Trình bày hiểu biết của sinh viên về lỗi cố ý, phân tích và cho ví dụ minh họa

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Trình bày hiểu biết của sinh viên về lỗi cố ý, phân tích và cho ví dụ minh họa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MÔNLUẬT HÌNH SỰ HỌC PHẦN I

Đề tài:

Trình bày hiểu biết của sinh viên về lỗi cố ý, phân tích và cho ví dụminh họa

Hà Nội, tháng 7 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Khái niệm chung và cơ sở lý luận của lỗi trong luật hình sự Việt Nam 3

2 Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam 4

2.1 Lỗi cố ý trực tiếp 5

2.2 Lỗi cố ý gián tiếp 6

2.3 So sánh lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp 7

3 Vai trò của lỗi cố ý trong vấn đề tội phạm 7

4 Ví dụ về lỗi cố ý 8

KẾT LUẬN 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Luật Hình sự của nước ta coi con người là chủ thể có ý thức và lý trí, cóthể tự hiểu được, đánh giá được hành vi, làm chỉ thiên nhiên và làm chủ đượcbản thân mình Lỗi cố ý từ lâu đã được các nhà nghiên cứu lập pháp đề cậpđến trong Luật Hình sự Việt Nam, chế định lỗi cố ý luôn được quan tâm chú ýđến Việc thừa nhận lỗi với tính cách là cơ sở của mặt chủ quan của tráchnhiệm hình sự thể hiện sự tôn trọng một cách đầy đủ và sâu sắc phẩm giá conngười Qua từng bước phát triển, chế định lỗi cố ý trong Luật Hình sự ViệtNam từng bước được phát triển và hoàn thiện Nhận thức được tầm quantrọng của vấn đề, việc nghiên cứu để hiểu sâu hiểu rõ chế định này là mộtđiều cần thiết Chính vì lí do đó, em xin chọn đề tài “Trình bày hiểu biết củasinh viên về lỗi cố ý, phân tích và cho ví dụ minh họa” làm tiểu luận kết thúchọc phần Luật Hình sự 1 Do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trìnhlàm bài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của thầy cô để có cái nhìn hoàn chỉnh hơn về đề tài Em xin chânthành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn!

Trang 4

bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong đều là hoạt động của con ngườicụ thể, xâm hại những quan hệ nhất định.

Bên trong mặt chủ quan của tội phạm yếu tố lỗi dấu hiệu bắt buộc củamọi loại tội phạm được quy định trong luật hình sự và theo đó nguyên tắc cólỗi là nguyên tắc cơ bản và việc thừa nhận lỗi cũng là một căn cứ để truy cứutrách nhiệm hình sự Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không chấpnhận việc “quy tội khách quan”, có nghĩa là không chỉ truy cứu trách nhiệmhình sự với người phạm tội trên cơ sở hành vi khách quan mà phải xét đến lỗicủa họ trong trường hợp phạm tội.

Theo từ điển Luật học:“Lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của một người

phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xãhội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.” Bên cạnh đó còn rất nhiều những

định nghĩa khác nhau nhưng về nội dung cơ bản ta có thể hiểu lỗi là một yếutố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, là sự hợp hành giữa yếu tố: ý chí và lýtrí.

Ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức của conngười, còn lý trí thể hiện năng lực nhận thức, đánh giá tình trạng khách quancủa người đó Sự kết hợp này tạo nên hình thức khác nhau của lỗi, có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Căn cứ theo đặc điểm cấu trúc, tâm lý hành động,ý chí và lý chí con người khoa học luật hình sự đã chia thành hai loại lỗi:

- Lỗi cố ý, trong đó có hai hình thức là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý giántiếp.

- Lỗi vô ý, trong đó có hai hình thức là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ýdo cẩu thả.

2 Lỗi cố ý trong Luật hình sự Việt Nam

Theo điều 10 BLHS 2015 quy định: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong

những trường hợp sau đây:

1 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quảxảy ra;

2 Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy khôngmong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

Trang 5

Lỗi cố ý là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và khảnăng gây ra hậu quả của hành vi Họ nhận thức hành vi của mình có tính chấtnguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặccó ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Các điều kiện của lỗi cố ý:

Thứ nhất, chủ thể nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính

chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Thứ hai, chủ thể nhận thức được hậu quả của hành vi sẽ xảy ra nhưng

có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc mong muốn hậu quả đó xảy ra.Trong nghiên cứu khoa học hình sự, trên cơ sở các căn cứ mà hình thứclỗi có ý được chia thành các hình thức sau:

Căn cứ vào các yếu tố lý trí và ý chí của sự cố ý thì luật hình sự phânchia thành 2 hình thức chính: là Cố ý trực tiếp và Cố ý gián tiếp Lỗi cố ý trựctiếp có tính nguy hiểm hơn ở chỗ chủ thể thấy trước được khả năng gây nênhoặc tính tất yếu xảy ra hậu quả của hành vi do mình thực hiện còn đối với cốý gián tiếp chủ thể tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới hậu quả xảy ra.

Căn cứ vào mức độ cụ thể của sự nhận thức được hậu quả nguy hại dohành vi của chủ thể sẽ xảy ra sẽ được phân chia thành 2 hình thức là Cố ý xácđịnh và Cố ý không xác định Một hình thức là chủ thể khi thực hiện hành viphạm tội mà hình dung được một các tương đối chắc chắn, rõ ràng và cụ thểhậu quả nguy hại sẽ xảy ra còn một hình thức là khi chủ thể thực hiện hành viphạm tội tuy thấy trước hậu quả nguy hại xảy ra nhưng chưa hình dung đượcmột cách chắc chắn rõ ràng hậu quả sẽ xảy ra.

Căn cứ vào thời điểm xuất hiện và hình thành sự cố ý, khoa học luậthình sự phân chia thành 2 hình thức: Cố ý có dự mưu – chủ thể có tính toáncẩn thận cụ thể tính toán kĩ lưỡng thận trọng trước khi thực hiện hành vi phạmtội Cố ý đột xuất – trái ngược với cố ý có dự mưu, khi ý định phạm tội củachủ thể vừa mới xuất hiện đã được thực hiện hành vi phạm tội ngay lúc đó màchưa có tính toán, cân nhắc thận trọng trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Lỗi nói chung hay lỗi cố ý nói riêng đều có 2 dấu hiệu cơ bản: lý trí vàý chí của con người

Trong Bộ luật hình sự, lỗi cố ý được phân chia thành 2 loại: Lỗi cố ýtrực tiếp và Lỗi cố ý gián tiếp.

Trang 6

2.1 Lỗi cố ý trực tiếp (Khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự Việt Nam

Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội,thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn xảy ra hậu quả.

Về lý trí: đối với cố ý trực tiếp người phạm tội nhận thức rõ và đầy đủtính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy được hậu quả thiệthại của hành vi đó.

Những tình tiết về mặt thực tế của hành vi, đặc điểm của đối tượng tácđộng của tội phạm, những điều kiện khách quan,… là những tình tiết kháchquan tạo nên tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi làm cơ sở cho sự nhậnthức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của chủ thể thực hiện hành vi.

Việc xác định người phạm tội có thấy trước hậu quả thiệt hại hay khôngđể khẳng định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp là việc cần thiết nếu hậuquả thiệt hại được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong cấu thànhtội phạm tăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sựkhi quyết định hình phạt.

Sự nhận thức rõ tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội vàthấy trước được hậu quả của hành vi là nội dung của yếu tố lý trí và chúng cóliên quan chặt chẽ với nhau Cụ thể hóa sự nhận thức tính gây thiệt hại cho xãhội của hành vi là cơ sở của việc thấy trước hậu quả thiệt hại của hành vi vàviệc thấy trước hậu quả của hành vi là kết quả và cũng là sự cụ thể hóa nhậnthức.

Về ý chí: người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh có nghĩa là hậuquả thiệt hại của hành vi phạm tội mà người phạm tội thấy trước hoàn toànphù hợp với mục đích và sự mong muốn của người phạm tội

Ở các tội có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả thiệt hại nguy hiểmcho xã hội là dấu hiệu bắt buộc nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tộiđối với hậu quả là điều cần thiết để khẳng định được có là cố ý trực tiếp haykhông.

Đối với các tội có cấu thành tội phạm hình thức, hậu quả của tội phạmkhông phải là dấu hiệu bắt buộc nên việc xác định ý chí của người phạm tộivới hậu quả không được đặt ra, chỉ cần biết được người phạm tội nhận thức

Trang 7

được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện là cố ý trựctiếp.

Suy cho cùng, hình thức lỗi cố ý trực tiếp có 3 đặc điểm cơ bản là:

- Một là, người phạm tội hoàn toàn thấy trước hành vi của mình là nguy

hiểm cho xã hội.

- Hai là, người phạm tội hoàn toàn thấy trước được hậu quả thiệt hại của

hành vi đó.

- Ba là, hậu quả thiệt hại của hành vi đúng với ý chí của người phạm tội.

2.2 Lỗi cố ý gián tiếp (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự Việt Nam

Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình,thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưngvẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Về lý trí: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi của mình và thấy trước được hậu quả của hành vi đó

Mức độ thấy trước hậu quả ở lỗi cố ý gián tiếp thấp hơn so với lỗi cố ýtrực tiếp, việc thấy trước hậu quả ở lỗi cố ý gián tiếp thể hiện ở việc ngườiphạm tội chỉ dự kiến được khả năng gây ra được hậu quả của hành vi.

Về ý chí: người phạm tội không mong muốn để hậu quả phát sinh, tuynhiên người phạm tội lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, người phạm tộikhông có ý thức và cũng không có biện pháp ngăn ngừa hậu quả nguy hiểmcủa hành vi, sẵn sàng chấp nhận hậu quả đó, hậu quả xảy ra và mục đích hoạtđộng của người phạm tội là không thống nhất với nhau, người phạm tội thựchiện hành vi phạm tội bì một mục đích khác và vì mục đích đó mà họ sẵnsàng chấp nhận hậu quả nguy hiểm xảy ra.

Hình thức lỗi cố ý gián tiếp chỉ có ở những tội có cấu thành tội phạmvật chất.

2.3 So sánh lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý là sự lựa chọn hành vi phạm tội Về cơ bản, lý trí của ngườiphạm tội đều giống nhau Tuy nhiên, ở lỗi cố ý gián tiếp mức độ nhận thứchậu quả của hành vi thấp hơn so với lỗi cố ý trực tiếp vì ở lỗi cố ý trực tiếpngười phạm tội nhận thức được hành vi chắc chắn hoặc có thể gây ra hậu quả

Trang 8

thiệt hại còn ở lỗi cố ý gián tiếp người phạm tội chỉ thấy được hành vi có thểgây ra hậu quả.

Về ý chí hai hình thức lỗi lại có sự khác nhau: ở lỗi cố ý trực tiếp ngườiphạm tội mong muốn hậu quả xảy ra còn ở lỗi cố ý gián tiếp người phạm tộikhông mong muốn hậu quả xảy ra mà lại có ý thức để mặc cho hậu quả xảyra.

Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội lựa chọn hành viphạm tội vì mong muốn hành vi đó, còn trường hợp lỗi cố ý gián tiếp ngườiphạm tội chọn hành vi phạm tội vì chấp nhận hành vi đó

3 Vai trò của lỗi cố ý trong vấn đề tội phạm

Nguyên tắc lỗi là một trong những nguyên tắc được quy định trongnhiều ngành luật Có lỗi là cơ sở chủ quan để buộc chủ thể phải chịu tráchnhiệm hình sự về hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quảthiệt hại.

Vai trò trong việc định tội danh: Định tội danh là hoạt động tư duy, xácđịnh do người tiến hành tố tụng đối với hành vi của một người có thỏa mãncác dấu hiệu cấu thành một tội phạm nhất định được quy định trong Bộ luậthình sự hay không, là có sở và tiền đề để quyết định hình phạt áp dụng đối vớingười thực hiện hành vi đó Định tội là vấn đề hết sức quan trọng, là giai đoạncơ bản trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự Với tính chất là dấu hiệucủa tội phạm, lỗi giúp phân biệt đâu là hành vi có tính chất tội phạm và đâu làhành vi không có tính chất tội phạm, tương ứng với vậy sẽ quyết định đượcngười đó có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không

Vai trò trong việc quy định hình phạt: Việc quy định, phân loại, mứchình phạt dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có căn cứ vào tính chất, mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội Mặt khác một trong những yếu tố để đánhgiá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó là lỗi vàlỗi cố ý nói riêng Các hình thức của lỗi cố ý cũng có vai trò trong việc quyếtđịnh hình phạt một cách công bằng và đúng pháp luật.

4 Ví dụ về lỗi cố ý*Lỗi cố ý trực tiếp:

Hứa Văn T 29 tuổi, có mối quan hệ tình cảm với Nguyễn Thị M 29tuổi Sau một thời gian chị M rất nhiều lần yêu cầu chấm dứt mối quan hệ với

Trang 9

T vì nhiều lí do T ban đầu không chấp nhận nhưng vì chị L rất cương quyếtnên T đành phải đồng ý và cũng từ đó nảy sinh lòng thù hận Sau một khoảngthời gian thì T biết tin chị L chuẩn bị tổ chức đám cưới với anh Nông Văn A,T càng trở nên ghen ghét, T đã lên kế hoạch bắt giữ và dùng xăng phóng hỏasát hại A và M tại một căn chòi sau núi nhà T.

Chủ thể: Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổibổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng docố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệmhình sự về mọi tội phạm Nên Hứa Văn T là chủ thể đáo ứng đủ các điều kiệntrên.

Khách thể: Hứa Văn T đã xâm phạm đến quyền cơ bản của con người Mặt khách quan của tội phạm: Có hành vi tước đoạt mạng sống củangười khác Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn lên kế hoách từtrước đó nhằm làm người khác chấm dứt sự sống Hình thức phạm tội: Chủthể bắt giữ người trái pháp luật và dùng xăng để phóng hỏa Hậu quả của việcđó là khiến cả anh Nông Văn A và chị Nguyễn Thị M bị thiêu dẫn đến tửvong.

Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trựctiếp Hứa Văn T thấy trước được hậu quả chết người có thể sẽ xảy ra nhưng vìT mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội Về lý trí: T nhậnthức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trướcđược hậu quả của hành vi đó, cụ thể T nhận thức được rằng việc nếu dùngxăng phóng hỏa có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của anh A và chị M Vềý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh Do có lòng thù hận vàsự ghen ghét đối với anh A và chị M, T đã lên kế hoạch giết A và M, điều đócó nghĩa là hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trướchoàn toàn phù hợp với mục đích và mong muốn của người đó.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích có thể thấy lỗi phản ảnh diễn biến tâm lý thể hiệntính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và của người thực hiện hành vi đó Vìvậy lỗi giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án có thể cá thể hóa trách

Trang 10

nhiệm hình sự một cách chính xác Luật hình sự của chúng ta như một đạo lýcủa nhân dân, việc nghiên cứu xây dựng hoàn thiện là một vấn đề quan trọngvà cần thiết Bộ luật hình sự hiện hành đã và đang đi vào cuộc sống của nhândân và thật sự phát huy được tác dụng, thể hiện là một công cụ sắc bén, hiệuquả trong công tác đấu tranh, phòng, chống các loại tội phạm giữ gìn an ninhtrật tự, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức Góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững toàn diện về mọi mặt củaquốc gia

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam(Phần chung), NXB Công An Nhân Dân.

2 Bộ luật Hình sự, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015sửa đổi bổ sung năm 2017.

3 Cao Thị Oanh, Phân loại cấu thành tội phạm và một số vấn đề trách nhiệm hình sự.

4 Nguyễn Thị Nhuần, Luận văn Thạc sĩ, Lỗi cố ý trong Luật Hình sự Việt Nam (2011)

https://tapchitoaan.vn/ban-ve-loi-co-y-gian-tiep-hay-loi-vo-y-vi-qua-tu-tin-duoi-goc-do-tam-ly-toi-pham

Ngày đăng: 15/05/2024, 17:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan