Tiểu luận - TÀI NGUYÊN DU LỊCH - ĐỀ TÀI - KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH - TỈNH LÂM ĐỒNG – VÙNG TÂY NGUYÊN

45 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu luận - TÀI NGUYÊN DU LỊCH - ĐỀ TÀI - KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH - TỈNH LÂM ĐỒNG – VÙNG TÂY NGUYÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬNTÀI NGUYÊN DU LỊCH

1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch 3

1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch 3

1.4 Phân loại tài nguyên du lịch 4

1.5Vai trò của tài nguyên du lịch 5

2 Tài nguyên du lịch nhân văn 5

2.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch nhân văn 5

Trang 2

2.2 Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với sự phát triển kinh tế du lịch6

3 Tài Nguyên du lịch tự nhiên 7

3.1 Quan niệm tài nguyên du lịch tự nhiên 7

3.2 Vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế: 8

4 Định Nghĩa Khai Thác : 10

5 Nội dung khai thác 11

Chương II - Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Lâm Đồng 11

1 Giới thiệu chung về vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng 11

1.1Điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng 11

1.2Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng 15

2 Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh LâmĐồng 18

2.1 Thông kê, phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhânvăn tỉnh Lâm Đồng 18

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn mang giátrị tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng: 24

3 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tỉnh Lâm Đồng293.1 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lâm Đồng 29

3.2 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lâm Đồng 35

Trang 3

1.5; Chương 3, dàn bài

Trang 4

3 Nguyễn Thị Thanh Lan Phần 2.1; word4 Nguyễn Thị Ngọc Lan Phần 2

5 Nguyễn Thị Kim Liên Thuyếttrình6 Bùi Thị Mai Linh Slide

7 Nguyễn Thị Linh Phần 2.3;2.4; III8 Nguyễn Thị Mai Linh Phần

1.3;1.4

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2020

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM

Hôm nay, đúng vào lúc 13h30 ngày 15 tháng 4 năm 2020 nhóm 7 tiến hành thảo luận nhóm học phần Tài Nguyên Du Lịch với những nội dung sau đây:

 Thành phần tham gia:1 Ngô Thị Hương Lan2 Nguyễn Thị Lan

3 Nguyễn Thị Thanh Lan4 Nguyễn Thị Ngọc Lan5 Nguyễn Thị Kim Liên6 Bùi Thị Mai Linh7 Nguyễn Thị Linh8 Nguyễn Thị Mai Linh  Nội dung thảo luận

1 Tổng hợp bài cá nhân của các thành viên 2 Hoàn thành sản phẩm

Buổi thảo luận kết thúc vào 17h00 cùng ngày

Biên bản thảo luận đọc trước tất cả các thành viên trong nhóm Cả nhóm đồng ý với những gì đã viết ở trên.

Nhóm Trưởng Thư Kí

Nguyễn Thị Lan Nguyễn Thị Thanh Lan

Trang 6

I - PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là một bộ phận quan trọng của nềnkinh tế xã hội Trong thời kì hiện đại, con người đi du lịch với mục đích chính làthỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí Cùng với quá trình CNH- HĐH thì hoạt độngdu lịch ngày càng được tiến hành một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng mọinhu cầu khách hàng Rút ngắn thời gian cũng như chi phí khi tham gia du lịch Du lịch mang lại lợi ích kinh tế cao, cân bằng thu nhập giữa các vùng miềnlãnh thổ Đặc biệt các quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển nhưViệt Nam thì việc đẩy mạnh phát triển du lịch là vấn đề cần được quan tâm sâu sắcvà đẩy mạnh phát triển hơn nữa.

Để phát triển du lịch đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố Trong đóTNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch Chính sự phong phú đadạng và đặc sắc của TNDL tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp dẫn của sản phẩmdu lịch Du khách có quyết định thực hiện chuyến đi hay không phụ thuộc rấtnhiều đến giá trị TNDL tại nơi đến Do đó, mỗi quốc gia, mỗi vùng miền muốnphát triển du lịch đạt hiệu quả cần quan tâm đầu tư, khai thác, sử dụng TNDL mộtcách hợp lí.

Vùng Tây Nguyên nói chung, tỉnh Lâm Đông nói riêng có nguồn TNDLphong phú và đa dạng TNDL tự nhiên cũng như TNDL nhân văn của địa phươngchứa đựng rất nhiều giá trị mà chúng ta cần khai thác Chính vì vậy mà đề tài:“Khai thác TNDL tỉnh Lâm Đồng- vùng Tây Nguyên” mong muốn có điều kiệnđánh giá giá trị TNDL của tỉnh Lâm Đồng

2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu TNDL địa bàn tỉnh Lâm Đồng

3 Nhiệm vụ của đề tài

Trang 7

- Đánh giá TNDL tỉnh Lâm Đồng- vùng Tây Nguyên

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác sử dụng TNDL tại tỉnh Lâm Đồngphục vụ phát triển du lịch

II - NỘI DUNGCHƯƠNG I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Một số vấn đề lí luận1.1 Khái niệm du lịch

Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động vềchuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lạiđó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạtđộng để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.

Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phụcvụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt độngchữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Như vậy, du lịch làmột ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc thù, mang nội dung văn hoá sâu sắcvà tính xã hội cao.

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầutham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợpvới mục đích hợp pháp khác.

1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch

Trang 8

Tài nguyên du lịch là tất cả các nhân tố có thể kích thích động cơ của khách dulịch được ngành du lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam: Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch Đó là cảnh quan thiênnhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao động sáng tạo của conngười và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị dulịch.

Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và lịch sửcùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực củacon người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụngcho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thờiđiểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - vănhoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thểđược sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khudu lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch

Một số loại tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xãhội Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên dulịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng Tàinguyên du lịch mang tính biến đổi

Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu tố: khảnăng nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài sản quốc gia Tàinguyên du lịch phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh,giải trí; có sức hấp dẫn với du khách Tài nguyên du lịch bao gồm các loại tài nguyênvật thể và tài nguyên phi vật thể Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể táitạo được Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung Việc khai thác tài nguyên du lịch

Trang 9

gắn chặt với vị trí địa lý Tài nguyên du lịch thường có tính mùa vụ và việc khai tháctài nguyên mang tính mùa vụ Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận

1.4 Phân loại tài nguyên du lịch

Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh v.v, có thểnói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người.

- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tàinguyên du lịch nhân văn phi vật thể Đó là những di sản do con người tạo ra quanhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau

+ Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các côngtrình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật v.v

+ Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử,văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyềnthống v.v.

- Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hộido con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách dulịch Ví dụ như: các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khuvực, các hội nghị chính trị - kinh tế như: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnhASEAN v.v.

Các nhà khoa học cũng chia ra làm:

+ Tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có khả năng khai thác) + Tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá

1.5 Vai trò của tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản cấu thành nên sản phẩm du lịch (90%)

- Tài nguyên du lịch là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện đểđáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi.

Trang 10

- Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để xác định và hình thành các loại hình dulịch.

- Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh tour dulịch.

- Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu và tính chuyên mônhóa của không gian du lịch.

- Tài nguyên du lịch tạo sức hút cho điểm đến, góp phần nhận định hướng phát triểncho không gian du lịch.

2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1 Quan niệm về tài nguyên du lịch nhân văn

Toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay cóthể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch được xem là tài nguyên du lịch nhânvăn.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, vănnghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao độngsáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụngphục vụ mục đích du lịch.

Theo cách hiểu này, chúng ta có thể xem tài nguyên nhân tạo chính là tài nguyênnhân văn Nhu cầu của con người là muốn tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn của chúng tacũng như nghiên cứu những nét văn hóa khác nhau giữa những cộng đồng dân tộc trênthế giới Chính vì vậy mà tài nguyên du lịch nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọngtrong việc thu hút những đối tượng khách du lịch thích tìm hiểu khám phá văn hóa,lịch sử.

2.2 Vai trò của tài nguyên du lịch nhân văn đối với sự phát triển kinh tế du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn có các vai trò đối với hoạt động du lịch như sau: Du lịch là ngành công nghiệp không khói, là một trong những ngành có đóng gópto lớn vào tổng thu nhập quốc dân và là ngành mũi nhọn của nhiều nước phát triểnbằng con đùng du lịch Phát triển du lịch đêm lại những lợi ích như dóng góp vào sự

Trang 11

phát triển của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, pháthuy lợi thế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển

Ngành du lịch cũng được coi là ngành thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa và hòa bình.Nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên thu hút khách bởi sự hoang sơ, hùng vĩ, độc đáovà hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú,đa dạng và tính truyền thống, cũng như tính địa phương của nó Các đối tượng vănhóa, tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóaphong phú, nó đánh giấu sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác, quốc gia này với quốcgia khác, dân tộc này với dân tộc khác và là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của dukhách, kích thích quá trình lữ hành Ngày nay du lịch văn hóa là một xu hướng mangtính toàn cầu, trong đó văn hóa trở thành nội hàm, động lực để phát triển du lịch bềnvững, giá trị văn hóa khiến sản phẩm du lịch mang đậm nét độc đáo nhân văn, đượccoi là nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng tronghoạt động du lịch

Trong những chuyến đi tham quan tài nguyên du lịch nhân văn khách không chỉđược tham quan mà còn có thể tìm hiểu và nghiên cứu khoa học

Tài nguyên du lịch nhân văn đa số không có tính mùa vụ, không phụ thuộc vào tựnhiên và các điều kiện tự nhiên khác, do vậy tài nguyên du lịch nhân văn góp phầngiảm nhẹ tính mùa, tính thời vụ của các loại hình du lịch khác Các loại tài nguyên dulịch nhân văn hầu như đều có thể khai thác phục vụ du lịch quanh năm

3 Tài Nguyên du lịch tự nhiên

3.1 Quan niệm tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển loạihình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, Đây cũng là thành phầnkhông thể thiếu trong điều kiện hình thành và phát triển du lịch

TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục vàphát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôicuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch Trong chuyến du

Trang 12

lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp Phong cảnh theo mộtnghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch.Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm4 loại:

- Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới)

- Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi conngười

- Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con ngườitạo ra

- Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổikhông có lợi đối với môi trường tự nhiên) Các thành phần của tự nhiênvới tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địahình, nguồn nước và thực – động vật., khí hậu

3.2 Vai trò của tài nguyên du lịch tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế:

- Tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người nói chung và khách du lịch nóiriêng

- Ảnh hưởng đến nhịp độ dòng khách và quyết định đi du lịch của khách Sự đónggóp của khí hậu đối với du lịch

- Tạo nên tính mùa vụ trong du lịch

- Góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên và sản phẩm du lịch Thuỷ văn Nướclà nguồn tài nguyên quan trọng, gắn với việc phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sảnxuất của con người Nhiều loại hình du lịch cũng gắn với đối tượng nước như dulịch tắm biển, du lịch tắm khoáng.

- Động- thực vật có giá trị tạo nền cho phong cảnh, tạo vẻ đẹp tự nhiên và sốngđộng Đối với một số loại hình du lịch (tham quan, nghiên cứu khoa học, thámhiểm rừng núi…) thì tài nguyên sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện ởtính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý, tạo nên những phong cảnh hấp dẫn(ở nước ta, thảm động - thực vật có sự góp mặt của các loài thuộc vùng nhiệt đới, ánhiệt đới và ôn đới) Các dạng khai thác tài nguyên sinh vật phục vụ du lịch Các

Trang 13

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng di tích lịch sử, văn hoá(VQG Cúc Phương, Cát Bà, Bến En, Bạch Mã, U Minh, Tân Trào, Hương Sơn,Vàm Sát, Bà Đen).

- Các hệ sinh thái với các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, sự phong phú và đa dạng củarừng, rạn san hô, thảm cỏ biển, các vùng đất ngập nước, các loài đang mang lạicác dịch vụ về văn hóa, điều tiết, cung cấp và hỗ trợ Các giá trị dịch vụ hệ sinhthái này là nền tảng cho du lịch bền vững.

- Với việc tổ chức du lịch sinh thái, các khu thiên nhiên, đặc biệt các khu bảo tồnthiên nhiên sẽ được đưa vào phục vụ du lịch, giúp tăng thêm nguồn tài nguyênthiên nhiên cho ngành du lịch, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Du lịchsinh thái phát triển góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho các cộngđồng trong và quanh khu vực tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, góp phần cảithiện tình hình kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo ở những vùng xa xôi hẻolánh

- Góp phần cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các khu du lịch tự nhiên, nângcao đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng địa phương, cùng với việc giáodục môi trường giúp cộng đồng địa phương có kế hoạch phát triển nguồn tàinguyên mà không bị xuống cấp trong quá trình khai thác và sử dụng - Du lịch tự nhiên cũng góp phần khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ

công mỹ nghệ truyền thống, thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển và gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vì vậy du lịch tự nhiên mang lại lợi ích cho kinhtế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinhdoanh du lịch

- Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, con người ngày càng tách rời với môi trườngtự nhiên, một số hình ảnh thiên nhiên chỉ còn tìm thấy trong ký ức, nhờ có sự pháttriển của du lịch sinh thái nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên của con người mới đượcđáp ứng

- Mỗi một cảnh quan chứa đựng trong nó biết bao nhiêu là vẻ đẹp, sự sinh động củathế giới tự nhiên và sự năng động trong cách thích ứng với thế giới tự nhiên củacon người Nơi du lịch tự nhiên phát triển là nơi cảnh quan thiên nhiên được pháthiện, phát triển và bảo tồn

Trang 14

- Du lịch sinh thái, tự nhiên tạo điều kiện cho các nhà thiết kế tour tiến hành khảosát các tuyến điểm du lịch nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyênnhân văn Sự khảo sát này kèm theo những nguyên tắc chặt chẽ như nghiêm cấmmọi hành vi phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, cấm sờ mó vào các thạch nhũ,các công trình kiến trúc, văn hóa cổ, thúc đẩy sự bảo tồn nguồn tài nguyên nhânvăn

- Thông qua các hoạt động, du lịch sinh thái, tự nhiên sẽ giúp cho các loài động thựcvật quý hiếm được khôi phục, gìn giữ và bảo vệ sự đa dạng hệ sinh học trên toànthế giới, du lịch sinh thái góp phần giúp con người sống có trách nhiệm hơn vớimôi trường tự nhiên.

sắc văn hoá dân tộc.

- Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch.

Trang 15

- Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng, từng địaphương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.

- Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, vùng và quốc gia

5 Nội dung khai thác

Để khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn cần đánh giá hiệntrạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra mộtsố nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững.

Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch: Sốlượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) cáckhu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch đượcquản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góptừ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNHLÂM ĐỒNG – VÙNG TÂY NGUYÊN

1.Giới thiệu chung về vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng

1.1.1 Vùng Tây Nguyên

Với diện tích tự nhiên hơn 50 ngàn km2 (chiếm hơn 16% diện tích cả nước),Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, và Lâm Đồng.Vùng đất này sở hữu những nguồn tài nguyên du lịch hết sức đa dạng và độc đáo Đếnvới Tây Nguyên, thực sự là một dịp để du khách trở về với thiên nhiên hùng vĩ, khámphá những cánh rừng nguyên sinh với đa dạng động thực vật.

Địa hình: Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dầntừ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào Địa hìnhchia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:

- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt củavùng Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui môlớn

- Địa hình vùng núi.

Trang 16

- Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lươngthực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.

Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độtrung bình năm khoảng 20 0C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.

Vùng tây Nguyên có đa dạng các loại tài nguyên:

- Tài nguyên nước: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông XêXan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai Tổng lưu lượngnước mặt là 50 tỷ mét khối Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu.Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét- Tài nguyên đất: Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho

phát triển nông lâm nghiệp Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%;diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%).

- Tài nguyên khoáng sản: Chủng loại khoáng sản ít Đáng kể nhất quặng bôxitvới trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước.Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai.Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Laivà Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làngVệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.

- Tài nguyên rừng: Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại,trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước Diện tíchrừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước

1.1.2 Tỉnh Lâm ĐồngLịch sử hình thành:

Trang 17

Ngày 1 tháng 11 năm 1989, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai

Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring).

Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hànhchính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị Năm 1913,nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh vàvẫn thuộc tỉnh Bình Thuận Ngày 6 tháng 1 năm 1916: thành lậptỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từtỉnh Bình Thuận Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt Tỉnh Lâm Viên còn được gọilà Langbiang hay Lâm Biên Ngày 31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏtỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lạitỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh Năm 1928 chuyển tỉnhlỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt Ngày 8 tháng 1 năm 1941, lập lạitỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượngchuyển về Di Linh Ngày 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền ViệtNam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng,đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành

lập tỉnh Tuyên Đức Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (B'Lao) và

Di Linh, tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộnghòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnhLâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng Như vậytỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộcGiải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng vàTuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt Tháng 2 năm 1976, 2 tỉnhLâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới,gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, ĐứcTrọng.

Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bìnhtừ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địahình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có

Trang 18

những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.- Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió

mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữacác khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnhdao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có nhữngbiến động lớn trong chu kỳ năm.

- Đất đai: Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên,bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt,khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nôngnghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - DiLinh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao nhưcà phê, chè, dâu tằm,

- Thủy văn: Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nướcrất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồchứa nước, 92 đập dâng Các sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sôngchính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.

1.2 Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên và tỉnh Lâm Đồng

1.2.1 Vùng Tây Nguyên:

Với vị trí chiến lược thuộc Khu vực Tam giác phát triển Campuhia - Lào - ViệtNam Vùng Tây Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện, điện mặt trời, nônglâm nghiệp (cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi đại gia súc, rừng…), chế biếnnông lâm sản, du lịch.

Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng năm 2019 của vùng Tây Nguyên đạt7,3%.Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục tăng, theo đó tổng vốn đầu tưphát triển trên địa bàn vùng đạt 52,5 nghìn tỷ đồng, cao nhất là các tỉnh Đắk Lắk 15nghìn tỷ đồng, Gia Lai 12 nghìn tỷ đồng Kim ngạch xuất khẩu của Vùng đạt khá vớikim ngạch XK đạt 1.508 triệu USD (ước cả năm 3.275 triệu USD tăng 8,4% so với

Trang 19

2018) Tuy nhiên, với khu vực Tây Nguyên, theo đánh giá, kết quả cải cách hànhchính của một số địa phương được đánh giá còn chưa tốt, xếp hạng chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của một số địa phương đạt thấp như Đắk Nông (thứ 63/63),Kon Tum (59/63) và Đắk Lắk (40/63) Bên cạnh đó, thu hút nguồn lực đầu tư ngoàingân sách còn hạn chế, số lượng doanh nghiệp tăng nhưng quy mô còn nhỏ, vốn FDIhuy động thấp.

1.2.2Tỉnh Lâm Đồng:

Sản xuất nông nghiệp:

- Sản xuất nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2019: Tổng diện tích gieo trồng ướcđạt 335.441 ha, tăng 1,02% so với cùng kỳ Trong đó, cây hàng năm 80.464,3 ha,chiếm 23,99%, tăng 0,68% so với cùng kỳ Tổng sản lượng lương thực có hạt ướcđạt 119.986,5 tấn, giảm 3,36% so với cùng kỳ.

- Cây lâu năm ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, ước tính 9 tháng năm 2019 diệntích hiện có toàn tỉnh là 254.788,3 ha, tăng 1,05% (+2.659,9 ha) so với cùng kỳ- Tình hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Theo nguồn số liệu từ

Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng): Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụngcông nghệ cao 9 tháng đầu năm 2019, ước đạt 56.403 ha (tăng 1.926 ha so với cuốinăm 2018) Trong đó, diện tích rau các loại 22.142 ha; cây đặc sản 155 ha; cây hoa2.752 ha; cây chè 6.108 ha; cây cà phê 19.246 ha; cây lúa 4.515 ha và cây ăn quả860 ha.

Sản xuất công nghiệp

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước 9 tháng đầu năm 2019 tăng 8,31% sovới cùng kỳ.

- Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 4,16%; ngành công nghiệp chếbiến, chế tạo tăng 13,63%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,05%; ngànhcung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,2% so vớicùng kỳ Một số sản phẩm chủ yếu: Dược phẩm khác đạt 13,4 tấn, tăng 21,7%; vảidệt thoi từ sợi tơ tằm đạt 210 ngàn m2, tăng 18,84%; quả và hạt ướp lạnh đạt 519tấn, tăng 16,5%; chè nguyên chất đạt 3.176 tấn, tăng 14,4%; phân bón NPK đạt

Trang 20

10,1 tấn, tăng 13,23%; alumin đạt 60 ngàn tấn, tăng 8,46%; gạch xây dựng đạt31,7 triệu viên, tăng 7,08%; sợi xe từ sợi tơ tằm đạt 97 tấn, tăng 6,89%; gạchkhông nung đạt 0,9 triệu viên, giảm 45,78%; tơ thô đạt 27 tấn, giảm 11,35%; gỗcưa hoặc xẻ đạt 2,7 m3, giảm 7,45% so với cùng kỳ.

Thương mại, dịch vụ:

- Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm2019 đạt 37.935,5 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ Trong đó, kinh tế nhà nướcđạt 3.311,6 tỷ đồng, tăng 11,5%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 34.067,2 tỷ đồng, tăng12,91% (kinh tế cá thể đạt 25.428,8 tỷ đồng, tăng 14,75%; kinh tế tư nhân đạt8.634,5 tỷ đồng, tăng 7,8%) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 556,7 tỷ đồng,tăng 21,31% so với cùng kỳ.

- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2019 đạt 7.916,5 tỷ đồng, tăng14,76% so với cùng kỳ Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.028,5 tỷ đồng,tăng 14,72%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 6.888 tỷ đồng, tăng 14,77% so vớicùng kỳ Tổng lượt khách ngủ qua đêm tại các cơ sở lưu trú đạt 3.607,9 nghìn lượtkhách, tăng 12,1% (khách trong nước đạt 3.376,6 nghìn lượt khách, tăng 14,48%;khách quốc tế đạt 231,3 nghìn lượt khách, giảm 14% so với cùng kỳ).

- Doanh thu du lịch lữ hành 9 tháng năm 2019 đạt 31,7 tỷ đồng, tăng 10,55% so vớicùng kỳ; tổng số khách do các cơ sở lữ hành phục vụ đạt 48.267 lượt khách, tăng10,53% so với cùng kỳ.

2 Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lâm Đồng

2.1 Thống kê, phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

a Địa hình: Lâm Đồng nằm ở vùng đất Nam Tây Nguyên nhiều hứa hẹn, nằmở độ cao trung bình khoảng 800 – 1000m so với mặt nước biển Đặc điểm chung củaLâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núicao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tựnhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật và những cảnh quan kỳ thú

Trang 21

cho Lâm Đồng Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõràng từ bắc xuống nam.

- Phía bắc là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh caotừ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).

- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bánbình nguyên.

Vì địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên và các thung lung nhỏ nênLâm Đồng được bao bọc với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng là các caonguyên, dẫy núi nổi tiếng Điều này hoàn toàn phù hợp để Lâm Đồng tiếp tục pháttriển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mớinhư là du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm Để tìm hiểu thông tin cụ thể các dãy núi,cao nguyên ở Lâm Đồng, sau đây là một số núi, cao nguyên, đồi đang là những danhlam thắng cảnh nổi tiếng của Lâm Đồng:

- Đồi Cù: Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố ĐàLạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực "Bất khảxâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt, hiện nay đồi cù đãđược cải tạo thành sân gôn 18 lỗ để phục vụ du khách.

- Đồi mộng mơ: Có người nói rằng: Đồi Mộng Mơ là Đà Lạt thu nhỏ, TâyNguyên thu nhỏ điều đó quả thực không sai Đây là khu du lịch khép kín vớinhững ngôi biệt thự vườn, nghệ thuật đá chen hoa, hồ nước, nhà hàng, khu vuichơi giải trí, khu bán đồ lưu niệm …Đó là nét nổi bật rất riêng của Đồi MộngMơ, một địa điểm du lịch độc đáo của Thành phố Đà Lạt.

- Núi Langbiang: Núi Lang Bian còn được gọi là Núi Mẹ, gồm 2 ngọn, có độ cao2.167m Đây là địa điểm thích hợp cho các nhà dân tộc học, cho các du kháchyêu văn hoá truyền thống đến nghiên cứu văn hoá của các dân tộc Nam TâyNguyên.

Trang 22

- Thung lũng tình yêu: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phốĐà Lạt chừng 5km về phía bắc, chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thôngquanh năm xanh biếc Đã trải qua 3 tên gọi thung lũng tình yêu là tên gọi cuốicùng

b Khí hậu Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đớigió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ cànggiảm Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 180 C– 250C, biên độnhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 50C.

- Thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớntrong chu kỳ năm.

- Khí hậu gió mùa tây nam (từ tháng 5 đến tận tháng 10) gây ra mưa nhiều vàkhí hậu gió mùa đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) đem lại thời tiết khô ráo.90% lượng mưa của cả năm được ghi lại là vào mùa mưa, với lượng mưa từ1600 - 2700 mm/ năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờnắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ

- Dựa vào lợi thế địa hình cùng với khí hậu mát mẻ, ôn hòa quanh năm có thểsơ qua như thành phố Đà Lạt (tiểu Paris), Cao nguyên Langbiang Lâm Đông làđịa điểm lý tưởng để cả du khách quốc tế và nội địa đến để tận hưởng một kìnghỉ yên bình và tận hưởng không khí trong lành, nơi đây còn phù hợp vớinhững cặp đôi những người muốn tận hưởng chuyến đi của mình với không khílành lạnh của vùng cao nguyên sẽ làm họ xích lại gần nhau hơn Với khí hậunày thì Lâm Đồng nên tiếp tục phát triển du lịch nghỉ dưỡng và loại hình dulịch tuần trăng mật.

c Tài nguyên nước: Lâm Đồng là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suốilớn, nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suốikhá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng.

Ngày đăng: 17/05/2024, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan