giáo án dạythêm 9c 2023 2024

202 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
giáo án dạythêm 9c 2023 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

để thay đổi Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà chắc chắn nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người.Dạng 6: DẠNG CÂU HỎI TẠI SAO TÁC GIẢ LẠI CHO RẰNGĐây là câu hỏi thông hi

Trang 1

KẾ HOẠCH DẠY THÊM NGỮ VĂN LỚP 9

NĂM HỌC : 2023-2024

Tổng : 40 buổiHỌC KÌ I: 20 buổi x3 tiết= 60 tiết

1 1 Kĩ năng làm các dạng bài đọc- hiểu2 Kĩ năng làm các dạng bài đọc- hiểu3 Kĩ năng làm các dạng bài đọc- hiểu2 4 Các phương châm hội thoại

5 Các phương châm hội thoại 6 Các phương châm hội thoại

3 7 Ôn tập văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương8 Ôn tập văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương9 Ôn tập văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương

4 10 Ôn tập: Truyện Kiều (Tác giả tác phẩm)- Chị em Thúy Kiều11 Ôn tập: Truyện Kiều (Tác giả tác phẩm)- Chị em Thúy Kiều12 Ôn tập: Truyện Kiều (Tác giả tác phẩm)- Chị em Thúy Kiều5 13 Kiều ở lầu Ngưng Bích

14 Kiều ở lầu Ngưng Bích15 Kiều ở lầu Ngưng Bích

6 16 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp17 Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp18 KSCLG kì I

7 19 KSCLG kì I

20 Ôn tập văn bản: Đồng Chí21 Ôn tập văn bản: Đồng Chí8 22 Ôn tập văn bản: Đồng Chí

23 Ôn tập văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính24 Ôn tập văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính9 25 Ôn tập văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

26 Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá27 Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá10 28 Ôn tập văn bản: Đoàn thuyền đánh cá

29 Ôn tập văn bản: Bếp lửa30 Ôn tập văn bản: Bếp lửa11 31 Ôn tập văn bản: Bếp lửa

32 Ôn tập văn bản: Ánh trăng33 Ôn tập văn bản: Ánh trăng12 34 Ôn tập văn bản: Ánh trăng

35 Luyện đọc hiểu văn bản36 Luyện đọc hiểu văn bản13 37 Luyện đọc hiểu văn bản

Trang 2

38 Ôn tập văn bản :Làng39 Ôn tập văn bản :Làng14 40 Ôn tập văn bản :Làng

41 Ôn tập văn bản: Lặng lẽ Sa Pa 42 Ôn tập văn bản: Lặng lẽ Sa Pa 15 43 Ôn tập văn bản: Lặng lẽ Sa Pa

44 Ôn tập văn bản: Chiếc Lược ngà45 Ôn tập văn bản: Chiếc Lược ngà16 46 Ôn tập văn bản: Chiếc Lược ngà

47 Luyện đọc hiểu văn bản48 Luyện đọc hiểu văn bản17 49 Luyện đọc hiểu văn bản50 Luyện giải đề tổng hợp51 Luyện giải đề tổng hợp18 52 Luyện giải đề tổng hợp53 Luyện giải đề tổng hợp54 Luyện giải đề tổng hợp19 55 Luyện giải đề tổng hợp56 Luyện giải đề tổng hợp57 Luyện giải đề tổng hợp20 58 KSCL Kì I

59 KSCL Kì I60 KSCL Kì I

HỌC KÌ II: 20 buổi x 3 tiết= 60 tiếtBuổ

21 61 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 62 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội63 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội22 64 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội65 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội66 Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội23 67 Ôn tập T.V: Khởi ngữ.

68 Ôn tập T.V: Các thành phần biệt lập69 Ôn tập T.V: Các thành phần biệt lập

24 70 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích71 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích72 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích25 73 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích74 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích75 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích26 76 Ôn tập văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

Trang 3

77 Ôn tập văn bản: Mùa xuân nho nhỏ78 Ôn tập văn bản: Mùa xuân nho nhỏ27 79 Ôn tập văn bản: Viếng lăng Bác

80 Ôn tập văn bản: Viếng lăng Bác81 Ôn tập văn bản: Viếng lăng Bác28 82 KSCLG kì I

83 KSCLG kì II84 KSCLG kì II

29 85 Ôn tập văn bản: Sang thu86 Ôn tập văn bản: Sang thu87 Ôn tập văn bản: Sang thu30 88 Ôn tập văn bản: Nói với con

89 Ôn tập văn bản: Nói với con 90 Ôn tập văn bản: Nói với con 31 91 Luyện đọc hiểu

92 Luyện đọc hiểu93 Luyện đọc hiểu

32 94 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ95 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 96 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 33 97 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 98 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 99 Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 34 10 Ôn tập T.V: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

101 Ôn tập T.V: Liên kết câu và liên kết đoạn văn102 Ôn tập T.V: Liên kết câu và liên kết đoạn văn35 103 Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi

104 Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi105 Ôn tập văn bản: Những ngôi sao xa xôi36 106 Luyện đọc hiểu

107 Luyện đọc hiểu 108 Luyện đọc hiểu

37 109 Luyện giải đề tổng hợp110 Luyện giải đề tổng hợp38 111 Luyện giải đề tổng hợp39 112 Luyện giải đề tổng hợp113 Luyện giải đề tổng hợp114 Luyện giải đề tổng hợp40 118 KSCL kì II

119 KSCL kì II120 KSCL kì II

Trang 4

Ngày soạn : 2/10/2023Ngày dạy : 3/10/2023

Buổi 1: Kĩ năng làm các dạng bài đọc- hiểuA./Mục tiêu cần đạt :

I Một số yêu cầu chung

Ngữ liệu trong hoặc ngoài SGK(Phần lớn là ngoài SGK)Yêu cầu:

- Đọc kĩ ngữ liệu và câu hỏi, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau

- Hỏi gì trả lời nấy, không trả lời thừa hoặc theo giới hạn của đề

- Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào?

- Trả lời tách bạch các câu, các ý Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.

- Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

II Một số dạng bài đọc hiểu thường gặpDạng 1: Phương thức biểu đạt: 6 pt

Phương thức biểu đạtNHận diện qua mục đích giao tiếp

2 Miêu tả Tái hiện trang thái, sự việc, con người

4 Nghị luận Trình bày ý kiến, đánh giá, bàn luận

5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp6 Hành chính- công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể

hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

Dạng 2: Xác định thể thơ: Căn cứ vào các tiếng trong đoạn thơ, bài thơ để xác

- Thơ Đường luật: thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn- Thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ

Trang 5

- Thơ tự do

Dạng 3: Kiến thức T Việt:+ Các PCHT

+ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

1 - Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

Vd: Hưng bảo ngày mai bạn ấy không đến được

Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.

3 Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng

thường xuyên hơn Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

4 – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả

phía trước và phía sau lời người dẫn.

– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).

– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:

+ Bỏ dấu ngoặc kép;

+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;+ Lược bỏ các tình thái từ;

+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!” (dẫn trực tiếp)

– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài (dẫn gián tiếp)

+ Sự phát triển của từ vựng: nghĩa gốc, nghĩa chuyển

- Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

- Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

+ Khởi ngữ

Xác định khởi ngữ trong những câu sau

1- Tôi thì tôi xin chịu.

2- Miệng ông, ông nói, đình làng ông, ông ngồi Việc ông ông làm nhà ôngông ở.

3- Về học thì nó là nhất.

4- Còn thông minh thì nó là nhất.

Trang 6

5- Thông minh thì nó rất thông minh nhưng cẩu thả thì nó là nhất6- Đối với việc học nó còn ngại ngần lắm.

7- Đối với cháu, thật là đột ngột 8-Chuyện của Linh, tôi đã biết rồi.

9-Thương thì tôi cũng đã thương rồi nhưng thay đổi, nó có chịu thay đổi đâu.

10-Ăn, tôi cũng ăn, làm, tôi đã làm.

+ Các thành phần biệt lập

Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:

1 - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố)

2 - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa ( Nguyễn Đình Thi)

3 Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)

4 Trời ơi, sinh giặc làm chi

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)

5 Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)

6 Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

7 Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác (Trần Đăng)

8.Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm Chả nhẽ cái bọn ở

làng lại đốn đến thế (Kim Lân)

9.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc

kim đồng hồ Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.

10.Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

11.Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)

12.Có người khẽ nói:

-Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)

13.Này, hãy đến đây nhanh lên.

14.Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.

15.Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi (Tô Hoài)

16.- Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ!… (Nam Cao)

17.Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì

cho nó nhục (Kim Lân)

18.Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng

cậu không có bằng chứng cụ thể.

19.Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang

và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác

của nó (Xuân Diệu)

20.Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý.+ Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Phép lặp

Trang 7

Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy Rét ghê Thế mà Bé vùngdậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm Bé ngồi học bài.

Phép thế

Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trangnam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồntất cả mọi người thời xưa Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ratrận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng Tuy thế người trailàng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm (Nguyễn Ðình Thi)

Phép liên tưởng

Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ Những con sít lông tím, mỏhồng kêu vang như tiếng kèn đồng Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ.Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.

Phép nối:

Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thứcgì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn Nhưng cho rồi, y vẫnthường tiếc ngấm ngầm Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong mộttháng, có thể thành đến hàng đồng (Nam Cao)

+ Nghĩa tường minh và hàm ý

Những câu in đậm ở các phần trích sau đây chứa hàm ý gì?

1 Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; thầy

giáo nói với học sinh đó: “Em xem bây giờ là mấy giờ rồi?”

2 Bác sĩ cầm mạch bệnh nhân, khẽ lắc đầu, nhìn người nhà:

- Chậm quá rồi!

+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, chơichữ, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh, đảo ngữ, phép đối, điệp cấu trúc Dạng 4: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH CỦA VĂN BẢN/ ĐẶT NHAN ĐỀ CHO VĂN BẢN

1 Muốn xác định được nội dung của văn bản học sinh cần:

- Căn cứ vào tiêu đề ( nhan đề ) của văn bản ( nếu có )

- Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ được nhắc đến nhiều lần.Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của văn bản.

2 Đối với văn bản là một đoạn, hoặc một vài đoạn, việc cần làm là học sinh

phải xác định được đoạn văn trình bày theo cách nào: diễn dịch, quy nạp, móc xích hay song hành…

- Căn cứ vào câu đầu tiên của đoạn văn/văn bản- Căn cứvào câu cuối cùng của đoạn văn/ văn bản- Căn cứ vào phần cuối cùng ghi trích dẫn

(Thường câu chủ đề sẽ là câu nắm giữ nội dung chính của cả đoạn)

3 Xác định bố cục của đoạn cũng là căn cứ để chúng ta tìm ra các nội dung

chính của đoạn văn bản đó.

Trang 8

- Tìm câu văn nêu vấn đề nổi bật

- Xác định chính xác nội dung từng đoạn nhỏ- Hợp lại nội dung bao quát của toàn văn bản

4 Nếu là thơ, chúng ta quan tâm đầu tiên là tên nhà thơ và nhan đề nhé sau đó

đọc kĩ đoạn thơ/ bài thơ tìm xem có hình tượng trung tâm nào được lột tả rõkhông Mỗi người sẽ có cảm nhận riêng về đoạn thơ nhưng chung quy thì mộtphần nội dung nó sẽ nằm trong bề nổi câu chữ Có thể áp dụng theo phần đọcvăn bản như đã nêu ở trên Bóc tách từng ý rồi gộp lại.

Ví dụ 1: “Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quấtLí cố tình để sát vào

mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩangồn ngộn các mónăn Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả,nem, măng hầm

chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấntài hoa của ngườichế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng

lìu, vịt tần hạtsen, chả chìa, mọc, vây…”

(Trích Mùalá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)

· Đọc kĩ và xác định nội dung chính của đoạnt rích trên? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn (Trả lời: Đoạn văn miêu tả mâm cỗ Tết thịnh soạn do bàn tay tài hoa, chu đáo của cô Lí làm ra để thết đãi cả giađình Có thể đặt nhan đề là

“Mâm cỗ Tết”.

Dạng 5: RÚT RA BÀI HỌC/ THÔNG ĐIỆP Ý NGHĨA NHẤT

Đây là câu hỏi vận dụng cao, dạng mở đòi hỏi HS đưa ra ý kiến của riêng mình sau khi đọc văn bản

Một số lưu ý để HS làm tốt nhất câu hỏi này:

- Thông điệp đưa ra là hàm ý suy luận ra từ nội dung của văn bản

- Nếu có nhiều thông điệp, HS có quyền lựa chọn miễn sao giải thích lí do thuyết phục

- Thông điệp có thể là một bài học tư tưởng đạo lý và hành động có ý nghĩa thựctiễn

Dưới đây là 3 bước cần có để làm tốt dạng câu hỏi này:

- Xác định thông điệp: Thông điệp ý nghĩa nhất với tôi là

- Suy luận thông điệp tư tưởng đạo lý: Vì nó cho tôi thấy rằng, chúng ta

- Suy luận bài học thực tiễn: Chúng ta cần làm để thay đổi

Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà chắc chắn nó còn có ý nghĩa với tất cả mọi người.

Dạng 6: DẠNG CÂU HỎI TẠI SAO TÁC GIẢ LẠI CHO RẰNG

Đây là câu hỏi thông hiểu, mục đích của câu hỏi là kiểm tra mức độ hiểu ý nghĩa hàm ẩn bên trong câu nói

Đôi khi câu trả lời nằm ngay trong văn bản, tác giả đã có lí giải cụ thể bạnchỉ cần liệt kê lại->Các bạn nên đọc kĩ lại văn bản một lần nữa, dựa vào yêu cầucụ thể của câu hỏi để trả lời

Đôi khi câu trả lời nằm ở nghĩa hàm ẩn của câu nói, bạn phải suy luận ra để đi đến câu trả lời.->Cách suy luận đơn giản chỉ cần trả lời cho các câu hỏi: Vìsao, vì sao không? Nếu không như vậy thì sao

Dạng 7: DẠNG CÂU HỎI THEO EM TẠI SAO

Trang 9

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấuthêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa Người có tínhkhiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình tronghoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường,không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộcđấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thậtra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la Sự hiểu biết của mỗicá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình Vìthế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người,không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng nhưkhông bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đốivới mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trênđường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục,

2015, tr.70 – 71)

Câu 1 Trong đoạn văn thứ nhất, người có tính khiêm tốn có biểu hiện như nào?Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn

văn thứ nhất?

Câu 3 Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy

là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương baola”.

Câu 4 Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn

phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

Gợi ý:

Câu 1: Người có tính khiêm tốn có biểu hiện:

- Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.

- Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình làtầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa

Câu 2:

- Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém,phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm…

Trang 10

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của lòng khiêm tốn.

Câu 3: Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những

giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông

như đại dương bao la Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.

BT 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnhđịnh sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy Khả năng kỳ diệu nhất của conngười đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa mộtcách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác Cónhững lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng khôngai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn cóquyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý donhư là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏihay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợitrong cuộc sống Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền đượclựa chọn của mình Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đangsống thực sự Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơigiam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chínhbản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình Cuộc sống là do chúng ta lựachọn chứ không phải do may rủi Bản chất của sự việc xảy đến không quantrọng bằng cách chúng ta đối phó với nó Chính điều chúng ta chọn để nghĩ vàchọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

Câu 1 Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2 Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải

sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3 Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc

xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4 Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn

chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

Gợi ý:

Câu 1 Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn

lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2 - Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do

để biện minh…

Trang 11

- Không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình.

Câu 3 Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối

- Chính tả, dùng từ, ngữ pháp

BT 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã

tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúpcon người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thườngxuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhậnsự việc từ nhiều góc độ Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốtcũng thường lựa chọn sách văn học để đọc Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ haichiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hànhvới trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sáchtruyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành nhữngđứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

Đọc một nội dung sâu sắc khác với cách đọc “mì ăn liền của chúng ta”khi lướt qua các trang mạng Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nộidung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầmquan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những côngtrình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá Việc thiếu đi thói quen đọcnghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ“sống trên mạng”.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn? Theo http://www.dantri.com.vn, ngày 12/08/2015)

Câu 1 Ghi lại câu nêu ý khái quát của đoạn trích trên.Câu 2 Anh/ Chị hiểu ý kiến sau như thế nào?

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quantrọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những côngtrình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Câu 3 Dựa vào đoạn trích giải thích vì sao: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm

túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ“sống trên mạng”.

Câu 4 Từ đoạn trích anh/ chị hãy rút ra 2 bài học cho bản thânGợi ý:

Trang 12

Câu 1 Câu nêu ý khái quát của đoạn trích: Đọc sách văn học thực sự giúp conngười trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Câu 2 Tham khảo cách trả lời sau: Ý kiến đó nhấn mạnh tầm quan trọng của

việc chú tâm “đọc một nội dung sâu sắc” giống như “người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá” vì: những tác phẩm và công trình ấy cần công phu, cẩn trọng, tỉ mỉ,… Việc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc” cũng phải như vậy: giúp người ta có khả năng thấu hiểu, cảm thông, và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ.

Câu 3 Có thể nói Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới

sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng” vì: không

đọc nghiêm túc người ta sẽ không có khả năng thấu hiểu, cảm thông, nhìn nhậnsự việc từ nhiều góc độ Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua cáctrang mạng hiện nay đang gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của

chúng ta

Câu 4 Từ đoạn trích anh/ chị hãy rút ra 2 bài học cho bản thân

Tham khảo 2 bài học:

• Cần hình thành thói quen thường xuyên đọc sách văn học và cổ vũ mọingười đọc sách văn học để trở nên thông minh và tốt tính hơn Mặt khác gópphần làm cho những lối sống đẹp, những giá trị nhân văn được nhân rộng lên.• Cần rèn luyện thói quen chú tâm “đọc một nội dung sâu sắc” để trở thànhngười có khả năng thấu cảm tốt, không nên đọc theo kiểu “mì ăn liền”.

BT 4:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước Hãy suy nghĩtích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm Thực tế những người thành côngluôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân Họ cóthể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không baogiờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rútkinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trongcuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thànhcông bóng đèn điện J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhàxuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bàtrở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách.Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầutiên ở Hollywood Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắmchứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ănkhách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ Ngược lại nó phải là độnglực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người

dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ ChíMinh, 2016, tr 39,40)

Trang 13

Câu 1 Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được

nêu trong đoạn trích.

Câu 2 Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn

trích được hiểu là gì?

Câu 3 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling,

Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4 Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần

chừ” không? Vì sao?

Gợi ý:

Câu 1 Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học

hỏi và hoàn thiện bản thân.

Câu 2 “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu

là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công.

- Câu 3 Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling,

Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:

- + Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người.

+ Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long

đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gươngsống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu.

- Câu 4 Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng

tình nhưng phải lý giải vì sao.

- Gợi ý:

- - Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ” Vì

nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tựtin vào năng lực bản thân; thấy chán nản,…

- - Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ Ngược lại nó phải làđộng lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công Vì:

- + Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có nhữngkhó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượtqua;

- + Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại;

+ Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lýtưởng, năng lực của bản thân.

Trang 15

Ngày soạn : 9/10/2023Ngày dạy : 10/10/2023

Buổi 2: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A./Mục tiêu cần đạt :

Hoạt động của thầy và tròKiến thức cơ bản đạt được

Hoạt động nhóm: Giáo viên chia lớpthành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 người Mỗi nhóm trình bày 1 PCHT

Các nhóm có thể trình bày kiến thứctheo sơ đồ hoặc gạch đầu dòng

Các nhóm nhận xét.

Giáo viên khắc chốt kiến thức.

Phương châm hội thoại Các phương châm hội thoại

Các trường hợp không tuân thủ(vi phạm) phương châm hội thoại

I Các phương châm hội thoại1 Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp,

cần nói cho có nội dung; nội dung của lờinói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp,không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất: Khi giao tiếp,

đừng nói những điều mà mình không tin làđúng hay không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần

nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạcvề.

- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp,

cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránhnói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần

khéo léo, tế nhị, tôn trọng người đối thoại.

2 Các trường hợp không tuân thủ cácphương châm hội thoại.

- Người nói vô ý, thiếu văn hóa, vụng vềtrong giao tiếp.

- Người nói cố tình vi phạm một hoặc mộtvài phương châm hội thoại nào đó để:

+ Ưu tiên cho một phương châm hội thoạikhác hoặc một yêu cầu nào đó quan trọnghơn (thường vi phạm phương châm về chất

Trang 16

để ưu tiên cho phương châm lịch sự).

+ Gây chú ý cho người nghe hoặc hướngngười nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nàođó (thường vi phạm phương châm về lượnghoặc phương châm cách thức, phương châmquan hệ để tạo hàm ý)

GV hướng dẫn Hs vẽ sơ đồ tư duy:

Tiết 2 ,3 : Luyện tập GV yêu cầu HS làm BT SGK

1 Bµi tËp 1 (SGK trang 11)2 Bµi tËp 2(SGK trang 11)3 Bµi tËp 3 (SGK trang 11)4 Bµi tËp 4 (SGK trang 11)5 Bµi tËp 5 ( SGKtrang 11)

GV hướng dẫn HS giải bài tập SGK

Bài tập 1: GV gợi ý, hs lên trình bày trước lớp

a, "Trâu ở nhà " -> thừa cụm từ : "nuôi ở nhà" Vì từ "gia súc" đã hàm chứanghĩa là thú nuôi trong nhà.

b , " Én có hai cánh " -> thừa "hai cánh " vì tất cả các loài chim đều có haicánh

Bài tập 2: KT: Giao nhiệm vụ

Nhóm 1: a, Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách , mách có chứng.

b, Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che dấu điều gì đó là nói dối.

Nhóm 2: c, Nói một cách hú hoạ , không có căn cứ là nói mò.

d, Nói nhảm nhí , vu vơ là nói nhăng nói cuội.

Trang 17

Nhóm 3: Nói khoác lác là nói trạng

Các từ ngữ này đều chỉ cách nói tuân thủ hoặc vi phạm PCHT về chất.

Bài tập 3: Học sinh đọc và làm bài tập

Với câu “Rồi có nuôi được không" , người nói đã không tuân thủ PC vềlượng

b Các từ ngữ : như tôi đã trình bày , như mọi người đều biết -> Sử dụng

trong trường hợp người nói có ý thức tôn trọng phương châm về lượng.Tronggiao tiếp khi cần dẫn ý, chuyển ý, người nói thường nhắc lại nội dung nào đó đãnói hay giả định mọi người đều biết Cách nói đó nhằm báo cho người nghe biếtvề việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ định của người nói.

- Nói dơi nói chuột: nói linh tinh, lăng nhăng, không xác thực.

->Các thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất Đây là những điều tối kị trong giao tiếp HS cần tránh.

Bài tập 5 SGK trang 23,24

* Gợi ý : Những câu tục ngữ, ca dao đó khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong

đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn Giáo viên giới thiệu thêm từ " uốn câu" ở câu (c) có nghĩa là uốn thành chiếclưỡi câu Nghĩa của cả câu là : Không ai dùng một vật quý ( Chiếc kim bằngvàng) để làm một việc không tương xứng với giá trị của nó (Uốn thành chiếclưỡi câu).

* Một số câu tục ngữ ca dao có nội dung tương tự :- " Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe ".- “Vàng thì thử lửa thử than ,

Chuông kêu thử tiếng , người ngoan thử lời”.

III/ Bài tập bổ sung : Giáo viên chép bài tập vào bảng

Trang 18

Không như người dại nói nhiều nhàm tai -> p/c về lượngd, Lời chào cao hơn mâm cỗ -> p/c Lịch sựe, Nói phải củ cải cũng nghe - > p/c về chất f , Vàng thì thử lửa thử than ,

Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời -> p /c Lịch sựg, Nói bóng, nói gió -> p/c cách thứch , Nói có sách, mách có chứng -> p/c về chất i , Nói hươu, nói vượn -> p/c về chất k, Nói như tép nhảy -> p/c cách thứcl , Nói trời, nói đất -> p/c về lượng

Bài tập 2 : Đọc đoạn thoại sau và cho biết lời nói nào không tuân thủ phương

châm hội thoại ? Đó là phương châm hội thoại gì?

“Ngườicon đang học bài môn địa lí , hỏi bố :- Bố ơi ! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?Người bố đang mải đọc báo, trả lời :

- Núi nào mà không nhìn thấy ngọn, tức là núi cao nhất”

Bài tập 3 :

Phương châm hội thoại nào được thực hiện trong cuộc thoại sau Biện pháp tu từ nào đã giúp thực hiện phương châm hội thoại đó ?

“ Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :

-Bác trai đã khá hơn rồi chứ ?

- Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường Nhưng xem ý vẫn còn lề bề , lệt bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt lắm ” ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ).

Bài tập 4: Đọc mẩu chuyện sau :

Có hai vị chưa quen nhau nhưng cùng gặp nhau trong một hội nghị Để làm quen , một vị hỏi :

- Bây giờ anh đang làm việc ở đâu ?Vị kia trả lời :

- Bây giờ tôi dang làm việc ở đây !

Trong hai lời thoại trên thì lời thoại nào không tuân thủ phương châm hội thoại Đó là phương châm hội thoại nào ? Vì sao

Gợi ý đáp án :Bài tập 2 :

- Câu trả lời của ông bố : - Núi nào không nhìn thấy ngọn là núi cao nhất con ạ”

Không tuân thủ p.c.về lượng

Bài tập 3 : P.C lịch sự đã được thực hiện

Phép tu từ nói giảm nói trành giúp thực hiện P.C.H.T thành công Cụ thể : Bà lão hỏi chị Dậu về tình trạng sức khỏe của anh Dậu :

- Bác trai đã khá hơn rồi chứ ?

Còn chị Dậu trả lời bà cụ bằng giọng kính trọng , lễ phép

- Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Bài tập 4 : Phương châm về lượng

Bài tập 6 : Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự là

phép : nói giảm nói tránh

Trang 19

Ví dụ : Thay vì chê bài văn của bạn dở , ta nói : Bài văn của cậu viết chưa được hay

châm quan hệ, người nói dùng cách nói : nhân tiện đây xin hỏi

b, Trong giao tiếp, đôi khi vì một lý do nào đó, người nói phải nói một điều mà người đó nghĩ sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại Để giảm nhẹ ảnhhưởng ( xuất phát từ việc tuân thủ phương châm lịch sự ) người nói dùng cách diễn đạt trên

c, Những cách này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.

Bài tập 9 : Học sinh làm bài tập theo nhóm Đại diện nhóm trình bày.

- Nói băm nói bổ : nói bốp chát, xỉa xói , thô bạo ( phương châm lịch sự ).- Nói như đấm vào tai : nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu (P.C lịch sự ).- Điều nặng tiếng nhẹ : nói trách móc, chì chiết ( phương châm lịch sự ).

- Nửa úp nửa mở : nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý ( P C cách thức ).- Mồm loa mép dãi : lắm lời, đanh đá, nói át người khác ( P.C lịch sự ).

- Đánh trống lảng :cố ý né tránh vấn đề mà người đối thoại muốn trao đổi ( P.C quan hệ ).

- Nói như dùi đục chấm mắm cáy : nói không khéo thô tục, thiếu tế nhị ( phương châm lịch sự ).

Bài tập 10 : Giải thích nghĩa của các thành ngữ và cho biết liên quan đến pcht - GV có thể tổ chức cho học sinh hoạt động học tập dưới hình thức đố - đáp

a./ Ăn đơm nói đặt : Đặt điều , vu khống bịa chuyện cho người khác -> P.C.H.T

Trang 20

m./ Điều nặng tiếng nhẹ (tiếng bấc , tiếng chì): nói trách móc , chì chiết -> P.C

lịch sự

n./ Nửa úp nửa mở : Nói mập mờ , ỡm ờ , không hết ý -> P.C cách thức f./ Mồm loa mép giải : Lắm lời , đanh đá nói át người khác -> P.C.Lịch sự x./Đánh trống lảng : Né tránh , không muốn đề cập đến vấn đề đang trao đổi ->

- Có thể cho học sinh thi đọc tục ngữ , ca dao :

a./ Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng , người ngoan thử lờib./ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.c./Chẳng được miếng thịt miếng xôi Cũng được lời nói cho tôi vừa lòngd./Một lời nói quan tiền thúng thóc Một lời nói dùi đục cẳng tay e./ Một câu nhịn là chín câu lành.

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không phải mâu thuận với nhau

- “ Lời nói gói vàng” là muốn so sánh giá trị của lời nói ( gói vàng) Đó là khi ta

phát huy được hiệu quả của lời nói trong giao tiếp , làm thỏa mãn người nghe

- “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây không có nghĩa là lời nói không có

giá trị mà lời nói là tài sản chung của cộng đồng xã hội Khi giao tiếp ta phải sửdụng , lựa chọn sao cho phù hợp để lời nói phát huy được hiệu quả khi giao tiếp

Như vậy hai câu trên đề thống nhất trong việc khuyên răn ta biết phát huy vai trò , giá trị của lời nói trong quá trình giao tiếp

Bài tập 15 : Câu “ Nói gần nói xa chẳng qua nói thật ” nhằm khuyên chúng ta

nói rõ ràng , cụ thể trong giao tiếp , không nên nói nửa úp , nửa mở khi không cần thiết gây trở ngại cho quá trình giao tiếp

Nó liên quan đến phương châm cách thức

Bài tập 16 : Câu “ Rượu lạt uống lắm cũng say

Trang 21

Người khôn nói lắm , dẫu hay cũng nhàm” khuyên chúng ta trong giao tiếp cần

nói vừa đủ nghe , đừng gây sự nhàm chán đối với người khác

Bài tập 17:

Câu tục ngữ : “ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” khuyên ta

thực hiện phương châm hội thoại về chất

Bài tập 18:.

a./ Cái Nụ hỏi cô Chiêu trong tình huống cái Nụ đã đánh rơi rơi cái ống vôi xuống sông

b./ Mục đích mà cái Nụ hỏi cô Chiêu là để khỏi mắng mình

c./ Trong thực tế một vật mà bị mất thì được hiểu là không tồn tại, không thuộc sở hữu về mình nữa.

- Lời thoại thứ hai không tuân thủ phương châm quan hệ

Thầy giáo hỏi “Đi đâu” thì A lại trả lời “Em làm bài tập rồi.” Nói khôngđúng vào đề tài, lạc đề

IV Nhắc nhở Hs về nhà:- Hoàn thiện các Bt

Chuẩn bị bài : Ôn tập văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương

Trang 22

Ngày soạn : 12/10/2023Ngày dạy : 17/10/2023

Buổi 3: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Nguyễn Dữ)

A KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phẩm

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho HS.

- Bồi dưỡng long yêu con người, cảm thông với người phụ nữ.

B CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1 Ổn định.2 KTBC.3 Ôn tập.

I Tác giả:

- Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở Hải Dương.

- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỷ XVI, là thời kỳ Triều đình nhà Lê đã bắt

đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyềnlực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài.

- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ởvùng núi Thanh Hoá Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đươngthời.

II Tác phẩm:

1 Xuất xứ: “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20

truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”.

Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích ViệtNam “Vợ chàng Trương”.

2 Thể loại: Truyện truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện kỳ lạ

vẫn được lưu truyền) Viết bằng chữ Hán.

3 Chủ đề: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương,“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số

phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ ViệtNam dưới chế độ phong kiến.

4 Tóm tắt: Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh.

Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu Nàng ở nhà, mộtmình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khibà mất Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi VũNương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa LinhPhi và các tiên nữ cứu Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan Ít lâu sau, VũNương gặp Phan Lang, người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu Khi Langtrở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn chàng Trương lập đàn giải oan

Trang 23

cho nàng Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vàobờ lời tạ từ rồi biến mất.

5 Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1:… của mình: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự

xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.

- Đoạn 2: … qua rồi: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc gặp gỡ giữa Vũ Nương và Phan Lang trong đội

Linh Phi Vũ Nương được giải oan.

III Giá trị nội dung của tác phẩm: (Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu

2 Giá trị nhân đạo:

a Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông quanhân vật Vũ Nương

Tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ đờisống và tính cách nhân vật.

Ngay từ đầu, nàng đã được giới thiệu là “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tưdung tốt đẹp” Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với

mẹ trăm lạng vàng cưới về.

Cảnh 1: Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng luôn giữ gìn khuôn

phép nên dù chồng nàng đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức nhưng gia đìnhchưa từng phải bất hoà.

Cảnh 2: Khi tiễn chồng đi, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những

lời tình nghĩa đằm thắm Nàng “chẳng dám mong ” vinh hiển mà chỉ cầu chochồng “khi về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” Vũ Nương cũng

thông cảm cho những nỗi gian lao, vất vả mà chồng sẽ phải chịu đựng Và xúcđộng nhất là những lời tâm tình về nỗi nhớ nhung, trông chờ khắc khoải củamình khi xa chồng Những lời văn từng nhịp, từng nhịp biền ngẫu như nhịp đậptrái tim nàng - trái tim của người vợ trẻ khát khao yêu thương đang thổn thức loâu cho chồng Những lời đso thấm vào lòng người, khiến ai ai cũng xúc động ứahai hàng lệ.

Cảnh 3: Rồi đến khi xa chồng, nàng càng chứng tỏ và bộc lộ nhiều phẩm chất

đáng quý Trước hết, nàng là người vợ hết mực chung thuỷ với chồng Nỗi buồnnhớ chồng vò võ, kéo dài qua năm tháng Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn”– cảnh vui mùa xuân hay “mây che kín núi” – cảnh buồn mùa đông, nàng lạichặn “nỗi buồn góc bể chân trời nhớ người đi xa Đồng thời, nàng là người mẹhiền, hết lòng nuôi dạy, chăm sóc, bù đắp cho đứa con trai nhỏ sự thiếu vắngtình cha Bằng chứng chính là chiếc bóng ở phần sau câu chuyện mà nàng vẫnbảo đó là cha Đản Cuối cùng, Vũ Nương còn bộc lộ đức tính hiếu thảo của

Trang 24

người con dâu, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau Nàng lo chạy chữathuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật, bởi yếu tố tâm linh đối

với người xưa là rất quan trọng Nàng lúc nào cũng dịu dàng, “lấy lời ngọt ngàokhôn khéo, khuyên lơn” Lời trăng trối cuối cùng của bà mẹ chồng đã đánh giácao công lao của Vũ Nương đối với gia đình: “Xanh kia quyết chẳng phụ con,cũng như con đã chẳng phụ mẹ” Thông thường, nhất là trong xã hội cũ, mối

quan hệ mẹ chồng – con dâu là mối quan hệ căng thẳng, phức tạp Nhưng trướcngười con dâu hết mực hiền thảo như Vũ Nương thì bà mẹ Trương Sinh không

thể không yêu mến Khi bà mất, Vũ Nương đã “hết lời thương xót, phàm việcma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình” Có thể nói, cuộc đời Vũ

Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ: mộtngười vợ thuỷ chung, một người mẹ thương con, một người dâu hiếu thảo Ởbất kỳ một cương vị nào, nàng cũng làm rất hoàn hảo.

Cảnh 4: Khi bị chồng nghi oan, nàng đã tìm mọi cách để xoá bỏ ngờ vực trong

lòng Trương Sinh.

+ Ở lời nói đầu tiên, nàng nói đến thân phận mình, tình nghĩa vợ chồng vàkhẳng định tấm lòng chung thuỷ trong trắng của mình Cầu xin chồng đừng nghioan, nghĩa là nàng đã cố gắng hàn gắn, cứu vãn hạnh phúc gia đình đang cónguy cơ tan vỡ.

+ Ở lời nói thứ hai trong tâm trạng “bất đắc dĩ”, Vũ Nương bày tỏ nỗi thất vọng

khi không hiểu vì sao bị đối xử tàn nhẫn, bất công, không có quyền tự bảo vệmình, thậm chí không có quyền được bảo vệ bởi những lời biện bạch, thanhminh của hàng xóm láng giềng Người phụ nữ của gia đình đã mất đi hạnh phúc

gia đình, “thú vui nghi gia nghi thất” Tình cảm đơn chiếc thuỷ chung nàngdành cho chồng đã bị phủ nhận không thương tiếc Giờ đây “bình rơi trâm gãy,mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụngcuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa”, cả nỗi nhớ chờ chồng mà

hoá đá trước đây cũng không còn Vậy thì cuộc đời còn gì ý nghĩa nữa đối vớingười vợ trẻ khao khát yêu thương ấy?

+ Chẳng còn gì cả, chỉ có nỗi thất vọng tột cùng, đau đớn ê chề bởi cuộc hônnhân đã không còn cách nào hàn gắn nổi, mà nàng thì phải chịu oan khuất tàytrời Bị dồn đến bước đường cùng, sau mọi cố gắng không thành, Vũ Nương chỉcòn biết mượn dòng nước Hoàng Giang để rửa nỗi oan nhục Nàng đã tắm gộichay sạch mong dòng nước mát làm dịu đi tức giận trong lòng, khiến nàng suynghĩ tỉnh táo hơn để không hành động bồng bột Nhưng nàng vẫn không thayđổi quyết định ban đầu, bởi chẳng còn con đường nào khác cho người phụ nữbất hạnh này Lời than của nàng trước trời cao sông thẳm là lời nguyện xin thầnsông chứng giám cho nỗi oan khuất cũng như đức hạnh của nàng Hành độngtrẫm mình là hành động quyết liệt cuối cùng, chất chứa nỗi tuyệt vọng đắng caynhưng cũng đi theo sự chỉ đạo của lý trí.

+ Được các tiên nữ cứu, nàng sống dưới thuỷ cung và được đối xử tình nghĩa.Nàng hết sức cảm kích ơn cứu mạng của Linh Phi và các tiên nữ cung nước.Nhưng nàng vẫn không nguôi nỗi nhớ cuộc sống trần thế – cuộc sống nghiệtngã đã đẩy nàng đến cái chết Vũ Nương vẫn là người vợ yêu chồng, người mẹthương con, vẫn nặng lòng nhung nhớ quê hương, mộ phần cha mẹ, đồng thời

Trang 25

vẫn khao khát được trả lại danh dự Bởi vậy mà nàng đã hiện về khi TrươngSinh lập đàn giải oan Thế nhưng “cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chếtcũng không bỏ”, Vũ Nương không quay trở về trần gian nữa.

Tóm lại: Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục lại đảm

đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung vớichồng, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình Nàng là người phụ nữ hoànhảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụnữ Người như nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà lạiphải chết oan uổng, đau đớn.

b Vì sao Vũ Nương phải chết oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gìvề thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

Những duyên cớ khiến cho một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nươngkhông thể sống mà phải chết một cách oan uổng:

- Nguyên nhân trực tiếp: do lời nói ngây thơ của bé Đản Đêm đêm, ngồi

buồn dưới ngọn đèn khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là chaĐản” Vậy nên Đản mới ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha thật chở về thìkhông chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bị oan.

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen Ngay từ đầu, Trương Sinh đã được

giới thiệu là người “đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”, lại thêm “khôngcó học” Đó chính là mầm mống của bi kịch sau này khi có biến cố xảy ra Biến

cố đó là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi về mẹ đã mất Mang tâmtrạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấy khóc

không chịu nhận cha Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay!Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia,chỉ nín thin thít” Trương Sinh gạn hỏi đứa bé lại đưa thêm những thông tin gaycấn, đáng nghi: “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến” (hành động lén lútche mắt thiên hạ), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đảng ngồi cũng ngồi” (hai người rất

quấn quýt nhau), “chẳng bao giờ bế Đản cả” (người này không muốn sự có mặtcủa đứa bé) Những lời nói thật thà của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghentuông trong lòng Trương Sinh.

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh Là

kẻ không có học, lại bị ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bìnhtĩnh, sáng suốt để phân tích những điều phi lý trong lời nói con trẻ Con ngườiđộc đoán ấy đã vội vàng kết luận, “đinh ninh là vợ hư” Chàng bỏ ngoài tai tấtcả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ Khi Vũ Nươnghỏi ai nói thì lại giấu không kể lời con Ngay cả những lời bênh vực của họhàng, làng xóm cũng không thể cời bỏ oan khuất cho Vũ Nương Trương Sinhđã bỏ qua tất cả những cơ hội để cứu vãn tấn thảm kịch, chỉ biết la lên cho hảgiận Trương Sinh lúc ấy không còn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cũng chẳngquan tâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình, nhất là gia đìnhnhà chồng Từ đây có thể thấy Trương Sinh là con đẻ của chế độ nam quyền bấtcông, thiếu lòng tin và thiếu tình thương, ngay cả với người thân yêu nhất.

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương chỉ là “con nhà kẻ khó”,

còn Trương Sinh là “con nhà hào phú” Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh

Trang 26

đối với Vũ Nương đã phần nào thể hiện quyền thế của người giàu đối với ngườinghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắt đầu làm đen bạc thói đời.

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền

được tự bảo vệ mình Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu;người phụ nữ khi đã bị mang tiếng thất tiết với chồng thì sẽ bị cả xã hội hắt hủi,chỉ còn một con đường chết để tự giải thoát.

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn

đến cảnh tử biệt Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thìVũ Nương đã không phải chịu nỗi oan tày trời dẫn đến cái chết thương tâm nhưvậy.

Tóm lại: Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem

trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thờibày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụnữ Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực, trở chemà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây của đứa trẻvà vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễucuộc đời mình.

4.Luyện tập:

Đề 1: Phân tích(cảm nhận) về nhân vật chính Vũ Nương

Mở bài:- MBTT: + Tác giả + Tác phẩm

+ Nhân vật: Nguyễn Dữ với niềm thương cảm sâu sắc và hiểu về số

phận con người đã khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương Cô là một vẻ đẹpđiển hình cho công , dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ VN trong xã hội phongkiến bị xô đẩy vào cảnh ngộ éo le

- MBGT:

+ Thời gian đã trôi qua nhưng số phận của người phụ nữ VN trong XHPK vẫncòn ám ảnh trong mỗi chúng ta Không phải trong “Truyện Kiều” của ND sốphận người phụ nữ mới đc quan tâm mà ngay từ thế kỉ 16 tác phẩm “Chuyệnngười ”, Nguyễn Dữ đã có những cảm thông, thương xót sâu sắc cho cuộc đờibất hạnh Cho những kiếp hồng nhan bạc phận trong xã hội phụ quyền

+ Gần 5 thế kỉ trôi qua nhưng “Chuyện người ” và số phận của Vũ Thị Thiếtvẫn làm cho bao thế hệ độc giả xót thương, cảm thông với người phụ nữ đứchạnh, hiếu nghĩa, thủy chung nhưng phải chết oan uổng Nhưng người phụ nữấy là nơi hội tụ một vẻ đẹp mang giá trị thẩm mỹ trong XHPK và cũng là chuẩnmực của người phụ nữ VN hiên đại

Thân bài:Dẫn ý:

Đến TK 16, XHPK suy tàn, thối nát đã đẩy người phụ nữ vào bi kịch củacuộc đời, dồn họ vào bước đường cùng “Chuyện người ” được sáng tạo dựatrên truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” Với tài năng sáng tạo của Nguyễn Dữ,tác phẩm trở nên lung linh, kì ảo Nhân vật chính Vũ Nương- người con gái quê

Trang 27

ở Nam Xương, công dung, ngôn hạnh, hiếu nghia, thủy chung mà phải chịu sốphận bi thảm, oan ức

1 LĐ 1: VN là một người phụ nữ thùy mị, nết na, công dung, ngôn hạnh

-Vũ Thị Thiết là một người phụ nữ hoàn hảo

+Ngay từ đầu tác phẩm ,nàng đã được giới thiệu là một người phụ nữ “thùy mịnết na, tư dung tốt đẹp” Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chấtcủa nàng Từ đó đã thấy được Vũ Nương được tác giả khắc họa với những nétchân dung về người phụ nữ mang vẻ đẹp toàn vẹn nhất trong xã hội phong kiến+ Vì cảm mến dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàngcưới nàng về làm vợ

+Sống trong gia đình hào phú bên người chồng”đa nghi ,đối với vợ đề phòngquá mức “,Vũ Nương luôn biết giữ khuôn phép ,khéo cư xử nên vợ chồng chưatừng xảy ra bất hòa

- Cuộc sống đang êm đềm hạnh phúc thì giặc Chiêm sang xâm lược TrươngSinh vốn là con nhà hào phú nhưng vô học nên phải đi lính đợt đầu Khi tiễnchồng ra trận , nàng không mong hư vinh mà chỉ cầu mong hai chữ bìnhyên.Bởi nàng hiểu và thông cảm được nỗi vất vả ,gian lao mà người chồng phảichịu đựng ở nơi biên ải Điều đó cho thấy Vũ Nương là một người không màngdanh lợi ,chỉ mong hạnh phúc gia đình

- Khi xa chồng ,Vũ Nương là một người vợ thủy chung yêu chồng tha thiết Nỗinhớ xen lẫn nooix buồn dài theo năm tháng :”mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn,mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể không thể nào ngăn lại được “- Vũ Nương là một người mẹ hiền ,một người con dâu hiếu thảo

+ với vai trò một người mẹ nàn hết lòng yêu thương chăm sóc con thơ Thươngcon vắng cha nàng trỏ vào bóng của mình trên vách và nói với con :”chaĐản”.Bởi lẽ nàng không muốn sự thiếu hụt tình cảm cha con trong lòng đứa trẻbé thơ Quả thực Vũ Nương là người mẹ yêu thương con hết mực ,

+ Với vai trà là một người con dâu ,nàng tận tâm hiếu thảo Khi mẹ chồngốm ,ngàng hết lòng chăm sóc thuốc thang ,nàng còn lễ bái thần phật cầu mongbà nhanh khỏi bệnh Khi mẹ chồng mất ,nàng lo liệu ma chay chu đáo như chamẹ đẻ của mình Công lao của nàng được mọi người ghi nhận và cả người mẹchồng trước khi qua đời đã nói :”Xanh kia quyết chẳng phụ con ,cũng như conđã chẳng phụ mẹ “

=>Vũ Nương là một người phụ nữ ,người vợ đảm đang tháo vát,thủy chung,mộtngười con dâu hiếu thảo ,là một người mẹ giàu tình cảm thương con Ở nàng hộitụ đầy đủ những vẻ đẹp của người phụ nữ VN truyền thống Quãng thời gianchung sống với Trương sinh có lẽ là giai đoạn hạnh phúc nhất đời nàng, chỉ mộtkhoảng thời gian ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn thiên chức của người phụnữ Người phụ nữ hoàn hảo ấy lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc.Hạnh phúc của nàng thật mong manh như sương khói, như đóa hoa phù dungsớm nở tối tàn.

2 LĐ 2: Vũ Nương là một người phụ nữ chịu oan ức và bất hạnh

-Giặc tan ,Trương Sinh trở về gia đình bé nhỏ của mình tưởng chừng hạnh phúcnhưng lại tan vỡ thành những mảnh đời bất hạnh Sau chinh chiến ,tâm trạng

Trang 28

Trương Sinh buồn chán vì mẹ mất con không chịu nhận cha Điều đó càngkhiến Trương Sinh đau khổ buồn bã ,chàng bế con ra mộ mẹ

Trương Sinh hết sức dỗ dành :”Nín đi con”.Đứa con trả lời lại:”Ô hay !Thế raông cũng là cha tôi ư?Ông lại biết nói ,chứ không như cha tôi trước kia chỉ nínthin thít “Chàng gạn hỏi đứa bé trả lời :”Có một người đàn ông đêm nào cũngđến ,mẹ Đản đi đâu cũng đi theo mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờbế Đản cả Trương sinh nghi ngờ, máu ghen nổi lên.Về đến nhà chàng mắngnhiếc ,nói bóng nói gió xa xôi đánh đuổi nàng đi Vũ Nương cố gạn hỏi do ai nóichuyện nhưng Trương Sinh lại không nói rõ nguyên nhân hàng xóm sang canngăn nàng cũng không nghe lời

-Trước nỗi nghi ngờ của chồng để hàn gắn hạnh phúc ,Vũ Nương hết lời thanhminh giải bày bằng ba lời thoại Lời thoại thứ nhất Vũ Nương đã lấy thân phậnmình :”nghèo khó được nương tựa nhà giàu “,lấy tình nghĩa vợ chồng để khẳngđịnh tấm lòng trong trắng thủy chung ;lấy lời thề nguyền để chứng minh tấmlòng trinh bạch

=>Nàng đã làm đủ mọi cách đề hàn gắn hạnh phúc nhưng không hiểu sao vẫn bịđuổi đi ,hạnh phúc không còn,tình yêu tan vỡ (bình rơi châm gãy ,mây tạnh mưatan ,sen rũ trong ao,liễu tan trước gió ).Bị đành đến mức đường cùng ,nàng phảimượn dòng nước của con sông quê hương để giải tỏa tấm lòng trong trắng củamình Nàng tấm gội sạch sẽ ngửa amwjt lên nhìn trời mà than :”Đoan trang giữtiết trinh bạch ,gìn lòng vào nước xin làm ngọc Mị Nương ,xuống xuống đất xinlàm cỏ Ngu mĩ “.Lời than như một lời thề Nàng chấp nhận số phận sau nhữngcố gắng không thành Hành động đẫm mình là một hành động quyết liệt có nỗituyệt vọng Vũ Nương đã hết lòng muốn vun đắp cho hạnh phúc gia đình nhưngphải chịu cái chết oan uổng ,cái chết bi thương Mặc dù sau này Trương Sinhnhận ra mọi chuyện nhưng đã quá muộn.

- Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương

+ Cuộc hôn nhân của họ không môn đăng hộ đối Vũ Nương lấy một người đànông gia trưởng Hơn nữa đó là một người thất học, có tính đa nghi thái quá,ghen tuông mù quáng

+ Do chiến tranh khiến cho vợ chồng phải xa nhau

+ Do tư tưởng trọng nam khinh nữ của người dân phong kiến đến cách cư xử hồđồ, độc đoán, vũ phu của Trương Sinh

+ Do lời nói ngây thơ của con trẻ chứa đầy những dữ liệu đáng ngờ

=>Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uycủa người đàn ông Cái chết của Vũ Nương trong hoàn cảnh đó là điều tất yếukhông thể tránh khỏi vì nàng không thể đủ sức chống lại cả một xã hội phongkiến đang trong cơn khủng hoảng

3 LĐ 3: Đánh giá chi tiết nghệ thuật:

- Sau cái chết của Vũ Nương, một đêm khuya, dưới ngọn đèn, đứa con trỏ vào bóng Trương Sinh trên vách và nói: “Cha Đản đến rồi kìa!” Lúc bấy giờ Trương sinh mới hiểu nỗi oan của vợ Chi tiết cái bóng trong chuyện mang nhiều ý nghĩa, là nút mở, nút thắt của truyện Chiếc bóng mở ra những bi kịch về tình yêu về tình cảm gia đình là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của

Trang 29

Vũ Nương Đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là một sáng tạo của Nguyễn Dữ

- Yếu tố hoang đường: Những yếu tố hoang đường giúp cho truyện trở nên hay, hấp dẫn và cũng là yếu tố giúp Vũ Nương giải oan

+ Nguyễn dữ không can tâm để cho nhân vật chính của mình chết một cách oan uổng nên đã sáng tạo ra chi tiết kì ảo ở cuối truyện Vũ Nương tự vẫn nhưng được tiên cứu giúp để trở về trần gian với xe cờ, võng lọng để gặp lại chồng conlần cuối và rửa tiếng oan

+ Có thể nói những chi tiết cuối tác phẩm là thành công nhất dù kì ảo nhưng vẫnmang giá trị hiện thực Vẫn biết rằng vũ Nương không thể trở lại trần gian, chẳng bao giờ được làm mẹ, làm vợ nữa, bé Đản mãi mãi là một đứa trẻ mồ côi,Trương Sinh mãi mãi ôm nỗi hận day dứt nhưng đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà Nguyễn Dữ gửi đến Vũ Nương và bạn đọc Hơn thế nữa, chi tiết hoang đường giúp cho nhà văn ca ngợi, nhấn mạnh thêm phẩm chất của vũ Nương, mặc dù đã chết nhưng nàng vẫn quay về, vẫn hướng lòng mình về phái gia đình, với người chồng

=>Trong Truyên kiều Nguyễn du đã từng viết:

Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Người con gái Nam Xương không chỉ là ngoại lệ trong những lời nhận xét ấy Từ số phận của người phụ nữ trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương đến Vũ Nương và sau này là Thúy Kiều đã phản ánh nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải chịu trong XHPK Điều đó góp phần tố cáo sâu sắc XHPK tàn bạo và bất nhân Nguyễn Dữ đã thể hiện nỗi thương xót, thông cảm tới họ Hơn nữa ông đề cao khát vọng cuộc sống, được yêu, được hạnh phúc, được tôn trọng và bình đẳng của người phụ nữ

ĐỀ 2: CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG QUA ĐOẠN TRÍCH SAU :

“ Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng màrằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áogấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủrồi Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường Giặc cuồng còn lẩn lút, quântriều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho

Trang 30

tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áorét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thươngngười đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không baybổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áochàng đành rứt Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộmmối tình muôn dặm quan san!

Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra mộtđứa con trai, đặt tên là Đản Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khithấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời khôngthể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm Nàng hết sức thuốcthang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnhtình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàngrằng:

- Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời ( ) Sau này, trời xét lòng lành, ban chophúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụcon, cũng như con đã chăng pha lệ.

Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệunhư đối với cha mẹ đẻ mình."

(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9 Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

I Mở bài

Viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong văn học Trung đại không thể

không kể đến Nguyễn Dữ Ông nổi tiếng học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan

một năm rồi lui về ở ẩn Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Chuyện người congái Nam Xương” Đây là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kìMạn Lục” Truyện đã khắc hoạ thành công nhân vật Vũ Nương – một người

phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại gặp nhiều đau khổ, bất hạnh Đoạn truyệntrên kể về việc dặn dò của Vũ Nương với chồng trước khi chồng đi lính và sựchăm sóc tận tình của Vũ Nương với mẹ chồng khi chồng vắng nhà.

II Thân bài

1 Khái quát chung:

- Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ tích “Vợ chàngTrương” Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận bi thảm củangười con gái xinh đẹp “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” tên là Vũ Thị

Thiết quê ở Nam Xương Vẻ đẹp của nàng xứng đáng có được hạnh phúc viên

mãn Rồi Trương Sinh, một người con nhà hào phú trong làng, vì mến “dunghạnh” mà “ xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ”.

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trên thuộc phần đầu của tác phẩm Đoạn trích đã

khái quát những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương và tái hiện cảnh Vũ Nươngtiễn chồng đi lính, qua đoạn trích đã thể hiện rõ những nét phẩm chất tốt đẹpcủa Vũ Nương một người phụ nữ thương yêu chồng con sâu sắc, đảm đang tháovát, một người con dâu hiếu thảo.

2 Cảm nhận về Vũ Nương

a Trước hết Vũ Nương là một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt

Trang 31

- Nguyễn Dữ đã dành những lời lẽ đẹp đẽ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và tấm lòngtrung trinh của Vũ Nương

- Trước hết, ở nhân vật Vũ Nương ta nhận thấy, nàng là một người vợ hết mực

thương chồng, sống trọn đạo vợ chồng Lúc còn ở bên nhau, nàng toan lo mọi

bề, tất cả đều chu toàn, cặn kẽ Biết chồng có tính đa nghi, với vợ phòng ngừaquá mức nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép Vì thế cuộc sống vợchồng chưa từng xảy ra bất hòa Và rồi chiến tranh phong kiến diễn ra chia cắttình cảm gia đình, vì tuy con nhà hào phú nhưng ít học nên tên phải ghi trong sổlính vào loại đi đầu

- Buổi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy, nói lời ngọt ngào nồng đượm

tình yêu thủy chung “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấnphong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữbình yên, thể là đủ rồi.” Qua câu nói trên ta thấy mong ước lớn lao nhất của

nàng là cuộc sống gia đình yên ấm, mong chồng được bình yên trở về Nàng

tiếp lời “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường Giặc cuồng còn lẩn lút,quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiếncho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng”

- Lời nói ấy, ta cảm nhận được nỗi xót thương, cảm thông cho những vất vả,

hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi chiến trường Bên cạnh đó nàngcàng bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong da diết của mình trong những ngày chồng

đi xa“Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủbãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìnhàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng” " Những câu văn biền ngẫu

sóng đôi, cân xứng nhịp nhàng như nhịp đập thổn thức của trái tim người vợ trẻ,lời tiễn biệt ân tình thể hiện tình yêu thương chồng và niềm khát khao một máiấm hạnh phúc

- Xa chồng, Vũ Nương không lúc nào không nghĩ đến, không nhớ thương: "Ngàyqua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây chekín núi thì nỗi buồn nơi góc bể chân trời không thể nào ngăn được" Tác giả

đã dùng những hình ảnh ước lệ, mượn cảnh vật thiên nhiên để diễn tả sự trôichảy của thời gian Thời gian trôi qua, không gian cảnh vật thay đổi, mùa xuântươi vui đi qua, mùa đông ảm đạm lại đến còn lòng người thì dằng dặc một nỗinhớ mong.

- Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và nói với con rằng "cha Đản lại đến"

không chỉ muốn con ghi nhớ bóng hình người cha trong trái tim non nớt của nó,mà còn thể hiện tình cảm của nàng trước sau như một, gắn bó như hình vớibóng Nói với con như vậy để làm vơi đi nỗi nhớ thương chồng Tâm trạng đócủa Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người vợ có chồng đi línhtrong thời loạn lạc:

"Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

( Trích "Chinh phụ ngâm" - Đoàn Thị Điểm)

b Nàng là người mẹ yêu thuong con

Trang 32

* Chuyển ý: Không chỉ là một người vợ thủy chung Vũ Nương còn là mộtngười mẹ rất mực tâm lí, yêu thương con cái Sau khi chồng đi lính, nàng một

mình sinh con và đặt tên là Đản, một mình nuôi dạy con, vừa đóng vai trò làmột người mẹ, lại vừa đóng vai trò là một người cha Ngày qua ngày sợ conbuồn khi thiếu vắng cha, nàng đã chỉ bóng mình trên vách để nói với con đó làcha Đản Nào ai ngờ đó lại là khởi nguồn bi kịch cho nàng về sau.

c Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo

* Chuyển ý: Không chỉ là một người vợ thủy chung, một người mẹ yêu thương

con sâu sắc mà Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo

- Khi chồng đi lính, nàng vẫn còn trẻ nhưng đã phải gánh vác mọi việc trong giađình chồng Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rất khódung hoà thường chỉ mang tính chất ràng buộc của lễ giáo phong kiến vậy màVũ Nương vẫn rất yêu quý, chăm sóc mẹ chồng như đối với cha mẹ đẻ của

mình Khi mẹ chồng ốm, nàng "hết sức thuốc thang và lễ bái thần phật, lấy lờingọt ngào, khôn khéo, khuyên lơn"

- Những lời nói dịu dàng, những cử chỉ ân cần của nàng thật đáng trân trọng.Đặc biệt lời trăn trối của bà mẹ chồng trước khi mất đã khẳng định lòng hiếu

thảo, tình cảm chân thành của Vũ Nương : "Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời.Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về, mà không gắng ăn miếng cơmmiếng cháo đặng cùng vui sum họp Song lòng tham vô cùng mà vận trời khótránh Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt Một tấm thân tàn, nguy trongsớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con Chồng con nơi xa xôi chưabiết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được Sau này, trời xét lòng lành,ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyếtchẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ" Đây quả là sự ghi nhận, đánh

giá rất cao công lao của Vũ Nương đối với gia đình chồng

- Nhà văn Nguyễn Dữ rất già dặn khi ông để cho bà mẹ chồng nhận xét về nàngdâu chứ không phải là ai khác Đặt trong xã hội lúc bấy giờ thì đây là lời đánhgiá thật xác đáng và khách quan khiến ta cảm nhận được nét đẹp trong phẩm

chất của Vũ Nương Rồi đến khi mẹ chồng mất, “nàng hết lời thương xót, phàmviệc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình” Nàng làm những

việc đó không chỉ vì bổn phận và trách nhiệm của người con dâu mà còn xuấtphát từ lòng yêu thương, sự hiếu thảo mà nàng đã dành cho mẹ chồng Rõ ràngVũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát Trong cả ba tư cách: ngườivợ, người con, người mẹ, tư cách nào cũng nêu cao được đức hạnh của nàng:chung thủy, yêu thương chồng tha thiết, rất mực yêu thương con, hiếu thảo vớimẹ chồng Nàng là mẫu người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến xưa,nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc và được mọi người trân trọng

- Tuy nhiên, số phận của nàng Vũ Nương lại đi đến hạnh phúc cuối cùng màphải tự vẫn ở bến Hoàng Giang Người đọc càng cảm thấy đau xót hơn khingười phụ nữ đức hạnh, trinh bạch gìn lòng như nàng cuối cùng lại không đượchưởng hạnh phúc như người mẹ đã nói Tóm lại, đoạn trích đã thể hiện đượctấm lòng thơm thảo, thủy chung của Vũ Nương đối với chồng, với mẹ chồng vàvới gia đình.

3 Đánh giá

Trang 33

Bằng ngòi bút sắc sảo, chỉ một đoạn truyện ngắn, Nguyễn Dữ đã làm nổibật lên phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương – người phụ nữ tiêu biểu trong xã hộixưa Với những lời đối thoại, những chi tiết, hình ảnh và ngôn ngữ trong đoạntruyện đã làm cho đoạn truyện thêm hấp dẫn và thuyết phục người đọc.

III Kết bài

Với việc tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vậtqua ngoại hình, hành động, đối thoại kết hợp với nhiểu điển tích, ngôn từ cổkính, giàu giá trị biểu đạt…, đoạn trích đã sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của VũNương: yêu thương chồng, con và là người con dâu hiếu thảo, đảm đang.Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương trong đoạn truyện là những phẩm chấtcủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến Họ xứng đáng để chúng ta ca ngợi,yêu thương Từ phẩm chất của Vũ Nương chúng ta học tập được những đức tínhcao đẹp, từ đó tạo nên một xã hội văn minh và đầy nhân văn.

ĐỀ 3: CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG QUA ĐOẠN TRUYỆNSAU:

“… Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na, lạithêm tư dung tốt đẹp Trong làng có chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh, xinvới mẹ trăm lạng vàng cưới về Song Trương có tính đa nghi đối với vợ phòngngừa quá sức Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồngphải đến thất hòa Cuộc xum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đìnhbắt lính đi đánh giặc Chiêm Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có họcnên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu Buổi ra đi mẹ chàng có dặnrằng:

Nay con phải tạm ra tong quân, xa lìa dưới gối Tuy hội công danh từ xưa ítgặp, nhưng trong chỗ binh cách phải biết giữ mình làm trọng, gặp khó khănnên lui, lường sức mình mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vàocạm bẫy Quan cao tước lớn nhường để người ta Có như thế mẹ ở nhà mớikhỏi lo lắng về con được.

Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng màrằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áogấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủrồi Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường Giặc cuồng còn lẩn lút, quântriều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến chotiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áorét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thươngngười đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không baybổng

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn,áo chàng đành rứt Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đãnhuộm mối tình muôn dặm quan san!”

( Trích Chuyện người con gái Nam Xương – SGK Ngữ văn 9 tập1)

1 Mở bài

Trang 34

Nguyễn Dữ là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học trung đạiViệt Nam Nếu như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ của thểloại truyện Nôm thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ đượccoi là kiệt tác của thể loại truyện, được đánh giá là “áng thiên cổ tùy bút” Đếnvới “ Chuyện người con gái Nam Xương”, người đọc cảm nhận được nhân vậtVũ Nương một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, nết na nhưng lại chịu sốphận vô cùng bất hạnh, oan nghiệt Điều đó được thể hiện rõ qua đoạn truyệntrên.

2.Thân bàia Khái quát:

- Chuyện “ Người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện trích trong “

Truyền kì mạn lục” áng văn được người đời đánh giá là áng “ Thiên cổ tùy bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời Truyện được viết từ chuyện cổ tích “ Vợchàng Trương” nhưng với ngòi bút tài năng của mình Nguyễn Dữ đã sáng tạonên “ Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng giàu giá trị và ý nghĩa Quacâu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làmnổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của người phụ nữ trong xã hội phongkiến.

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trên thuộc phần đầu của tác phẩm Đoạn trích đã

khái quát những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương và tái hiện cảnh Vũ Nươngtiễn chồng đi lính, qua đoạn trích đã thể hiện rõ những nét phẩm chất tốt đẹpcủa Vũ Nương một người phụ nữ thương yêu chồng con sâu sắc.

b Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua đoạn trích

* Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh, khéo léo, tế nhị,biết nhún nhường.

Điều đó được thể hiện trong lời giới thiệu của tác giả và trong chính cuộc sốngcủa nàng với Trương Sinh Mở đầu tác phẩm Nguyễn Dữ giới thiệu: “ Vũ ThịThiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tưdung tốt đẹp” Như vậy chỉ với một câu giới thiệu ngắn gọn Nguyễn Dữ đã kháiquát một cách khái quát và đầy đủ và trọn vẹn về vẻ đẹp âm hồn Vũ Nương ởnàng hội tụ đầy đủ cả: công – dung - ngôn - hạnh.

Và cũng bởi vì mến vì dung hạnh của nàng nên Trương Sinh đã xin mẹ trămlạng vàng về cưới Chi tiết này càng tô đậm cho vẻ đẹp của VN Nhưng điều đócó nghĩa là ở ngay phần đầu của tác phẩm Nguyễn Dữ đã xây dựng giữa hainhân vật này là một sự cách bức Nếu như Vũ Nương xinh đẹp, nết na đức hạnhthì Trương Sinh lại có tính đa nghi Trương Sinh lại có cái quyền của người đànông trong xã hội phong kiến nam quyền, có quyền của nhà giàu đã phải bỏ trămlạng vàng để cưới vợ Với sự cách bức lớn như thế thì hẳn là cuộc sống của VũNương sẽ gặp nhiều khó khăn Hơn thế nữa Trương Sinh với vợ lại luôn phòngngừa quá sức nhưng “ Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồngxảy ra thất hòa” Nếu không phải là người phụ nữ tế nhị khéo léo thì hẳn nàngsẽ không giữ được hòa khí trong gia đình như vậy.

* Không chỉ là người phu nữ xinh đẹp nết na, đức hạnh, Vũ Nương còn làmột người vợ yêu chồn và luôn khao khát hạnh phúc gia đình

Trang 35

Vẻ đẹp ấy của nàng được tác giả làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận Trươngsinh và nàng cưới nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận, vìTrương Sinh con nhà hào phú nhưng ít học nên phải ghi tên dầu đi lính Lúc tiễnchồng ra trận Vũ Nương rót chén rượu đầy mà rằng: “ Chàng đi chuyến này ….Cánh hồng bay bổng”

=> Rõ ràng là trong lời nói của Vũ Nương ta nhân ra tình cảm tha thiết mà nàngdành cho chồng Nàng chỉ mong chồng trở về bình yên chứ ko cần công danhhienr hách Nàng lo cho nỗi vất vả của chồng nơi chiến trận và dự cảm được nỗicô đơn trong những ngày thiếu vắng chồng Nàng khong một lời than vãn vềnhững vất vả mà mình phải gánh vác Những lời nói của Vũ Nương cảm độngđến mức khiến cho những người xung quanh ai lấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽngười đọc không khỏi động lòng.

Rồi Trương Sinh đi ra trân, Vũ Nương ở nhà nhớ chồng da diết: “ Ngày quatháng lại….ngăn được” Bằng một vài hình ảnh ước lệ tượng trưng Nguyễn Dữđã diễn tả nỗi nhớ triền miên, dai dẳng, ngày qua ngày, tháng qua tháng của VũNương với người chồng nơi chiến trận của nàng Nàng vừa thương chồng, vừanhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi côđơn vò võ Tâm trạng nhớ thương, đau buồn ấy, cũng là tâm trạng chung củanhững người chinh phu trong xã hội loan lạc xưa.

“ Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trờiTrời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”( Chinh phụ ngâm khúc)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ càng cảm thông cho nỗi đau khổ của VũNương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ chờ đợi chồng của nàng.

* Liên hệ chị Dậu của Ngô Tất Tố: Tấm lòng, tình yêu thương chồng của Vũ

Nương khiến ta nhớ đến chị Dậu trong tiểu thuyết “ Tắt đèn” của nhà văn NgôTất Tố Dù chỉ là một người phụ nữ nông dân thấp cổ, bé họng nhưng chị đãliều mạng để bảo vệ chồng Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung son sắt, tìnhyêu thương dành cho chồng con chính là nét chung đẹp đẽ trong tâm hồn ngườiphụ nữ Việt Nam Vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng.

c Đánh giá: Truyện thành công bởi nghê thuật xây dựng nhân vật, dụng ý xây

dựng nghệ thuật của nhà văn Như vậy bằng cách kể chuyện tự nhiên, chânthực, đoạn trích giúp ta cảm nhận được những nét đẹp trong tâm hồn VũNương Nàng hiện lên không chỉ là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đứchạnh, khéo léo, tế nhị, biết nhún nhường, mà còn là một người vợ thủy chunghết mức Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn gửi vào đó lời ngợi ca, trântrọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa Và phải thực sự là mộtngười luôn trân trọng và cảm thông với cuôc đời của họ, Nguyễn Dữ mới có thểviết một tác phẩm hay độc đáo đến như vậy.

3 Kết bài

Đã gần 5 thập kỉ trôi qua nhưng đến nay “ Chuyện người con gái NamXương” vẫn còn nguyên giá trị Tác phẩm đã khắc họa thành công nhân vật VũNương một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết, đức hạnh, vẹn toàn nhưng lại cósố phận bất hạnh Vũ Nương tiêu biểu cho số phận người phụ nữ bất hạnh trong

Trang 36

xã hội phong kiến Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương” sẽ mãi còn neo đậu trong trái tim bạn đọcnhiều thế hệ.

Buổi 4: Ôn tập: Truyện Kiều (Tác giả tác phẩm) - Chị em Thúy Kiều

A KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

- Củng cố những kiến thức về tác giả, tác phẩm- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho HS.

B CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1 Ổn định.2 KTBC.3 Ôn tập.

I Đôi nét về tác giả Nguyễn Du

+ Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở TiênĐiền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh

+ Sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thốngvề văn học

- Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đìnhphong kiến quyền quý Nhưng năm 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi mồ côimẹ, Nguyễn Du đến sống cùng với người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản.- Do nhiều biến cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du dã rơi vào cuộc sống đầykhó khăn gian khổ Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn vàhoạn lộ trở nên thuận lợi hơn.

Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhânvăn hóa thế giới và ra quyết định kỉ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm năm sinhcủa ông.

Trang 37

- Mộng Liên Đường nói về Nguyễn Du: Con mắt trông sáu cõi và tấm lòng nghĩtới muôn đời

II Đôi nét về tác phẩm Truyện Kiều1 Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ19 (khoảng 1805-1809)

- Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều có dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyệncủa Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đếnsự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm

- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát

2 Bố cục

3 phần:

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước- Phần 2: Gia biến và lưu lạc- Phần 3: Đoàn tụ

3 Giá trị nội dung

- Giá trị nhân đạo

+ Là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhansắc, tài hoa, đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người+ Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của conngười, ông xót thương cho Thúy Kiều, một người con gái tài sắc mà phải lâmvào cảnh bị đọa đầy

+ Tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con ngườilương thiện

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến thành công vang dội, cách xây dựngnhân vật chính thường được miêu tả bằng lối ước lệ, tượng trưng; nhân vật phảndiện thường được khắc họa theo lối hiện thực hóa

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, có những bức tranh thiên nhiên tả cảnhngụ tình đặc sắc

5 Đoạn trích “CHỊ EM THÚY KIỀU

- Nằm ở phần đầu của tác phẩm- Bố cục: 4 phần

+ P 1: 4 câu đầu: giới thiệu vẻ đẹp chung của 2 chị em+ P 2: 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân

Trang 38

+ P 3: 12 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Kiều

+ P 4: 4 câu cuối: Đức hạnh của chị em Thúy Kiều

2 Thân bàia Khái quát

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích "Chị em Thuý Kiều" nằm trong phần: "Gặp gỡ

và đính ước", sau phần giới thiệu gia cảnh gia đình Thuý Kiều Với nhiệt tìnhtrân trọng ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển,lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi tả, khắc hoạ vẻ đẹp chị em Thuý Kiềuthành những tuyệt sắc giai nhân

b.cảm nhận vẻ đẹp của chị em Tk

* Vẻ đẹp chung

Dẫn dắt: Trước hết, Nguyễn Du cho ta thấy vẻ đẹp bao quát của hai chị em

Thuý Kiều trong bốn câu đầu:

Đầu lòng hai ả tố nga,Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

- Đoạn thơ đã giới thiệu thân phận của hai chị em là hai cô con gái lớn của giađình Vương viên ngoại, trong đó Thúy Kiều là chị cả, còn Thúy Vân là con thứ.Nhà thơ dùng từ Hán Việt "tố nga" chỉ những người con gái đẹp tinh tế để gọichung hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều.Vẻ đẹp chung nhất của hai chị em đượcNguyễn Du tóm gọn bằng một câu “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, tiêu biểu chophong cách ước lệ gợi tả của tác giả “Cốt cách” tức chỉ phẩm chất, tính cáchcủa hai cô gái

- Hai chị em được ví von có cốt cách thanh cao như hoa mai, có tâm hồn trongsáng như tuyết trắng Mỗi người có vẻ đẹp riêng và đều đẹp một cách toàn diện.

* Vẻ đẹp TV

Từ cái nhìn bao quát ấy, nhà thơ đi miêu tả từng người Sau khi giới thiệu vẻđẹp chung về hình thức lẫn tâm hồn của hai chị em bằng bốn câu thơ, để làmnổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều Nguyễn Du đã tinh tế khéo léo miêu tả vẻ đẹp củaThúy Vân trước:

Vân xem trang trong khác vời,Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Trang 39

Hoa cười ngóc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,

- Bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng, liệt kê, nhân hoá, tác giả miêu tả vẻ đẹpcủa Thuý Vân là vẻ đẹp “trang trọng, khác vời” Đó là một vẻ đẹp cao sang quíphái của gia đình quyền quý Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của ThúyVân hiện lên thật nghiêm trang, đứng đắn và phúc hậu Gương mặt của nàngđầy đặn như trăng hôm rằm, gợi ra một vẻ đẹp đoan trang phúc hậu,

- Điểm trên khuôn mặt đó là “nét ngài nở nang” gợi ra vẻ đẹp của đôi lông màyhơi đậm Không chỉ vậy, tác giả còn khắc họa được giọng nói, nụ cười e thẹn,nhẹ nhàng và mang nét đoan trang: “hoa cười ngọc thốt đoan trang” Đặc biệtnhất là vẻ đẹp của nàng Thúy Vân phải khiến cho tạo hóa phải nhường nhịn:“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” Việc miêu tả ngoại hình của ThúyVân như muốn dự báo trước về một cuộc đời yên bình, hạnh phúc của nàng.

*Vẻ đẹp TK:

- Miêu tả vẻ đẹp của nàng Thúy Vân trước, Nguyễn Du nhằm tạo đòn bẩy đểngười đọc thấy sự nổi bật của Thúy Kiều Nếu ở Thúy Vân chỉ dừng lại ở nhansắc, thì Thúy Kiều hội tụ vẻ đẹp Sắc, tài, tình:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,So bề tài sắc lại là phần hơnLàn thủy tinh, nét xuân sơn”

- Trong xã hội cũ, người ta luôn quan niệm rằng thiên nhiên là chuẩn mực củacái đẹp, con người thường được so sánh với thiên nhiên, hoặc hiện lên qua cáchình ảnh ước lệ tượng trưng Tác giả có dụng ý miêu tả Thúy Vân trước, khéoléo sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều Nếu Thúy Vân vớivẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì Thúy Kiều lại “sắc sảo, mặn mà”, vẹn toàn cảtài lẫn sắc Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ không miêuta toàn diện như Vân, đó là cách tạo điểm nhấn rõ rệt.

- Khi đi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều tác giả chú ý miêu tả đôi mắt, vì đôi mắtlà cửa sổ tâm hồn Một đôi mắt như “ làn thu thủy” trong trẻo, dịu dàng như lànnước mùa thu, đôi mày sắc nét tươi mới như nét núi mùa xuân Đôi mắt ấy cònhé lộ đời sống nội tâm đa sầu, đa cảm Một hình ảnh ước lệ quen thuộc kết hợpvới so sánh ẩn dụ đã khắc họa chân dung Thúy Kiều đẹp hoàn hảo.

- Vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” “ghen”, “hờn” làcác động từ chỉ sự ghen ghét, đố kị, nó mang một sắc thái mạnh biểu thị thái độghen tức của thiên nhiên đối với vẻ đẹp của Thúy Kiều, không một khuôn mẫunào có thể so sánh được với vẻ đẹp của nàng kể cả thiên nhiên, một tiêu chí tốiđa để gợi tả vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp làm thành nghiêng nước mất, tiềm tàngtai họa Và đằng sau sự nổi giận của tạo hóa ấy sẽ là sự trả thù theo quy luật tựnhiên: “trời xanh quen thói, má hồng đánh ghen”.

- Nhưng qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng, miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, đài các,kiêu sao, có sức cuốn hút mãnh liệt của Thúy Kiều Nhất là các từ "ghen","hờn", Nguyễn Du đã hé mở cho chúng ta thấy những cơn sóng gió bão tố củacuộc đời như chờ trực để vùi dập thân phận của nàng.

* Chuyển ý: Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy

Kiều, nhà thơ vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng:

Trang 40

Sắc đành tài một, tại đành hoạ hai

- Như vậy, về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng:

“Thông minh vốn sẵn tính trờiPha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương.”

- Ở nàng hội tụ đầy đủ các ngón tài: cầm, kì, thi, họa Trong đó có tài đàn đạtđến độ tinh tế, không ai sánh được Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy Kiềuvượt xa những người khác Đặt biệt, một bản nhạc nhan đề là "Bạc mệnh" – bảnnhạc do nàng sáng tác đã trở thành tuyệt tác Đã tác động vào cõi sâu thẳmtrong tâm hồn của con người, khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ, sầu nãođến rơi nước mắt, đến buốt nhói tim Phải chăng "một thiên bạc mệnh lại càngnão nhân" ấy như muốn dự báo những đau khổ, bất hạnh chồng chất trong suốt15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn?

- Nhìn chung, Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc củaThúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy Vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vânkhông ai hơn được nữa, để rồi sau đó, Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trởthành một cái nền làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều là tuyệt đỉnh Còn tài củanàng cũng là tuyệt đỉnh (Giáo sư Nguyễn Lộc)

- Có thế nói rằng, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh ngườiphụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiêntài Nguyễn Du một cách say sưa, nồng nhiệt, tập trung và trân trọng nhất Đó làmột cái nhìn của con người có tấm lòng nhân đạo mênh mông như ngọn nướctriều dâng Nguyễn Du đã mở đường cho tư tưởng của mình đi trước thời đại.Bởi lẽ, trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, ngang trái, hà khắc,phụ nữ luôn bị lép vế, bị ruồng rẫy, chà đạp, xô đẩy đến bức đường cùng.

* nhận xét chung về cuộc sống hai chị em Thuý Kiều

Chuyển ý: Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn Chị em Thúy Kiều,

Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép, mẫu mực vàngợi ca đức hạnh của cả hai chị em:

Phong lưu rất mực hồng quần,Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê,

Em đềm trướng rủ màn che.Tường đông ong bướm đi về mặc ai

- Mặc dù đã đến tuổi búi tóc cài trâm “Cập kê”, lại có nhiều người muốn hẹnước tán tỉnh, nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều vẫn sống hòa thuận, vui vẻ trongcảnh “trướng rủ màn che”, của những cô gái con nhà gia giáo Chính những néthồn nhiên, trong sáng, thơ ngây đã nuôi dưỡng, bồi đắp cho sự hình thành - pháttriển nhân cách và ý thức làm người cao cả của hai chị em sau này, đặc biệt làThúy Kiều.

c Đánh giá: Qua đoạn trích giúp ta nhận ra tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi

gắm ngợi ca, trân trọng, vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã

Ngày đăng: 16/05/2024, 18:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan