nghien cuu nhan thuc cua sinh vien k25 hoc vien ngan hang ve van de bao luc ngon tu mang

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghien cuu nhan thuc cua sinh vien k25 hoc vien ngan hang ve van de bao luc ngon tu mang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nghien cuu nhan thuc cua sinh vien k25 hoc vien ngan hang ve van de bao luc ngon tu mang nghien cuu nhan thuc cua sinh vien k25 hoc vien ngan hang ve van de bao luc ngon tu mang nghien cuu nhan thuc cua sinh vien k25 hoc vien ngan hang ve van de bao luc ngon tu mang

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT 3

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Tổng quan nghiên cứu 5

2.1 Một số bài nghiên cứu trong nước về đề tài "Bạo lực ngôn từ mạng" 5

2.2 Khoảng trống nghiên cứu 9

3 Tính mới của nghiên cứu 10

4 Mục tiêu nghiên cứu 12

4.1 Mục tiêu tổng quát 12

4.2 Mục tiêu cụ thể 12

5 Câu hỏi nghiên cứu 13

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

6.1 Đối tượng nghiên cứu 13

6.2 Phạm vi nghiên cứu 13

7 Phương pháp nghiên cứu 14

Tài liệu tham khảo 15

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Nhóm 1 xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng nhómchúng em Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưatừng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận điểm đã phântích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích nguồn gốc dữ liệu.

Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, trước hết nhóm chúng em xin dành lờicảm ơn đặc biệt đến giáo viên hướng dẫn - ThS Lê Thị Hương Trà đã gợi ý và tận tìnhhướng dẫn chúng em trong quá trình nghiên cứu và viết bài nghiên cứu khoa học

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học vô cùng thú vị, bổ ích,có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức và nhu cầu thực tiễn cho sinh viên.Kiến thức là vô hạn, tuy nhiên, điều kiện về năng lực bản thân chúng em còn hạn chế,bài nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè để bài nghiên cứu của nhómchúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Bạo lực ngôn từ là một thực trạng nan giải, một vấn đề nhức nhối ở Việt Namcũng như nhiều quốc gia trên thế giới Đặc biệt, trong thời đại các mạng xã hội pháttriển như hiện nay, việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá trên mạng xã hội của một bộphận lớn người dùng đang là một hiện tượng đáng báo động khi mà việc sử dụng mạngxã hội hiện và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của mọingười Việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xãhội Facebook, TikTok, Instagram, Zalo… và vấn đề này trên mạng xã hội ngày càngnguy hiểm và gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội

Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi, lợi ích nó mang lại rất nhiều, nhưngcũng ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụngkhông đúng mục đích Khá nhiều người lựa chọn mạng xã hội là nơi để bày tỏ quanđiểm cá nhân của mình về người khác, thậm chí đưa ra những ngôn ngữ xúc phạm đểvùi dập họ Đây được coi là hành vi bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội

Thuật ngữ “bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội” chưa được nhiều người biếtđến và chưa có nhiều nghiên cứu liên quan Các kết quả tìm kiếm về vấn đề này đưa rathường là: bạo lực mạng, bạo lực ngôn ngữ trực tuyến, bạo lực ngôn ngữ mạng, bạolực trực tuyến, bắt nạt qua mạng, bạo lực Internet, lạm dụng trực tuyến, bạo lực tinhthần trên mạng xã hội hay xúc phạm mạng

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ 4.0 đưa lại nhiều cơ hội về phát triểncác mặt của đời sống xã hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ trong việcbảo vệ quyền con người, trong đó bao gồm vấn đề bảo vệ cá nhân trước thực trạng bạolực ngôn từ trên mạng xã hội Bạo lực mạng diễn ra trực tuyến, nhưng nó ảnh hưởngđến những người ngoại tuyến và có tác động đến thế giới thực, khiến nạn nhân có thểbị sợ hãi, lo lắng hoặc đáng sợ hơn là kẻ xấu chi phối hành động ngoài đời thật của nạnnhân Đặc biệt, khi mà giới trẻ ngày càng phát triển nhanh và tiếp cận sớm với mạngxã hội, những câu chuyện bạo lực mạng không còn xa lạ, đôi khi là diễn ra hàng ngày,hàng giờ

Ở Việt Nam, bạo lực ngôn từ mạng mới nhận được sự quan tâm trong nhữngnăm gần đây, thường được tiếp cận dưới góc độ đạo đức, đã dấy lên hồi chuông cảnhtỉnh về những hệ lụy của hành vi “ném đá online” của các “anh hùng bàn phím” trênmạng

Trang 6

Giới trẻ vốn dĩ là những người còn trong quá trình học hỏi để trưởng thànhcho nên còn nhiều thiếu sót Đặc biệt là thế hệ “Gen Z”, dễ trở thành trung tâm củanhững soi mói quá đà, hơn nữa, chính họ cũng chưa biết cách để cân bằng các mốiquan hệ cho nên cũng thường cạnh tranh hoặc mâu thuẫn lẫn nhau, dẫn tới mất kiểmsoát hành vi, dễ xúc phạm nhau về mặt ngôn từ Nhận thức của giới trẻ đối với bạo lựcngôn từ mạng là có nhưng chưa đầy đủ và khái quát, đa số chưa được tiếp cận nhiềuvới kiến thức về vấn đề này Vì vậy thực hiện đề tài này là hoàn toàn cần thiết Donguồn lực có giới hạn, đề tài này sẽ chỉ thực hiện trên phạm vi sinh viên K25 HọcViện Ngân Hàng, nhóm đối tượng thuộc thế hệ Gen Z điển hình, được sống trong thời

đại phát triển như vũ bão của mạng xã hội và Internet “Nghiên cứu nhận thức củasinh viên K25 HVNH về vấn đề bạo lực ngôn từ mạng hiện nay” mong muốn sẽ đem

đến một cái nhìn tổng quan chân thực nhất của giới trẻ về vấn đề này, để từ đó có thểrút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi người và có biện pháp góp phần làm trong sạchmôi trường mạng xã hội ngày nay

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Một số bài nghiên cứu trong nước về đề tài "Bạo lực ngôn từ mạng"

Bài nghiên cứu của Đỗ Văn Thái, Đỗ Thị Thu Phương về “Bạo lực ngôn ngữhọc đường- vấn đề nổi cộm của sinh viên đại học” (2022) Theo tác giả, Bạo lực họcđường đại học là những hành vi bạo lực về ngôn ngữ, bạo lực tinh thần đổi với svtrong những năm tháng học đại học Bạo hành chính là những hành động của conngười mang xu hướng bạo lực Tuy nhiên hiện nay, bạo hành không chỉ thể hiện quahành động mà còn thể hiện thông qua lời nói gọi là bạo hành bằng ngôn ngữ hay bạolực ngôn ngữ Thực trạng của việc bạo lực ngôn từ mạng ở các trường đại học đã xảyra ở trên thế giới và cả trong nước, mức độ từ nhẹ đến nặng ảnh hưởng đến tinh thầnvà cũng như sức khỏe của những người bị bạo lực Nguyên nhân của bạo lực họcđường là tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm vớinhững tác động bên ngoài, rất dề có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đếnnhững hành vi dại dột Các em sinh viên trong độ tuổi nhạy cảm dễ bị kích động, trầmcảm Kết quả của cuộc nghiên cứu để tạo được môi trường học tập trong hạnh phúc,bình an và mỗi ngày đến trường là một niềm vui, cần hạn chế tối đa và nói không vớibạo lực học đường Muốn vậy, mỗi chúng ta hãy cùng nhau đồng hành, chia sẻ cảmthông với nạn nhân của bạo lực, cực lực lên án và có biện pháp xử lý thích đáng kẻ gâyra bạo lực trong nhà trường.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền về “Nghiên cứu về các mô hình phòngchống bạo lực học đường ở Việt Nam và trên thế giới” (2/2024) Theo quan điểm của

Trang 7

tác giả, bạo lực học đường là các hành động, hành vi làm tổn hại đến thể chất, tinhthần và vật chất của người khác dưới nhiều hình thức khác nhau dùng vũ lực, vũ khí,làm tổn hại đến người khác diễn ra trong hoặc ngoài phạm vi môi trường học đường.Trên thế giới, Theo số liệu của Unicef (2018) cho thấy, khoảng 50% thanh thiếu niênhiện nay đã và đang là nạn nhân của bạo lực học đường Trong đó, học sinh độ tuổi từ13 đến 15, cứ ba em sẽ có hơn một em từng bị bắt nạt Theo đó, bạo lực học đườngcũng là làm gián đoạn việc học tập cho khoảng 150 triệu trẻ em tuổi từ 13- 15 trên thếgiới Ở Việt Nam, Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Bộ Côngan, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2011 đến hết quý I năm 2018: Toàn quốc xảy ra18.571 vụ vi phạm pháp luật, bạo lực học đường ở các đối tượng là cán bộ, giáo viên,học sinh, sinh viên Trong đó có 32.418 là người gây bạo lực và 15.757 người bị bạolực Các trường hợp hầu hết là hành vi đánh nhau có thương tích (64,01%), bạo lựctinh thần (4,92%), bạo lực tình dục (1,37%) và hình thức khác (26,9%) Phần lớn cácvụ việc diễn ra bên trong trường học (hơn 53%) Về địa bàn xảy ra bạo lực: Ở nôngthôn chiếm đến 51,8%; Khu vực thành thị chiếm hơn 30% và khoảng 15% diễn ra ởvùng miền núi, trung du Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp để phòng chống bạolực học đường ở Việt Nam Bài viết đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Bàiviết tổng hợp thông tin từ các tài liệu, nghiên cứu, và chính sách liên quan đến bạo lựchọc đường ở Việt Nam và trên thế giới Phân tích tài liệu giúp hiểu rõ hơn về các môhình phòng chống bạo lực học đường đã được nghiên cứu và thực hiện Phân tích và sosánh: Tác giả đã phân tích và so sánh các mô hình phòng chống bạo lực học đường ởViệt Nam và trên thế giới Qua việc so sánh, tác giả đưa ra bức tranh toàn cảnh về thựctrạng bạo lực học đường và những mô hình phòng chống phổ biến Đánh giá hiệu quả:Tác giả đã đánh giá hiệu quả của các mô hình phòng chống bằng cách xem xét kết quảthực tế và đặc điểm chung của các mô hình Điều này giúp tác giả đề xuất các mô hìnhhiệu quả và phù hợp với bối cảnh mới Kết quả của cuộc nghiên cứu trên đã chỉ rađược thực trạng của việc bạo lực bạo lực học đường ở trên thế giới và ở Việt Nam vàtác giả cũng đã đưa ra những giải pháp để có thể hạn chế bạo lực học đường xảy ra.

Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Châm - Giang Phương Thảo - Bùi Thị ViệtAnh về “Pháp Luật của một số nước đối với bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội và giátrị tham khảo đối với Việt Nam” Theo tác giả, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội làhành vi lạm dụng ngôn ngữ của cư dân mạng khi sử dụng mạng xã hội trong khônggian ảo (Internet) nói riêng và là một phần mở rộng của bạo lực xã hội nói chung nhằmđe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị của người khác, thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô hìnhgây nên những tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng đến thểchất và có thể thiệt hại đến cả tính mạng

Trang 8

Bạo lực ngôn từ là một thực trạng nan giải ở Việt Nam cũng như nhiều quốc giatrên thế giới Đặc biệt, trong thời đại các mạng xã hội phát triển như hiện nay, vấn đềnày trên mạng xã hội ngày càng vấn đề này trên mạng xã hội ngày càng nguy hiểm vàgây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội Mạng xã hội được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứanhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mụcđích Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội.Theo luật pháp Hoa Kỳ, ở cấp Liên bang, phỉ báng và vu khống không phải bang, làtội hình sự, mặc dù đến nay vẫn còn ơn 20 tiểu bang quy định một số hình thức phỉbáng có thể là tội hình sự Tuy nhiên, khái niệm và quy định về tội phỉ báng của cácbang không đồng nhất Một số bang, ngoài việc quy định phải nộp tiền phạt thì bị cáocòn có thể phải ngồi tù (imprisonment) hoặc bị buộc làm việc nặng (hard labor) Dùvậy, xu hướng ở Hoa Kỳ là các bang dần bỏ quy định phỉ báng là tội hình sự, chẳnghạn như bang Columbia đã bỏ quy định này từ năm 2001, Arkansas từ năm 2005,Colorado từ năm 2012, Georgia từ năm 2015, v.v Và các nước khác như Hà Lan,Pháp, Việt Nam, … Kết quả của cuộc nghiên cứu đã đưa ra một số giá trị tham khảoThứ nhất, cần xây dựng khái niệm rõ ràng về xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩmngười khác trên mạng xã hội để phân biệt với các hình thức khác Thứ hai, không cầnthiết phải xây dựng một bộ luật riêng quy định tội danh phỉ báng như nước Đức mà cóthể lồng ghép các quy định về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội vào các văn bản phápluật đã có sẵn như Bộ luật hình sự năm 2015, BLDS năm 2015, Luật An ninh mạng2019, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Tuy nhiên, các điều luật cần đạt được sựthống nhất cao, tránh chồng chéo giữa các văn bản luật với nhau Thứ ba, việc chốngbạo lực ngôn từ trên mạng xã hội cần sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng vàcác công ty công nghệ thông tin Thứ tư, bên cạnh việc quy định quyền và nghĩa vụcủa các nhà cung cấp các trang mạng xã hội, cần phải có chế định quy định về tráchnhiệm của các cá nhân đối với bất kì bài viết, phát ngôn, bình luận, báo cáo nhữngngười dùng ảo giúp các nhà mạng trong việc lọc người dùng… trên mạng xã hội đểnâng cao trách nhiệm của cư dân mạng Thứ năm, cần có những tiêu chuẩn đặc biệttrong việc bảo vệ người của công chúng, nghệ sĩ, những người có sức ảnh hưởng trongxã hội vì họ là những người thường xuyên và dễ chịu tổn thương nhất.

Bài nghiên cứu của Lê Thu Quyên, Lê Thị Quỳnh Liên Nguyễn Minh Phương

Lớp: QH 2018S - Quản trị trường học với chủ đề thực trạng của bạo lực trực tuyến đốivới sinh viên trường Đại học Giáo dục- Actual state and manifestations of onlineviolence in University of education: Bạo lực trực tuyến là một hiện tượng mới cónhiều loại hình, biểu hiện khác nhau và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Đối vớithanh thiếu niên, Internet là một môi trường tự nhiên để có được kinh nghiệm và đáp

Trang 9

ứng nhu cầu xã hội Bạo lực trực tuyến là một hiện tượng xã hội mới có hậu quảnghiêm trọng và quy mô rộng lớn (Barlinska & Wojtasik, 2008; Hinduja & Patchin,2008; Lý, 2006; Walrave & Heirman, 2011) đòi hỏi phải phát triển các hướng dẫnđược xác nhận theo kinh nghiệm để can thiệp và phòng ngừa Trong bối cảnh thanhthiếu niên, bạo lực được định nghĩa là hành động tiêu cực, có chủ ý của một hoặcnhiều sinh viên trong một thời gian dài, liên quan đến các cuộc tấn công lặp đi lặp lại,trực tiếp vào một sinh viên khác, do lợi thế của thủ phạm (cho dù về thể chất hay tâmlý), không thể tự bảo vệ mình (Olweus, 1993) Bạo lực trực tuyến nên sở hữu tất cả cáctính năng đó, nhưng sự khác biệt chính là nó được cam kết thông qua phương tiệntruyền thông hiện đại (Williams & Guerra, 2007) Bài nghiên cứu dùng các phươngpháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, Phươngpháp xử lý dữ liệu Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy Trong quá trình điều tra vềthực trạng của bạo lực trực tuyến, trên tổng số 134 sinh viên tham gia khảo sát, chúngtôi xác định được có tới 120 sinh viên (chiếm 89,61 % trên tổng số khách thể) là sinhviên tham gia vào bạo lực trực tuyến Cụ thể: có 19 sinh viên (chiếm 15,8 % tổng sốkhách thể) chỉ là nạn nhân của bạo lực trực tuyến, 6 sinh viên (chiếm 5 %) chỉ là thủphạm của bạo lực trực tuyến, có tới 95 sinh viên (chiếm 79,2 % trên tổng số) trả lờirằng các em vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của bạo lực trực tuyến và chỉ có 14 sinhviên (chiếm 10,4 % tổng số sinh viên) được hỏi chưa từng tham gia vào bạo lực trựctuyến Kết quả nghiên cứu trên cho thấy bốn hành vi bạo lực người khác trực tuyến màsinh viên thực hiện nhiều nhất là: chia sẻ cuộc hội thoại riêng tư trên internet mà đốiphương không biết (chẳng hạn như cuộc nói chuyện trên Facebook, Messenger)(thường xuyên: 75 sinh viên), đăng tải hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng làhành vi được thực hiện nhiều thứ 2 (thường xuyên: 62 sinh viên), để lại những thôngđiệp gây tổn thương trên mạng xã hội hoặc gửi những thông điệp tương tự cho ngườikhác (thường xuyên: 19 sinh viên) và cố ý cô lập hoặc loại trừ người khác trên cácnhóm trực tuyến (thường xuyên: 15 sinh viên) là hành vi được thực hiện nhiều tiếptheo Về hành vi nạn nhân bị bạo lực trực tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy ba hànhvi mà sinh viên gặp phải nhiều nhất là: chia sẻ cuộc hội thoại riêng tư trên internet màđối phương không biết (chẳng hạn như cuộc nói chuyện trên Facebook, Messenger)(thường xuyên: 85 sinh viên), đăng tải hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng làhành vi học sinh gặp phải nhiều thứ 2, cố ý cô lập hoặc loại trừ người khác trên cácnhóm trực tuyến (thường xuyên: 25 sinh viên), xúc phạm người khác trên các nhómtrên mạng, các ứng dụng trực tuyến (thường xuyên: 24 sinh viên), để lại những thôngđiệp gây tổn thương trên mạng xã hội hoặc gửi những thông điệp tương tự cho ngườikhác (thường xuyên: 24 sinh viên) Đây là những hành vi có thể gây nên những tác

Trang 10

động và hậu quả xấu đến nạn nhân Bởi những hành vi bạo lực trực tuyến công khaithường gây áp lực lớn hơn những hành vi bạo lực trực tuyến riêng tư Từ những thôngtin trên có thể thấy được bắt nạt trực tuyến xảy ra khá phổ biến với đối tượng là sinhviên đại học được khảo sát trong nghiên cứu này với hầu hết sinh viên đã từng gặpphải ít nhất một hình thức của bạo lực trực tuyến Thủ phạm thường ẩn danh, sinh viênmột khi đã trở thành nạn nhân thường liên tục gặp phải bạo lực trực tuyến Với tốc độlan truyền cực lớn nên trong một khoảng thời gian ngắn các thông tin cá nhân bị rò rỉkhó có thể thu hồi hoàn toàn được Từ đó có thể thấy, vấn đề bắt nạt trực tuyến đangrơi vào tình trạng đáng báo động Bạo lực trực tuyến có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, bất kỳlúc nào Giống như bạo lực truyền thống, bạo lực trực tuyến bao gồm (a) Lan truyềnthông tin không chính xác về người khác (b) Đe dọa bằng lời nói trên các nhóm/ diễnđàn trên mạng (c) Đăng tải hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng mà không đượcphép (d) Xúc phạm người khác trên các nhóm trên mạng, các ứng dụng trực tuyến (e)Gửi những tin nhắn đe dọa, gây tổn thương (f) Chia sẻ cuộc hội thoại riêng tư trêninternet mà đối phương không biết (g) Mạo danh danh tính người khác (h) Để lạinhững thông điệp gây tổn thương trên mạng xã hội hoặc gửi những thông điệp tươngtự cho người khác (i) Cố ý cô lập hoặc loại trừ người khác trên các nhóm trực tuyến.Để giúp sinh viên theo học tại Đại học Giáo dục giảm tác động của bạo lực trực tuyếnđối với bản thân, đưa ra các khuyến nghị Đối với Trường Đại học Giáo dục và đối vớisinh viên

2.2 Khoảng trống nghiên cứu

Nhìn chung, đối với nghiên cứu về bạo lực ngôn từ mạng, hầu hết đều nêu lênđịnh nghĩa nhận biết bạo lực ngôn từ, nguyên nhân gây ra và thực trạng những hậu quảnặng nề mà nó để lại, từ đó nêu ra giải pháp khắc phục Một số bài nghiên cứu có phântích sâu hơn về vấn đề giải pháp, nhìn nhận trên góc độ rộng hơn đó là phòng chốngbạo lực học đường đưa ra một số những mô hình phòng chống tại môi trường họcđường trên cả thế giới và Việt Nam Bên cạnh đó còn có bài nghiên cứu trên góc độpháp luật về hành vi bạo lực ngôn từ , có dẫn chứng một số cách xử lý vi phạm phápluật tội phỉ báng, bôi nhọ người khác, ngay tại Việt Nam cũng đã có quy định rõ ràngtrong Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật An ninh mạng… Còn đối với vấn đề bạolực ngôn từ mạng theo góc nhìn và trải nghiệm của sinh viên thì chỉ có bài nghiên cứucủa Lê Thu Quyên, Lê Thị Quỳnh Liên Nguyễn Minh Phương đề cập đến, tuy nhiêncòn hạn chế, khi chỉ thể hiện thực trạng tình trạng bạo lực mạng xảy ra mà chưa khaithác tới yếu tố nhận thức của sinh viên trong vấn đề này Đề tài nghiên cứu của nhóm1 sẽ khắc phục yếu điểm này, để đóng góp thêm những nhận thức của các bạn sinhviên K25 HVNH, một bộ phận giới trẻ GenZ, với nguyên nhân xảy ra tình trạng bạo

Ngày đăng: 13/05/2024, 20:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan