ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG VÀ ĐÁP ỨNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI TỈNH VĨNH LONG

211 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG VÀ ĐÁP ỨNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI TỈNH VĨNH LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung 2&3 : Xác định những điểm tồn tại trong công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long và đề xuất các biện pháp can thiệp và giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long Hội thảo 4: Hội thảo nhằm thảo luận những điểm tồn tại trong công bằng chăm sóc sức khỏe và đề xuất các biện pháp can thiệp. Đã thực hiện tháng 9/2016. Mục đích: Buổi họp nhằm báo cáo kết quả thu thập số liệu và kết quả ban đầu về đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe tại địa phƣơng. Các thành viên tham gia buổi họp sẽ đóng góp ý kiến cho quá trình thu thấp số liệu tại địa phƣơng, những điểm mạnh, điểm yếu và các chỉ số nào cần chỉnh sửa. Đồng thời, các đại biểu sẽ tham giam thảo luận về kết quả ban đầu của đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe

Trang 1

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠ QUAN QUẢN LÝ

SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TỈNH VĨNH LONG

O C O TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI

Đ NH GI CÔNG ẰNG VÀ Đ P ỨNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

TẠI TỈNH VĨNH LONG

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Lê Hoàng Ninh

TP HỒ CHÍ MINH – 5/2017

Trang 2

TÊN ĐỀ TÀI

Đ NH GI CÔNG ẰNG VÀ Đ P ỨNG TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TẠI TỈNH VĨNH LONG

DANH S CH THAM GIA ĐỀ TÀI

GS TS LÊ HOÀNG NINH

TS BS PHÙNG ĐỨC NHẬT Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh THS NGUYỄN BÍCH HÀ Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh THS DƯƠNG THỊ MINH TÂM Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh THS NGUYỄN THỊ THUỲ Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh THS NGUYỄN NHẤT CHI MAI Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh CN NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh BS VÕ HOÀNG PHƯƠNG Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh CN MAI TIẾN THÀNH Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh

CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

LÊ HOÀNG NINH

Trang 3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.1 Giới thiệu về Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị (Urban HEART) 6

1.2 Hướng dẫn các bước tạo bảng ma trận (Matrix) của công cụ Urban HEART và biểu đồ theo dõi (Monitor) 10

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng 20

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU 24

2.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

2.3 Đối tượng nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.5 Công cụ thu thập số liệu 25

2.6 Phương pháp phân tích số liệu 25

2.7 Kiểm soát chất lượng thông tin 26

CHƯƠNG III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 27

3.1 Nội dung nghiên cứu 27

3.2 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài 28

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm

AFB (Acid fasting bacillus) Vi khuẩn kháng acid

GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội

HIV (Human immunodeficiency virus) Vi-rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

MONITOR Biểu đồ theo dõi

SXCBKD Sản xuất chế biến kinh doanh

Uban HEART (Urban Health Equity Assessment and Response Tool) Công cụ đánh giá công bằng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng ở thành thị

WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới

Trang 5

Trang

Bảng 4.1 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2010 35 Bảng 4.2 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2011 45 Bảng 4.3 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2012 57 Bảng 4.4 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2013 67 Bảng 4.5 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2014 78 Bảng 4.6 Các chỉ số đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Vĩnh Long năm 2015 88 Bảng 4.7 So sánh các chỉ số trong nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long 98

Trang 6

Trang

Biểu đồ 4.1 Số ca mới mắc Lao/ 100.000 dân từ năm 2010 – 2015 98

Biểu đồ 4.2 Số ca nhiễm HIV mới phát hiện trong năm trên 100.000 dân từ năm 99

Biểu đồ 4.3 Số ca mắc tâm thần phân liệt trên 100.000 dân từ năm 2010 – 2015 100

Biểu đồ 4.4 Số người tử vong do tai nạn giao thông/100.000 dân từ 2010 – 2015 101

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh từ năm 2010 – 2015 102

Biểu đồ 4.6 Số bác sĩ/ vạn dân từ năm 2010 – 2015 103

Biểu đồ 4.7 Số giường bệnh/ 10.000 dân từ năm 2010 – 2015 104

Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ dân số tham gia BHYT từ năm 2010 – 2015 105

Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP theo quy định của Bộ Y tế từ năm 2010 – 2015 106

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe người dân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xã hội như hệ thống y tế, yếu tố kinh tế, môi trường sống, cơ sở hạ tầng và các chính sách quản trị công Do các yếu tố này phân bố không đồng đều giữa các khu vực dân cư khác nhau tại các thành thị nên kết quả sức khỏe người dân cũng khác nhau theo khu vực Đây là nguồn gốc sâu xa cho sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK) người dân

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề xuất một bộ công cụ để đánh giá Công bằng trong CSSK là UrbanHEART (Urban Health Equity and Response Tool), Bộ công cụ đánh giá công bằng CSSK và đáp ứng Công cụ này nhằm đánh giá tính công bằng trong phân bố nguồn lực CSSK và qua đó đề xuất các đáp ứng phù hợp với địa phương khảo sát

Từ năm 2009, Viện Y tế công cộng Tp Hồ Chí Minh đã triển khai áp dụng công cụ trên, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, tại các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Qua đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với địa phương để đạt được công bằng trong CSSK và phân bố nguồn lực phù hợp cho các hoạt động CSSK nhằm nâng cao sức khỏe người dân

Đề tài này Viện tiếp tục thực hiện đánh giá về công bằng CSSK giai đoạn 2010 2015 và đề xuất các giải pháp tại tỉnh Vĩnh Long với các mục tiêu sau:

Xác định những khác biệt và so sánh 4 nhóm chỉ số quyết định sức khỏe (Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, Phát triển xã hội và con người, Kinh tế, Quản trị công) giữa 8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

- Xác định những điểm tồn tại bất cập và đề xuất các đáp ứng ở tỉnh Vĩnh Long - Đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong CSSK ở tỉnh Vĩnh Long

- Tập huấn và chuyển giao kết quả cho 8 huyện/thị xã/thành phố và các Sở ngành có liên quan của tỉnh Vĩnh Long

Trang 8

giai đoạn 2010-2015 từ các nguồn khác nhau tại địa phương về 5 khía cạnh: các chỉ số sức khỏe chung, môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, sự phát triển xã hội và con người, kinh tế, quản trị công

KẾT QUẢ VÀ ÀN LUẬN

Về chỉ số sức khỏe chung: số ca mới mắc lao còn cao (>140/100.000 dân) trên các địa bàn TP Vĩnh Long, huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh Số ca nhiễm HIV mới phát hiện còn cao (> 14,5/100.000 dân) tại Tp Vĩnh Long, huyện Long Hồ, Huyện Trà Ôn Số mắc và chết do tâm thần còn cao trên địa bàn Số vụ tai nạn giao thông còn cao (>17 vụ/100.000 dân) trên hầu hết địa bàn tỉnh, vẫn còn xảy ra các vụ ngộ độc có số người mắc cao Qua đó cho thấy vẫn còn các vấn đề sức khỏe kể cả bệnh lây nhiễm (lao, HIV) và không lây nhiễm (ngộ độc thực phẩm, tai nạn giao thông, tâm thần) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Về cơ sở hạ tầng: số giường bệnh/vạn dân còn thấp (so với mốc 21,5 giường bệnh/vạn dân), số bác sỹ/vạn dân còn thấp (so với mốc 5,8 BS/vạn dân) Tỉ lệ hộ gia đình có cầu tiêu hợp vệ sinh chưa cao, nhất là tại Trà Ôn (chỉ đạt 39,8%) Tỉ lệ hộ gia đình có thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đạt < 50% ở một số địa bàn cho thấy vấn đề cơ sở hạ tầng cần được đầu tư thêm

Về phát triển xã hội và con người: về cơ bản đạt tốt so với các mốc chuẩn đặt ra Tỉ lệ tiêm chủng đạt cao (>90%), và hầu như không còn trẻ em tử vong do các bệnh có vắc-xin tiêm chủng Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn mốc (mốc chung quốc gia 25,5%, mốc của tỉnh 14,1%) và trẻ suy dinh dưỡng bào thai (trẻ cân nặng < 2.500 g lúc sinh) rất thấp 100% các bà mẹ đi sanh được đỡ sanh bởi nhân viên y tế Tuy vậy, tỉ lệ người dân có BHYT chưa đạt theo mục tiêu (71%) Địa phương cần có biện pháp hỗ trợ để tăng tỉ lệ bao phủ BHYT nhất là khi giá dịch vụ y tế có xu hướng tăng như hiện nay

Về kinh tế: Ở một số địa bàn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao (>3,54%) tại huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, huyện Trà Ôn Tỉ lệ hộ cận nghèo còn cao (>4,3%) tại huyện Bình Tân, huyện Long Hồ, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm, thị xã Bình Minh Số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP

Trang 9

Về quản trị công: Tỉ lệ chi ngân sách dành cho y tế trên tổng chi thường xuyên, tỉ lệ chi ngân sách dành cho giáo dục trên tổng chi thường xuyên là 2 chỉ số đánh giá chủ yếu về phân bố nguồn lực giành cho y tế và đào tạo Tuy nhiên, do nghiên cứu không thu thập được thông tin về 2 chỉ số này ở từng huyện thị nên chưa thể đưa ra kết luận phù hợp

Áp dụng biểu đồ theo dõi (monitor) cho thấy tình hình tử vong do tai nạn giao thông chưa có cải thiện đáng kể Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên qua các năm Số bác sỹ/vạn dân và số giường bệnh/vạn dân có xu hướng tăng theo thời gian nhưng vẫn chưa đạt như mong muốn Tương tự cho tỉ lệ tham gia BHYT, dù có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đề tài đã xác định được các điểm khác biệt trong kết quả CSSK của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2015 So sánh các nhóm chỉ số trong 4 lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khỏe: Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, Phát triển xã hội và con người, Kinh tế, Quản trị công Nhóm nghiên cứu đã thu thập đề xuất giải pháp từ các chuyên gia tại địa phương, phối hợp với các giải pháp do Tổ chức Y tế thế giới đề nghị áp dụng dựa trên kinh nghiệm quốc tế Các biện pháp can thiệp cụ thể, phù hợp địa phương cũng đã được đề xuất nhằm làm giảm mức độ chênh lệch trong hưởng thụ dịch vụ y tế, tăng công bằng trong CSSK người dân Kết quả đề tài này có thể góp phần tham mưu cho địa phương các khía cạnh vẫn còn chưa đạt kết quả bình đẳng như mong muốn trong CSSK cho người dân

Nhóm nghiên cứu có hai kiến nghị

1 Đề xuất giải pháp để công cụ đáp ứng được sự quan tâm của chính quyền địa phương

2 Đề xuất triển khai mở rộng áp dụng hoạt động đánh giá cho các ban ngành khác trên địa bàn

Trang 10

Urban HEART (công cụ đánh giá công bằng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng) là một bộ hướng dẫn hữu dụng cho các nhà hoạch định chính sách và đưa ra quyết định ở mức độ quốc gia và cấp thành phố Đây là một phương tiện giúp đơn vị sử dụng có thể xác định và phân tích sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giữa những người sống ở những khu vực khác nhau của thành phố thuộc các nhóm kinh tế xã hội khác nhau

Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện mô hình đánh giá công bằng trong CSSK và đáp ứng tại thành thị và tham mưu cho chính quyền địa phương để công tác CSSK nhân dân đạt công bằng tại Việt Nam từ năm 2009 Viện cũng là đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm mô hình này tại Việt Nam Từ đó đến nay, đã có bốn thành phố lớn tại phía Nam thí điểm triển khai mô hình đánh giá công bằng trong CSSK và đáp ứng tại thành thị, gồm Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, tỉnh Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu Tỉnh Vĩnh Long là đơn vị kế tiếp sau khi tiến hành thành công các mô hình đánh giá ở các tỉnh và thành phố trên Quy mô đánh giá ở tỉnh Vĩnh Long sẽ rộng hơn cả về mặt chỉ số và thời gian nghiên cứu

Tỉnh Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường) Dựa trên báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trong khi tỉ lệ phân bổ kinh phí chi cho sự nghiệp y tế tại tỉnh Vĩnh Long tăng từ 5,8% (năm 2009) lên 7,35% (năm 2012)[6], tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh có sự biến động từ năm 2010 là 10,23%, đến năm 2014 giảm còn 3,54%, nhưng đến năm 2015 do có sự thay đổi của chuẩn nghèo mới theo xu hướng nghèo đa chiều thay cho nghèo đơn chiều, tỉ lệ này tăng 6,26% Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (4,24%) cao gần 3 lần so với nông thôn (1,99%) trong năm 2014[7] Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4,24% năm 2014 xuống 4% năm 2015 và giảm tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn từ 12,8% năm 2014 xuống 11,95% năm 2015 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 615.870 người, tăng 0,13% so với năm 2014 Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 giảm xuống còn 2,43% và giảm hộ cận nghèo xuống còn 3,75%[8] Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 0,8‰ xuống

Trang 11

khỏe người dân Tuy nhiên, kết quả này chỉ thể hiện tình trạng sức khỏe dân cư nói chung, chưa thể hiện được các bất cập về tình trạng sức khỏe cụ thể còn tồn tại ở nhiều khu vực dân cư có các đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau Vì vậy, được sự phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Long, Viện tiến hành triển khai đề tài đánh giá công bằng trong CSSK và đáp ứng tại thành thị tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh giá công bằng trong CSSK trên các địa bàn hành chính khác nhau Kết quả đề tài này cung cấp bằng chứng cần thiết giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những can thiệp phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe ở các khu vực dân cư cần ưu tiên một cách có hiệu quả hơn

Mục tiêu của đề tài:

1) Xác định những khác biệt và so sánh 4 nhóm chỉ số quyết định sức khỏe (Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, Phát triển xã hội và con người, Kinh tế, Quản trị công) giữa 8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

2) Xác định những điểm tồn tại bất cập và đề xuất các đáp ứng ở tỉnh Vĩnh Long 3) Đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức

khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

4) Tập huấn và chuyển giao kết quả cho 8 huyện/thị xã/thành phố và các Sở ngành có liên quan của tỉnh Vĩnh Long

Trang 12

1.1 Giới thiệu về Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị (Urban HEART)

Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị (Urban Health Equity Assessment and Response Tool (Urban HEART)) được thiết kế nhằm xác định những chênh lệch trong cung cấp dịch vụ y tế và tình trạng sức khỏe giữa các khu vực trong một thành thị hoặc một địa phương Từ đó, hỗ trợ những nhà hoạch định chính sách xác định được những nhóm dân cư và vấn đề sức khỏe cần ưu tiên Các nguồn lực cho y tế sẽ được đầu tư vào những nhóm dân số và vấn đề sức khỏe ưu tiên, tránh được đầu tư dàn trải lãng phí nguồn lực Mục đích lâu dài của bộ công cụ này là định hướng các chương trình can thiệp và giúp chương trình hoạt động một cách hiệu quả, nhằm cải thiện sức khỏe ở những khu vực yếu kém, thu hẹp khoảng cách về sức khỏe giữa các vùng trong một thành thị, từ đó bảo đảm tính công bằng trong CSSK cho người dân (1)

Để thực hiện được Công cụ đánh giá công bằng chăm sóc sức khỏe và đáp ứng này, cần hoàn tất 6 bước trong một chu kì

Bước 1 Xây dựng nhóm liên ngành

Bước 2 Định nghĩa bộ chỉ số địa phương và các mốc chuẩn

Bước 3 Tập hợp số liệu phù hợp và có giá trị

Bước 4 Thiết lập bằng chứng

Bước 5 Đánh giá và chọn lựa can thiệp ưu tiên Bước 6 Xác định đáp ứng tốt nhất

Đ NH GI CÔNG BẰNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Đ P ỨNG TẠI THÀNH THỊ

Trang 13

ƯỚC 1

Xây dựng Nhóm liên ngành

trình nghị sự vây là gi công bằng chăm sóc sức khỏe Xây dựng một nhóm làm việc toàn diện có thể là bước tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình của Urban HEART, nhưng đó cũng có thể là bước quan trọng nhất Các hoạt động chính bao gồm vận động chính sách, giáo dục và xây dựng mạng lưới đối tác

 Có được sự ủng hộ của những người có uy tín

 Nâng cao hiểu biết trong các ngành khác về tầm quan trọng và sự thích hợp của Urban HEART

 Thành lập một nhóm làm việc nòng cốt gồm các các cá nhân sẽ đóng góp thời gian để thực hiện Công cụ này Đẩy mạnh tính bền vững bằng cách lồng ghép Urban HEART vào trong các cơ cấu và vị trí nhân sự có trọng trách hiện thời

ƯỚC 2

Định nghĩa bộ chỉ số địa phương và

chuẩn

 Một bộ chỉ số về công bằng chăm sóc sức khỏe kết hợp các chỉ số cốt lõi của Urban HEART và các chỉ số không cốt lõi sẽ cho phép nhóm đánh giá thu thập thông tin một cách hiệu quả và hữu hiệu về các vấn đề công bằng chăm sóc sức khỏe chính đang phải đối mặt

 Thứ nhất, chọn các chỉ số cốt lõi của Urban HEART Những chỉ số này đã được xem xét một cách cẩn thận và là các chỉ số hợp lý và tin cậy về công bằng y tế Bên cạnh đó cũng có thể chọn các chỉ số không cốt lõi nhằm giải quyết các vấn đề đặc biệt đang triển khai của thành phố Lựa chọn các chỉ số đó sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên có liên quan

 Thứ hai, xác định các biến số phân nhóm tốt nhất để đánh giá bất bình đẳng (phân theo giới tính, thu nhập, nhóm tuổi…)

 Thứ ba, xác định các mhứ chuẩn thích hợp để đánh giá việc thực hiện các chỉ số đó

 Thứ tư, tìm các nguồn số liệu (và những nơi nắm giữ số liệu đó) cho mỗi chỉ số Nhóm sẽ cần số liệu từ một loạt các ban ngành chính sách khác nhau

Trang 14

ƯỚC 3 Tập hợp số liệu phù hợp và có giá trị

mới trên diện rộng hoặc phải có các điều tra Việc chia sẻ số liệu có thể nhạy cảm về mặt chính trị Sử dụng địa chỉ liên hệ trong Nhóm đa ngành cũng có thể để hỗ trợ quy trình này

 Thứ nhất, đánh giá chất lượng và tính hợp lệ của các bộ số liệu sẵn có, bằng cách tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các cộng đồng Thực hiện các bước để chọn số liệu có chất lượng tốt nhất và để quản lý các vấn đề liên quan đến chất lượng số liệu  Thứ hai, thương lượng về các thỏa thuận chia sẻ số liệu một cách

chính thức với những nơi nắm giữ số liệu và thành lập một nơi hoặc một máy chủ để chứa hoặc lưu giữ các bộ số liệu đã thu thập được

ƯỚC 4 Thiết lập bằng chứng

 Sử dụng bộ chỉ số tại địa phương, số liệu đã tập hợp được, đưa vào phần mềm lập biểu đồ đơn giản, nhóm thực hiện có thể lập ra các biểu đồ dễ đọc (bảng MA TRẬN và biểu đồ THEO DÕI) để minh họa cho các bất bình đẳng chăm sóc sức khỏe tại thành phố đang thực hiện

 Sử dụng BẢNG MA TRẬN để xác định các chỉ số ưu tiên và các chỉ số này cũng nên được rà soát thông qua BIỂU ĐỒ THEO DÕI

 Ngoài việc sử dụng các mã bằng màu sắc hãy nhớ đưa các kết quả bằng số vào mỗi chỉ số Điều này sẽ giúp các bên có liên quan hiểu đuợc sự cấp bách tương đối của các vấn đề khác nhau

Trang 15

ƯỚC 5

Đánh giá khoảng cách và khuynh hướng về công bằng chăm sóc sức khỏe và chọn lựa can thiệp ưu tiên

bằng chứng Mặc dù BẢNG MA TRẬN và BIỂU ĐỒ THEO DÕI cung cấp các kết quả định lượng, giai đoạn này cũng cần phải có đánh giá về định tính

 Đầu tiên, bảo đảm rằng các bên có liên quan có thể phiên giải được các biểu đồ Tập trung vào các kết quả bằng số cũng như các mã bằng màu sắc

 Hướng dẫn thảo luận cẩn thận và kỹ lưỡng Có một vài chiến lược để rà soát các biểu đồ, dựa vào các quan tâm của các bên liên quan Tập trung vào các chiều hướng và các nhóm có bất bình đẳng nhiều nhất, hiểu các nguyên nhân và các hậu quả của bất bình đẳng (sử dụng các cách tiếp cận định tính)

 Ưu tiên các vấn đề chính cần phải hành động

ƯỚC 6

Xác định đáp ứng tốt nhất

 Khi đã xác định được các vấn đề về bình đẳng; cần lưu ý, bước tiếp theo là xác định chiến lược đáp ứng thích hợp Bước này nên tham khảo ý kiến một cách rộng rãi, với sự tham gia của các ban ngành chính sách và các cộng đồng có liên quan Mục tiêu chung là xây dựng một kế hoạch dựa vào bằng chứng để hành động sẽ có tính thuyết phục đối với những người ra quyết định và có thể được thông qua và triển khai thực hiện

 Dựa trên “Giới thiệu” về các gói chiến lược và các can thiệp của Urban HEART để đưa ra các ý tưởng Các chiến lược và các can thiệp này đã được thử nghiệm ở các thành phố khác về tính hiệu quả của chúng

 Đánh giá các điểm mạnh tương đối của các can thiệp tiềm năng Cân nhắc một loạt các yếu tố, bao gồm cả các tác động tiềm năng về mang lại bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, các ưa thích của cộng đồng, các nguồn lực sẵn có và mối liên kết với các ưu tiên hiện tại của chính phủ

 Hoàn thành kế hoạch đáp ứng Quy trình Urban HEART sẽ giúp bảo đảm rằng kế hoạch lập ra dựa trên bằng chứng, khả thi, thích hợp và được ủng hộ một cách rộng rãi

Trang 16

1.2.1 Các bước tạo bảng ma trận (Matrix)[18]

Một bảng ma trận cơ bản sẽ cung cấp một hình ảnh tĩnh về sự bất bình đẳng trong một thành phố (hoặc giữa các thành phố) qua nhiều chỉ số khác nhau Các bước được mô tả để so sánh trong cùng một thành phố song có thể dễ dàng chỉnh sửa để phân tích cho các thành phố khác nhau; so sánh đơn giản giữa các thành phố thay vì các khu vực địa lý trong cùng một thành phố

ước 1 Nhãn các cột Các cột trong BẢNG MA TRẬN cần phải được đặt tên của các

đơn vị sẽ so sánh, ví dụ tên của quận, phường hoặc khu vực trong thành phố (cũng có thể là tên các biến khác nhau dùng để so sánh, ví dụ giới tính, hộ gia đình theo thu nhập, v.v ) Đặt một cột riêng cho mỗi đơn vị so sánh Cột đầu tiên không cần đặt tên; liệt kê tên các chỉ số trong cột này ở bước tiếp theo

Ví dụ của Bước 1: Các cột được đặt tên để tạo một BẢNG MA TRẬN so sánh bốn

Ví dụ của Bước 2: Các hàng được đặt tên trong BẢNG MA TRẬN để so sánh 4 chỉ số

của 4 quận Bốn chỉ số này thuộc 3 lĩnh vực chính sách Không có chỉ số nào từ ba lĩnh vực chính sách khác của Urban HEART được đánh giá trong ví dụ này

Trang 17

Kết quả về y tế

Cơ sở vật chất và môi trường

Tiếp cận với nước sạch

Xã hội & phát triển con người

Hoàn thành giáo dục tiểu

Trẻ em được tiêm chủng

ước 3 Nhập số liệu vào các ô Lựa chọn một chỉ số/hàng muốn bắt đầu trước tiên

Sau đó, điền vào mỗi ô ở hàng đó với giá trị của chỉ số phù hợp với mỗi đơn vị Ví dụ, nếu chọn chỉ số tiếp cận với nước sạch, nhập phần trăm các hộ gia đình có tiếp cận với nước sạch vào mỗi ô ở hàng đó Nếu không có số liệu của một chỉ số nào đó ở một đơn vị, để trống ô đó, hoặc là nhập một mã nào đó (lựa chọn mã không số để tránh nhầm lẫn với giá trị của chỉ số) để chỉ ra rằng thiếu số liệu Khi đã hoàn tất hàng đó, thì tiếp tục nhập liệu vào các hàng tiếp theo cho đến khi hoàn thành tất cả

Ví dụ của ước 3: Các ô đã nhập số liệu đúng cho mỗi chỉ số ở mỗi quận Chỉ có số

liệu về "hoàn thành giáo dục tiểu học (%) ở quận D là không có (do đó ô này được điền chữ "N/A" tức Not Available: không có số liệu) Còn lại, tất cả số liệu đều sẵn có

A

Quận B

Quận C

Quận D

Kết quả về y tế Tỷ lệ tử vong sơ sinh

Cơ sở vật chất và

Xã hội & phát triển con người

Hoàn thành giáo dục tiểu học

Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ

Trang 18

bình của thành phố hoặc một giá trị khác mà có thể so sánh với chỉ số của mỗi quận Có thể hữu ích nếu liệt kê điểm chuẩn để so sánh ở cột cuối cùng Sau đó, đánh giá mỗi ô/quận trong hàng đó và khi giá trị thấp hơn giá trị của điểm mhuẩchuẩn, thì tô màu đỏ Lưu ý rằng với một vài chỉ số, giá trị thấp hơn lại chỉ ra là kết quả tốt hơn và với các chỉ số khác thì giá trị thấp hơn lại chỉ ra kết quả tồi hơn Khi hoàn thành các hàng, chuyển đến các chỉ số khác cho đến khi hoàn thành toàn bộ phần so sánh

Ví dụ cho Bước 4: Có tổng cộng bốn ô, mỗi hàng/chỉ số có 1 ô, đã được tô màu ĐỎ,

cho thấy chỉ số tương ứng của quận đó xấu hơn điểm chuẩn trung bình của thành phố Cụ thể là Quận D có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao hơn, tỷ lệ tiếp cận với nước sạch và độ bao phủ của chương trình tiêm chủng cho trẻ em thấp hơn so với mức trung bình của thành phố Và Quận B có tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học thấp hơn so với mức trung bình của thành phố

A

Quận B

Quận C

Quận D

Trung bình của thành phố

Kết quả về y tế

Tỷ lệ tử vong sơ sinh (trên 1,000 ca đẻ sống)

Cơ sở vật chất và môi trường

Tiếp cận với nước

Xã hội & phát triển con người

Hoàn thành giáo

Trẻ em được tiêm

ước 5 Mã màu của ô màu VÀNG Chọn một chỉ số/hàng muốn bắt đầu so sánh

Xác định đích mong muốn cho chỉ số đó Đây có thể là mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, hoặc là mục tiêu quốc gia, mục tiêu của thành phố, hoặc các đích mong muốn khác Điều quan trọng là, đích mong muốn phải cao hơn/thấp hơn điểm chuẩn đã nêu Có thể hữu ích nếu liệt kê đích mong muốn ở cột cuối cùng Sau đó so sánh mỗi

Trang 19

ô này Khi đã hoàn thành một hàng, tiếp tục như vậy với các hàng khác cho đến khi hoàn thành toàn bộ

Ví dụ cho Bước 5: Có tổng cộng 6 ô được tô màu VÀNG, chỉ ra các chỉ số của

quận cao hơn trung bình của thành phố song lại thấp hơn mục tiêu quốc gia Cụ thể là Quận A, B và C có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tiếp cận với nước sạch kém hơn mục tiêu quốc gia, cho dù những tỷ lệ này tốt hơn chỉ số trung bình của thành phố

A

Quận B

Quận

Trung bình của thành phố

Mục tiêu quốc gia

Kết quả về y tế

Tỷ lệ tử vong sơ sinh (trên 1,000 ca đẻ sống)

Cơ sở vật chất và môi trường

Tiếp cận với

Xã hội & phát triển con người

Hoàn thành giáo dục tiểu học (%)

Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ (%)

ước 6 Mã màu của ô màu XANH Chọn một chỉ số/hàng muốn bắt đầu so sánh

Bây giờ có thể xác định được điểm chuẩn và mục tiêu mong muốn của chỉ số đó Nếu đã hoàn thành từ bước 1 đến bước 5 một cách chính xác, thì các ô còn lại không có màu ở trong BẢNG MA TRẬN sẽ cho thấy kết quả tốt hơn điểm mA Tchuẩn và đích mong muốn Để đảm bảo chắc chắn, chu đánh giá mỗi ô/quận trong hàng không tô màu ĐỎ hoặc VÀNG, và khi giá trị đó bằng hoặc tốt hơn đích mong muốn, tô màu

Trang 20

ĐỎ, VÀNG hoặc XANH, trừ những ô không có số liệu (đó là những ô thiếu số liệu vẫn để nguyên màu trắng)

Ví dụ cho Bước 6: Tổng cộng có 5 ô được tô màu XANH, chỉ ra 5 kết quả tốt

hơn cả kết quả trung bình của thành phố cũng như đích mong muốn Cụ thể là Quận A và C có tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học cao hơn mục tiêu quốc gia, và Quận A, B và C vượt trên mục tiêu quốc gia về độ bao phủ tiêm chủng cho trẻ em

A

Quận B

Quận C

Quận D

Trung bình của thành phố

Mục tiêu quốc gia

Kết quả về y tế

Tỷ lệ tử vong sơ sinh

(trên 1,000 ca đẻ sống)

Cơ sở vật chất và môi trường

Tiếp cận với

Xã hội & phát triển con người

Hoàn thành giáo

Trẻ em được tiêm

ước 7 Kiểm tra lại công việc Đây là một bước rất quan trọng và cần thiết cần phải

làm, lý tưởng ra là trong toàn bộ quá trình làm chứ không phải chỉ là bước cuối cùng Giả sử số liệu đã được làm sạch và rà soát trước khi nhập liệu vào BẢNG MA TRẬN, lúc này cần kiểm tra:

 Số liệu có được nhập và đúng ô hay không? (Kiểm tra cả hàng và cột)  Các ô đã được tô màu đúng theo điểm chuẩn và đích mong muốn hay chưa?  Có ô nào vẫn để trống hoặc để nguyên màu trắng mà không thiếu số liệu không?

Trang 21

đẳng trong cùng một thành phố (hoặc giữa các thành phố) về một chỉ số qua nhiều mốc thời gian Các bước được mô tả dưới đây là dùng để phân tích cho chỉ số trong cùng một thành phố song cũng có thể điều chỉnh lại các bước để so sánh giữa các thành phố khác nhau; so sánh đơn giản về kết quả tốt nhất và tồi nhất của các thành phố trong cùng một khu vực hoặc quốc gia qua thời gian, thay vì chỉ so sánh khu vực địa lý trong cùng một thành phố

ước 1 Tạo bảng số liệu BIỂU ĐỒ THEO DÕI trước tiên yêu cầu phải tạo một bảng

số liệu với bốn cột Cột đầu tiên có nhãn là "Năm" là năm bắt đầu có số liệu; Cột thứ hai có tên là "Kết quả X tồi nhất" ("X" là đơn vị csố so sánh, ví dụ như một quận); Cột thứ ba có tên là "Kết quả X tốt nhất"; và Cột thứ 4 là "Trung bình Y" (Y là trung bình hoặc kết quả tóm tắt được thể hiện trong hoạt động của các đơn vị được phân tích trong một năm cụ thể) Số hàng trong bảng dữ liệu phụ thuộc vào số năm có sẵn số liệu cho mỗi chỉ số được lựa chọn Do đó, tại thời điểm này, phải chọn một chỉ số rồi xác định những năm mà có số liệu của chỉ số đó và điền vào mỗi dòng tương ứng

Ví dụ cho Bước 1: Bảng số liệu đã được tạo cho phân tích về bất bình đẳng

trong tỷ lệ các trường hợp sinh nở được cán bộ y tế có chuyên môn đỡ đẻ trong một thành phố, qua 4 mốc thời gian trong một quá trình 15 năm

Bảng A Bất bình đẳng về nhân viên y tế đỡ đẻ ở thành phố A, 1990-2005 Năm Quận tồi nhất Quận tốt nhất Trung bình của thành phố 1990

1995 2000 2005

ước 2 Nhập số liệu vào các ô Đối với mỗi năm/hàng, nhập số liệu của mỗi chỉ số

liên quan đến đơn vị làm tồi nhất, đơn vị làm tốt nhất và số liệu trung bình vào các ô phù hợp Hoàn thành tất cả các hàng

Ví dụ cho Bước 2: Số liệu chỉ số phù hợp đã được nhập vào tất cả các ô

Trang 22

Năm Quận tồi nhất Quận tốt nhất Trung bình của thành phố

ước 3 Mã màu cho các ô màu ĐỎ Chúng ta sẽ áp dụng mã màu giống như ở trong

BẢNG MA TRẬN Trước tiên, hãy xác định điểm mốc chuẩn cho mỗi chỉ số lựa chọn Điểm mốc chuẩn này có thể là trung bình của quốc gia, trung bình của thành phố hoặc một giá trị nào đó đại diện cho chỉ số ở một năm cụ thể hoặc ở các năm khác mà đơn vị có kết quả để có thể so sánh được Nên liệt kê điểm chuẩn ở cột cuối cùng Sau đó, so sánh mỗi ô và khi kết quả tồi hơn giá trị chuẩn, thì tô màu ĐỎ Lưu ý là với một số chỉ số thì giá trị nhỏ hơn lại là tốt hơn và với một số chỉ số khác thì giá trị nhỏ hơn lại là tồi hơn

Ví dụ cho Bước 3: Chỉ có một ô được tô màu ĐỎ, chỉ ra rằng quận tồi nhất ở

thành phố có tỷ lệ cán bộ y tế tham gia đỡ đẻ thấp hơn trung bình của thành phố vào năm 1990 (đo lường ban đầu, cũng sử dụng mốc chuẩn trong ví dụ này) Điều quan trọng hơn là, trong tất cả các năm sau, thì cả các quận có kết quả tồi nhất lẫn các quận có kết quả tốt nhất đều có tỷ lệ cán bộ y tế tham gia đỡ đẻ cao hơn chỉ số ban đầu

Bảng A Bất bình đẳng về nhân viên y tế đỡ đẻ ở thành phố A, 1990-2005

Năm Quận tồi nhất Quận tốt nhất Trung bình của thành phố

Trung bình của thành phố vào năm 1990

Trang 23

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, chỉ số quốc gia, chỉ số thành phố, hoặc một con số mong muốn nào đó của chỉ tiêu, thường được nêu vào một thời điểm Điều quan trọng là, mục tiêu mong muốn phải cao hơn điểm chuẩn đã nêu Cần liệt kê mục tiêu mong muốn vào cột cuối cùng, Sau đó, so sánh các ô không tô màu ĐỎ trong bảng (ví dụ đó là những ô bằng hoặc tốt hơn điểm chuẩn) và khi thấy kết quả tồi hơn mục tiêu mong muốn, thì tô màu VÀNG

Ví dụ cho Bước 4: Hầu hết các ô đã đều được tô màu VÀNG Điều này có nghĩa là qua

quá trình thời gian từ năm 1995 đến 2005, kể cả ở quận tồi nhất và quận tốt nhất hay trung bình trên toàn thành phố, thì tỷ lệ cán bộ y tế đỡ đẻ cũng chưa đạt được đến mục tiêu mong muốn của quốc gia đặt ra vào năm 2010 là 100%

Bảng A Bất bình đẳng về nhân viên y tế đỡ đẻ ở thành phố A, 1990-2005

Năm Quận tồi nhất

Quận tốt nhất

Trung bình của thành phố

Trung bình của thành phố vào năm 1990

Mục tiêu quốc gia vào năm 2010

ước 5 Mã màu cho các ô màu XANH Đến bây giờ đã có thể xác định được mốc

chuẩn và mục tiêu mong muốn cho mỗi chỉ số đã lựa chọn Nếu làm đúng từ bước 1 đến bước 5, thì các ô còn lại là các ô chưa được tô màu trong bản theo dõi số liệu sẽ chỉ ra cho thấy kết quả trong những ô này tốt hơn cả điểm chuẩn và mục tiêu quốc gia Để đảm bảo chắc chắn, rà soát lại các ô không được tô màu ĐỎ hay VÀNG, và khi thấy kết quả ở ô nào tốt hơn mục tiêu đã đặt ra, thì tô màu XANH Khi bạn đã hoàn thành, bảng số liệu sẽ có các ô màu ĐỎ, VÀNG hoặc XANH, trừ những ô không có số liệu

Ví dụ cho Bước 5: Chỉ có một ô được tô màu XANH, cho biết quận tốt nhất trong năm

2000 đã đạt được mục tiêu quốc gia Tuy nhiên, số liệu ở những năm khác cho thấy không có quận nào đạt được mục tiêu quốc gia đề ra là bao phủ 100%

Trang 24

Năm Quận tồi nhất

Quận tốt nhất

Trung bình của thành phố

của thành phố vào năm 1990

Mục tiêu quốc gia vào năm 2010

Kiểm tra lại công việc đã làm Kiểm tra lại tính chính xác và giá trị của số liệu đã

nhập và mã các màu đã tô (Xem bước 7 ở phần tạo BẢNG MA TRẬN để thấy rõ những mẹo cần kiểm tra là gì)

ước 7a Mô tả kết quả IỂU ĐỒ THEO DÕI Đến bây giờ thì chúng ta muốn tạo

một biểu đồ để thể hiện kết quả THEO DÕI Hướng dẫn cụ thể về việc tạo biểu đồ sẽ thay đổi tùy thuộc vào phần mềm tạo biểu đồ ứng dụng Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đưa ra những bước cơ bản để tạo biểu đồ dùng Microsoft Excel 2007

Chọn 3 cột “Quận tồi nhất”, “Quận tốt nhất”, và “trung bình của thành phố ” – đưa cả tên cột từ bảng số liệu vào và chọn loại sơ đồ gọi là "Cao-Thấp-Gần (“High-Low-Close”) trong danh mục sơ đồ dạng “Stock”

Ví dụ cho Bước 7a: Bằng cách sử dụng bảng số liệu ở các bước trước và theo hướng

dẫn đã nêu trên để vẽ biểu đồ trong Microsoft Excel 2007, chúng ta được biểu đồ dưới đây

Trang 25

ước 7b Sau đó, chỉnh sửa/điều chỉnh biểu đồ sử dụng các lựa chọn format khác nhau

để hoàn thành biểu đồ Một số chỉnh sửa cơ bản có thể thực hiện bao gồm:  Nhập số liệu năm cho mỗi biến số

 Đặt lại cách đánh dấu cho mỗi điểm số liệu:  Hình tròn cho số liệu trung bình

 Hình thoi cho các đơn vị tốt nhất  Hình vuông cho các đơn vị tồi nhất  Mã màu để đánh dấu theo như bảng số liệu

 Thêm vào các đường chỉ ra điểm chuẩn và mục tiêu mong muốn

Ví dụ cho Bước 7b: Sau khi đã chỉnh sửa biểu đồ sử dụng các lựa chon sẵn có, chúng ta đã tạo ra được một BIỂU ĐỒ THEO DÕI giống như biểu đồ dưới đây Bước 8 Sau khi hoàn thành biểu đồ theo dõi cơ bản (không bắt buộc): Bước 1 đến 7 đã mô tả việc tạo một BIỂU ĐỒ THEO DÕI cơ bản như thế nào Có nhiều cách để có thể làm sau khi đã có BIỂU ĐỒ THEO DÕI cơ bản hoặc để biến đổi BIỂU ĐỒ THEO DÕI đáp ứng được yêu cầu cụ thể Sau đây là một số ví dụ về việc có thể làm:

 Nếu số liệu có sẵn, có thể tạo BIỂU ĐỒ THEO DÕI so sánh số liệu của chỉ số theo giới tính hoặc nhóm kinh tế xã hội trong cùng thành phố, thậm chí trong cùng một quận (ví dụ sử dụng hai mức độ phân loại khác nhau)

 Có thể tạo lại BIỂU ĐỒ THEO DÕI theo các độ phân chia thường xuyên để có thể thay đổi qua thời gian

Quận tồi nhất

Quận tốt nhất

Trung bình của thànhphố

Trang 26

 Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để thể hiện kết quả BIỂU ĐỒ THEO DÕI khi trình bày

1.3 Các nghiên cứu về đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng

Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng và thực hiện bộ công cụ này để đánh giá và giám sát tình trạng sức khỏe của dân cư khu vực thành thị như Philippines, Indonesia, Iran, Kenya, Mongolia (Mông Cổ), và Sri Lanka[28] Đánh giá sau khi thử nghiệm bộ công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị ở các nước này cho thấy đây là một bộ công cụ rất phù hợp với thực tiễn, dễ dàng áp dụng Phần lớn các số liệu sử dụng trong đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị là sử dụng nguồn số liệu thứ cấp sẵn có, có thể thực hiện thêm những điều tra nhỏ nếu cần Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai tại các nước này cho thấy để áp dụng thành công bộ công cụ này cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ từ chính quyền đô thị, sự kết hợp của nhiều ban ngành, và sự tham gia của cộng đồng, một mình ngành y tế không thể triển khai được[22, 24]

Tương ứng với các cấu phần chính, kế hoạch triển khai đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị bao gồm những bước chính sau: (1) đánh giá (2) đáp ứng (3) phát triển chính sách (4) xây dựng chương trình can thiệp Để thực hiện đánh giá công bằng y tế, hai nguồn số liệu chính đó là số liệu sẵn có và số liệu điều tra được sử dụng Tuy nhiên, số liệu sẵn có được khuyến khích sử dụng và số liệu cần bảo đảm được tính giá trị, đồng nhất, và đại diện cho dân số Tài liệu hướng dẫn sử dụng Đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị có nêu cụ thể các nhóm chỉ số chính của phần đánh giá đó là các chỉ số đầu ra của sức khỏe và các chỉ số về các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe Quá trình lựa chọn các chỉ số cụ thể trong hai nhóm chính này tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nơi thực hiện đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị [29] Kết quả của các chỉ số này được trình bày trên bảng ma trận và biểu đồ theo dõi Bước đáp ứng, sau khi có được kết quả nhóm làm việc dễ dàng nhận thấy được các khu vực và nhóm dân cư cần được ưu tiên Từ đó, các chiến lược, chính sách đáp ứng phù hợp sẽ được hình thành, thực hiện biện pháp can thiệp để cải thiện sức khỏe cho các nhóm dân cư cần được ưu tiên Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại

Trang 27

Từ năm 2009 đến nay, Viện Y tế Công cộng TP.Hồ Chí Minh cùng với sự phối hợp của các ban ngành và đơn vị hỗ trợ đã thực hiện một số nghiên cứu về đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng ở một số tỉnh thành khu vực phía Nam hợp tác Năm 2009, kết quả đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng tại thành phố Hồ Chí Minh ở quận 4, quận 5, quận 8 và huyện Củ Chi Về lĩnh vực quản trị, cho thấy có sự khác biệt ngay trong thành phố Hồ Chí Minh về các lĩnh vực như tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho y tế cũng như tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại quận 5 cao hơn các địa bàn quận 4, quận 8, huyện Củ Chi Bên cạnh đó, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục tại quận 4 thấp hơn so với các quận huyện còn lại và thấp hơn chuẩn thành phố và chuẩn quốc gia Tỉ lệ tham gia bầu cử và tỉ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa tại các quận huyện thực hiện rất tốt so với chuẩn thành phố và quốc gia Tuy nhiên, tỉ lệ phần trăm tham gia bảo hiểm y tế ở quận 4, quận 8 và huyện Củ Chi thấp hơn chuẩn thành phố và quốc gia Vì đây là một thành phố lớn của cả nước nên mật độ dân số trên địa bàn ở các quận, huyện vượt

mức bình quân của thành phố và quốc gia Giải pháp đưa ra: Tham mưu vận động chính

quyền cho bảo vệ sức khỏe và xã hội Vận động người dân có khả năng tham gia bảo

hiểm y tế, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế Hoàn chỉnh các quy

định về luật bảo hiểm y tế (BHYT) qui định về phân tuyến khám điều trị BHYT hiện nay Tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho y tế trên địa bàn huyện Có kế koạch, dự án thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các chương trình liên quan đến y tế dự phòng phù hợp với thực tế để được cấp kinh phí Tích cực tạo những cơ chế mới phù hợp để giúp các hoạt động y tế công phát triển có hiệu quả cao nhất Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế như Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP), bệnh viện và đặc biệt các trạm y tế (TYT) để đạt tiêu chuẩn quốc gia, tạo sự tin tưởng của người dân khi đến TYT Giải pháp cho tình trạng mật độ dân số cần đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư xây dựng các khu đô thị, giải tỏa nhà ven kênh rạch Phát triển căn hộ nhằm tạo điều kiện sống được rộng rải và thông thoáng hơn Xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp Hoàn chỉnh tổng mặt bằng qui hoạch sử dụng đất của quận.[12]

Kết quả đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng tại Vũng Tàu từ năm 2007 – 2009 ở TP Vũng Tàu, TX Bà Rịa, huyện Long Điền và huyện Tân Thành cho thấy tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho y tế, tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho giáo dục và tỉ lệ

Trang 28

đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, đẩy mạnh việc hỗ trợ kinh phí cho y tế huyện trong công tác phòng chống dịch, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh người nghèo, người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi ) Tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục: tăng ngân sách dành cho giáo dục để hỗ trợ cho nâng cao năng lực và cơ sở vật chất Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế: khuyến khích và hỗ trợ thành phố và các chính quyền khu vực phát triển chương trình bảo hiểm y tế tại cộng đồng cho các khu vực nghèo, tuyên truyền về lợi ích tham gia BHYT, hỗ trợ người nghèo, cận nghèo tiền bảo hiểm, thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên y tế đối với đối tượng sử dụng BHYT, có chương trình hỗ trợ bảo hiểm y tế tại cộng đồng cho người nghèo [14]

Một nghiên cứu khác về đánh gia công bằng y tế và công cụ đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe được tiến hành so sánh 4 thành phố TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Cần Thơ từ năm 2008-2010 cho thấy TP.Hồ Chí Mình, Cần Thơ và Bình Dương cần có chính sách tăng cường ngân sách dành cho y tế TP.Hồ Chí Minh đã đưa ra các giải pháp như cần có kế koạch, dự án thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặc biệt là các chương trình liên quan đến y tế dự phòng phù hợp với thực tế để được cấp kinh phí Đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế như TTYTDP, bệnh viện và đặc biệt các TYT để đạt tiêu chuẩn quốc gia, tạo sự tin tưởng của người dân khi đến TYT Tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho y tế trên địa bàn huyện Riêng tại Cần Thơ sẽ tăng cường đầu tư ngân sách cho Y tế theo tỉ lệ 30 - 35% trong ngân sách đầu tư cho y tế, đúng với tinh thần Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa 12 Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho các cán bộ y tế Đầu tư máy móc, trang thiết bị cho tuyến Y tế dự phòng và khám chữa bệnh (TP, huyện và xã) để nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút bệnh nhân kể cả đối tượng có bảo hiểm y tế Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho y tế các cấp Tỉnh Bình Dương chú trọng đến tăng tỷ lệ ngân sách y tế hàng năm phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe theo tình hình mới (xây dựng kế hoạch tốt về tài chính đưa vào nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện quyết định để ngang với tỉ lệ chung của tỉnh và cả nước (khoản g 7-10%) Tại Vũng Tàu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, đẩy mạnh việc hỗ trợ kinh phí cho ngành y tế huyện trong công tác phòng chống dịch, thực hiện các chương trình y tế quốc

Trang 29

các chương trình y tế quốc gia; phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở và nhân viên y tế thôn ấp Ngoài ra thông qua kết quả đánh giá này, TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Cần Thơ cũng cần tăng ngân sách dành cho giáo dục để hỗ trợ cho nâng cao năng lực và cơ sở vật chất[15]

Năm 2009, kết quả đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng đã đưa ra sự mất cân đối về tình trạng y tế giữa các quận, huyện tại Cần Thơ và Bình Dương về tỉ lệ ngân sách dành cho y tế và tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế, tỉ lệ hộ nghèo, GDP/đầu người/năm Cần Thơ cần thực hiện tốt hơn nữa tại quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng như cần tăng tỉ lệ ngân sách dành cho y tế lên 30 – 35% thông qua Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa 12 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho y tế các cấp, đặc biệt chú trọng đến xây dựng hệ thống y tế dự phòng, bệnh viện, đặc biệt là trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu theo chuẩn quốc gia Song song đó, Cần Thơ cần đầu tư mua BHYTcho người cao tuổi, tổ chức vận động toàn dân tham gia BHYT, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người có thu nhập thấp, nâng cao chất lượng khám và điều trị đối với dịch vụ BHYT ở các quận Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng Tăng cường đầu tư dự án tại Ô Môn Tại Bình Dương cần khuyến khích người dân huyện Dĩ An mua thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ cho người có thu nhập thấp Huyện Bến Cát tăng tỉ lệ ngân sách dành cho y tế và mở rộng đầu từ dự án trên địa bàn [13]

Trang 30

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu số liệu từ năm 2010 đến 2015

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

­ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2015 đến 2016

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 8 đơn vị hành chính: 06 huyện (huyện Bình Tân, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm), thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh cho đánh giá công bằng và đáp ứng giữa các thành phố/huyện/thị xã

2.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các chỉ số đánh giá công bằng y tế thuộc lĩnh vực sức khỏe, sự phát triển xã hội và con người, môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, kinh tế và quản trị công

- Các cán bộ trực tiếp quản lý các chỉ số về sức khỏe cũng như các chỉ số quyết định sức khỏe từ các đơn vị: Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện/ thị xã/thành phố, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, TTYT Dự phòng tỉnh, TTYT huyên/thị xã/thành phố, các Phòng Y tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội

2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn chính là hồi cứu số liệu hiện có tại địa phương và thảo luận nhóm Số liệu được thu thập bởi các cán bộ trực tiếp quản lý các chỉ số về sức khỏe cũng như các chỉ số quyết định sức khỏe

Các thông tin, ý kiến cung cấp bởi các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được nhóm thảo luận trình bày trên giấy khổ A0 hoặc powerpoint Nội dung thảo luận sẽ được ghi lại bằng viết tay và ghi âm

Số liệu hồi cứu được thu thập thông qua biểu mẫu được soạn sẵn bởi nhóm nghiên cứu và và các cán bộ tham gia nghiên cứu Biểu mẫu bao gồm các chỉ số về đầu ra sức khỏe, môi trường, vật chất và cơ sở hạ tầng, sự phát triển con người và xã hội, các chỉ số về kinh tế (Phụ lục 1)

Hồi cứu số liệu phục vụ cho mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của nghiên cứu: Số liệu sẽ

được thu thập từ các đơn vị là Ủy ban Nhân dân, Trung tâm Y tế và Phòng y tế, Sở Y tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và Phòng Tài nguyên và Môi trường Số

Trang 31

Thảo luận nhóm phục vụ cho mục tiêu 3 của nghiên cứu: Đối tượng tham gia thảo

luận nhóm gồm: tất cả các cán bộ lãnh đạo/chuyên viên của các đơn vị tham gia trong hội thảo 1, hội thảo 2, hội thảo 3 Hoạt động thảo luận nhóm sẽ được thực hiện tại hội thảo 1, hội thảo 2 và hội thảo 3 cho tất cả các đơn vị tuyến huyện và xã/phường có tham gia nghiên cứu (Phụ lục 2)

2.5 Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu hồi cứu là biểu mẫu được soạn sẵn bởi nhóm nghiên cứu và được thảo luận lấy ý kiến thống nhất với các cán bộ tham gia nghiên cứu ở hội thảo 2 Biểu mẫu bao gồm các chỉ số về Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, Phát triển xã hội và con người, Kinh tế, Quản trị công (Phụ lục 1)

Công cụ thu thập số liệu cho các giải pháp đáp ứng (mục tiêu 3) bao gồm bộ câu hỏi bán cấu trúc sẽ được sử dụng cho phỏng vấn viên điều phối buổi thảo luận nhóm và máy ghi âm Các thông tin, ý kiến cung cấp bởi các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được nhóm thảo luận trình bày trên giấy khổ A0 hoặc powerpoint Nội dung thảo luận sẽ được ghi lại bằng viết tay và ghi âm

2.6 Phương pháp phân tích số liệu

2.6.1 Thông tin định lượng

 Thông tin được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2007

 Các phép thống kê mô tả được dùng để đưa ra các phân bố tần số, tỷ lệ có liên quan đến các chỉ số về: môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội và con người, kinh tế, quản trị công (Phụ lục 1)

2.6.2 Thông tin định tính

- Số liệu trong nghiên cứu định tính sẽ được mã hóa sau khi giải băng Các thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi chép đầy đủ Biên bản thảo luận, phỏng vấn được tiến hành phân tích sớm nhất ngay sau khi thảo luận, phỏng vấn được thực hiện để tránh bỏ sót thông tin Số liệu sẽ được nghiên cứu viên đọc và mã hóa theo từng nội dung nghiên cứu

- Kết quả sẽ được tập hợp và nhận định theo từng mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Trang 32

các bộ câu hỏi từ nhũng nghiên cứu trước đã triển khai trong nước và ngoài nước và được sự đóng góp ý kiến từ các địa phương triển khai kiên cứu nhằm đảm bảo tính đại diện cho số liệu

- Trong quá trình triển khai nghiên cứu, có giám sát số liệu ở địa phương - Điều tra viên khi triển khai nhập liệu có được tập huấn

Trang 33

3.1 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Xác định những khác biệt và so sánh các chỉ số quyết định sức khỏe giữa

8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

1.1 Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ, quy trình đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

1.2 Điều tra thu thập thông tin về: Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng; Phát triển xã hội và con người; Kinh tế và Quản trị công của 8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

1.3 Phân tích xác định những khác biệt và so sánh các chỉ số quyết định sức khỏe giữa 8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

1.4 Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe của 8 huyện/thị xã/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

Nội dung 2: Đánh giá xác định những điểm tồn tại trong công bằng và đáp ứng trong

chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long và đề xuất các biện pháp can thiệp Nội dung 1 và 2 thực hiện 08 chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho TP

Vĩnh Long

Chuyên đề 2: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 3: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 4: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 5: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 6: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 7: Đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe cho

huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Trang 34

Nội dung 3: Đề xuất giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm

sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long (Giải pháp chính sách Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng; Giải pháp chính sách Phát triển xã hội và con người; Giải pháp chính sách Kinh tế; Giải pháp chính sách Quản trị công)

Thực hiện 4 chuyên đề sau:

Chuyên đề 9: Giải pháp chính sách Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng đảm

bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 10: Giải pháp chính sách Phát triển con người và xã hội đảm bảo

công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 11: Giải pháp chính sách kinh tế đảm bảo công bằng và đáp ứng

trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Chuyên đề 12: Giải pháp chính sách quản trị đảm bảo công bằng và đáp ứng

trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Nội dung 4: Tập huấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các cơ quan liên quan:

UBND tỉnh/huyện/thị xã/thành phố, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 8 huyện/thị xã/thành phố

Nội dung 5: Tổ chức hội thảo khoa học thu thập ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý,…

góp ý cho bộ công cụ, quy trình đánh giá; đánh giá thực trạng, các biện pháp can thiệp và giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

3.2 Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Sưu tầm/ dịch tài liệu phục vụ nghiên cứu (các tài liệu chính):

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và nội dung đề ra, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài Các tài liệu được tổng hợp và thu thập bằng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp sẵn có (các tài liệu chính gồm: hướng dẫn của WHO, báo cáo thống kê )

Trang 35

Nội dung 1: Xác định những khác biệt và so sánh các chỉ số quyết định sức khỏe

( Môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, Phát triển xã hội và con người, Kinh tế và Quản trị công) giữa 8 đơn vị hành chính huyện/thị/thành phố của tỉnh Vĩnh Long

Hội thảo 1: Hội thảo thành lập nhóm làm việc Đã thực hiện tháng 10/2015

Mục đích: Buổi hội thảo đầu tiên với mục đích là thành lập nhóm làm việc và giới

thiệu quy trình triển khai nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Long

Yêu cầu: Thành phần tham gia buổi họp thành lập nhóm làm việc gồm sự tham gia

của cán bộ lãnh đạo của các đơn vị tuyến tỉnh và tuyến huyện như sau:

 Tuyến tỉnh: 05 cán bộ lãnh đạo (01 Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân phụ trách về văn hóa xã/ Chuyên viên của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, 01 cán bộ của Sở Y tế và 01 cán bộ thuộc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) + 01 cán bộ Sở Lao động Thương Binh Xã hội + 01 cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường

 Tuyến thành phố/thị xã/huyện: 05 cán bộ lãnh đạo cho mỗi địa phương (01 cán bộ từ UBND huyện, 01 cán bộ từ phòng y tế, 01 cán bộ từ trung tâm y tế, 01 cán bộ Lao động Thương Binh Xã hộ và 01 cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường ), tổng số cán bộ tuyến huyện tham gia là 40 đại biểu (Danh sách xem phụ lục 2)

Hội thảo 2: Hội thảo ban đầu triển khai thu thập số liệu Đã thực hiện tháng 11/2015

Mục đích: Hội thảo nhằm giới thiệu chi tiết bộ chỉ số đánh giá công bằng trong chăm

sóc sức khỏe và quy trình triển khai tại địa phương đến các thành viên trong nhóm làm việc và các cán bộ trực tiếp triển khai thu thập số liệu tại địa phương

Yêu cầu: Hội thảo cần có sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo/chuyên viên của các

đơn vị liên quan (đã nêu ở phần trước) trực tiếp thực hiện công tác thu thập số liệu tại đơn vị

Số lượng đại biểu tham dự như sau: (Danh sách xem phụ lục 2)

 Tuyến tỉnh: 05 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên (01 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên của UBND tỉnh, 01 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên của Sở Y tế và 01 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) + 01 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên Sở Lao động Thương Binh Xã hội + 01 cán bộ lãnh đạo/chuyên viên Sở Tài nguyên môi trường

 Tuyến thành phố/thị xã/huyện: 5 cán bộ lãnh đạo/ chuyên viên cho mỗi địa

Trang 36

trung tâm y tế, 01 cán bộ lãnh đạo/ chuyên viên phòng lao động thương binh xã hội, 01 cán bộ lãnh đạo/ chuyên viên từ phòng tài nguyên môi trường ), tổng số cán bộ tuyến huyện tham gia là 40 đại biểu

Hội thảo 3: Hội thảo báo cáo kết quả thu thập số liệu Đã thực hiện tháng 3/2016

Mục đích:

- Báo cáo hoạt động thu thập số liệu tại địa phương và thu thập số liệu còn lại

- Tổng kết những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu

- Trình bày kết quả sơ bộ của nghiên cứu gồm: 1) bảng ma trận đánh giá công bằng về các chỉ số sức khỏe, các chỉ số về các yếu tố quyết định sức khỏe; 2) Biểu đồ theo dõi mô tả diễn tiến của các chỉ số trên theo thời gian Nhóm làm việc và các cán bộ tham gia nghiên cứu tham gia thảo luận đóng góp để hiểu chỉnh kết quả bảng ma trận và biểu đồ theo dõi

Yêu cầu: Hội thảo cần có sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo/ hoặc chuyên viên trực

tiếp thực hiện công tác của các đơn vị liên quan (đã nêu ở phần hội thảo 1) (Danh sách

xem phụ lục 2)

Nội dung 2&3 : Xác định những điểm tồn tại trong công bằng và đáp ứng trong chăm

sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long và đề xuất các biện pháp can thiệp và giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Hội thảo 4: Hội thảo nhằm thảo luận những điểm tồn tại trong công bằng chăm sóc sức khỏe và đề xuất các biện pháp can thiệp Đã thực hiện tháng 9/2016

Mục đích: Buổi họp nhằm báo cáo kết quả thu thập số liệu và kết quả ban đầu về đánh

giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe tại địa phương Các thành viên tham gia buổi họp sẽ đóng góp ý kiến cho quá trình thu thấp số liệu tại địa phương, những điểm mạnh, điểm yếu và các chỉ số nào cần chỉnh sửa Đồng thời, các đại biểu sẽ tham giam thảo luận về kết quả ban đầu của đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe

Yêu cầu: Hội thảo cần có sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo của các đơn vị liên

quan (đã nêu ở phần trước) và cán bộ trực tiếp thực hiện để đóng góp ý kiến (Danh

sách xem phụ lục 2)

Trang 37

Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 8 huyện/thị xã/thành phố Đã thực hiện tháng 11/2016

Nội dung 5: Tổ chức hội thảo khoa học thu thập ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý,…

góp ý cho bộ công cụ, quy trình đánh giá; đánh giá thực trạng, các biện pháp can thiệp và giải pháp chính sách đảm bảo công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Vĩnh Long

Hội thảo 5 : Báo cáo kết quả nghiên cứu thử nghiệm đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng Đã thực hiện tháng 11/2016

Yêu cầu: Có sự tham gia của các cán bộ trong nhóm làm việc và các cán bộ trực tiếp

tham gia nghiên cứu như đã trình bày trong hội thảo lần 1 (Danh sách xem phụ lục 2)

3.2.3 Triển khai thu thập số liệu tại địa phương:

Bộ các chỉ số sử dụng thu thập số liệu sau khi được thống nhất tại hội thảo được tách thành các nhóm nhỏ cho từng đơn vị phụ trách thu thập số liệu như sau:

- Hoạt động đánh giá công bằng và đáp ứng trong chăm sóc sức khỏe tỉnh Vĩnh Long: Các chỉ số được chia thành nhóm theo đơn vị phụ trách thu thập số liệu: 1 ) Ủy ban nhân dân và Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách các chỉ số liên quan đến Sự phát triển xã hội và con người và quản trị công; 2) Sở Y tế và Trung tâm Y tế thành phố/huyện/thị các chỉ số về bệnh tật, 3 ) Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phụ trách một vài số liệu về kinh tế

- Quá trình thu thập số liệu cần thiết sẽ được thực hiện bởi các thành viên tham gia nghiên cứu Các cán bộ tại các đơn vị tham gia nghiên cứu chịu trách nhiệm hoàn thành công tác thu thập số liệu theo biểu mẫu soạn sẵn bởi nhóm nhiên cứu của Viện Y tế công cộng Tp.HCM

Trang 38

trình thu thập số liệu tại địa phương, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tổng hợp phân tích các số liệu thu thập được

- Các kết quả chính bao gồm: bảng ma trận đánh giá công bằng về các chỉ số sức khỏe, các chỉ số về các yếu tố quyết định sức khỏe (gồm môi trường vật chất và cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội và con người; nhóm kinh tế; quản trị công), biểu đồ theo dõi mô tả diễn tiến của các chỉ số trên theo thời gian

3.2.5 Tập huấn và chuyển giao kết quả:

Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm hỗ trợ cho cán bộ địa phương bước đầu áp dụng công cụ này tại địa phương trong những năm tiếp theo nhằm giúp cho chính quyền địa phương đưa ra các chính sách, chiến lược can thiệp và hành động nhằm giảm thiểu bất công bằng trong chăm sóc sức khỏe tại địa phương, nâng cao sức khỏe

 Nội dung tập huấn bao gồm:

 Giới thiệu Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị và chia sẻ kinh nghiệm trong việc tiến hành Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị tại Việt Nam

 Giới thiệu và thực hành tất cả 6 bước tiến hành Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị

 Giới thiệu và phát triển kế hoạch hành động đáp ứng Công cụ đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khỏe và đáp ứng tại thành thị

Trang 39

Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao cho Sở Y tế Vĩnh Long, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Lao động Thương Binh Xã hội và các sở ngành liên quan Kết quả cũng được chuyển giao cho UBND tỉnh và các huyện/thị của tỉnh Vĩnh Long

Trang 40

(biểu hiện màu sáng và chữ số có viền trong tài liệu)

Mức trung bình hoặc mốc chuẩn của quốc gia: chuẩn quốc gia (QG) Mức trung bình hoặc mốc chuẩn của tỉnh: chuẩn tỉnh

(-) : không có số liệu hoặc số liệu không sử dụng đƣợc

Nếu chỉ có chuẩn quốc gia:

o Màu vàng: Kết quả kém, không đạt mức chuẩn o Màu xanh: Kết quả tốt, đạt vƣợt mức chuẩn

Ngày đăng: 13/05/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan