tiểu luận báo cáo kiến tập đề tài nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh bình thuận

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận báo cáo kiến tập đề tài nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh bình thuận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh Bình Thuận có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đượcmở tài khoản để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.Về Nhiệm vụ và quyền hạnTổ chức

Trang 1

TRƯỜNG ĐAI HỌC PHAN THIẾT KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - NGÂN HÀNG

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THỊ MỸ THANHKHÓA: 2020-2024

NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NĂM HỌC: 2023

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS ĐINH HOÀNG ANH TUẤN

BÌNH THUẬN 2023

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Chi ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước Vì vậy, việc quản lý nâng cao hiệu quả trong công tác chingân sách từ trung ương đến địa phương là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổnđịnh và phát triển của nền kinh tế Trong thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách đãđược đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnhtiết kiệm, chống lãng phí

Kiểm soát chi NSNN là một khâu nghiệp vụ quan trọng của Kho bạc Nhà nướcbởi thông qua bước này mới biết được nguồn vốn NSNN có được dùng vào đúng mụcđích hay không, tránh lãng phí và thất thoát Quản lý chi NSNN qua KBNN vẫn cònnhững tồn tại, hạn chế, bất cập Vì vậy, công tác quản lý NSNN qua KBNN cần tiếp tụcđược hoàn thiện một cách khoa học và có hệ thống để góp phần nâng cao hiệu quả quảnlý, sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tàichính - ngân sách, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia Nghiên cứu thựctế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN là điều cần thiết vàthường xuyên

Để nâng cao, hoàn thiện hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của KBNN trong lĩnh vựcquản lý quỹ NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyếttoán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán NSNN, hoàn thiện chế độ thông tin,báo cáo tài chính; đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN

Với những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý

chi Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Bình Thuận” để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Kết

quả nghiên cứu góp phần đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chiNSNN Qua đó góp phần giúp KBNN tỉnh Bình Thuận đạt được mục tiêu đặt ra, nângcao chất lượng và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi Ngân sách Nhà nước

tại tỉnh Bình Thuận Qua đó đề xuất các giải pháp liên quan nhằm hoàn thiện hệ thốngquản lý chi Ngân sách Nhà nước tại Kho bạc tỉnh Bình Thuận

Mục tiêu cụ thể: Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau

Trang 3

Mục tiêu 1: Khảo sát, phân tích, đánh giá công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nướctại tỉnh Bình Thuận

Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi Ngân sách Nhà nướctại kho bạc tỉnh Bình Thuận

3 Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian nghiên cứu: Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận.

Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được lấy từ tài liệu sẵn có từnăm 2020-2022

Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

Khảo sát thực trạng, phân tích và đánh giá các ưu nhược điểm của công tác quản lýchi NSNN tại tỉnh Bình Thuận.

Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại Kho bạcNhà nước tỉnh Bình Thuận

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin tài liệu là phương pháp cơ bản,phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: các nhân viên phòng kiểm soát chi, cánbộ lãnh đạo phòng kiểm soát chi, và các phòng khác

Phương pháp đối chiếu để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Bình Thuận

5 Ý nghĩa của đề tài:

Luận văn làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN tại tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2022.

2020-Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tạitỉnh Bình Thuận Luận văn đưa ra một số gợi ý giúp các cán bộ lãnh đạo nâng cao hiệuquả trong việc quản lý chi Ngân sách Nhà nước tại tỉnh Bình Thuận

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và phụ lục, danh mục từ viếttắc, luận văn được trình bày theo bố cục bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý chi Ngân sách Nhà nướcChương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi Ngân sách Nhànước tại tỉnh Bình Thuận

Trang 4

Danh mục từ viết tắc

Ký hiệu Giải thích I Tiếng Việt

BTC Bộ tài chínhCNTT Công nghệ thông tin DVC Dịch vụ công ĐTPT Đầu tư pháp triển ĐVSDNS Đơn vị sử dụng ngân sách ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập BCTC Báo cáo tài chínhHĐND Hội đồng nhân dânKBNN Kho bạc Nhà nướcKT - XH Kinh tế xã hộiNSĐP Ngân sách địa phươngNSNN Ngân sách nhà nướcXDCB Xây dựng cơ bản SNCL Sự nghiệp công lập CKC Cam kết chi KTNN Kế toán nhà nước

II Tiếng Anh

TABMIS Treasury And Budget Management Information System ( Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc)

Chương 1:

Tổng quan về Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận1.1 Tổng quan về Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận

1.1.1 Lịch sử hình thành Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận

Too long to read on your phone?

Save to read later on your computerSave to a Studylist

Trang 5

Cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc Nhà nước, Chi cục Kho bạc Nhà nước( KBNN) Thuận Hải được thành lập từ ngày 1/4/1990, đến khi tách tỉnh Thuận Hải thành2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì chi cục KBNN Bình Thuận chính thức được thànhlập và đi vào hoạt động từ năm 1992 Đội ngũ công chức KBNN Bình Thuận đã hoànthành tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự lớn mạnh của ngành tài chínhvà sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

1.1.2 Quy mô cơ sở, sơ đồ tổ chức của Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận

Từ khi thành lập đến nay, KBNN Bình Thuận đã nổ lực, từng bước khẳng định vịtrí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, góp phần xây dựng hệ thống KBNN ngày càng hiện đại, hoạt động hiệu quả Saunhiều lần sắp xếp bộ máy, tính đến thời điểm 31/12/2022 thì KBNN Bình Thuận có 5phòng nghiệp vụ: Kiểm soát chi, Kế toán Nhà nước, Tài vụ - Quản trị, Văn phòng, Thanhtra - Kiểm tra và 9 KBNN huyện, thị xã trực thuộc bao gồm: Tuy Phong, Bắc Bình, HàmThuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh,Phú Quý, LaGi.

Đội ngũ công chức và người lao động có 163 cán bộ, công chức Hằng năm,KBNN Bình Thuận đều có kế hoạch đào tạo, công chức được cử đi học đều hoàn thànhtốt chương trình, qua đó nâng cao chất lượng trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.Cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước tỉnh Bình Thuận như sau:

Trang 6

Phòngtài vụ

Phó giám đốc

Phòngkiểm soát

chiPhó giám đốc

phòng

HàmTân KBNN

KBNNBắcBình

BắcPhòng kế

toán nhànước

Giám đốc

Trang 7

1.1.3 Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kho bạc nhà nước tỉnh BìnhThuận

Theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kho bạc nhànước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Về vị trí và chức năng

Kho bạc Nhà nước ở tỉnh Bình Thuận là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước, cóchức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định củapháp luật

Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh Bình Thuận có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, đượcmở tài khoản để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

Về Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quyhoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnhsau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt và hướng dẫn của Kho bạc Nhànước.

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạmvi quản lý của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra các Kho bạc Nhà nước ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theochế độ quy định.

Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy định củapháp luật

Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm antoàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Tổ chức thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước

Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo quy định của pháp luậtThực hiện công tác thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính doKho bạc Nhà nước cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chínhquyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước cấp tỉnh.

Trang 8

Quản lý ngân quỹ nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theo chế độ quy định.Tổ chức thực hiện việc phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ tại Kho bạcNhà nước cấp tỉnh theo quy định của pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước cấp huyện nơi Kho bạc Nhà nước cấptỉnh được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước trên địabàn cấp huyện.

Thực hiện thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động Kho bạc Nhà nước trên địabàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xửlý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luậtđối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước.

Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nướccấp tỉnh; quản trị cơ sở dữ liệu và các ứng dụng hợp nhất của Bộ Tài chính đặt tại Khobạc Nhà nước cấp tỉnh.

Quản lý bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, đào tạo,bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, thi đua khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối vớicông chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh theoquy định của pháp luật, phân cấp quản lý công chức, viên chức của Bộ Tài chính và Khobạc Nhà nước.

Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộtheo quy định của Kho bạc Nhà nước, của Bộ Tài chính và của pháp luật.

Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hóa hoạt động Kho bạc Nhà nước; cải cáchhành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiếnquy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cóquan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước giao.

1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng kế toán nhà nước: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Kho bạc

Nhà nước cấp tỉnh tổ chức thực hiện tác kế toán Nhà nước; kiểm soát, thanh toán, hạchtoán kế toán các khoản chi thường xuyên, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêuquốc gia được giao toàn bộ dự toán chi thường xuyên, vốn sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nângcấp, mở rộng cơ sở vật chất thuộc dự toán chi thường xuyên; các khoản vay nợ, viện trợ

Trang 9

(trừ các khoản vay nợ, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi đầu tư), trả nợcủa Chính phủ; các khoản chi từ tài khoản tiền gửi liên quan đến dự toán chi thườngxuyên, tài khoản tiền gửi tạm thu, tạm giữ, tài khoản tiền gửi khác; tổng kế toán Nhànước; quản lý ngân quỹ Nhà nước; phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quyđịnh; công tác thống kê tổng hợp; quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý và quản lýan toàn kho quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Phòng kiểm soát chi: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà

nước cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác kiểm soát, thanh toán, hạch toán kế toán cáckhoản chi đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc dự toánchi đầu tư; các khoản vay nợ, viện trợ ngoài nước theo hình thức ghi thu, ghi chi đầu tư;các dự án công trình có nhiều nguồn vốn; chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêuquốc gia có nhiều nguồn vốn (bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán chithường xuyên); các khoản chi từ tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi của các Ban Quảnlý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực,Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án, tổ chức phát triển quỹ đất, Hội đồng bồithường, hỗ trợ và tái định cư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốnkhác được giao quản lý.

Phòng thanh tra - kiểm tra: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Kho

bạc Nhà nước cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nộibộ; công tác phòng chống tham nhũng; công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thưkhiếu nại, tố cáo.

Phòng Tài vụ - quản trị: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Kho bạc

Nhà nước cấp tỉnh tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính; quản lý sử dụng tài sảncông; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ; thực hiện công tác ứng dụng công nghệthông tin và công tác quản trị tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước cấphuyện trực thuộc.

Văn phòng: thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp

tỉnh tổ chức thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, cải cách hànhchính; công tác tổ chức và cán bộ; công tác thi đua - khen thưởng; công tác bảo vệ chínhtrị nội bộ; công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu; xây dựng và tổ chức thực hiện nộiquy cơ quan; điều phối hoạt động của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Trang 10

Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Thuận là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Về cơcấu tổ chức, bộ máy, đội ngũ công chức tính đến thời điểm 31/12/2022 Kho bạc Nhànước tỉnh Bình Thuận có Ban lãnh đạo Kho bạc Nhà nước tỉnh; 05 phòng chuyên mônnghiệp vụ (Kiểm soát chi, Kế toán Nhà nước, Tài Vụ, Văn phòng, Thanh tra- Kiểm tra)và 09 Kho bạc Nhà nước Bình Thuận huyện, thị xã Gồm chức có 164 công chức vàngười lao động (163 công chức và 01 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68) Trong đócông chức có trình độ thạc sĩ 33 người, đại học 98 người, trung cấp 08 người, số còn lại24 người (gồm kiểm ngân, lái xe, bảo vệ, phục vụ) Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụphù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý để thực hiện kiểm tra, kiểm soát quá trình thựchiện nhiệm vụ

Bảng: Thống kê trình độ cán bộ công tác tại KBNN tỉnh Bình ThuậnTrình độSố lượng ( người)Tỷ lệ (%)

Trang 11

Cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý chi Ngân sáchNhà nước

2.1 Khái quát về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước

Kiểm soát chi ngân sách nhà nước được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền thựchiện thẩm định, kiểm tra, rà soát, xem xét và đánh giá tính pháp,hợp lý của các khoản chingân sách nhà nước do các chủ thể thực hiện, dựa trên sự đối chiếu với các chính sách,chế độ định mức chi tiêu do nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thứcphương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn Hay nói cách khác, kiểm soát chingân sách nhà nước “là quá trình thẩm định và kiểm tra các khoản chi ngân sách nhànước theo đúng chế độ chi ngân sách nhà nước và theo dự toán chi tiêu đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền thông qua”.

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Kiểm soát chi

Hoạt động chuyên môn là hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn cơ bản của cơ quan, đơn vị Do đó, ngoài nắm vững các kiến thức đặc thù về chuyênmôn thì việc nắm vững các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề về lĩnh vực chuyênmôn đơn vị mình phụ trách là hết sức quan trọng, giúp việc xử lý các công việc khôngnhững đúng về chuyên môn kỹ thuật mà còn đúng về pháp luật Khi áp dụng pháp luật,đòi hỏi người ra quyết định xử lý phải phân tích từng trường hợp cụ thể để có sự áp dụngpháp luật, chính xác, hợp lý, hợp tình Phòng Kiểm soát chi là đơn vị thuộc Kho bạc Nhànước Bình Thuận, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc KBNN cấp tỉnh tổchức thực hiện công tác Kiểm soát chi tại địa bàn tỉnh Bình Thuận Nhiệm vụ cụ thể:

Thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cóthẩm quyền giao kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm bao gồm: nguồn vốn xây dựng cơbản tập trung, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốnvay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chươngtrình mục tiêu, vốn quy hoạch, và các nguồn vốn khác được giao quản lý như: nguồnvốn Quảng cáo truyền hình, vốn xổ số kiến thiết, vốn bảo hiểm Xã hội, nguồn vốn từ việcsắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

Các dự án, công trình được đầu tư từ nhiều nguồn vốn (vốn đầu tư, vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn trái phiếu

Trang 12

Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp, ) trong đó có nguồn vốn đầu tưXDCB.

Thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi của các Ban Quản lý dự án chuyênngành, khu vực.

Thực hiện kiểm soát thanh toán các khoản chi đền bù GPMB từ TKTG của Chủ đầutư, hoặc Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ đền bù GPMB.

Thực hiện kiểm soát cam kết chi, chuyển nguồn đối với các khoản chi thuộc phòngKiểm soát chi kiểm soát.

Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản của đơn vị giao dịch thuộc trách nhiệm củaphòng Kiểm soát chi được giao quản lý với đơn vị giao dịch, đồng thời phối hợp vớiphòng Kế toán nhà nước trong việc đối chiếu số liệu đối với các nghiệp vụ phát sinh, sốdư tài khoản đơn vị giao dịch thuộc trách nhiệm của phòng Kiểm soát chi

2.1.2 Những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi NSNN tại Kho bạcNhà nước Bình Thuận giai đoạn 2020-2022.

2.1.2.1 Công tác kiểm soát chi vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước Bình Thuận kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức do Nhà nước quy định Tổ chức điều hành linh hoạt đảm bảo chi trả, thanh toán cáckhoản chi kịp thời

Kho bạc Nhà nước Bình Thuận thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đầu tưXDCB đúng quy trình, chế độ quy định, đảm bảo theo kế hoạch vốn được giao hàng nămgóp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội tại địa phương.

Kết quả kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công tính đến ngày 31/12/2021, Kho bạcNhà nước Bình Thuận đã giải ngân: 5.310.947 triệu đồng / 6.444.241 triệu đồng, đạt82,4% kế hoạch vốn, trong đó:

* Nguồn vốn ngân sách trung ương: Kế hoạch năm 2021 là 2.247.101 triệu đồng,giải ngân 1.628.859 triệu đồng, đạt 72,5% kế hoạch

* Nguồn vốn ngân sách địa phương:

Vốn trong nước:

Kế hoạch năm 2021 được phân khai chi tiết là 3.634.174 triệu đồng, giải ngân3.249.693 triệu đồng, đạt 89,42% kế hoạch.

Trang 13

Kế hoạch nguồn vốn ngân sách tập trung năm 2021 được phân khai là 1.197.738triệu đồng, giải ngân 1.086.453 triệu đồng, đạt 90,7% kế hoạch.

Kế hoạch nguồn vốn xổ số kiến thiết năm 2021 được phân khai là 1.033.500 triệuđồng, giải ngân 960.099 triệu đồng, đạt 92,9% kế hoạch.

Kế hoạch vốn trung ương hỗ trợ năm 2021 là 1.265.494 triệu đồng, giải ngân1.156.816 triệu đồng, đạt 91,41 % kế hoạch.

Kế hoạch vốn năm 2020 chuyển sang năm 2021 là 562.966 triệu đồng, giải ngân432.395 triệu đồng, đạt 76,8% kế hoạch

Vốn nước ngoài:

Kế hoạch vốn nước ngoài năm 2021 được phân khai chi tiết là 137.442 triệu đồng,giải ngân 46.395 triệu đồng đạt 33,7% kế hoạch

2.1.2.2 Về hiện đại hóa CNTT trong công tác kiểm soát chi

Hiện nay, hệ thống DVC trực tuyến lĩnh vực Kho bạc Nhà nước đã được triển khaiđến 100% các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư trên toàn tỉnh với tỉ lệ giao nhận hồsơ kiểm soát chi là 100% 100% các thủ tục hành chính ở mức độ 4 và được tích hợp trênCổng dịch vụ công Quốc gia Nhiều chương trình quản lý dữ liệu mới và giao diện liênthông giữa các ứng dụng được triển khai tạo thành một kiến trúc tổng thể về hệ thốngcông nghệ thông tin trong đó TABMIS đóng vai trò trung tâm kết nối và trao đổi dữ liệu Bên cạnh đó, phòng Kiểm soát chi thực hiện rà soát và chuẩn hóa số liệu trênchương trình THBC-LAN, đảm bảo khớp đúng giữa các chương trình, nhằm phục vụcông tác khai thác số liệu của Kho bạc Nhà nước theo Công văn 4452/KBNN-CNTT

2.2 Khái quát về Ngân sách nhà nước và chi Ngân sách Nhà nước2.2.1 Ngân sách nhà nước

NSNN là một tài liệu phản ánh số thuế thu được và các khoản chi tiêu công củaChính phủ trong một năm NSNN có nhiều chức năng, xét về góc độ tài chính NSNNđóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế,Hughes (2012).

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thựchiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, Luật Ngân sách Nhà nước (2002).

Samuelsion & Nordhalls (1997), ngân sách của chính phủ có ba chức năng chính:

Trang 14

i) Ngân sách là một công cụ mà theo đó sản lượng quốc gia được phân chia giữatiêu dùng và đầu tư tư nhân và công cộng;

ii) Thông qua chi tiêu trực tiếp và các khuyến khích gián tiếp về thuế, ngân sáchcủa chính phủ tác động đến cung các đầu vào như lao động, vốn và tác động đến đầu racủa các khu vực;

iii) Chính sách tài khóa của chính phủ hay ngân sách có vai trò trong việc tác độngđến những mục tiêu kinh tế vĩ mô then chốt như hạn chế những dao động của chu kỳ kinhdoanh và góp phần duy trì một nền kinh tế tăng trưởng, có mức hữu nghiệp cao, tránhđược lạm phát lớn hay lạm phát không ổn định

2.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách:

Tại Việt Nam, Ngân sách Nhà nước được phân cấp thành 2 cấp ngân sách, gồm:Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương, trong đó Ngân sách địa phương baogồm 3 cấp ngân sách là Ngân sách cấp tỉnh, Ngân sách cấp huyện và Ngân sách cấp xã,Nghị định số 60/2003/NĐ-CP (2003).

2.2.3 Chi ngân sách nhà nước:

Perkins và cộng sự (2010), tất cả mọi xã hội đều cần có một khu vực công, bởi vìcơ chế thị trường không thể thực hiện mọi chức năng kinh tế mà hộ gia đình cần, thịtrường không thể tự mình thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng một cách có hiệuquả Để khắc phục những khiếm khuyết của thị trường cần có một khu vực công để thựchiện chức năng cung cấp hàng hóa công cho xã hội.

2.2.4 Phân loại chi ngân sách nhà nước

Cũng giống như thu ngân sách Nhà nước, để đánh giá và phân tích các khoản chi.Người ta cũng xây dựng các tiêu chí, và chính các tiêu chí này là căn cứ để phân loại cáckhoản chi

Căn cứ vào tính chất các khoản chi

- Chi thường xuyên: Là khoản chi có tính đều đặn, liên tục gắn với nhiệm vụ

thường xuyên của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội Chi thường xuyên được mangtính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn với cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc

Chi thường xuyên thuộc Ngân sách địa phương là những khoản chi:

Trang 15

a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thôngtin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sựnghiệp khác do địa phương quản lý;

b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý : i) Sự nghiệp giaothông; ii) Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp; iii)Sự nghiệp thị chính; iv) Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sựnghiệp địa chính khác; v) Điều tra cơ bản; vi) Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;vii) Các sự nghiệp kinh tế khác.

c) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địaphương thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địaphương;

đ) Hoạt động của các cơ quan địa phương của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xãhội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;h) Phần chi thường xuyên trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địaphương thực hiện;

i) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

k) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

Chi ngân sách địa phương khác:

Chi ngân sách địa phương khác là những khoản chi:

i) Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 củaLuật Ngân sách nhà nước;

ii) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;iii) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;

iv) Chi chuyển nguồn ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phươngnăm sau.

Trang 16

Khoản 3 điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước (2002): về nguyên tắc, ngân sách địaphương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộcphạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đãđược Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngânsách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngânsách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn Mức dư nợ từ nguồn vốn huyđộng không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngânsách cấp tỉnh.

- Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển thuộc Ngân sách địa phương gồm các khoản chi: a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khảnăng thu hồi vốn do địa phương quản lý;

b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tàichính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

c) Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do các cơ quan địaphương thực hiện;

d) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

( TLTK: Giáo trình quản lý tài chính công, NXB tài chính, NSNN)

2.2.5 Vai trò của chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN để thực hiện vai trò Nhà nước là người đảm bảo hệ thống Luật pháp, sảnxuất một phần hàng hoá dịch vụ cá nhân, cung ứng hàng hoá dịch vụ công cộng và phânphối lại thu nhập Như vậy chi NSNN là công cụ để Nhà nước điều hành nền kinh tế theomục đích của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề xã hộiphát sinh như giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, giải quyết công bằng xã hội và khắcphục khiếm khuyết của thị trường Chi NSNN chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận vàkhông trực tiếp thu được lợi nhuận, vì vậy không được hoàn trả trực tiếp Việc hoàn trảđược thông qua hệ thống luật pháp về thuế và một phần được thu lại từ phí.

2.2.6 Điều kiện chi Ngân sách nhà nước

Điều kiện chi ngân sách nhà nước là điều kiện (các yếu tố, yêu cầu) cần và đủ đốivới việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để chỉ tiêu Điều kiện chi ngân sách nhà nước

Trang 17

do pháp luật quy định Việc thực hiện chi tiêu ngân sách không phù hợp với điều kiện chiđược xem là sử dụng ngân sách nhà nước bất hợp pháp và số tiền đã chi tiêu phải thu hồi,các chứng từ chi tiêu không được sử dụng để quyết toán (xuất toán) Tùy mức độ vi phạmmà người thực hiện các khoản chi tiêu trái với điều kiện chi ngân sách nhà nước bị xử lívề hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Luật ngân sách nhà nước và các vănbản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có các quy định về điều kiện chi ngânsách nhà nước.

Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách đượcgiao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật ngân sách Nhà nước; đã được thủtrưởng đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi vàđáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây:

a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định củapháp luật về đầu tư công và xây dựng;

b) Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chingân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vịđã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềsử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dựtoán được giao tự chủ;

c) Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của phápluật về dự trữ quốc gia;

d) Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấuthầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp phải tổchức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

đ) Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nướcđặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩmquyền ban hành.

2.3 Quản lý chi Ngân sách nhà nước

2.3.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước

Quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) là sự tác động của cơ quan quản lý nhànước có thẩm quyền đến các hoạt động chi NSNN, làm cho quỹ NSNN được phân bổ, sử

Trang 18

dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận

Đặc điểm quản lý chi Ngân sách nhà nước:

Chi NSNN luôn gắn chặt với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phảiđảm nhiệm trong thời kỳ.

Chi NSNN gắn với quyền lực Nhà nước Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhấtquyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN và phân bổ nguồn vốn NSNN cho cácmục tiêu quan trọng nhất.

Tính hiệu quả của chi NSNN thường được xem xét trên tầm vĩ mô và mang tínhtoàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội, chính trị ngoại giao.

Phần lớn các khoản chi NSNN đều là những khoản cấp phát không hoàn trả vàmang tính bao cấp.

2.3.2 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước ( Điều 8 Luật Ngân sách nhànước 2015)

Nguyên tắc tập trung dân chủ ( Khoản 1 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015)Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích

Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả

Nguyên tắc hợp pháp, công khai, minh bạch Nguyên tắc đảm bảo, cân đối ngân sách

2.3.3 Mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước

Mục tiêu của quản lý chi ngân sách nhà nước là nhằm đảm bảo hoạt động chi ngânsách nhà nước đúng mục đích đề ra Do đặc điểm bộ máy tổ chức của Nhà nước gồmnhiều cấp khác nhau, ở mỗi cấp lại có sự liên quan trực tiếp đến các khoản chi ngân sáchnhà nước, nên mục tiêu quản lý chi ngân sách nhà nước còn liên quan trực tiếp đến côngtác tổ chức bộ máy và phân công, phân cấp, phân quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ cho mỗicấp quản lý ngân sách

2.3.4 Vai trò của công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước

Quản lý chi NSNN là nhằm đảm bảo và duy trì sự hoạt động bình thường của hệthống chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương Hoạt động bộ máy chính quyềncác cấp, không chỉ nhằm mục đích thống nhất quản lý các hoạt động của nền kinh tế quốc

Trang 19

dân mà còn nhằm đảm bảo ổn định về chính trị một trong những nhân tố có vai trò quyếtđịnh đến sự thành bại của công cuộc cải cách nền kinh tế

2.3.5 Tổ chức chấp hành chi Ngân sách Nhà nước

Việc chấp hành chi NSNN cấp tỉnh của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàđơn vị thực thi Ngân sách cấp tỉnh Trong đó quy định rõ trắc nhiệm đối với các đơn vịPhòng Tài chính - kế hoạch tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, thủ trưởng và các đơn vị sửdụng NSNN

2.3.6 Quyết toán chi ngân sách nhà nước

Các tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và quản lý các khoản thu,chi tài chính bao gồm đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN tỉnh, Phòng Tài chính - Kếhoạch tỉnh phải tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán và quyết toán các khoảnchi của ngân sách nhà nước theo quy định Công tác kế toán và quyết toán ngân sách tỉnhphải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ thu, chi ngân sách nhànước; mục lục ngân sách nhà nước; hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo; mã sốđối tượng nộp thuế và mã số đơn vị sử dụng ngân sách.

2.3.7 Thanh tra, kiểm toán và giám sát chi Ngân sách Nhà nước.

Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp tỉnh và các tổ chức được ngân sách cấp quận hỗtrợ kinh phi thường xuyên phải mở tài khoản tại KBNN quận để giao dịch, thanh toán vàchịu sự kiểm tra của Phòng Tài chính – Kế hoạch và KBNN tỉnh trong quá trình thanhtoán, sử dụng kinh phí Các khoản chi ngân sách cấp tỉnh được kiểm soát trước, trong vàsau quá trình cấp phát thanh toán Phòng Tài chính - Kế hoạch tỉnh thực hiện kiểm soátđối với các khoản chi bằng lệnh chi tiền KBNN tỉnh thực hiện kiểm soát đối với cáckhoản chi bằng dự toán Đồng thời, KBNN tỉnh thực hiện chi trả, thanh toán các khoảnchi ngân sách nhà nước theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởnglương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người nhận thầu.

2.3.8 Các tiêu chí đánh giá quản lý chi Ngân sách Nhà nước

Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả chi NSNN bao gồm: Đảm bảo thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội; tiết kiệm; tính bền vững của chính sách chi tiêu NSNN;chi tiêu NSNN có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế; tính kịp thời, tính đầy đủtrong chi NSNN.

2.3.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước

Trang 20

Các yếu tố khách quan: Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau,

do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tưvốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông,lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửađê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu đểtránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hìnhchủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinhtế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó Vì vậy, quản lý chiNgân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiệntự nhiên ở địa phương.

Điều kiện kinh tế - xã hội: Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phươngđều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế – xã hội Với môi trường kinh tế ổn định, vốnđầu tư sẽ được cung cấp đẩy đủ, đúng tiến độ Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mứctăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự ánsẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi Ngân sách nhà nước giảm Lạm phát cũng làmcho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thựchiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế –xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn địaphương.

Khả năng về nguồn tài chính công: Dự toán về chi Ngân sách nhà nước được lậpluôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động được, tứclà căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách và các khoản thu khác các năm trước và dự báotăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch huy động nguồn thu Vì vậy, chi Ngân sáchnhà nước không được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vàonhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương để lập dự toán chi Ngân sách nhà nước hàngnăm Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách trungương (NSTW) cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu và quản lý chi NSNN.

Các yếu tố chủ quan: Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: Năng lực quản lý của

người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chiNgân sách nhà nước, tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước cũng như quy trìnhnghiệp vụ, công nghiệp quản lý chi Ngân sách nhà nước

Ngày đăng: 11/05/2024, 16:13

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan