phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG1.Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:Mối liên hệ phổ biến là sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các sự vật,hiện tượng trong đời sống xã hội, hoặc trong chính b

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài: “Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duyvật, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng vào thực tiễn của bản thân

sinh viên hiện nay”

Mã số: 118

Giảng viên hướng dẫn: Ths Đồng Thị Tuyền

Sinh viên : BÙI THANH THẢO

Lớp : K16-QTKD7- Triết học Mác – Lênin-2-1-22(N04)

HÀ NỘI, THÁNG 1/2023

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 2

2 Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 2

2.1 Tính chất khách quan của mối liên hệ phổ biến: 2

2.2 Tính chất phổ biến của mối liên hệ phổ biến: 3

2.3 Tính chất đa dạng, phonng phú của mối liên hệ: 4

3 Biểu hiện của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến: 4

3.1 Cái chung và cái riêng: 4

3.2 Bản chất và hiện tượng: 5

3.3 Nội dung và hình thức: 5

3.4 Nguyên nhân và kết quả: 5

3.5 Khả năng và thực hiện: 6

3.6 Tất nhiên và ngẫu nhiên: 6

4 Ý nghĩa phương pháp luận: 6

5 Vận dụng thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay: 7

KẾT LUẬN 9

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong thế giới có vô vàn các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau.Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúngtồn tại biệt lập, tách rời nhau? Trong lịch sử triết học, để trả lời câu hỏi đó, tathấy có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sựvật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia.Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau Tuyvậy, trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người chorằng, các sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạngphong phú, song các hình thức liên hệ khác nhau không có khả năng chuyển hoálẫn nhau Chẳng hạn giới vô cơ và giới hữu cơ không có mối liên hệ gì với nhau,tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con ngườiriêng lẻ tạo thành xã hội đứng yên không vận động

Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiệntượng và các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qualại, chuyển hoá lẫn nhau Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đếntừ trường của trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người;sự gia tăng về dân số sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế, xã hội, giáo dục ytế.v.v; môi trường ảnh hưởng to lớn đến con người không chỉ trong một nước màtrên toàn thế giới và ngược lại, hoạt động của con người cũng tác động, ảnhhưởng làm biến đổi môi trường.Vậy muốn hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng đi vàophân tích nguyên lí về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.

1

Trang 4

NỘI DUNG1.Khái niệm nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:

Mối liên hệ phổ biến là sự ràng buộc, liên hệ chặt chẽ với nhau giữa các sự vật,hiện tượng trong đời sống xã hội, hoặc trong chính bản thân sự vật hiện tượngđó Nội dung của nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vậtluôn khẳng định rằng sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới khôngphải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất.Tức các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết vớinhau, không thể tách rời Không có sự vật, hiện tượng nào hoạt động, vận vậnđộng một cách riêng lẻ cả Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là hình thức côngnhận và khai thác sự vận động của quy luật này trong bản thân sự vật, hiện tượngcủa phép duy vật biện chứng: Ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại và phụ thuộcvào nhau Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến muốn khẳng định, liên hệlà bản chất khách quan của sự vật hiện tượng Thực tế, xã hội chỉ là hình tháihoạt động của giới tự nhiên Sự xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển của xãhội một mặt, phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên Song thực tế, các quy luật tựnhiên cũng có sự ràng buộc nhất định vào các mặt trong đời sống xã hội

2.Tính chất của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:

2.1 Tính chất khách quan của mối liên hệ phổ biến:

Tính khách quan của phép biện chứng duy vật được thể hiện ở chỗ nó luôn thểhiện một cách rõ ràng, chắc chắn tính khách quan của các mối liên hệ, tác độngtrong thế giới Mọi sự vật, sự việc trong thế giới vật chất đều có sự liên hệ chặtchẽ với nhau Sự liên hệ đó có thể là hữu hình, cũng có thể là vô hình Song,chúng luôn tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau Hay nói cáchkhác, chúng có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau Có thể thấy, sự liên hệ, ràng

Trang 5

buộc này là bản chất vốn có, tồn tại trong mỗi sự vật, sự vật Mặt khách quan củamối liên hệ này thể hiện ở chỗ, bản chất của các sự vật, sự việc trong đời sống xãhội đều hiện diện sự ràng buộc này, chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quanhay nhận thức của con người Đây chính là mặt khách quan rõ ràng nhất của mốiliên hệ phổ biến.

2.2 Tính chất phổ biến của mối liên hệ phổ biến:

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ sự vật, sự việc hay hiệntượng của đời sống xã hội nào đều có sự liên hệ, ràng buộc với nhau Chúngkhông tồn tại riêng lẻ Trong tự nhiên, đời sống thực tiễn xã hội, đều có rất nhiềumối liên hệ phổ biến Chúng tồn tại đa dạng, giữa những vai trò, vị trí khác nhautrong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Thực tế, mối liên hệqua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau, ràng buộc nhau diễn ra ở mọi sự vật,hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sựvật, hiện tượng Hay nói cách khác, mối liên hệ phổ biến diễn ra ở hầu hết cácphương diện của sự vật, sự việc trong đời sống xã hội Ví dụ, trong bản chất củatừng sự vật, hiện tượng luôn có những hình thái hoạt động chứa đựng trongnhau Một sự vật, sự việc bất kỳ, nó không bao giờ chỉ có sự tồn tại bề nổi bênngoài, mà nó còn có chiều rộng, chiều sâu, sự lắng đọng, ý nghĩa sâu xa bêntrong Các phương diện này gắn bó mật thiết, chặt chẽ với nhau, tạo nên mộthình thái sự vật, sự việc, hiện tượng khách quan một cách toàn diện nhất Cungvà cầu là minh chứng cụ thể nhất cho nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong phépbiện chứng duy vật Về nguyên tắc, mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệphổ biến, tức chúng có sự ràng buộc, phụ thuộc nhất định với nhau Theo quanđiểm của Lênin, cùng thực tiễn áp dụng, ta có thể thấy, cầu tăng, cung tăng; cầugiảm, cung giảm Nó là quy luật tất yếu trong sự vận động phát triển của đời

Trang 6

sống xã hội Nó cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiệncụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tùy theo từng loại thị trường hàng hóa, tùytheo thời điểm thực hiện Vì vậy, trong thực tế, khi nghiên cứu thị trường, cácnhà đầu tư, kinh doanh không bao giờ chỉ nghiên cứu những đặc thù riêng củahoạt động cung hay cầu, mà họ luôn hướng tới việc phân tích những quy luật,nguyên tắc chung Có như vậy, người ta mới thấy được bản chất của chúng, đưara những phương hướng hoạt động, kinh doanh sao cho phù hợp

2.3 Tính chất đa dạng, phonng phú của mối liên hệ:

Thế giới vật chất khách quan luôn đa dạng và phong phú Do đó, đối với mỗi sựvật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau Thậm chí, trongbản thân một sự vật hiện tượng bất kỳ có thể chứa đựng nhiều mối liên hệ khácnhau Từng mối liên hệ sẽ nắm giữa những vị trí, vai trò nhất định trong sự pháttriển của bản thân sự vật hiện tượng đó Như vậy, mối liên hệ phổ biến không chỉlà sự liên hệ đơn phương ở một mặt, một khía cạnh, mà nó là sự liên kết chungvề mọi mặt của đời sống xã hội Ở từng sự vật hiện tượng sẽ có sự đa dạng vềmối liên hệ khác nhau Từng mối liên hệ sẽ nắm giữ những vai trò, nhiệm vụkhác nhau Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong quá trình vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng.

3.Biểu hiện của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:

Nguyên lý này biểu hiện rõ thông qua sáu cặp phạm trù gồm:3.1 Cái chung và cái riêng:

Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biếndùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Cái riêng tức phạm trù chỉ về một sựvật, một hiện tượng, một quá trình nhất định với Cái chung tức phạm trù chỉ

Trang 7

Mác-những mặt, Mác-những thuộc tính không Mác-những có ở một kết cấu vật chất nhất định,mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

3.2 Bản chất và hiện tượng:

Bản chất và hiện tượng là cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệphổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Bản chất là phạm trù chỉsự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bêntrong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với Hiện tượng là

phạm trù chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất

3.3 Nội dung và hình thức:

Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật củachủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liênhệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung tức phạm trù chỉtổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật và Hìnhthức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống cácmối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.

3.4 Nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật củachủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liênhệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù giữa cái Nguyênnhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặcgiữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó với Kết quả làphạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trongmột sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệhình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan Theo định

Trang 8

nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả… là bất kỳ định luật nào có thể chochúng ta khả năng dựa tên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về mộtbiến cố khác (hay nhiều biến cố khác).

3.5 Khả năng và thực hiện:

Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật củachủ nghĩa Mác-Lenin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liênhệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái Hiện thực là phạm trùchỉ những cái đang tồn tại trên thực tế với Khả năng là phạm trù chỉ cái chưaxuất hiện, chưa tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi cócác điều kiện tương ứng.

3.6 Tất nhiên và ngẫu nhiên:

Tất nhiên và ngẫu nhiên hay còn gọi là cái tất yếu và cái có thể (tiếng Anh:necessity và contingency) là một cặp phạm trù trong triết học và là một trongnhững nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệbiện chứng giữa cái tất nhiên tức phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bảnbên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nóphải xảy ra như vậy với cái ngẫu nhiên một phạm trù chỉ cái không do mối liênhệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do cácnhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thểxuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuấthiện khác đi Sự thống nhất giữa cái tất yếu và cái có thể đã được Engels đề cậpđến trong tác phẩm của ông.

4.Ý nghĩa phương pháp luận:

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễncần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa

Trang 9

các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trongsự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác.Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý cóhiệu quả các vâri đề của đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đốilập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.

V.I Lênin cho rằng: “Muôn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát vànghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sựvật đó”.

Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt độngnhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cầnphải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huốngtrong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chát đặc thù của đối tượngnhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác địnhrõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụthể đế từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lýcác vân đề thực tiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cầnphải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh vàkhắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.

5.Vận dụng thực tiễn của bản thân sinh viên hiện nay:

Chúng ta hiện nay đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu nhưlà không quen biết nhau Khi nhìn thấy 1 bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đềucó những ấn tượng đầu tiên về ngoại hình, tính cách của bạn đó Nhưng nếu chỉqua 1 vài lần gặp mặt mà chúng ta đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt, dễ tính

Trang 10

hay khó tính Cách đánh giá như vậy là phiến diện, chủ quan trái với quan điểmtoàn diện.Điều có thể làm cho chúng ta có những quyết định sai lầm Chẳng hạnnhư khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn, ăn nói nhỏ nhẹ đã vội vàngkết luận là người tốt và muốn làm bạn, còn khi nhìn thấy một người ít nói, khônghay cười thì cho là khó tính không muốn kết bạn Qua một thời gian kết bạn mớinhận ra người bạn mà mình chọn có những đức tính không tốt như lợi dụng bạnbè, ích kỷ Còn người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè Ấntượng đầu tiên chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau Quan điểm toàndiện dạy cho ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xemxét đánh giá một cách toàn diện, mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thậtsự của sự vật hiện tượng Chúng ta không thể chỉ nhìn bề ngoài mà phán xét vềphẩm chất, đạo đức của người đó.Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả, có thểbạn đó có gương mặt lạnh lùng nhưng tính bạn rất cởi mở, hòa đồng, dễ gần Vìvậy muốn đánh giá 1 con người cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài, nhìn nhậnhọ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau.

Hoặc có thể lấy một ví dụ khác: Hay khi xem xét nguyên nhân của một vấnđề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ đểxem nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt Khi ta học kém đi,điểm số giảm cần tìm nguyên nhân do đâu khiến ta như vậy Do lười học, khônghiểu bài, không làm bài tập hay không có thời gian học Nếu tìm được nguyênnhân cụ thể, chủ yếu , thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn.

Trang 11

KẾT LUẬN

Như vậy, có thể thấy, nội dung chính của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến lànguyên lý này khẳng định sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau của các sự vật, sựviệc trong đời sống xã hội Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan nàyđều không tồn tại riêng lẻ mà chúng liên hệ chặt chẽ với nhau Trong bản thâncủa một sự vật, sự việc, hiện tượng bất kỳ cũng chứa đựng những sự ràng buộc,gắn bó chặt chẽ với nhau về hình thức cấu tạo, đặc điểm, tính chất Những đặctính bên trong bản thân thân sự vật hiện tượng tạo nên một sự vật hiện tượnghoàn chỉnh Các sự vật, sự việc trong đời sống xã hội đều liên hệ với nhau để xâydựng, tạo lập nên hình thái xã hội, thế giới khách quan toàn vẹn và thống nhấtnhất.

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan