Kỹ thuật sơ cứu vết thương phần mềm

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kỹ thuật sơ cứu vết thương phần mềm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da, cân và cơ. - Tổn thương có thể riêng biệt hoặc có thể phối hợp với các thương tổn khác như vết thương mạch máu, khớp, gân, gẫy xương…

Trang 1

KỸ THUẬT SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

BS LÊ VĂN TỨ

Trang 2

KHÁI NIỆM

- Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da, cân và cơ

- Tổn thương có thể riêng biệt hoặc có thể phối hợp với các thương tổn khác như vết thương mạch máu, khớp, gân, gẫy xương…

Trang 3

MỤC ĐÍCH SƠ CỨU VẾT THƯƠNG

• Khống chế sự chảy máu bằng các phương pháp cầm máu thích hợp• Duy trì các chức năng sinh tồn cho nạn nhân:

Đảm bảo hô hấpDuy trì tuần hoàn

Dự phòng và xử lý shock

• Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương

Trang 4

NGUYÊN TẮC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

Xác định tổn thương:- Chảy máu mao mạch?• Chảy máu tĩnh mạch?• Chảy máu động mạch?

• Thực hiện các biện pháp cầm máu tạm thời phù hợp Băng ép cầm máu

 Ấn đường đi của mạch máu

• Gấp chi, băng chèn có trọng điểm cũng là một

hình thức tương tự ấn động mạch

• Garo cầm máu

Trang 5

NGUYÊN TẮC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

Trang 8

BĂNG ÉP CẦM MÁU

• Áp dụng cho hầu hết các trường hợp chảy máu

• Có tác dụng trong các trường hợp vết thương mao mạch và tĩnh mạch• Ít hiệu quả trong trường hợp vết thương động mạch lớn

Trang 9

ẤN ĐƯỜNG ĐI CỦA MẠCH MÁU

• Là động tác ấn vào động mạch chi phối vùng có vết thương

Trang 12

• Ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu

• Vận chuyển về tuyến có khả năng phẫu thuật

Trang 13

CÁC BƯỚC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

• Bước 1 Dùng gạc, đệm hay mảnh vải sạch hoặc có thể là bàn tay trần đè trực tiếp lên vết thương ngay lập tức để cầm máu

• Bước 2 Tiếp tục duy trì áp lực lên vết thương để cầm máu, đồng thời nhờ người khác gọi giúp sự hỗ trợ

Trang 14

CÁC BƯỚC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

- Bước 3 Dùng băng để cố định vết thương đảm bảo chắc chắn duy trì áp lực để máu không chảy, nhưng không được quá chặt ảnh hưởng đến sự lưu thông tuần hoàn của máu.

Trang 15

CÁC BƯỚC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

• Bước 4 Sốc có khả năng phát triển nếu chảy máu nghiêm trọng Cần đỡ và nâng cao phần bị thương trong khi duy trì áp lực.

Trang 16

CÁC BƯỚC SƠ CỨU VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM

• Bước 5 Nếu máu vẫn chảy qua cả tấm băng đầu tiên, hãy đặt một miếng băng khác lên trên và bọc lại bằng băng Nếu chảy máu vẫn tiếp tục cần tháo cả 2 miếng băng và băng bó lại hoặc tiến hành Garo nếu mât máu nhiều

• Bước 6 Theo dõi nhịp thở, mạch và mức độ phản ứng trong khi chờ cấp cứu đến.

Trang 17

VẾT THƯƠNG CHÂN TAY

• Nếu vết thương nhỏ chỉ làm xước da, chảy máu nhẹ thì chỉ cần lau rửa sạch bằng nước ấm đã tiệt trùng rồi băng lại là đủ.

• Nếu vết thương rách da dài và sâu, có làm đứt ngang cơ thì phải khâu lại, các vết thương này thường có đứt mạch máu, nếu là mạch máu lớn thì phải cầm máu trước rồi mới lau rửa, băng bó.

Trang 18

VẾT THƯƠNG CHÂN TAY

• Nếu có gãy xương phải bó nẹp giữ cho xương ở nguyên 1 vị trí (cố định xương) trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên và phải dự phòng sốc choáng.

• Vết thương có tổn thương ở khớp thường gây ra hậu quả xấu về sau nên cần chú ý chống nhiễm  khuẩn thật tốt.

Trang 19

VẾT THƯƠNG ĐẦU – MẶT – CỔ

• Vết thương đầu mặt cổ thường gây chảy máu nhiều, nhưng nếu không có tổn thương ở xương thì cũng ít gây nguy hiểm  hơn, chỉ cần rửa sạch băng dung dịch nước muối sinh lý và khâu lại• Nếu có tổn thương ở xương như có lỗ thủng, dịch não tuỷ chảy qua vết thương, chất não màu

trắng lòi ra qua vết thương, nhìn thấy màng não qua vết thương, có vết rạn nứt gọi là vết

thương sọ não hở, là vết thương nặng vì có nguy cơ gây tổn thương ở màng não và não có thể dẫn đến tử vong nhanh hoặc để lại di chứng cần phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm  càng tốt sau khi sơ cứu dù bệnh nhân tỉnh hay bất tỉnh.

Trang 20

VẾT THƯƠNG NGỰC

• + Nếu chỉ tổn thương ở phần mềm (da và cơ) thì xử trí như đối với vết thương ở chân tay.

• + Nếu có tổn thương vào phổi, màng phổi thì ở vết thương có hiện tượng sủi bọt khí và có khí ra ở vết thương theo nhịp thở, bệnh nhân có khó thở, tím, thở nhanh, vã mồ hôi phải băng kín lại ngay sao cho không còn nghe thấy tiếng khí ra nữa và khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

• Nếu có gãy xương sườn (bệnh nhân khó thở, thở nhanh, đau ở vùng gãy, ấn dọc xương sườn sẽ thấy chỗ gãy: tiếng lục cục) có thể có mảng sườn di động thì băng ép, cuốn chặt lồng ngực bằng băng to bản dọc theo chiều các khe liên sườn và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

• Nếu có tổn thương ở vùng tim  cần băng ép lại ngay và chuyển ngay đến cơ sở phẫu thuật gần nhất

Trang 21

VẾT THƯƠNG BỤNG

• Nếu chỉ tổn thương ở ngoài da thì rửa sạch và băng lại.

• Nếu thủng thành bụng thì có nhiều khả năng gây tổn thương vào các cơ quan nội tạng, và loại vết thương này bao giờ cũng phải can thiệp bằng phẫu thuật vì gây chảy máu trong ổ bụng mà quan sát ở bên ngoài khó thấy và có nguy cơ lớn về viêm  màng bụng là một hậu quả rất nặng nề gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

• Nếu vết thương có lòi đoạn ruột ra ngoài thì không nên vội vàng nhét ruột vào lại mà có thể lấy 1 chiếc bát sạch úp lên vết thương rồi băng chặt lại, không được lấy bông gạc đắp trực tiếp lên các khúc ruột lòi ra.

• Cần theo dõi và đề phòng choáng cho bệnh nhân

Ngày đăng: 11/05/2024, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan