiết thực từ việc xây dựng văn hóa tương tác giữa ĐH – DN trong đào tạo,nghiên cứu và phát triển DN trong trường ĐH bắt đầu từ những năm 1990 và từ haitrường ĐH đứng đầu châu Á là ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Kỹ thuật NaYang.Willhelm Humboldt (1993) [86] chỉ ra những tác động của yếu tố vĩ mô đối vớiLKĐT đáp ứng nhu cầu NNL cho TTLĐ và đã đi đến kết luận: Trong mối quan hệhợp tác ĐH với DN, các chính phủ đóng vai trò là người tạo ra “luật chơi”, tạo ramôi trường thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hợp tác này.

1.1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở VN cũng có những nghiên cứu về mô hình trường ĐH – DN như ở Trung

Quốc Mô hình trường “đại học – doanh nghiệp”: mô hình, cơ chế và chính sách

trong bối cảnh VN là một nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Hùng và cộng sự

(2019) [14] của ĐH Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí VN Trong nghiên cứu củamình, các tác giả đã giải quyết các vấn đề: i) tổng quan về tình hình hợp tác giữaĐH và giới công nghiệp ở VN và thế giới; ii) vấn đề chiến lược quan trọng củachuyển giao tri thức giữa ĐH và thực tế công nghiệp trong đó có làm rõ nhữngthuận lợi và khó khăn trong mối LK này; iii) mô hình tri thức và chuỗi tri thức trongmối LK ĐH và giới công nghiệp; iv) mô hình QL ĐH trong đó lấy NCKH vàchuyển giao khoa học công nghệ làm động lực phát triển bền vững; v) những kếtluận và đề nghị một mô hình thích hợp kèm theo các chính sách và cơ chế cho ĐHgắn kết với DN – công nghiệp trong tình hình VN.

Nghiên cứu về QL LKĐT giữa trường cao đẳng nghề với DN ở tỉnh VĩnhPhúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực, được Nguyễn Tuyết Lan (2015) [20] chỉra thực trạng trong LKĐT và QL LKĐT ở các trường cao đẳng nghề và DN, bướcđầu chủ động phối hợp triển khai một số nội dung và đạt được một số kết quả Songnhìn chung còn nhiều tồn tại và hạn chế như: chưa xây dựng mô hình QL LKĐT

Trang 34

hiệu quả; DN chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình trong phát triển nhânlực thông qua đào tạo, chưa quan tâm đến nội dung LK: xây dựng mục tiêu, chươngtrình, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hệ thống chính sách còn lạc hậu sovới thực tiễn; LKĐT tại một số trường mới dừng ở hình thức chưa đi vào thực chất.Tác giả cũng đưa ra nhận định: Để LKĐT giữa NT với DN phát huy được thế mạnh,nội lực các bên, rất cần có sự thay đổi về nhận thức, trách nhiệm, sự tự nguyện gắnkết cùng tìm kiếm mô hình LK và QL LKĐT nhằm mục đích chung: phát triển nănglực cạnh tranh, ổn định vị thế trong cơ chế thị trường biến động QL LKĐT theo môhình CIPO với tinh thần QL toàn bộ quá trình từ đầu vào đến đầu ra có tính đến tácđộng từ môi trường ngoại cảnh được xác định là mô hình QL phù hợp, thúc đẩyLKĐT giữa NT với DN lên một trạng thái mới, hiệu quả và bền vững.

Nghiên cứu về QL hoạt động LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN,

Nguyễn Ngọc Phương (2017) [25] đã đưa ra kết quả khảo sát và nghiên cứu: cóthể nói việc QL LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN ở TP.HCM đã có mộtsố kết quả khả quan Tuy nhiên, những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của các trường cao đẳng kĩ thuật trên địa bàn thành phố, chưa phát huyđược đặc trưng của NT trong vai trò cung cấp NNL cho DN và sử dụng đội ngũCB kĩ thuật có trình độ của DN tham gia quá trình đào tạo Tác giả cũng đưa ramột số giải pháp QL hoạt động LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN như:Quán triệt cho các CBQL và các thành viên liên quan nhận thức mới về sự cầnthiết phải LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN; xây dựng kế hoạch hoạtđộng LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN dựa trên các cam kết hợp tácgiữa hai bên; Tổ chức hoạt động LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DNthông qua mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của DN; Chỉ đạo thiết kế bộ tiêuchuẩn để đánh giá hoạt động LKĐT của trường cao đẳng kĩ thuật với DN,…

“Bàn về hợp tác ĐH – DN trên thế giới và một số gợi ý cho VN”, Đinh VănToàn cho rằng: hợp tác ĐH – DN là xu hướng tất yếu và nhu cầu tự thân mang lạilợi ích lâu dài cho các bên tham gia [38] Tác giả cũng chỉ ra những rào cản và hạnchế về môi trường thực hiện LKĐT giữa cơ sở GDĐH và DN tại VN là: (1) sự thiếuhụt thông tin và hiểu biết từ cả hai phía DN và trường ĐH, (2) các qui định củapháp luật và cơ chế QL hành chính trong các ĐH công lập còn “cứng nhắc”, “kìmhãm” sự chủ động tìm kiếm các đối tác là DN và phát triển các hợp tác nhằm mangnguồn lợi về cho các ĐH, (3) Các quy định pháp lí và chính sách, cơ chế nhằm xâydựng hệ sinh thái ưu tiên các hoạt động khởi nghiệp, sản xuất thử và xây dựng vườnươm công nghệ trong các ĐH chưa hình thành đầy đủ làm giảm ưu thế vốn có củacác ĐH khi LK với các DN, (4) Các chính sách về R&D, ứng dụng công nghệ chưa

Trang 35

có sự ưu tiên và đãi ngộ thiết thực đối với các nhà khoa học trong ĐH; đồng thời thịtrường khoa học công nghệ chưa phát triển khiến cho hoạt động hợp tác này chưađược khơi thông Tác giả đồng thời cũng đưa ra khuyến nghị với các bên liên quanbao gồm: Chính phủ, các trường ĐH và DN Theo tác giả Đinh Văn Toàn, chínhphủ đóng vai trò “bà đỡ”, tạo khung khổ pháp lí và các hỗ trợ, xúc tác về chính sáchvà cơ chế thực hiện DN và các trường ĐH cần các chính sách và cơ chế giải phóngcác nguồn lực của chính mình Tinh thần DN trong ĐH và tinh thần đổi mới, sángtạo trong DN cần được khuyến khích và phát triển.

Mở rộng đối tượng liên quan đến LKĐT giữa trường ĐH với DN, tại Hội thảokhoa học “Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làmcho SV sau khi tốt nghiệp”, Đinh Công Khải, Nguyễn Văn Dư (2018) có bài viết

Vai trò của chính quyền thành phố trong việc hỗ trợ kết nối DN và các cơ sở đàotạo để phân tích tầm quan trọng và khả năng tác động của chính sách đối với hoạt

động LKĐT Cụ thể: “Các trường cần chủ động trong việc liên kết trong khi đó

chính quyền thành phố cần có những cơ chế, chính sách động viên, khuyến khíchDN tham gia vào công tác đào tạo Ngoài ra, chính quyền thành phố cần đóng vaitrò quan trọng trong việc dự báo nhu cầu nguồn lực, tăng cường công tác truyềnthông hướng nghiệp nhằm giảm thiểu những tổn thất vô ích của XH trong đào tạo”

[17; tr 156] Cũng trong bài viết này, các tác giả đã mô tả một số mô hình LK tiêubiểu với sự chủ động từ phía DN như: mô hình học kì DN, quản trị viên tập sự,CTĐT kĩ thuật Toyota Đây có thể là những mô hình tham khảo tốt đối với nhiềuDN ở VN hiện nay trong quá trình thực hiện LKĐT với các trường ĐH.

Đề xuất một số giải pháp gắn kết giữa trường ĐH, viện nghiên cứu và DN,Nguyễn Kỳ Phùng (2018) cũng bày tỏ quan điểm: “Nhà nước có vai trò hết sứcquan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa ĐH và DN” Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ rarằng: “một số quy định hiện hành đang gây khó khăn như vấn đề quyền tự chủ, tự trịĐH công lập, việc thành lập DN trong các trường ĐH, Các cơ chế chính sách hiệnnay cũng chưa đề cập tới sự hỗ trợ của nhà nước đối với mối quan hệ giữa ĐH vàDN như chính sách về tài chính, thuế, Ngoài ra các qui định về thủ tục xét duyệtcũng như quyết toán còn rườm rà, các chính sách từ Bộ KH&CN chưa thực sự đivào cuộc sống” [27; tr.22] Cùng quan điểm này còn có Đỗ Phú Trần Tình, NguyễnVăn Nên (2018) [37] đề xuất các biện pháp “Để tăng cường quan hệ liên kết hợp tácgiữa các DN – cơ quan nghiên cứu, đào tạo – chính quyền, trước hết cần nhận thứcvà xác định đúng đắn vị trí của các chủ thể trong mối quan hệ trên” Đây là những vấnđề đặt ra đối với hoạt động QL LKĐT của trường ĐH với DN.

Trang 36

Ngoài ra, còn có các bài viết của các nhà nghiên cứu trong Kỷ yếu hội thảo docác trường ĐH khác tổ chức như: Hội thảo khoa học “Thực trạng mối gắn kết giữa ĐHvà DN tại VN” năm 2019 của trường ĐH Công nghệ TP.HCM; Hội thảo “Liên kếtgiữa NT và DN trong việc giải quyết việc làm cho SV sau tốt nghiệp” năm 2020 củatrường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM; Hội thảo “Nâng cao vai trò liên kết giữakhoa Điện và doanh nghiệp trong việc đào tạo theo địa chỉ, phối hợp đào tạo thực hànhgiữa nhà trường và doanh nghiệp” năm 2020 của trường ĐH Kinh tế – Công nghiệp HàNội, Hội thảo: “Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp” năm 2019 củaTrường ĐH Thủ đô Hà Nội … Những báo cáo khoa học là những công trình nghiêncứu góp phần làm rõ bức tranh của hoạt động LKĐT và QL LKĐT của trường ĐH vớiDN.

1.1.3 Đánh giá chung về tổng quan

1.1.3.1 Những luận điểm có thể kế thừa

Đánh giá nhận thức về lợi ích của LKĐT giữa trường ĐH với DN Vấn đềLKĐT để đáp ứng TTLĐ bằng việc thực hiện các nhóm vấn đề: chia sẻ kiến thức,kết hợp nghiên cứu, gia tăng dịch vụ, thay đổi nội dung và hình thức giảng dạytrong đào tạo Đánh giá chất lượng đào tạo thông qua LKĐT giữa trường ĐH vớiDN bằng các hình thức và phương pháp khác nhau.

Xác định nhu cầu của DN để phát triển CTĐT và đánh giá mức độ đạt đượccủa nó sau khi hoàn thành;

Xác định cơ chế tuyển chọn để đào tạo ra những tiềm năng tài năng cao;Thiết lập nền tảng chia sẻ trực tuyến để hiện thực hóa chia sẻ kiến thức DN;Xây dựng nhóm tài nguyên DN để hiện thực hóa việc tích hợp tài nguyên toàndiện.

1.1.3.2 Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo theo các hướng tiếp cận khác nhau đểkhám phá cách thức thỏa mãn yêu cầu của TTLĐ Đánh giá chất lượng đầu ra củatrường ĐH theo hướng tiếp cận yêu cầu của TTLĐ Giải pháp QL của trườngĐHTT trong việc LKĐT để đáp ứng yêu cầu TTLĐ.

1.1.3.3 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết

Từ những kết quả nghiên cứu tổng quan, luận án tập trung giải quyết các vấnđề chủ yếu sau:

(i) Lí luận về LKĐT của trường ĐHTT với DN đáp ứng yêu cầu TTLĐ ở VNhiện nay Làm rõ những yếu tố cơ bản của chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầuTTLĐ ở VN.

(ii) Đánh giá thực trạng LKĐT của trường ĐHTT với DN thông qua nội dungvà hình thức giảng dạy trong quá trình đào tạo, đánh giá thực trạng các hoạt động

Trang 37

LKĐT với DN từ phía trường ĐH, đánh giá chất lượng đào tạo theo yêu cầu của TTLĐ, QL nội dung và hình thức LKĐT của trường ĐHTT với DN.

(iii) Các giải pháp QL LKĐT của trường ĐHTT trong LKĐT giữa trường ĐHTTvới DN để nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.

1.2 Thị trường lao động và yêu cầu đặt ra cho liên kết đào tạo của trườngđại học tư thục với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

1.2.1.Một số khái niệm

* Doanh nghiệp

Theo khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp thì: “Doanh nghiệp là tổ chức cótên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theoquy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” [28] Xét theo quan điểm líthuyết quản trị và XH trách nhiệm: “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cáchpháp nhân, thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi những hàng hoátrên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của đối tượng tiêu dùng, thông quađó tối đa hoá lợi ích kinh tế của người chủ sở hữu về tài sản của DN, đồng thời kếthợp một cách hợp lý các mục tiêu XH” [44] Trên quan điểm của nhà tổ chức: “DNlà một tổ chức mà thông qua đó, trong khuôn khổ của một số lượng tài sản nhấtđịnh, người ta sẽ lựa chọn phương pháp kết hợp các yếu tố đầu vào một cách tối ưunhất, nhằm tạo ra những hàng hoá trên thị trường để thu về những khoản tiền chênhlệch giữa giá bán và phí tổn” [44].

Tùy theo góc độ nghiên cứu và tiếp cận, DN có thể được phân loại theo nhiềutiêu chí, mức độ qui mô và hình thức khác nhau Trong phạm vi luận án, DN được

hiểu như sau: “Doanh nghiệp là một tổng thể, một hệ thống bao gồm con người và

thiết bị được tổ chức lại nhằm đạt được những mục đích nhất định, đó là việc tạo rasự cân bằng kiến thức nghề, kỹ năng nghề, thái độ nghề, kỹ năng mềm thành thạo,độc lập, tự chủ, hướng dẫn được người khác, am hiểu, biết sử dụng, vận dụng, sángtạo, có đạo đức, lương tâm nghề, tự chịu trách nhiệm, kỹ năng sống, khả năng giảiquyết vấn đề trong ngân quỹ, tạo ra khả năng sinh lợi của vốn đầu tư, làm lợi chongười chủ sở hữu, bảo đảm tương lai phát triển của DN”[44].

* Thị trường lao động

Khi nói đến thị trường là nói đến một trong các yếu tố tồn tại của nền kinh tếthị trường, trong đó bao gồm với việc mở rộng tự do kinh doanh, sự phát triển thịtrường hàng hoá và dịch vụ, thị trường vốn và chứng khoán, sự cạnh tranh cung cầulao động đối với phát triển NNL Như vậy đã có rất nhiều khái niệm về thịtrường, mỗi thị

Trang 38

trường lại có những đặc điểm riêng của mình Về từ ngữ, thị trường là “lĩnh vực lưu

thông hàng hóa, tổng thể nói chung những hoạt động mua bán” [11; tr 906].

Thị trường là nơi mua bán, trao đổi và cạnh tranh đáp ứng sự cung – cầu,không chỉ đối với hàng hóa, dịch vụ, nhân lực trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanhmà cả trong lĩnh vực GD&ĐT.

TTLĐ là nơi mà các dịch vụ lao động được mua và bán một cách tự nguyện.Người lao động có thể bán dịch vụ lao động của mình cho người sử dụng lao độngđể đổi lấy tiền bồi thường Anh ta cũng có thể quyết định tự kinh doanh nghĩa làbán dịch vụ lao động cho chính mình.

TTLĐ khác biệt so với thị trường hàng hoá ở chỗ, có thể phần lớn những biểuhiện KT-XH của cả XH và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.

Kinh tế học TTLĐ chính thống phân tích các động lực dẫn đến một kết quả cụthể của TTLĐ, bao gồm số lượng người làm việc và mức thù lao thực tế mà họ nhậnđược cho công việc của mình.

Nền tảng cơ bản để phân tích hoạt động của bất kì TTLĐ đơn lẻ nào là cunglao động, cầu lao động và qui trình xác định lương thưởng Bên dưới các khối xâydựng này là một số lực cân bằng.

Có ba lực lượng cân bằng tiêu chuẩn trên TTLĐ Thứ nhất, người lao động cóthể tự do cung cấp lao động của họ cho bất kì TTLĐ nhất định nào hay không Thứ

hai, người sử dụng lao động có thể hoạt động ở vị trí thuận lợi nhất và thuê số lượng

công nhân phù hợp với mục tiêu cuối cùng của họ dựa trên nguồn lực sẵn có của họ.

Thứ ba, tiền công sẽ có xu hướng hướng tới mức bù trừ của thị trường.

Theo Kotlia (1998), TTLĐ là tổng cung và cầu về nhân lực, thông qua sựtương tác của hai thành phần đó, để bố trí nguồn lực con người hoạt động một cáchkinh tế trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh so với việc làm được chia theongành, lãnh thổ, nhân khẩu học và trình độ chuyên môn Các quan hệ hình thànhtrên TTLĐ giữa người sử dụng lao động và người làm thuê tạo điều kiện cho sự kếthợp giữa nhân lực với tư liệu sản xuất Do đó, các yêu cầu của cái trước về lao độngvà cái sau về tiền lương được thỏa mãn [60; tr.55].

Như vậy, TTLĐ là mối quan hệ giữa nhu cầu nhân sự của người sử dụng lao

động và lực lượng lao động hoặc NNL có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Nói rộng hơn, mối quan hệ giữa trường ĐH, DN và TTLĐ là ba yếu tố chủchốt hình thành một hệ sinh thái kinh tế học tập liên tục và hiệu quả Trường ĐHkhông chỉ là nơi cung cấp kiến thức và kĩ năng chuyên môn mà còn là trung tâm

Trang 39

nghiên cứu, sáng tạo, giúp SV phát triển tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.DN, với vai trò là người sử dụng lao động chính, cần những người lao động có trìnhđộ, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc ngày càng cao và phức tạp trong bốicảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu Sự kết nối chặt chẽ giữa trường ĐH và DNthông qua các chương trình thực tập, đào tạo theo nhu cầu, và các dự án nghiên cứuphối hợp sẽ thúc đẩy việc cập nhật CTĐT, làm cho nó thích ứng với nhu cầu thựctiễn của thị trường Điều này không chỉ giúp SV có cơ hội áp dụng kiến thức vàothực tế, mà còn giúp DN có được NNL chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng các tháchthức của TTLĐ TTLĐ, từ đó, trở thành bản chất đánh giá cuối cùng về chất lượngđào tạo của các trường ĐH và hiệu quả của việc liên kết giữa NT với DN.

* Đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

TTLĐ, thường được gọi là thị trường việc làm, liên quan đến cung cấp và nhucầu lao động Trường ĐHTT tạo nguồn, cơ quan nhân sự cung cấp NNL (gọi chunglà “cung”) và người sử dụng lao động cung cấp yêu cầu (gọi chung là “cầu”) TTLĐlà một phần cơ bản của nền kinh tế của một quốc gia vì nó gắn liền với thị trườngvốn, hàng hóa và dịch vụ Cũng như thị trường hàng hóa, TTLĐ cũng tuân theo cácqui luật: qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh.

Mỗi TTLĐ có thể có một vị trí địa lí riêng biệt Tuy nhiên, việc xác định ranhgiới của TTLĐ là rất khó khăn Đối với một số NV, TTLĐ mang tính quốc gia(hoặc có thể là trên toàn thế giới), trong khi đối với những người khác, khả năng dichuyển bị hạn chế.

Qui mô của TTLĐ được quyết định một phần bởi tài năng và trình độ học vấncủa người lao động Các kĩ sư và bác sĩ có bằng cấp cao có thể tìm được việc làmchấp nhận được ở nhiều địa điểm khác nhau Người lao động trong tình huống nàycó xu hướng tìm kiếm một vị trí được trả lương cao hơn Những người lao độngkhông có kĩ năng chuyên môn, chẳng hạn như NV văn phòng và công nhân phổthông, gặp khó khăn khi tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực TTLĐ của họ cóthể bị giới hạn ở khu vực xung quanh họ Xét về khả năng di chuyển lao động, tuổitác cũng có ảnh hưởng đáng kể Nhìn chung, những NV trẻ có tính di động cao hơnnhững đồng nghiệp lớn tuổi trong lực lượng lao động.

Đặc điểm quan trọng nhất của TTLĐ trong một nền kinh tế đang phát triển làđại đa số người dân làm công nhân, chỉ một tỉ lệ nhỏ làm chủ hoặc QL các đơn vị sửdụng lao động Bởi vì phần lớn dân số đang có việc làm nên họ quan tâm đến mứclương ngắn hạn, giờ làm việc và điều kiện làm việc.

Trang 40

Đáp ứng yêu cầu của TTLĐ là quá trình mà trong đó nguồn lực nhân sự, baogồm cả kĩ năng, kiến thức, và năng lực của người lao động, được phát triển và điềuchỉnh để đáp ứng nhu cầu của TTLĐ hiện tại và tương lai Điều này không chỉ baogồm việc đào tạo và phát triển kĩ năng cần thiết cho người lao động mà còn baogồm việc dự báo nhu cầu lao động trong tương lai để chuẩn bị nguồn lực nhân sựphù hợp [60].

Sự đáp ứng này đòi hỏi một hệ thống GD&ĐT linh hoạt, hiện đại, có khả năngcập nhật nhanh chóng theo sự thay đổi của thị trường, đồng thời cần có sự hợp tácchặt chẽ giữa các bên liên quan bao gồm cơ quan QL nhà nước, tổ chức GD, DN vàchính người lao động Qua đó, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi nghề nghiệp, nângcao kĩ năng và đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh nền kinh tếbiến đổi và phát triển không ngừng.

1.2.2.Yêu cầu đối với liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanhnghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

Mục tiêu của đào tạo là đáp ứng cả về số lượng và chất lượng sản phẩm đầura tốt nhất, trong đó năng lực người lao động mà DN cần như: trình độ kĩ năngcần đào tạo, trình độ ngoại ngữ, kĩ năng mềm như thế nào gọi là rất cần thiết;những nhiệm vụ này liên quan đến nội dung CTĐT, các mã ngành mới mà DNcần Kết quả đào tạo phải đạt được CĐR, đồng thời phải đáp ứng những yêu cầucụ thể của TTLĐ Chất lượng đào tạo phải được đánh giá từ nhiều phía, trong đóngười lao động và chủ sử dụng lao động được xem như là mục tiêu của chấtlượng Như vậy, các yêu cầu này liên quan đến cả đầu vào, đầu ra và quá trìnhđào tạo trong một bối cảnh tác động đến yêu cầu của TTLĐ được thể hiện quanhững hoạt động cụ thể, đó là: hoạt động tuyển sinh, hoạt động phát triển độingũ, hoạt động tăng cường CSVC và tài chính, hoạt động xây dựng CTĐT theoyêu cầu của TTLĐ, hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, hoạt động GD nghềnghiệp cho SV, hoạt động đánh giá và phản hồi thông tin đào tạo Những hoạtđộng này đặt trong mối LK giữa NT với DN theo nguyên tắc “có đi có lại”.

LKĐT của trường ĐHTT với DN chỉ có thể xảy ra khi đảm bảo lợi ích cho cảhai phía và một trong hai phía đó phải chủ động đề xuất Nói cách khác, khi có nhucầu đào tạo để đáp ứng mục tiêu mà có sự liên quan đến DN thì LKĐT mới đượcthực hiện Vì thế, việc xác định nhu cầu LKĐT phải có sự tương thích quyền lợi giữa

trường ĐHTT với DN Bảng 1.1 sau đây sẽ giúp xác định nhu cầu LKĐT mà trường

ĐHTT có thể lựa chọn trong hoàn cảnh và điều kiện thực tế của trường mình.

Ngày đăng: 17/05/2024, 09:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan