nêu các kiểu nhà nước trong lịch sử và làm rõ vai trò của sinh viên trong việc góp phần xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa ở việt nam

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nêu các kiểu nhà nước trong lịch sử và làm rõ vai trò của sinh viên trong việc góp phần xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vậy biểu hiện chung cho những sự thay đổi đó là kiểu nhà nước.Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể nhữn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃIBỘ MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN

TIỂU LUẬNMÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Đề tài:

Nêu các kiểu nhà nước trong lịch sử và làm rõ vai trò của sinhviên trong việc góp phần xây dựng thành công nhà nước xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam?

Sinh viên: Bùi Thị TrangMã sinh viên : 2210200061

GVHD: ThS Lê Đình Trưởng

Trang 2

Hà Nội – 2023

Trang 3

PHẦN 1: CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 3

I KHÁI NIỆM VỀ KIỂU NHÀ NƯỚC 3

II KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ 4

2.1 Khái niệm nhà nước chủ nô 4

2.2 Bản chất của nhà nước chủ nô 4

2.3 Chức năng của nhà nước chủ nô 5

2.4 Hình thức của nhà nước chủ nô: 6

III KIỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN 7

3.1 Khái niệm nhà nước phong kiến 7

3.2 Bản chất của nhà nước phong kiến 8

3.3 Chức năng của nhà nước phong kiến 9

3.4 Hình thứ của nhà nước phong kiến 10

IV KIỂU NHÀ NƯỚC TƯ SẢN 11

4.1 Khái niệm nhà nước tư sản 11

4.2 Bản chất của nhà nước tư sản 12

4.3 Chức năng của nhà nước tư sản 12

4.4 Hình thức của nhà nước tư sản 13

V KIỂU NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 15

Trang 4

5.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa 15

5.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 15

5.3 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 16

5.4 Hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa 17

PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH CÔNG NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 18

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành của mỗi quốc gia, Nhà nước làmột thứ quyết định đến sự tồn vong, phát triển hay tụt hậu của chính quốc gia đó Nhà nước đó đã trải qua nhiều những thay đổi về kinh tế, xã hội, giai cấp, Vậy biểu hiện chung cho những sự thay đổi đó là kiểu nhà nước.

Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu đặc điểm cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội.

Việc phân chia kiểu nhà nước theo quan điểm trên đây của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận quá trình vận động, phát triến của nhà nước mà qua đó còn có thế nhận thức được điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định Trên cơ sở đó, có thể nhận thức và giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái xã hội Con đường đưa đến sự thay thế ấy thông thường là cách mạng hoặc biến động xã hội để lật đổ

Trang 6

quyền thống trị cũ và thiết lập chính quyền của giai cấp thốngtrị mới Trong quá trình đó, sự mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng mờ nhạt, tính xã hội càng được biểu hiện rõ, tính tưhữu cũng phần nào giảm đi.Sự thay thế các kiểu nhà nước là biểu hiện sự đi lên của xã hội, tiến tới một xã hội văn minh, công bằng, tốt đẹp hơn.

Từ những nghiên cứu,phân tích và so sánh các kiểu nhà nước chúng ta sẽ xét những ưu điểm và hạn chế của mỗi loại Mỗi kiểu nhà nước đều có những mặt hạn chế từ những mặt hạn chế, nhược điểm thì một kiểu nhà nước mới đươc hình thành Vậy thì đối với nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thìnhà nước xã hội chủ nghĩa có tồn tại hoàn toàn mãi mãi không? Từ đó ta có biện pháp để bảo vệ, xây dựng, phát triển để khắc phục những hạn chế Trách nhiệm, vai trò của sinh viên trong việc góp phần xây nhà nước Vì vậy nhóm chúng em thống nhất chọn đề tài: "Nêu các kiểu nhà nước trong lịch sử và làm rõ vai trò của sinh viên trong việc góp phần xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?"

2 Ý nghĩa vấn đề nghiên cứu

Nắm rõ khái niệm cơ bản về nhà nước và kiểu nhà nước Căn cứ vào bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức để phân loại các kiểu nhà nước Từ những so sánh đó ta xác định các ưu, nhược điểm ta sẽ áp dụng nó vào công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để các sinh viên thấy rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân góp phần xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trang 7

NỘI DUNG

PHẦN 1: CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

I KHÁI NIỆM VỀ KIỂU NHÀ NƯỚC

Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.

Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiệntồn tại và phát triển của các nhà nước đó Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết.

Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.

Trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, đát nước ta đã trải qua 4 kiểu nhà nước đó là:

Trang 8

+ Kiểu nhà nước chủ nô+ Kiểu nhà nước phong kiến+ Kiểu nhà nước tư sản

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩaII KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ2.1 Khái niệm nhà nước chủ nô

Kiểu nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy gắn liền với sự xuất hiện sở hữu tư nhân và sự hình thành những giai cấp đầu tiên - giai cấp chủ nô và giaicấp nô lệ.

Nhà nước chủ nô là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô; đồng thời, là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội.

2.2 Bản chất của nhà nước chủ nô

Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ Quan hệ này dựa trên sở hữu chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất mà cả đối với người lao động, đó là nô lệ Đất đai và các tư liệu sản xuất hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nô Giai cấp nô lệ chiếm đa số trongxã hội, là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải vật chất nhưng không có tư liệu sản xuất, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào chủnô Người nô lệ cũng bị coi là thứ tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của giai cấp chủ nô Đấu tranh giai cấp diễn ra ác liệt và nhà nước chủ nô chính là sản phẩm của cuộc đấu tranh đó

Trang 9

Chính điều kiện kinh tế – xã hội đã quyết định bản chất của nhà nước chủ nô Xét về bảnchất, nhà nước chủ nô thể hiện tính giai cấp và tính xã hội trong tất cả các kiểu nhà nước

- Tính giai cấp: Với nhà nước phương Tây, tính giai cấp được thể hiện rất sâu sắc và mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ rất rõ rệt Bởi trong nhà nước này, nô lệ là bộ phận dân cư đông đảotrong xã hội và có địa vị xã hội vô cùng kém Họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô Chủ nô có quyền tuyệt đối với nô lệ như bóc lột sức lao động, đem bán, hoặc thậm chí là giếtchết Chính vì vậy, đấu tranh giai cấp thường xuyên xảy ra ở mức độ ngày càng gay gắt Ngược lại, trong nhà nước phương Đông, do nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà làcông xã nông thôn nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ trong nhà nước này không thể hiện sâu sắc như nhà nước phương Tây Công xã nông thôn được công xã định kỳ chia đều ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước để tự canh tác và nộp thuế cho nhà nước Nô lệ chủ yếu làm công việc nhà trong gia đình chủnô Họ vẫn có quyền lập gia đình, thậm chí còn được coi là một thành viên trong gia đình Do vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ vì thế không sâu sắc như phương Tây - Tính xã hội: Nhà nước chủ nô nảy sinh để quản lý xã hội, thay thế cho chế độ cộng sản nguyên thủy không còn khả năng cai quản xã hội được nữa Nhà nước chủ nô tiến hành một số hoạt động vì sự tồn tại và phát triển chung của toàn xã hội như tổ chức quản lý kinh tế ở quy mô lớn, quản lý đất đai, khai hoang,… làm cho đất nước phát triển, nâng cao đời

Trang 10

sống của nhân dân So với nhà nước phương Tây, nhà nước phương Đông thể hiện tính xã hội rõ nét hơn Trong nhà nước phương Đông, do nhu cầu của cả cộng đồng xã hội mà việc tổchức dân cư tiến hành công cuộc trị thủy, chống ngoại xâm, quản lý đất đai và các hoạt động xã hội khác nhằm duy trì đờisống chung của cộng đồng

2.3 Chức năng của nhà nước chủ nô

Chức năng của nhà nước chủ nô bao gồm chức năng đối nội và đối ngoại.

- Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm: + Một là, không thể nào có thể bỏ qua được chức năng củngcố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ là một trong những chức năng đặc trưng, cơ bản nhất của nhà nước chủ nô, thể hiện rõ nét bản chất giai cấp của nhà nước chủ nô.

+ Hai là, chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác không chỉ giai cấp nô lệ chịu sự áp bức, bóc lột tàn nhẫn của giai cấp chủ nô mà các tầng lớp nhân dân lao động khác cũngchịu sự áp bức và bóc lột không kém phần tàn bạo từ phía giaicấp chủ nô.

+ Ba là, chức năng đàn áp về mặt tư tưởng các nhà nước chủ nô đều sử dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu cho sựnô dịch về mặt tư tư tưởng Bên cạnh việc sử dụng bạo lực quân sự để đàn áp giai cấp nô lệ và các tầng lớp nhân dân laođộng khác, nhà nước chủ nô còn thực hiện sự nô dịch về mặt tư tưởng đối với nô lệ và nhân dân lao động.

Trang 11

- Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:

+ Một là, chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược là một trong những chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô.Điều kiện cho sự tồn tại của nhà nước chủ nô gắn liền với chế độ nô lệ, vì thế các nhà nước chủ nô hết sức coi trọng hoạt động tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ và tăng cường số nô lệ của quốc gia Chế độ nô lệ càng phát triển thì chiến tranh càng tàn khốc.

+ Hai là, chức năng phòng thủ chống xâm lược, nhà nước chủ nô trong một chừng mực nhất định ngoài các chức năng đã nêu ở trên , tuỳ vào thời điểm cụ thể đã tiến hành những công việc chung bắt nguồn từ sự tồn tại của xã hội như: xây dựng các công trình công cộng, đường sá, tổ chức đắp đê chống lụt…,

2.4 Hình thức của nhà nước chủ nô:

- Hình thức chính thể nhà nước chủ nô: Mặc dù các nhà nước chủ nô đều có những chức năng cơ bản giống nhau, nhưng do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là khác nhau nên trong nhà nước chủ nô có nhiều hình thức chính thể khác nhau Lịch sử phát triển của nhà nước chủ nô gắn với các hìnhthức chính thể: quân chủ, cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc.

+ Chính thể quân chủ chuyên chế phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại.

+ Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại ở nhà nước chủ nô Aten vào thế kỷ thứ V- IV trước công nguyên.

Trang 12

+ Chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã.

- Hình thức cấu trúc nhà nước chủ nô: Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà nước đơn nhất.

- Về chế độ chính trị của nhà nước chủ nô: Ở các nước phươngĐông chủ yếu tồn tại chế độ độc tài chuyên chế Ở các nước phương Tây, chế độ chính trị đã mang tính dân chủ, tuy nhiên về bản chất đó chỉ là chế độ dân chủ chủ nô Về cơ bản, nền dân chủ được thiết lập ở những quốc gia này vẫn là chế độ quân phiệt, độc tài với đại đa số nhân dân lao động.III KIỂU NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN

3.1 Khái niệm nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến là kiểu nhà nước tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội phong kiến Trong đó, nó được hình thành dựa trên sự tan rã của nhà nước chiếm hữu nô lệ, được coi là hình thái cao hơn của chế độ chiếm hữu nô lệ Bản chất của nhà nước phong kiến thể hiện ở việc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ Đây là tầng lớp giàu có cũng như nắm nhiều quyền lực, của cải trongxã hội.

Cùng tìm hiểu các nhà nước phong kiến hình thành ở phương Đông và phương Tây.

Trang 13

- Về mặt không gian:

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao Khi quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình

+ Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong kiến và nhà nước phong kiến.

3.2 Bản chất của nhà nước phong kiến

Nhà nước phong kiến công cụ trong tay giai cấp địa chủ phong kiến để thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp lao động khác, là phương tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến Về thời gian, chế độ phong kiến phương Đông hình thành sớm nhất ở Trung Quốc từ thế kỷ III trước công nguyên Còn ở phương Tây, nhà nước phong kiến hình thành sớm nhất là thế kỷ V sau công nguyên (Tây Âu) - Cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước phong kiến

+ Trong chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân, có phương thức bóc lột đặc trưng là địa tô, ngoàira còn có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân Ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệtđể từ thời chủ nô Thời kỳ đầu, người nông dân tự do cũng có ruộng đất nhưng cùng với sự phát triển của chế độ ruộng đất phong kiến mà dần dần người nông dân bị mất ruộng và phải

Trang 14

lệ thuộc đất vào địa chủ, phong kiến… Mức địa tô nhìn chung là tương đối nặng nề

+ Ở phương Đông, chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở phương Tây mà quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nhà Vua, đồng thời đối với ruộng đất tư nhân Nhà nước đem ruộng đất thuộc sở hữu công ban cấp cho quan lại làm bổng lộc và cho nông dân cày cấy

- Điều kiện kinh tế-xã hội quyết định bản chất của nhà nước phong kiến

+ Nhà nước phong kiến là bộ máy bảo vệ lợi ích kinh tế cho giai cấp địa chủ phong kiến, là công cụ chuyên chính giúp giaicấp địa chủ phong kiến đàn áp giai cấp nông dân, thợ thủ công, dân nghèo

So với nhà nước chủ nô, tính xã hội của nhà nước phong kiến rõ nét hơn, nhà nước đã quan tâm nhiều đến việc giải quyết những vấn đề chung cho toàn xã hội Do vậy, các hoạt động kinh tế xã hội của nhà nước cũng thiết thực hơn 3.3 Chức năng của nhà nước phong kiến

a Chức năng đối nội

- Bảo vệ, củng cố và phát triển phương thức sản xuất phong kiến

+ Các nhà nước phong kiến ra sức củng cố và bảo vệ sở hữuphong kiến về ruộng đất Bằng nhiều hình thức khác nhau, nhà nước phong kiến bảo vệ sự độc quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, phong kiến Các nhà nước phong kiến đều sử dụng pháp luật để củng cố và bảo vệ quyền sở hữu về ruộng đất của giai cấp phong kiến Thông qua pháp

Trang 19

+ Chức năng kinh tế nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chính trị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế + Chức năng xã hội được Nhà nước thực hiện nhằm tạo ra các điều kiện, các đảm bảo vật chất, kỹ thật, pháp lý và chínhtrị cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn tư bản, đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế tư sản, ngăn ngừa và khắc phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế.

+ Chức năng trấn áp về tư tưởng là một trong những chức năng quan trọng nhằm trấn áp của nhà nước tư sản.

- Chức năng đối ngoại

+ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới là chức năng đối ngoại chủyếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do.

+ Chức năng phòng thủ là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do + Thiết lập và phát triển các quan hệ ngoại giao để giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đối thoại với những chínhsách đối ngoại mềm dẻo.

4.4 Hình thức của nhà nước tư sản

Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan