Đề cương Định mức lao Động (huha napa)

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề cương Định mức lao Động (huha napa)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1. Nêu khái niệm, phân loại mức lao động? a. Khái niệm * Mức lao động Mức lao động là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Ví dụ: Hoàn thành 1 sản phẩm trong 30 phút. * Định mức lao động Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao động sống cho một hay một số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc đúng với yêu cầu chất lượng, trong những điều kiện tổ chức nhất định. Ví dụ: Ở công ty A yêu cầu trong vòng 1 ngày một người lao động phải đóng hộp 30 sản phẩm, b. Phân loại mức lao động - Theo phương pháp định mức lao động: Theo phương pháp định mức lao động, mức lao động được chia thành: Mức phân tích khảo sát, mức phân tích tính toán, mức thống kê, mức kinh nghiệm, mức so sánh điển hình; mức dân chủ bình nghị. + Mức phân tích khảo sát: Là mức được xác định dựa vào tài liệu nghiên cứu khảo sát tại nơi làm việc bằng việc chụp ảnh/ bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấm giờ về kết quả làm việc của người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. + Mức phân tích tính toán: Là mức được tính toán dựa vào các tài liệu tiêu chuẩn hoặc chứng từ kỹ thuật các công thức tính toán thời gian hao phí, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí. + Mức thống kê: Là mức được tính dựa vào kết quả thống kê thực tiễn kết quả thực hiện công việc của người lao động. + Mức kinh nghiệm: Là mức được xác định dựa vào mức năng suất lao động của người lao động ở những kỳ trước đó kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốc công và công nhân kỹ thuật có thâm niên trong sản xuất. + Mức so sánh điển hình: Là mức được xây dựng theo phương pháp phân tích khảo sát, có căn cứ kỹ thuật đại diện cho nhóm công việc điển hình(nếu các công việc khác nhau phải xây dựng Hqđi cháu bước công việc điển hình) + Mức dân chủ bình nghị: Là mức lao động được xác định bằng các cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm. - Theo đối tượng định mức lao động: Mức lao động được chia thành mức chi tiết; Mức mở rộng; Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm. + Mức chi tiết: Là bước xây dựng cho bước công việc (1 nguyên công). + Mức mở rộng: Là mức được xây dựng cho 1 quá trình sản xuất tổng hợp dồm nhiều bước (nhiều nguyên công). + Mức cho 1 đơn vị sản phẩm: Là mức được tính theo tổng mức hao phí lao động cần và đủ để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. - Theo hình thức tổ chức lao động: Mức lao động cá nhân; Mức lao động tập thể. + Mức lao động cá nhân: Là mức lao động cho 1 bước công việc (1 nguyên công) được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện kinh tế kĩ thuật nhất định. + Mức lao động tập thể: Là mức lao động xác định cho các sản phẩm, các công việc, các nhiệm vụ được giao cho 1 tập thể người lao động thực hiện trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định. - Theo phạm vi áp dụng: Mức lao động cơ sở, mức lao động thống nhất. + Mức lao động cơ sở: là mức do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựng và áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đặc thù của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. + Mức lao động thống nhất: là bước được xây dựng cho các quá trình sản xuất kinh doanh đã được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có điều kiện lao động giống nhau. Việc áp dụng mức lao động thống nhất có tính bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện kinh tế kỹ thuật giống nhau với điều kiện kinh tế kỹ thuật của các quá trình. Mức lao động thống nhất được chia ra thành mức lao động thống nhất ngành và mức lao động thống nhất liên ngành: • Mức lao động thống nhất ngành: Là mức thống nhất được xây dựng và áp dụng cho một ngành (hoặc cho những công việc đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh) • Mức lao động thống nhất nhà nước (liên ngành): Là mức lao động thống nhất liên ngành, được xác định và áp dụng cho các công việc có cùng điều kiện kinh tế kỹ thuật ở tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân của tất cả các ngành. - Theo hình thức phản ánh chi phí lao động: Mức thời gian; Mức thời gian phục vụ; Mức sản lượng; Mức phục vụ; Mức biên chế (Số người, số lao động cần thiết). + Mức thời gian là số thời gian quy định để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Ví dụ: MTga = 20 phút/sản phẩm + Mức sản lượng: Là mức sản lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc được quy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ chuyên môn kỹ thuật thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian. Ví dụ: Msl = 20 sản phẩm/ ca

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

MỤC LỤC

A/ LÝ THUYẾT 2

Câu 1 Nêu khái niệm, phân loại mức lao động? 2

Câu 2 Ý nghĩa của mức lao động? 4

Câu 3 Phân loại thời gian trong ca làm việc (thời gian định mức và thời giankhông định mức)? 6

Câu 4 Các căn cứ để phân loại thời gian làm việc? 11

Câu 5: Mục đích phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động 13

Câu 6 Bước công việc và kết cấu bước công việc về mặt lao động 13

Câu 7 Trình bày các phương pháp thống kê (5 phương pháp)? 14

Câu 8 Thành phần của tổ chức bộ máy công tác định mức lao động? 14

Câu 9 Phân tích các trường hợp được sửa đổi mức (Sai – Tạm thời – Hết hạn)? 14

Câu 10 Các điều kiện đưa mức vào áp dụng thường xuyên? 14

B/ BÀI TẬP 14

Chương 2 CƠ SỞ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 14

* Hao phí thời gian sử dụng trong ca của người lao động 14

* Công thức tính mức thời gian (MTG) 14

Các công thức tính mức sản lượng (MSL) 14

2.3.3 Tỷ lệ tăng hoặc giảm mức thời gian/mức sản lượng 14

2.3.4 Tỷ lệ hoàn thành mức 14

Trang 2

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 14

* Quy trình phương pháp thống kê phân tích 14

* Quy trình Nhóm phân tích – tính toán: Bao gồm 3 bước: 14

* Quy trình Phương pháp phân tích khảo sát 14

* Quy trình phương pháp so sánh điển hình 14

Chương 4 KHẢO SÁT THỜI GIAN LÀM VIỆC 14

1 Chụp ảnh thời gian làm việc 14

2 Bấm giờ 14

C/ ÔN TẬP CÂU HỎI ĐÚNG SAI 14

Trang 3

A/ LÝ THUYẾTCâu 1 Nêu khái niệm, phân loại mức lao động?

a Khái niệm

* Mức lao động

Mức lao động là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để hoàn thànhmột đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng yêucầu trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định.

Ví dụ: Hoàn thành 1 sản phẩm trong 30 phút.

* Định mức lao động

Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao động sống cho một haymột số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thànhmột đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc đúng với yêu cầu chất lượng,trong những điều kiện tổ chức nhất định.

Ví dụ: Ở công ty A yêu cầu trong vòng 1 ngày một người lao động phải đóng hộp30 sản phẩm,

b Phân loại mức lao động

- Theo phương pháp định mức lao động: Theo phương pháp định mức lao động,

mức lao động được chia thành: Mức phân tích khảo sát, mức phân tích tính toán, mứcthống kê, mức kinh nghiệm, mức so sánh điển hình; mức dân chủ bình nghị.

+ Mức phân tích khảo sát: Là mức được xác định dựa vào tài liệu nghiên cứukhảo sát tại nơi làm việc bằng việc chụp ảnh/ bấm giờ hoặc kết hợp cả chụp ảnh và bấmgiờ về kết quả làm việc của người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

+ Mức phân tích tính toán: Là mức được tính toán dựa vào các tài liệu tiêu chuẩnhoặc chứng từ kỹ thuật các công thức tính toán thời gian hao phí, các nhân tố ảnh hưởngđến thời gian hao phí.

Trang 4

+ Mức thống kê: Là mức được tính dựa vào kết quả thống kê thực tiễn kết quảthực hiện công việc của người lao động.

+ Mức kinh nghiệm: Là mức được xác định dựa vào mức năng suất lao động củangười lao động ở những kỳ trước đó kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ định mức, đốccông và công nhân kỹ thuật có thâm niên trong sản xuất.

+ Mức so sánh điển hình: Là mức được xây dựng theo phương pháp phân tíchkhảo sát, có căn cứ kỹ thuật đại diện cho nhóm công việc điển hình(nếu các công việckhác nhau phải xây dựng Hqđi cháu bước công việc điển hình)

+ Mức dân chủ bình nghị: Là mức lao động được xác định bằng các cán bộ địnhmức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm.

- Theo đối tượng định mức lao động: Mức lao động được chia thành mức chi tiết;

Mức mở rộng; Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm.

+ Mức chi tiết: Là bước xây dựng cho bước công việc (1 nguyên công).

+ Mức mở rộng: Là mức được xây dựng cho 1 quá trình sản xuất tổng hợp dồmnhiều bước (nhiều nguyên công).

+ Mức cho 1 đơn vị sản phẩm: Là mức được tính theo tổng mức hao phí lao độngcần và đủ để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hoặc 1 khối lượng công việc theo tiêu chuẩnchất lượng, trong điều kiện kinh tế kỹ thuật nhất định.

- Theo hình thức tổ chức lao động: Mức lao động cá nhân; Mức lao động tập thể.

+ Mức lao động cá nhân: Là mức lao động cho 1 bước công việc (1 nguyên công)được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện kinh tế kĩ thuật nhất định.

+ Mức lao động tập thể: Là mức lao động xác định cho các sản phẩm, các côngviệc, các nhiệm vụ được giao cho 1 tập thể người lao động thực hiện trong điều kiệnkinh tế kỹ thuật nhất định.

- Theo phạm vi áp dụng: Mức lao động cơ sở, mức lao động thống nhất.

Trang 5

+ Mức lao động cơ sở: là mức do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự xây dựngvà áp dụng trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đặc thù của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cụthể.

+ Mức lao động thống nhất: là bước được xây dựng cho các quá trình sản xuấtkinh doanh đã được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có điều kiện lao độnggiống nhau Việc áp dụng mức lao động thống nhất có tính bắt buộc với tất cả các cơquan, tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện kinh tế kỹ thuật giống nhau với điều kiện kinhtế kỹ thuật của các quá trình.

Mức lao động thống nhất được chia ra thành mức lao động thống nhất ngành vàmức lao động thống nhất liên ngành:

 Mức lao động thống nhất ngành: Là mức thống nhất được xây dựng và ápdụng cho một ngành (hoặc cho những công việc đặc thù của ngành sảnxuất kinh doanh)

 Mức lao động thống nhất nhà nước (liên ngành): Là mức lao động thốngnhất liên ngành, được xác định và áp dụng cho các công việc có cùng điềukiện kinh tế kỹ thuật ở tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinhtế quốc dân của tất cả các ngành.

- Theo hình thức phản ánh chi phí lao động: Mức thời gian; Mức thời gian phục

vụ; Mức sản lượng; Mức phục vụ; Mức biên chế (Số người, số lao động cần thiết).+ Mức thời gian là số thời gian quy định để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm theođúng tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định.

Ví dụ: MTga = 20 phút/sản phẩm

+ Mức sản lượng: Là mức sản lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc đượcquy định cho một hoặc một nhóm người có trình độ chuyên môn kỹ thuật thích hợp phảihoàn thành trong một đơn vị thời gian.

Ví dụ: Msl = 20 sản phẩm/ ca

Trang 7

a Khái niệm

Định mức lao động là việc quy định mức độ tiêu hao lao động sống cho một haymột số người lao động có nghề nghiệp và trình độ chuyên môn thích hợp, để hoàn thànhmột đơn vị sản phẩm hay một đơn vị khối lượng công việc đúng với yêu cầu chất lượng,trong những điều kiện tổ chức nhất định.

Ví dụ: Ở công ty A yêu cầu trong vòng 1 ngày một người lao động phải đóng hộp30 sản phẩm.

- ĐMLĐ là công cụ có hiệu lực để khai thác tiềm năng, tiềm tàng trong sản xuất,công tác Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất, công tác là quátrình nghiên cứu, tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, về sắp xếp nơi làmviệc cũng như các yếu tố đảm bảo sức khỏe cho người lao động

- Vì ĐMLĐ nghiên cứu, áp dụng mọi biện pháp tổ chức kinh tế - kỹ thuật nhằmsử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất, tiết kiệm lao động sống và laođộng vật hóa, làm cho lượng lao động tiêu hao trong mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuốngvà do đó giá thành sản phẩm cũng giảm

* Định mức lao động có tác dụng nâng cao hiệu quả công tác chiến lược và kếhoạch trong doanh nghiệp

- Chúng ta có thể dự đoán được quỹ lương, lên kế hoạch về thời gian, kế hoạch

nhân lực như tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân lực

Trang 8

- ĐMLĐ với sự thể hiện rõ cả về số lượng và chất lượng lao động, gắn với nhữngđiều kiện tổ chức – kỹ thuật cụ thể, trở thành cơ sở để lập các kế hoạch quan trọng mộtcách chính xác.

- Nhờ có ĐMLĐ, người ta có thể lập chiến lược, kế hoạch về phát triển, sử dụngnguồn nhân lực một cách chính xác và khoa học Những kế hoạch này cùng với hệthống mức lao động là cơ sở để điều chỉnh và lập các kế hoạch khác nhu kế hoạch sảnxuất kinh doanh, kế hoạch tài chính

* Định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động khoa học

- Định mức lao động cho phép xây dựng và áp dụng vào sản xuất, công tác nhữnghình thức tổ chức lao động hợp lý.

- Định mức lao động là cơ sở để tiến hành phân phối hợp lý công việc cho từngngười lao động dựa trên trình độ chuyên môn – kỹ thuật của họ.

- Định mức lao động giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác số lượng và chấtlượng lao động cần thiết cho từng khâu, từng mắt xích công việc ở từng giai đoạn trongkỳ kế hoạch, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động,đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất – kinh doanh.

- Định mức lao động còn nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ khả năng sản xuất, công táccủa nơi làm việc.

- Định mức lao động còn là biện pháp có hiệu quả để củng cố và tăng cường kỳluật lao động.

* Định mức lao động là cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Số lượng và chất lượng lao động là căn cứ đánh giá mức độ tham gia lao độngcủa mỗi người.

- Số lượng lao động thể hiện sự hao phí sức óc, bắp thịt, thần kinh của người laođộng và được biểu thị bằng độ dài của thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm đượcsản xuất ra.

Trang 9

- Chất lượng lao động thể hiện tính phức tạp của công việc mà chủ yếu được xácđịnh bằng trình độ và kiến thức chuyên môn của người lao động.

- Mức lao động là thước đo, là căn cứ để xác định đơn giá trả lương, là cơ sở đểxã hội, các đơn vị, doanh nghiệp đãi ngộ người lao động theo nguyên tắc làm nhiềuhưởng nhiều, làm ít hưởng ít.

Câu 3 Phân loại thời gian trong ca làm việc (thời gian định mức và thời giankhông định mức)?

1 Thời gian định mức: Là thời gian cần thiết để người lao động hoàn thànhnhiệm vụ sản xuất sản phẩm.

(Gồm: Thời gian chuẩn kết TCK; Thời gian tác nghiệp TTN; Thời gian nghỉ ngơi,

ngừng công nghệ (TNN, TNCN); Thời gian phục vụ nơi làm việc TPV).

a Thời gian chuẩn kết (Tck)

- Khái niệm: Thời gian chuẩn kết là thời gian thực hiện công việc chuẩn bịphương tiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và côngviệc kết thúc liên quan đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó.

Ví dụ: Tck của công nhân may mặc bao gồm:- Thời gian nhận nơi làm việc, phụ liệu (CB)

- Thời gian chuẩn bị dụng cụ, chuẩn bị suốt chỉ (CB)

- Thời gian lau chùi và điều chỉnh máy, tra dầu đầu ca và cuối ca (chuẩn bị + kếtthúc)

- Thời gian thu dọn dụng cụ, trả phụ liệu thừa cuối ca (kết thúc)

Ví dụ: Tck của công nhân cơ khí cắt gọt kim loại gồm:- Thời gian nhiệm vụ, bản vẽ, quy trình công nghệ (CB)

Trang 10

- Thời gian làm quen với công việc (khởi động)

- Thời gian nhận phôi, bán thành phẩm, nguyên vật liệu (CB)- Thời gian nhận dụng cụ (dao, tiện, cà lê…) (CB)

- Thời gian thay đồ bảo hộ lao động ở đầu và cuối ca làm việc (CB+KT)

- Thời gian vệ sinh điều chỉnh máy móc, tra dầu lúc đầu ca và cuối ca (CB+KT)- Thời gian thu dọn dụng cụ, trả dụng cụ đồ gá lắp lúc cuối ca

- Thời gian giao nộp sản phẩm

b Thời gian tác nghiệp (TTN)

- Khái niệm: Đó là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc, dùng để thayđổi hình dạng, kích thước, tính chất hoặc vị trí trong không gian của đối tượng laođộng và thời gian để thực hiện các động tác phụ cần thiết cho sự thay đổi đó.

 Thời gian tác nghiệp chính (Tc): Tc còn được gọi là thời gian công nghệ, làthời gian làm biến đổi ĐTLĐ về mặt vật lý - hóa học, kích thước, chấtlượng, tính chất lý hóa… để tạo ra sản phẩm.

Ví dụ: - Thời gian trực tiếp cắt, may áo sơ mi

- Thời gian cắt gọt kim loại trên các máy cắt gọt (khoan, mài, bào, cắt)

 Thời gian tác nghiệp phụ (Tp): là thời gian mà người lao động thực hiệnnhững thao tác phụ, tạo điều kiện hoàn thành những thao tác chính Nóđược lặp đi lặp lại khi gia công từng sản phẩm hoặc 1 số sản phẩm nhấtđịnh.

Trang 11

Ví dụ: Thời gian kiểm tra sản phẩm, thời gian di chuyển sản ohaar tring quá

trình làm việc, thời gian đóng gói, thời gian tháo sản phẩm…

- Đặc điểm: Thời gian tác nghiệp đều lặp đi lặp lại qua mỗi lần sản xuất sảnphẩm.

c Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv)

- Khái niệm: Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian hao phí để thực hiện cáccông việc mang tính tổ chức hoặc kỹ thuật nhằm đảm bảo cho nơi làm việc hoạt độngliên tục trong suốt ca làm việc.

Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc): là thời gian lao động hao phí để thực hiện

để thực hiện các công việc có tính chất tổ chức trong ca làm việc nhằm duytrì trật tự, vệ sinh và hợp lý hóa nơi làm việc.

Ví dụ: - Thời gian vệ sinh

- Thời gian vệ sinh máy móc, thiết bị trong quản lý lao động - Thời gian nhận chỉ thị của quản đốc, trưởng ca

- Thời gian nghe hướng dẫn nhân viên kỹ thuật trong khi đang làm việc - Thời gian sắp xếp, hiệu chỉnh, lau chùi dụng cụ làm việc trong gia côngloạt chi tiết sản phẩm

- Thời gian di chuyển, sắp xếp dụng cụ, phôi, nguyên liệu

Thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvkt): Là thời gian hao phí để làm các phục vụ

có tính chất kỹ thuật, nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máymóc, thiết bị.

Ví dụ: - Thời gian thay dụng cụ đồ dùng làm việc

- Thời gian hiệu chỉnh máy móc, thiết bị

- Thời gian thay mũi khoan, thay mũi mài, dao tiện… - Thời gian tra mỡ, tiếp nhiên liệu

Trang 12

d Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên của người lao động (TNN)

* Khái niệm: Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên của người lao động là thời

gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong calàm việc.

- Thời gian nghỉ giải lao:

+ Thời gian giải lao thụ động (ngồi nghỉ, nằm nghỉ)+ Thời gian giải lao tích cực (tập thể dục, nghe nhạc)

- Thời gian nghỉ do nhu cầu tự nhiên: Là thời gian cho vệ sinh cá nhân và giải

quyết những nhu cầu cá nhân như tiểu tiện, đại tiện, uống nước… ngoài ra còn bao gồmthời gian vệ sinh cho lao động nữ, thời gian cho con bú, thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca,thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai.

e Thời gian ngừng công nghệ (Tncn)

Là thời gian gián đoạn do yêu cầu kỹ thuật sản xuất mã người lao động bắt buộcphải nghỉ ngơi.

Ví dụ: Thời gian chờ nóng máy ép keo

2 Thời gian không định mức

a Khái niệm: Là thời gian hao phí vào những công việc không cần thiết và làmnhững việc không thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Do đó thời gian không tính vàomức kỹ thuật thời gian.

* Thời gian làm việc không theo nhiệm vụ (TKNV): Là thời gian làm việc không

thuộc nhiệm vụ được giao, không làm tăng số lượng sản phẩm Thời gian làm việckhông theo nhiệm vụ bao gồm:

- Thời gian làm công tác đột xuất (Không biết trước): Là thời gian người công

nhân làm những công việc không được dự kiến trong nhiệm vụ sản xuất nhưng cần thiếtphải tiến hành do yêu cầu sản xuất.

Ví dụ: -Thời gian tháo các vòng dây phế phẩm trong cuộn dây

Trang 13

- Trường hợp sửa chữa do thiết kế bỏ sót- Phải sửa chữa các công việc.

- Thời gian làm việc không hợp lý (Không năng suất): Là thời gian người công

nhân làm những việc vô ích, không làm tăng chất lượng và số lượng sản phẩm.

Ví dụ: Thời gian thực hiện các thao tác không được tính vào quá trình lao động;

sản xuất các sản phẩm hỏng; đoạn đường thừa của xe tải chay không đúng tuyến, tìmngười lao động phụ trợ; làm giúp việc cho người khác;

* Thời gian lãng phí khách quan (TLPKQ): Là thời gian người lao động phải

ngừng việc do công tác tổ chức – kỹ thuật sản xuất không đảm bảo gây ra Có 3 loạithời gian lãng phí khách quan như sau:

- Thời gian LPKQ do nguyên nhân tổ chức: Là thời gian người lao động phải

ngừng việc do công tác tổ chức lao động chưa hiệu quả gây ra (chờ nguyên liệu, tìmnguyên vật liệu, tìm dụng cụ, đồ dùng, thời gian chờ hoạt động sản xuất, chờ bán thànhphẩm…)

- Thời gian LPKQ do nguyên nhân kỹ thuật: Là thời gian người lao động phải

ngừng việc do công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất không đảm bảo gây ra (thời gian máyhư hỏng, dụng cụ sản xuất hư hỏng, thời gian mất điện, trong nội bộ doanh nghiệp).

- Thời gian LPKQ ngoài doanh nghiệp: Là thời gian công nhân phải ngừng việcdo phối hợp sản xuất – kinh doanh hoặc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp có liênquan chưa chặt chẽ, không nhịp nhàng, đồng bộ với nhau hoặc do một số nguyên nhânkhác

Ví dụ: Thời gian chờ bán thành phẩm của đơn vị cung ứng; Thời gian mất điện,

mất nước (do cơ quản quản lý điện lực/nhà này nước cắt điện cắt nước); Thời gian dothiên tai, bão lũ, bệnh dịch

* Thời gian lãng phí chủ quản (TLPCQ): Là thời gian ngừng việc do người lao

động vi phạm kỷ luật lao động

Ví dụ Thời gian đi muộn, về sớm.

Trang 14

Thời gian ngừng việc nói chuyện, làm việc riêng trong giờ làm việc Thời gian nghỉ ăn cơm, bồi dưỡng trước và sau giờ quy định.

Trang 15

Câu 4 Các căn cứ để phân loại thời gian làm việc?

a Khái niệm “Thời gian làm việc”

Thời gian làm việc là Độ dài thời gian mà người lao động phải thực hiện nghĩa vụlao động của mình trong quan hệ lao động căn cứ vào quy định của pháp luật, hợp đồnglao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

b Những căn cứ để phân loại thời gian làm việc

* Dựa vào khái niệm và đặc điểm ca thời gian hao phí.

Có nắm chắc các khái niệm và đặc điểm của các loại hao phí thời gian chúng tamới có thể xác định được mỗi hao phí thời gian trong quá trình lao động của công nhânthuộc loại nào.

- Chi phí thời gian sử dụng trong ca người lao động được chia ra thành:+ Thời gian định mức: bao gồm TCK; TTN; TPV; TNN; TNCN

+ Thời gian không định mức (thời gian lãng phí): bao gồm thời gian không theonhiệm vụ, thời gian lãng phí khách quan, thời gian lãng phí chủ quan.

- Chi phí thời gian hoạt động của máy móc thiết bị trong ca là thời gian thiết bịhoạt động không phụ thuộc và các kết quả do thiết bị thực hiện, thời gian này bao gồm:

+ Thời gian máy móc thời bị làm việc nhiệm vụ sản xuất gồm: TTNc; TTNp; thờigian thiết bị làm việc không được quy định theo nhiệm vụ sản xuất.

+ Thời gian ngừng việc của máy móc thiết bị: Là thời gian ngừng hoạt động củathiết bị do các mục đích, nguyên nhân khác nhau Là thời gian lãng phí (TLP).

* Dựa vào điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể nơi làm việc

- Có dựa vào điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể ở nơi làm việc ta mới xác địnhđược những hao phí thời gian của công nhân làm việc có nhiệm vụ sản xuất của họ haykhông.

Trang 16

Ví dụ: Trong quá trình làm việc của công nhân may có hao phí thời gian là đánh

suốt chỉ, có nghĩa là người công nhân đó ngừng việc sản xuất để đánh suốt chỉ.

- Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật quy định: hết chỉ người lao động tự đánh suốt,thì hao phí thời gian đánh suốt chỉ nói trên là thuộc nhiệm vụ sản xuất của họ, nó là thờigian phục vụ kỹ thuật.

- Nếu điều kiện tổ chức quy định: Đánh suốt chỉ tập trung do người công nhânphụ trợ làm và cung cấp tại nơi làm việc thì hao phí thời gian nói trên lại là không hợplý, nó là một loại thời gian lãng phí.

* Dựa vào thời điểm xuất hiện của hao phí thời gian trong ca làm việc

Tức là phải xem xét nội dung hao phí này xảy ra ở lúc đầu, cuối ca hay xảy ratrong khi công nhân đang làm việc sản xuất.

- Thời gian chuẩn kết (TCK): Là thời gian thực hiện công việc chuẩn bị phươngtiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc đó Thời gian chuẩn kếtthường xuất hiện vào đầu ca, cuối ca, chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm và sảnxuất.

- Thời gian tác nghiệp (TTN): Là thời gian dùng để thay đổi hình dạng, kích thước,tính chất hoặc vị trí trong không gian của đối tượng lao động và thời gian để thực hiệncác động tác phụ cần thiết cho sự thay đổi đó Và lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặcmột loạt sản phẩm nhất định.

Ví dụ: Thời gian điều chỉnh máy của công nhân: Nếu thời gian này hao phí một

lần vào lúc đầu ca (trước khi gia công may các chi tiết) thì đó là thời gian chuẩn kết.Còn hao phí nhiều lần vào lúc giữa ca thì đó là thời gian tác nghiệp

* Dựa vào nguyên nhân gây ra mỗi loại hao phí thời gian

- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra mỗi loại thời gian làm việc, ta phân chia cácloại thời gian hao phí: Thời gian lãng phí khách quan, thời gian lãng phí chủ quan

Trang 17

+ Thời gian lãng phí khách quan: Là thời gian người lao động phải ngừng việc docông tác tổ chức – kỹ thuật sản xuất không đảm bảo gây ra Căn cứ vào nguyên nhângây ra hao phí thời gian, thời gian lãng phí khách quan được phân ra làm 3 loại:

 Thời gian lãng phí khách quan do nguyên nhân tổ chức Thời gian lãng phí khách quan do nguyên nhân kỹ thuật Thời gian lãng phí khách quan ngoài doanh nghiệp

+ Thời gian lãng phí chủ quan: Là thời gian ngừng việc do người lao động viphạm lao động kỷ luật gây ra như:

 Thời gian đi muộn về sớm,

 Thời gian ngừng việc nói chuyện, làm việc riêng trong khi làm việc Thời gian ăn bồi dưỡng trước giờ và sau giờ quy định.

Ví dụ: Cũng là thời gian công nhân ngừng hoạt động sản xuất, nhưng nếu do máy

hỏng đang sửa chữa thì thời gian này là thời gian lãng phí khách quan

Còn nếu do công nhân tự nghỉ để làm việc riêng thì thời gian này lại là thời gianlãng phí chủ quan.

Câu 5: Mục đích phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động

- Nghiên cứu hiện trạng tổ chức lao động và việc sử dụng thời gian làm việc, pháthiện đầy đủ nhất những lãng phí thời gian làm việc và các nguyên nhân gây ra.

- Xác định mức độ cần thiết và hợp lý của những loại chi phí thời gian khi thựchiện công việc.

- Nghiên cứu và phân tích đầy đủ nhất thời gian sử dụng thiết bị trong mối quanhệ tương trợ với thời gian làm việc của người lao động.

- Xác định chi phí lao động thực hiện công việc và các yếu tố thành phần của nó.

Câu 6 Bước công việc và kết cấu bước công việc về mặt lao động

a Khái niệm

Trang 18

Bước công việc là một phần của quá trình sản xuất do một người lao động haymột nhóm người lao động thực hiện liên tục một đơn vị công việc được giao tại một nơilàm việc nhất định, trên một đối tượng lao động nhất định.

b Đặc trưng

- Bước công việc cố định bởi 3 yếu tố gồm: Người lao động, Nơi làm việc, Đốitượng lao động.

 Nếu một trong 3 yếu tố thay đổi sẽ tạo ra 1 bước công việc mới.

Ví dụ: Bước công việc làm khóa luận tốt nghiệp: Bước 1 Chuẩn bị; Bước 2

-Lựa chọn tên đề tài; Bước 3 - Xây dựng đề cương chi tiết; Bước 4 - Tìm kiếm tài liệu,thu thập thông tin, dữ liệu; Bước 5 - Tổ chức viết khóa luận; Bước 6 - Chỉnh lý, hoànthiện khóa luận tốt nghiệp.

- Bước công việc cắt may áo sơ mi

c Kết cấu của bước công việc theo lao động

Về mặt lao động, kết cấu công việc có thể được phân chia thành các thao tác, rồichia thành các động tác và cuối cùng chia thành các cử động.

- Thao tác: Là một bộ phận của bước công việc, được biểu hiện bằng tổng hợphữu hạn những động tác lao động thực hiện liên tục với một dụng cụ, cơ cấu, thiết bị,đối tượng lao động nhất định nhằm đạt mục đích nhất định.

Ví dụ: Bước công việc đính túi vào thân áo gồm các thao tác:

 Lấy bán thành phẩm (túi và thân áo) đưa đến bàn máy định vị trước khi may May

 Cắt chỉ và xếp thành phẩm vào giỏ

- Tổ hợp thao tác: Là tổng hợp các thao tác lao động của người lao động khi thực

hiện 1 phần bước công việc.

Trang 19

- Động tác lao động: là một phần của thao tác bao gồm các cử động lao động liêntục có cùng mục đích và thể hiện thông qua các cử động nhằm lấy đi hay di chuyển mộtvật nào đó.

Ví dụ: Thao tác lấy bán thành phẩm (túi và thân áo) đưa đến bàn máy định vị trước

khi may có động tác sau:

 Lấy thân áo kẹp và chân vịt Lấy túi áo kẹp vào chân vịt Định vị chính xác trước khi may

- Cử động lao động: Là một phần của động tác, là yếu tố đơn giản nhất trong hoạt

động có mục đích của con người, nó là sự di chuyển một lần các bộ phận của cơ thể conngười.

Ví dụ: Động tác lấy thân áo kẹp vào chân vịt có các cử động sau:

 Giơ tay ra

 Nắm lấy thân áo

 Đưa thân áo đến bàn máy may Nhắc chân vịt lên

 Kẹp sơ bộ thân áo dưới chân vịt

d Ý nghĩa của việc phân chia bước công việc thành thao tác, động tác, cửđộng:

- Để phân chia bước công việc một cách đúng đắn để quan sát dễ dàng hơn bướccông việc

- Xác định được các thao tác, động tác thừa để loại bỏ chúng, các thao tác độngtác chưa hợp lý để cải tiến chúng.

=> Tạo ra bước công việc hợp lý hơn, tốn ít thời gian hơn, hợp lý hơn

Trang 20

Câu 7 Trình bày các phương pháp thống kê (5 phương pháp)?A/ Nhóm phương pháp tổng hợp (Không có căn cứ kỹ thuật).

1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm

a Khái niệm

Là phương pháp xây dựng mức lao động chi tiết dựa trên cơ sở thống kê năngsuất lao động của công nhân thời kỳ trước, kết hợp với kinh nghiệm của cán bộ quản lýsản xuất, cán bộ kỹ thuật, cán bộ định mức hoặc là công nhân lành nghề.

b Quy trình

Bước 1: Thống kê năng suất lao động

- Thống kê năng suất lao động về mặt hiện vật (W): W1, W2…, Wn

Ví dụ:

Sản phẩm/ca(W)

Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình

- Năng suất lao động trung bình về mặt hiện vật (W)

- Năng suất lao động trung bình về mặt thời gian (T)

Trang 21

T =T 1+T 2+…+Tnn

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến

NSLĐ trung bình tiên tiến là1 công nhân không cần quá giỏi, quá khỏe mà chỉcần sức khỏe tốt, nắm vững tay nghề, có ý thức kỷ luật tốt.

- NSLĐ trung bình tiên tiến về mặt hiện vật:

Bước 4: Kết hợp kinh nghiệm của cán bộ định mức, cán bộ sản xuất, công nhân

lành nghề Quyết định là giữ nguyên, tăng hay giảm so với năng suất lao động trungbình tiên tiến.

c Ưu điểm và hạn chế* Ưu điểm

- Phương pháp này đơn giản, tốn ít công sức, thu thập số liệu dễ dàng Mức đượcxác định có thể áp dụng được.

- Tốn ít thời gian và kinh phí nên có thể xây dựng hàng loạt mức trong thời gianngắn.

- Đã sử dụng kinh nghiệm của những người am hiểu về mức và công nghệ sảnxuất.

* Hạn chế

Trang 22

- Không xác định được những thao tác, động tác thừa và các loại thời gian lãngphí để loại bỏ chúng.

- Không xác định được các bộ phận lạc hậu để thay thế bằng các bộ phân tiên tiếnhơn do đó không thể tạo ra được bước công việc hợp lý, rút ngắn thời gian thực hiệnbước công việc.

b Quy trình

Bước 1: Thống kê năng suất lao động

- Thống kê năng suất lao động về mặt hiện vật (W): W1, W2…, Wn- Thống kê năng suất lao động về mặt thời gian (T): T1, T2,…,Tn

Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình

- Năng suất lao động trung bình về mặt hiện vật (W)

Trang 23

NSLĐ trung bình tiên tiến là1 công nhân không cần quá giỏi, quá khỏe mà chỉcần sức khỏe tốt, nắm vững tay nghề, có ý thức kỷ luật tốt.

- NSLĐ trung bình tiên tiến về mặt hiện vật:

Trong đó: TĐM = Tca - TLP

* Về mặt thời gian

MTG = TTT x TĐMTca

c Ưu điểm và hạn chế* Ưu điểm

- Đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trongthời gian ngắn.

- Loại trừ được phần nào thời gian lãng phí trong ca.* Hạn chế

- Không xác định được các bộ phận lạc hậu để thay thế bằng các bộ phân tiên tiếnhơn do đó không thể tạo ra được bước công việc hợp lý, rút ngắn thời gian thực hiệnbước công việc.

- Có thể hợp thức hóa các sai sót cũ

Trang 24

- Mức xây dựng được có thể thấp hơn so với năng lực thực sự của người lao độngtừ đó không có tác dụng khích lệ, kích thích tăng năng suất lao động.

B/ Nhóm phương pháp phân tích (Có căn cứ kỹ thuật)

1 Nhóm phân tích – tính toán

a Khái niệm

Là phương pháp định mức lao động chi tiết cho một bước công việc, dựa trên cơsở phân tích kết cấu bước công việc Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian haophí thời gian lao động, kết hợp với các tài liệu chứng từ kỹ thuật và các phương pháptính toán để xây dựng mức cho các bước công việc.

b Quy trình

Bao gồm 3 bước:

Bước 1: Tạo ra kết cấu bước công việc hợp lý (Phải chia nhỏ bước công việc

thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác Rà soát loại bỏ thao tác, độngtác thừa )

- Chia nhỏ bước công việc thành các bộ phận hợp thành như: thao tác, động tác, cửđộng.

- Loại bỏ những thao tác thừa, cũ thay bằng những thao tác mới, hiện đại, khoa họchơn

Bước 2: Tạo ra 1 quy trình hợp lý cho bước công việc

Bước 3: Kết hợp tài liệu chứng từ kỹ thuật (tiêu chuẩn các loại thời gian, số

lượng) cùng với các công thức tính toán để tính mức lao động cho các bước công việc.c Ưu điểm và hạn chế

* Ưu điểm:

- Nhanh chóng, đồng bộ, độ chính xác nhanh.

* Hạn chế:

Ngày đăng: 12/05/2024, 16:57

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan