tiểu luận môn quản lý chi phí xây dựng nâng cao công tác quản lý chi phí tại viện kỹ thuật công trình

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn quản lý chi phí xây dựng nâng cao công tác quản lý chi phí tại viện kỹ thuật công trình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo điều 1 của Quyết định này, Viện Kỹ thuật côngtrình được thành lập “Trên cơ sở nguồn nhân lực khoa học công nghệ và cơ sởvật chất của khoa Công trình và các đơn vị liên quan trong tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN

MÔN QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG

NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS MAI LÂM TUẤNHỌC VIÊN : VŨ THANH TUẤNLỚP : 29QLXD

Hà Nội, Năm 2022

1

Trang 2

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH

Viện Kỹ thuật công trình thuộc trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập theoQuyết định số 1039/QĐ – BNN-TCCB ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ NN&PTNT Theo điều 1 của Quyết định này, Viện Kỹ thuật côngtrình được thành lập “Trên cơ sở nguồn nhân lực khoa học công nghệ và cơ sởvật chất của khoa Công trình và các đơn vị liên quan trong trường Đại học Thuỷlợi” Viện kỹ thuật công trình với năng lực được kế thừa từ Khoa công trìnhtrường Đại học Thủy Lợi

* Tiền thân của Khoa công trình là Khoa Thuỷ công – Thuỷ điện của trườngĐHTL được thành lập năm 1966 Năm 1985 sát nhập với bộ phận thi công củakhoa thi công – thiết bị và trở thành khoa Công trình.

* Khoa công trình là đơn vị có truyền thống thực hiện tốt phương châm 3 kếthợp củanhà trường: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất Hơn 50năm qua đội ngũ cán bộ, giáo viên của khoa đã thực hiện thành công hàng trămđề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và phục vụ sản xuất trên khắpcác miền của đất nước.

Quá trình thành lập và đăng ký hoạt động của Viện Kỹ thuật công trình:* Ngày 15 tháng 6 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn ra Quyết định số 1745/QĐ – BNN – TCCB phê duyệt chiến lược phát triểntrường Đại học Thuỷ lợi giai đoạn 2006 – 2020 Trong sơ đồ tổ chức trường Đạihọc Thuỷ lợi được phê duyệt có đơn vị “Viện Kỹ thuật công trình”.

* Ngày 10 tháng 01 năm 2007, Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi có tờtrình số 36 ĐHTL – TCCB/TTN về việc thành lập Viện Kỹ thuật công trình trựcthuộc trường Đại học Thuỷ lợi, kèm theo đề án thành lập Viện Kỹ thuật côngtrình.

* Ngày 13 tháng 4 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn ra Quyết định số 1039/QĐ – BNN- TCCB thành lập Viện Kỹ thuật côngtrình trực thuộc trường Đại học Thuỷ lợi.

* Ngày 19 tháng 6 năm 2007, hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi ra Quyếtđịnh số 630 ĐHTL/QĐ giao vốn cho Viện Kỹ thuật công trình, kèm theo bản kêkhai cơ sở vật chất – kỹ thuật bàn giao cho Viện Kỹ thuật công trình.

* Ngày 19 tháng 6 năm 2007, hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ lợi ra Quyếtđịnh số 631 ĐHTL/QĐ ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động Viện Kỹ thuậtcông trình trực thuộc trường Đại học Thuỷ lợi.

2

Trang 3

* Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Sở Khoa học công nghệ Hà Nội cấp “Chứngnhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ” số 174/ĐK-KH&CN cho ViệnKỹ thuật công trình với các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ sau:

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật côngtrình.

- Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về kỹ thuật công trình, gồm:tham gia và liên kết đào tạo; tham gia thi công các công trình xây dựng có ápdụng các tiến bộ công nghệ; tư vấn về quy hoạch, khảo sát, thiết kế, lập dự án,thẩm tra dự án, giám sát thi công, quản lý dự án, giám định chất lượng các côngtrình xây dựng (thủy lợi, thủy điện, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, thủy sản) theoquy định của nhà nước.

* Ngày 17 tháng 08 năm 2018, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấpgiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tổ chức khoa học và công nghệ số0100005 cho Viện Kỹ thuật công trình (thay đổi lần thứ 2) với các lĩnh vực hoạtđộng sau:

- Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật gồm:+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật côngtrình, xây dựng;

+ Nghiên cứu phát triển, lập các dự án sản xuất thử nghiệm, chuyển giao cáctiến bộ khoa học kỹ thuật về kết cấu công trình, địa kỹ thuật, vật liệu và côngnghệ xây dựng mới vào thực tế sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi, xâydựng dân dụng, giao thông, thủy điện, cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, thủy sản,biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai;

+ Nghiên cứu công nghệ khảo sát, đánh giá và xử lý đảm bảo an toàn chocông trình thủy lợi, xây dựng dân dụng, giao thông, thủy điện, cơ sở hạ tầng;

+ Nghiên cứu tổng kết kỹ thuật và công nghệ xây dựng mới, xây dựng cácquy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế, thi công và quản lý khaithác các loại hình công trình;

+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công cụ tính toán trong khảo sát,thiết kế, lập kế hoạch xây dựng và quản lý khai thác công trình (khảo sát địahình, địa chất, thủy văn, tính toán thủy lực, địa kỹ thuật, kết cấu công trình, kỹthuật vật liệu, lập kế hoạch thi công…);

+ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, quy hoạch, điều tra cơ bản cáccông trình xây dựng;

+ Thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị,kiểm định chất lượng công trình xây dựng.

3

Trang 4

- Hoạt động tư vấn quản lý: Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, lập dựán đầu tư, thẩm định, thẩm tra dự án xây dựng, dự toán, lập hồ sơ dự thầu, đấuthầu các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảovệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, thủy sản, cầu cảng, hạ tầng nôngthôn, công trình xử lý chất thải Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dựthầu.

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, bao gồm: Thiết kế kếtcấu công trình dân dụng, công nghiệp, thiết kế công trình đường bộ, thiết kếcông trình thủy lợi, thủy điện Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện côngtrình xây dựng thủy lợi, thủy điện; công trình giao thông; công trình xây dựngdân dụng, công nghiệp; công trình hạ tầng kỹ thuật Khảo sát địa chất công trình,trắc địa công trình Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công vàdự toán công trình thủy lợi, thủy điện, hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng vàcông nghiệp, công trình giao thông Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toànchịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng côngtrình xây dựng

- Hoạt động xây dựng, bao gồm: Thi công xây dựng các công trình dândụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển,công trình cấp thoát nước, cầu, cảng, hạ tầng nông thôn, khoan phụt nền móngcông trình; lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,thủy lợi, thủy điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, cầu,cảng, hạ tầng nông thôn.

- Hoạt động đào tạo, bao gồm: Tập huấn nâng cao năng lực về lĩnh vực xâydựng, khai thác và quản lý công trình Tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao trìnhđộ về khoa học và công nghệ thuộc ngành kỹ thuật công trình và các lĩnh vựcliên quan khác Đào tạo ngắn hạn và mở các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật thủy lợi.Liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện công tác đàotạo

4

Trang 5

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI VIỆN KỸTHUẬT CÔNG TRÌNH.

Quản lý tài chính trong các cơ quan, đơn vị được tiến hành theo chu trìnhbao gồm ba bước: bắt đầu từ việc quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính, sauđó là quản lý việc chấp hành dự toán và cuối cùng là việc quyết toán thu chi tàichính

- Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi cơ quan, đơn vị là khâu mở đườngquan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý tài chínhtrong tổ chức Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiệnquản lý tài chính sau này của cơ quan, đơn vị Hàng năm, căn cứ vào các vănbản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lýcấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứvào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch;căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quyđịnh cơ quan, đơn vị lập dự toán thu và dự toán chi tài chính theo đúng chế độquy định.

- Thực hiện dự toán Trong quá trình thực hiện dự toán, các cơ quan, đơnvị tuyệt đối chấp hành dự toán thu chi tài chính hành năm đã được duyệt theochế độ chính sách của Nhà nước và toàn bộ các khoản thu chi trên thực tế phảiđược căn cứ trên các văn bản quy định pháp luật có liên quan và dựa trên cơ sởcân đối giữa thu và chi Các cơ quan, đơn vị phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhànước để thực hiện chi qua kho bạc nhà nước đối với các khoản kinh phí thuộcNSNN và được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc Nhà nước để phảnánh các khoản thu thi của các hoạt động khác của đơn vị như hoạt động sản xuấtcung ứng dịch vụ

- Quyết toán là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính của các cơquan, đơn vị Cuối quý, cuối năm các cơ quan, đơn vị phải tiến hành lập báo cáokế toán, báo cáo quyết toán thu chi tài chính về tình hình sử dụng nguồn tàichính để gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định Báo cáo quyết toán ngânsách của các cơ quan, đơn vị phản ánh tổng hợp tính hình tài sản, thu chi và kếtquả sử dụng nguồn lực tài chính tại cơ quan, đơn vị nhằm cung cấp thông tin tàichính của đơn vị giúp cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của cơ quan,đơn vị.

- Dự toán chi phí xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật rất quantrọng biểu thị giá xây dựng công trình, là cơ sở xác định giá gói thầu, giá thànhxây dựng và là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định5

Trang 6

thầu Chính vì vậy, việc tính đúng, tính đủ và phù hợp với cơ chế thị trườngmang tính quyết định tới hiệu quả của công tác lập và quản lý chi phí trong đầutư xây dựng Dự toán chi phí xây dựng được cấu thành từ các thành phần chi phítrực tiếp và các chi phí tính theo tỷ lệ Đối với chi phí trực tiếp, chi phí vật liệu,chi phí nhân công và chi phí máy thi công được xác định rất cụ thể bằng hệthống định mức, đơn giá, chế độ tiền lương, … Nhưng bên cạnh đó còn một sốchi phí khác (chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, chi phí nhà tạm tại hiệntrường để ở và điều hành thi công, chi phí xây dựng các công trình phụ trợ) làmột phần không thể thiếu trong dự toán chi phí xây dựng lại được xác định bằngtỷ lệ % theo các chi phí khác Trong quá trình ban hành các Thông tư hướng dẫn,các khoản mục chi phí này đã nhiều lần thay đổi nhưng thiếu cơ sở thực tiễn,chưa được khảo sát đánh giá một cách khoa học và điều tra thực tiễn tỉ mỉ Vìvậy vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu xem xét.

Ngoài ra, còn nhiều nội dung chi chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật,nhưng các đơn vị sự nghiệp vẫn phải thực hiện như: chỉnh lý tài liệu, công táckiểm tra, kiểm kê, thống kê tài liệu; công tác nghiên cứu, tra tìm tài liệu; giao,nhận tài liệu Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dự toán, do dự toáncòn có phần cảm tính, thiếu căn cứ khoa học.

Việc chấp hành dự toán cho thấy, thời gian qua đơn vị Viện kỹ thuật Côngtrình đã tổ chức thực hiện tốt các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quyđịnh và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị Việc tổ chức thu phí sử dụng tàiliệu đã làm tăng trách nhiệm của độc giả trong quá trình khai thác, sử dụng tàiliệu, bước đầu tạo nguồn thu cho đơn vị; đồng thời tạo sự minh bạch trong quảnlý, tiết kiệm các khoản thu, chi, tránh lãng phí Tuy nhiên, trong quá trình xây6

Trang 7

dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị còn mang tính hình thức, chưa bao quáthết các nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính, nhiều nội dung chi chưa quyđịnh định mức cụ thể Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kiểmsoát chi và thực hiện quyết toán.

Hai là, về quản lý và sử dụng tài sản công.

Việc đưa tài sản công chưa sử dụng hết công suất vào hoạt động kinh doanhđã mang lại những kết quả nhất định, như tránh sự xuống cấp vô hình của tàisản; gia tăng nguồn thu sự nghiệp; tạo nguồn thực hiện chính sách cải cách tiềnlương của Nhà nước; bổ sung các quỹ, nhất là quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp để có nguồn duy tu, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, giảm gánh nặng chitiêu ngân sách Số tiền thu được từ kết quả của hoạt động này, sau khi chi trả cácchi phí hợp lý có liên quan, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phần còn lại đơn vị sựnghiệp công lập được quản lý và trích lập các quỹ theo đề án được duyệt Tuynhiên, một số đơn vị sự nghiệp công lập chưa xây dựng đề án sử dụng tài sảncông vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trình cấp có thẩmquyền phê duyệt đã tổ chức thực hiện; việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát chưachặt chẽ; công tác giám sát còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thực hiện chưanghiêm các quy định của Quy chế quản lý sử dụng tài sản công và quy định hiệnhành

Ba là, về tiền lương và thu nhập tăng thêm của người lao động.

Việc chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập cho người lao động về cơ bảnđúng vị trí việc làm Ngoài chế độ tiền lương theo cấp bậc và chức vụ do Nhànước quy định, viên chức và người lao động làm nghiệp vụ còn được hưởngkhoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ xử lý nghiệp vụ Việc trả công lao độngtheo chế độ khoán sản phẩm đã động viên, thúc đẩy viên chức và người lao độnghoàn thành khối lượng công việc lớn hơn trong khoảng thời gian cố định Trongnhững năm qua, số viên chức và người lao động làm công tác nghiệp vụ đã cósự gia tăng về thu nhập Đây là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với người làmcông tác lưu trữ Nhưng vẫn còn một số điểm chưa hợp lý trong phân phối thunhập chung trong toàn đơn vị, vì chỉ có những viên chức làm công tác chuyênmôn được tạo điều kiện có thêm việc làm và thu nhập Nhóm viên chức làmcông tác hành chính, bảo vệ an toàn tài liệu, phục vụ khai thác tài liệu không cóđiều kiện thời gian và trình độ nghiệp vụ để tham gia hoạt động dịch vụ sựnghiệp Vì vậy, trong đơn vị có sự chênh lệch đáng kể giữa viên chức và ngườilao động trong các phòng, ban.

7

Trang 8

Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho từng viên chức và người lao động đượcthủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ trên nguyên tắc: ngườinào làm việc có hiệu suất cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chiđược trả thu nhập tăng thêm nhiều hơn Tuy nhiên, các đơn vị sự nghiệp cônglập lưu trữ cũng áp dụng khác nhau trong việc chi trả thu nhập tăng thêm Cóđơn vị chi trả theo cấp bậc, chức vụ, có đơn vị chi trả theo xu hướng cào bằng,có đơn vị chi trả theo hiệu suất công việc Việc trả thu nhập tăng thêm như vậychưa gắn kết quả hoạt động với lợi ích cụ thể của từng cá nhân người lao động,vì vậy chưa động viên được người lao động tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật,phát huy sáng kiến để tăng hiệu quả hoạt động cho đơn vị.

8

Trang 9

III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Nguyên nhân xuất phát từ bản thân dự án

- Do đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của dự án: quy mô lớn, chi phílớn, thời gian xây dựng dài,…

- Do tính chất của các dự án chịu sức ép tiến độ, dẫn đến chi phíđầu tư tăng.

Chậm trễ chi trả các công việc đã hoàn thành

Do Đơn vị chậm thanh toán khối lượng hoàn thành nghiệmthu cho nhà thầu dẫn đến các nhà thầu hạn chế về vốn, ảnhhưởng đến tiến độ thi công gây kéo dài tiến độ Việc chậm chitrả có thể do nhiều yếu tố như: thiếu vốn; thay đổi `giá hợpđồng cần thời gian để thẩm định, phê duyệt,…s

Chậm trễ/thiếu trao đổi thông tin giữa các bên thamgia trong dự án

Việc chậm trễ hoặc thiếu trao đổi thông tin giữa các bêntham gia dự án ảnh hưởng rất lớn đến việc phối hợp công việccũng như tiến độ và hiệu quả công việc Các nguyên nhân dẫnđến việc chậm trễ này là do:

- Thiếu các số liệu thông kê trong quản lý chi phí: số liệu thốngkê trong thiết kế, dự toán, kiểm soát chi phí,…

- Sự phối hợp giữa các bên trong việc nghiệm thu, thanh toán,cũng cấp các thông tin về quá trình thực hiện tiến độ, chấtlượng, chi phí,…còn lỏng lẻo

Chưa sử dụng các phương pháp và công cụ tiên tiếnđể quản lý chi phí

Các phương pháp và công cụ quản lý của Viện vẫn theophương pháp truyền thống, đơn giản và chỉ do một số cán bộchỉ định thực hiện do vậy hiệu quả của công tác quản lý chi phíchưa được nâng cao, mất thời gian, tốn kém.

9

Trang 10

IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính đối với Viện kỹ thuậtCông trình, cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

Hiểu rõ được thực trạng quản lý chi phí ở Viện kỹ thuật Côngtrình, hiện tại công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đivào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bướcđược khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành,các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên một bước; hiệu quảsử dụng, khai thác tài sản được chú trọng Một số kết quả cụ thểnhư sau:

Một là, việc thực hiện đầu tư xây dựng, mua sắm TSNN đượcgắn với tiêu chuẩn, định mức Năng lực tài sản công khu vựchành chính sự nghiệp đã tăng đáng kể, đáp ứng yêu cầu củacông tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho xã hội.Các tài sản dôi dư, không còn nhu cầu sử dụng được xử lý theoquy định của pháp luật Viện kỹ thuật Công trình bước đầu khaithác được nguồn tài sản hiện có gắn với việc huy động cácnguồn lực của xã hội để phát triển hoạt động sự nghiệp công.

Đã tổ chức triển khai việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở vậtchất nhà nước trên phạm vi khuôn viên Công viên nhằm xử lýcác tồn tại, bố trí sử dụng hợp lý, đúng quy định; đồng thời,chuyển quỹ đất dôi dư để sử dụng vào mục đích khác, tạo lậpnguồn thu để đầu tư trở lại nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới trụsở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

Hai là, đổi mới phương thức quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ,xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm quản lý; tổ chức hạch toán và cập nhậtthông tin về tài vào cơ sở dữ liệu; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhânvào đầu tư, bảo trì, khai thác tài sản.

Ba là, tăng cường công tác quản lý, xử lý, tài sản của các dự án sử dụng vốnnhà nước; tổ chức kiểm đếm, phân loại để tổ chức bảo quản an toàn tài sản quý,hiếm do các cơ quan chức năng chuyển giao; xử lý.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính.

10

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan