tiểu luận học phần quản lý tài chính trong nhà trường

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận học phần quản lý tài chính trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Từ những thay đổi của Chương trình GDPT 2018 đối với nhàtrường phổ thông, các em hãy chỉ ra các hoạt động quản trị cụ thể của nhàtrường liên quan đến nguồn tài chính khi thực hiện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCKHOA QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG

Giảng viên: TS Nguyễn Thanh LýSinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Khánh LyMã sinh viên: 20010573

Khóa – Lớp: Quản trị chất lượng giáo dụcQH-2020-S

Hà Nội, năm 2024

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo dục –ĐHQGHN, Khoa Quản lý giáo dục đã đưa môn học Quản lý tài chính trong nhàtrường vào trương trình giảng dạy

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô NguyễnThanh Lý đã dạy dỗ, luôn tâm huyết, truyền đạt những kiến thức quý báu cho emtrong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Quản lý tàichính trong nhà trường của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích,tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quýbáu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Học phần Quản lý tài chính trong nhà trường là học phần học thú vị, vô cùngbổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầuthực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khảnăng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắcchắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót và nhiều chỗ cònchưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Câu 1: Từ những thay đổi của Chương trình GDPT 2018 đối với nhàtrường phổ thông, các em hãy chỉ ra các hoạt động quản trị cụ thể của nhàtrường liên quan đến nguồn tài chính khi thực hiện Chương trình GDPT2018?

Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD&ĐT ban hành vào cuối năm 2018,nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh.Chương trình GDPT 2018 có nhiều điểm mới và thay đổi so với chương trình giáodục 2006 cũ, trong đó có việc điều chỉnh một số nội dung và thời lượng của cácmôn học bắt buộc và lựa chọn Để thực hiện chương trình GDPT 2018, các nhàtrường cần có kế hoạch và hoạt động quản trị hiệu quả, đặc biệt là về mặt tài chính.Các hoạt động quản trị cụ thể của nhà trường liên quan đến nguồn tài chính khithực hiện Chương trình GDPT 2018 bao gồm:

1) Xây dựng kế hoạch tài chính cho việc triển khai Chương trình GDPT 2018- Lập kế hoạch thu chi để triển khai Chương trình GDPT 2018

• Nghiên cứu và đánh giá tình hình của cơ sở giáo dục

• Xây dựng kế hoạch cụ thể cho các môn học áp dụng Chương trình GDPT2018

• Xây dựng kế hoạch giáo dục cho các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn• Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực thế, theo phươnghương, nhiệm vụ, kế hoạch năm học

• Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đã xây dựng- Lập kế hoạch mua sắm thiết bị học tập.• Nâng cấp hệ thống học tập giáo dục số

Trang 5

• Đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học• Nâng cấp hệ thống mạng internet và hệ thống mạng nội bộ- Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên.

• Bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên: môn học mà giáo viên đang giảngdạy; áp dụng công nghệ thông vào giảng dạy, thực hiện Chương trình GDPT 2018;áp dụng STEM, STEAM vào hoạt động dạy học, giáo dục

• Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực của giáo viên.

• Công tác dự giờ, chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm cho các ban quản lý, giáoviên

• Khen thưởng các giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo chỉ tiêu củaChương trình GDPT 2018.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh • Kiểm tra đánh học sinh

• Bồi dưỡng giáo dục STEAM, STEM vào trong giảng dạy.• Bồi dưỡng kĩ năng sống, định hướng nghề nghiệp cho các học sinh.• Các tài liệu, thư viện, hệ thống học liệu số.

• Sinh hoạt theo chủ điểm

- Lập kế hoạch quản lý và sử dụng tài sản- Lập báo cáo tài chính

2) Tổ chức thu học phí và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước vàsử dụng hiệu quả nguồn thu để hỗ trợ việc thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Trang 6

3) Trích lập các quỹ, huy động các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tựchủ trong giao dịch tài chính, vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.4) Chi tiền lương và thu thập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên.

5) Tìm kiếm và huy động các nguồn tài chính khác từ các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước có liên quan để bổ sung ngân sách cho việc triển khai Chươngtrình GDPT 2018.

6) Quản lý và kiểm soát chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến Chương trìnhGDPT 2018, đảm bảo minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.

7) Lập báo cáo tài chính và kiểm toán định kỳ về việc sử dụng nguồn tài chínhcho việc triển khai Chương trình GDPT 2018 và công khai cho cộng đồng biết.

Câu 3: Phân tích quy định đối với nhà trường trong việc huy động nguồn lựccho phát triển giáo dục?

Giáo dục là một trong những lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên đầu tư và pháttriển Tuy nhiên, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng hết nhu cầu của giáo dục,đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Dođó, việc huy động các nguồn lực của xã hội, bao gồm các cá nhân, tổ chức, doanhnghiệp, cộng đồng và nhân dân, để đầu tư cho giáo dục là rất cần thiết và có ýnghĩa quan trọng.

Tại Điều 16 Luật Giáo dục 2019 có nêu “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongphát triển sự nghiệp giáo dục Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dụcvà hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cánhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáodục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.” Khi nhà

Trang 7

trường muốn thực hiện huy động nguồn lực cần phải dựa trên các văn bản hướngdẫn cụ thể, huy động nguồn lực theo quy định của Nhà nước và phù hợp với vănhoá, đạo đức của cộng đồng

Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cần yêu cầu kế toán, thủ quỹthực hiện đầy đủ, chính xác, đúng qui định về các khoản thu từ ngân sách nhà nướcđể nhận tiền kịp thời, đầy đủ đảm bảo các nhu cầu cần thiết phục vụ các hoạt độngtrong nhà trường theo dự toán được duyệt.

Tại Điều 54, 55 Luật Giáo dục 2019 có nêu “Quyết định tổng vốn góp củanhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có);phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗcủa nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Hội đồng trường đối vớinhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quyết định vềphương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng cácnguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảmthực hiện mục tiêu giáo dục.” Việc huy động các nguồn lực cần phải dựa trên tinhthần tự chủ, tự nguyện và đồng thuận của các bên liên quan, thể hiện được quyềnlợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và quan trọng nhất là hài hoà các lợi ích.

Đối với nguồn kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp, nhà trường có quyền tự chủhuy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các doanhnghiệp, các tổ chức xã hội để đầu tư cho các hoạt động giáo dục Song, phải thôngbáo đến các bên minh bạch các khoản thu chi từ nguồn huy động đó.

Theo Điều 59 của Luật Giáo dục 2019, các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước có thể đóng góp, tài trợ cho các cơ sở giáo dục trong việc phát triển giáo dục.Các khoản đóng góp, tài trợ này có thể được sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở

Trang 8

vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên và cácchương trình giáo dục.

Đối với các nguồn kinh phí khác nhà trường cần xây dựng các kế hoạch dựtoán ngân sách; quản lý và sử dụng nguồn kinh phí một cách phù hợp, có lợi íchcho tất cả các bên; có báo báo và thanh tra kiểm tra hàng kì.

Tại Điều 60, 104 Luật Giáo dục 2019 có nêu “Huy động, quản lý, sử dụngnguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩnhóa, hiện đại hóa; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sựnghiệp giáo dục.” Để thực hiện các quy định đối với nhà trường trong việc huyđộng nguồn lực cho phát triển giáo dục, trường học cần phải có một đội ngũ nhàgiáo chất lượng cao, được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, đồng thời phải huyđộng, sử dụng và quản lý tốt các nguồn lực

Ngoài huy động nguồn lực là bước đầu cho phát triển giáo dục, việc quản lývà sử dụng nguồn lực đó như thế nào cũng là “một bài toán khó” cho nhà trường,vậy nên chúng ta cần có những cách tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đó - ápdụng theo nội dung của Điều 4 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT đã quy định:

1 Tài trợ bằng tiền: Nhà tài trợ sẽ chuyển một khoản tiền bằng đồng ViệtNam hoặc ngoại tệ, kim cương, đá quý, kim loại quý trực tiếp cho cơ sở giáo dụchoặc thông qua tài khoản của cơ sở giáo dục mở tại Kho bạc nhà nước hoặc Ngânhàng thương mại.

2 Tài trợ bằng hiện vật: Nhà tài trợ chuyển giao cho cơ sở giáo dục các hiệnvật như sách, vở, quần áo, lương thực, thực phẩm, vật liệu, thiết bị, đồ dùng dạyhọc, công trình xây dựng và các hiện vật khác có giá trị sử dụng, đáp ứng nhu cầuthiết thực của người học và cơ sở giáo dục.

Trang 9

Đối với hình thức tài trợ bằng công trình, việc thẩm định, phê duyệt thiết kếkỹ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng công trình,nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm công trình xây dựng được thực hiện theođúng quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng.

3 Tài trợ phi vật chất: Nhà tài trợ chuyển giao hoặc cấp quyền sử dụngkhông thu tiền đối với bản quyền và quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ;quyền sử dụng đất; đóng góp ngày công lao động; cung cấp dịch vụ đào tạo, thamquan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia tư vấn miễn phí cho cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục triển khai quản lý và sử dụng nguồn tài trợ, huy động nhưsau:

- Cơ sở giáo dục lập kế hoạch sử dụng tài trợ, xác định rõ mục đích, đốitượng thụ hưởng; cách thức và tiến độ thực hiện; sau đó kế hoạch phải được côngbố và lấy ý kiến ít nhất trước 15 ngày làm việc.

- Cơ sở giáo dục phải lập báo cáo quyết toán công việc hoàn thành và niêmyết công khai để người học và xã hội đánh giá, giám sát.

- Các sản phẩm, công trình tài trợ phải được sử dụng đúng mục đích, đượcbố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

- Giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toáncủa cơ sở giáo dục theo quy định.

Kết luận sư phạm:

Các nguồn lực xã hội đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển giáodục và đào tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong vàngoài nước đầu tư vào giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo.

Trang 10

Việc huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo là một nguồn bổ sungquan trọng, giúp tăng tổng nguồn lực đầu tư và nâng cao hiệu quả sử dụng ngânsách tại các cơ sở công lập Đồng thời, khuyến khích sự hợp tác, liên doanh và liênkết giữa cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, cũng như chuyển đổi một sốđơn vị công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp.

Câu 2: Hãy chọn các từ ở mục (B) điền vào đoạn văn ở mục (A) phùhợp:

Việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc(1) ……, (2) ……, minh bạch, (3) …., không quy định mức (4)… để épbuộc đóng góp và không coi huyđộng tài trợ là điều kiện cho việc (5)… dịch vụ giáo dục, đào tạo.

a Không ép buộcb Tự nguyệnc Cung cấpd Tài trợe Công khai

a quy chế chi tiêu nội bộb nguồn thu- chic kế hoạch cá nhân

Trang 11

………phù hợp với kế hoạch giáodục; Điều chỉnh, bổ sung (2)……… ;Quản lý thu - chi các nguồn trong vàngoài ngân sách theo đúng (3)…….;Thực hiện đúng các quy định về chếđộ (4)…… , báo cáo quyết toán theonhững quy định hiện hành; Thựchiện công khai, minh bạch (5)…….

d kế hoạch tài chínhe Luật Ngân sách nhà nướcf tài chính.

g báo cáo tài chínhh Quy chế kiểm toán;i Quy chế chi thường xuyên.

Đáp án:

(1) - d (2) - a (3) - e (4) - g (5) –b

Câu 5: Hãy viết một bài luận không quá 500 từ tổng kết lại quá trìnhhọc tập của các em ở học phần này Bài viết này cần tập trung mô tả nhữngthay đổi của các em về (i) quản lý tài chính trong nhà trường; (ii) cảm xúc,động cơ học tập; (iii) hành vi, thói quen học tập, trong quá trình tương tác vớinội dung học phần, với các hoạt động học tập mà giảng viên đặt ra.

Thông qua quá trình học tập học phần Quản lý tài chính trong nhà trường,em đã được đưa đến những trải nghiệm đầy giá trị và phát triển bản thân theo nhiềuhướng khác nhau Em đã có những bước tiến vượt bậc về những kiến thức quản lýtài chính trong nhà trường, có được những động lực, động cơ học tập, cũng nhưhành vi và thói quen học tập tốt hơn

Về mặt kiến thức, về quản lý tài chính trong nhà trường, em đã học đượcnhững kỹ năng quan trọng trong việc quản lý chi tiêu, cân đối ngân sách trong nhà

Trang 12

trường để từ đó có thể áp dụng vào việc quản lý, lên kế hoạch chi tiêu hợp lý Đặcbiệt, em đã nắm vững được các nguyên tắc cơ bản và áp dụng thành công các côngcụ hữu ích như bảng theo dõi chi tiêu, phân bổ ngân sách và tiết kiệm trong việcquản trị chất lượng

Bên cạnh đó, qua những giờ học đầy lý thú của cô TS Nguyễn Thanh Lý,em đã có những thay đổi đáng kể Cụ thể, bước đầu khi tiếp cận với nội dung mớimẻ của học phần này, bản thân em vẫn còn tồn tại những lo lắng và sự thiếu tự tin.Tuy nhiên, qua từng buổi học, em đã dần dần hòa nhập, tự tin hơn, chủ động tìmhiểu và đặt câu hỏi khi gặp những vấn đề khúc mắc, khó khăn trong quá trình họctập và nghiên cứu Có thể thấy, điều này chứng tỏ em đã có động cơ học tập tíchcực hơn, không ngại thử thách và mong muốn hoàn thành mục tiêu học tập củamình.

Ngoài tiếp thu về mặt kiến thức, qua học phần này, em đã có thêm nhiềucảm giác hứng thú và muốn tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến tài chính, vàđặc biệt là cách vận dụng khả năng quản lý tài chính vào trong môi trường giáodục Song, học phần còn thay đổi thói quen học tập của em khi 70% hoạt động họctập của em được xử lý bằng hình thức làm bài tập nhóm, khả năng teamwork, xử lýtình huống trong những hoàn cảnh bất đồng quan điểm, nhưng em và các bạn trongnhóm đã cố gắng hết mình để hoàn thành bài tập nhóm, mang đến cho cả lớp mộtcách nhìn khác về bài tập cô giáo – đây chính là một điểm trong Chương trìnhGDPT 2018 khi đặt người học là trung tâm và giúp họ có nhiều các khả năng nhưgiao tiếp, sáng tạo, phát triển bản thân, tư duy lãnh đạo…

Vậy nên, em nghĩ rằng, với mục tiêu ban đầu khi đăng kí học phần là hiểuđược cách mà một nhà trường cần phải quản lý tài chính của mình như thế nào, chitiêu một cách hợp lý và minh bạch ra sao, thì em đã tiếp thu được nhiều kiến thứchơn mong đợi của chính bản thân mình.

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/6/2021 quyđịnh cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

2 Nguyễn Hoàng Phương (2014), Huy động nguồn lực phát triển trườngphổ thông, Trường Đại học Thủ Đô

3 Nguyễn Trung Hàm Quản lý tài chính trong nhà trường Trường Cánbộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo II.

4 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày26/12/2018 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.

5 Các Điều 16, 54, 55, 59, 60, 104 của bộ Luật Giáo dục 2019 số43/2019/QH14 được Quốc hội ban hành vào ngày 14 tháng 6 năm 2019, có hiệulực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2020

6 Nghị quyết 35/NQ-CP 2019 về tăng cường huy động các nguồn lựccủa xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025.

7 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày03/8/2018 về Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân

Ngày đăng: 14/05/2024, 21:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan