Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Trẻ 4 -5 Tuổi B2 Trường Mầm Non Đại Lai Giảm Tỷ Lệ SDD

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chăm Sóc Trẻ 4 -5 Tuổi B2 Trường Mầm Non Đại Lai Giảm Tỷ Lệ SDD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

Trang 2

Mẫu 01/SKCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNCấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ4-5 tuổi B2 trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Đoàn Thị Thoa

- Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh4 Các đồng tác giả: Không.

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:- Tên chủ đầu tư: Đoàn Thị Thoa

- Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai- Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh.6 Các tài liệu kèm theo:

6.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóngtrong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK

Đại Lai, ngày … tháng … năm……

Tác giả sáng kiến

Đoàn Thị Thoa

Trang 3

Mẫu 02/SKCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Không (Vì đây là lần đầu bản

thân tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này).

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó là công tác phối hợp với phụhuynh, với nhà trường để nâng cao chất lượng dinh dưỡng phù hợp với từng đốitượng trẻ suy dinh dưỡng.

Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trongcông tác chăm sóc trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảmbảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non Đại Lai huyện Gia Bình.

Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so vớicác giải pháp trước đây Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm,đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêucầu của đội ngũ giáo viên, nhân viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngàynay.

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến:

Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp, trong nhà trường,

Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc“Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh antoàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non Phối hợp chặt chẽ với các

bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe cho trẻ Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộđộc thực phẩm trong trường mầm non Nâng cao nhận thức về giáo dục dinh

Trang 4

dưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng Tham mưu với nhà trường xây dựngthực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng Đề xuất mộtsố kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhàtrường.

7 Nội dung:

7.1: Thuyết minh các giải pháp mới hoặc cải tiến:

Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường:

Theo sự chỉ đạo của nhà trường trong buổi họp phụ huynh tôi đã thôngqua kết quả cân đo, khám sức khỏe đầu năm của trẻ Để các phụ huynh biết tỷ lệnhẹ cân, thấp còi, ở lớp tôi rất cao Sau buổi họp tôi tiếp tục trao đổi trực tiếpvới từng phụ huynh có trẻ SDD, nắm bắt được tâm tư của từng phụ huynh Từđó tôi đã tuyên truyền với phụ huynh hiểu tác hại to lớn của bệnh SDD ở lứatuổi mầm non như trẻ có cảm giác tự ti về ngoại hình nhỏ bé, và đặc biệt là trẻchậm hơn so với trẻ bình thường, thực hiện các hoạt động khó khăn hơn, dẫnđến tâm lý lười vận động Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệtmỏi, có cảm giác khó chịu trong học tập thường chậm chạp và tiếp thu kiến thứchay hoàn thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp.

Ngoài ra, cơ thể quá nhỏ bé sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi, ể oải không có hứngthú để học tập, tâm lý trẻ trở nên tự ti, dần khép lại vì hay bị bạn bè trêu chọc,điều này có thể khiến bản thân mặc cảm, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ.

Để phát huy vai trò tích cực của mình tôi tăng cường tìm hiểu tâm lý phụhuynh, gặp gỡ từng phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi, để đưa ra biện pháptuyên truyền phù hợp Đồng thời hướng dẫn phụ huynh việc khuyến khích trẻ ănđa dạng các nhóm thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn vặt như bánh kẹo ngọt, hướngdẫn việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ trongbữa ăn gia đình.

Tập cho trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ và nên tập cho trẻ có thói quennăng vận động Qua trao đổi tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọngcủa việc chăm sóc khi trẻ nhẹ cân, thấp còi Thường xuyên phối hợp giáo viên

Trang 5

chủ nhiệm, nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân,thấp còi, khi ở nhà để giảm tỷ lệ SDD của trẻ đến mức thấp nhất có thể.

b Biện pháp 2: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe đầu nămcho trẻ

Trong các hoạt động của trường mầm non, công tác chăm sóc sức khoẻban đầu cho trẻ là một việc làm luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm Từnhiều năm nay, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trườnglập kế hoạch hoạt động liên ngành giữa trạm y tế và nhà trường cụ thể đợt 1 cânđo khám sức khỏe cho trẻ vào thời điểm đầu năm khi trẻ tới trường, đợt 2 vàotháng 3 hàng năm Năm nay với điều kiện thực tế của địa phương, đã giảm ảnhhưởng do dịch nên ngay từ đầu tháng 08 trẻ đã được đến trường do vậy lịchkhám sức khỏe đợt 1 của năm học 2022 - 2023 đã được diễn ra theo đúng lịch.Nhà trường đã phối hợp với y tế học đường của xã và tiến hành khám sức khỏecủa trẻ vào ngày 13/10/2022.

Biện pháp 3: Lập kế hoạch theo dõi cân đo cho trẻ.

- Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục 1 ngày phù hợp với lứa tuổi, đảm bảoquy chế CS-ND trẻ, phối hợp với nhân viên y tế cân, đo và chấm biểu đồ tăngtrưởng cho học sinh trong lớp Cụ thể đối với trẻ bình thường cân đo gióng biểuđồ theo quý Còn trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi tôi cân đo gióng biểuđồ theo dõi trẻ hàng tháng.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh chăm sóc về ăn uống, tập luyện đối vớitrẻ SDD nhẹ cân, thấp còi góp phần giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi củalớp, của trường

- Thực hiện tốt góc tuyên truyền về công tác chăm sóc sức khoẻ và vệsinh phòng chống dịch bệnh, nội dung được thay đổi thường xuyên phù hợp vớitừng thời điểm trong năm

- Làm tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chương trình sữa họcđường năm học 2022 - 2023 Đối với trẻ nhẹ cân, thấp còi của lớp tôi, tôi đã traođổi với phụ huynh và nhà trường đăng ký SHĐ đổi vị sữa theo tháng để không

Trang 6

gây nhàm chán giúp trẻ uống hết xuất của mình Uống sữa đầy đủ, phối hợp vớiphụ huynh nâng cao chất lượng bữa ăn ở nhà cho trẻ.

Biện pháp 4: Tham mưu lên thực đơn hàng ngày

- Đối với chế độ ăn của trẻ phát triển bình thường thì rất dễ nhưng đối vớitrẻ SDD nhẹ cân, thấp còi thì tương đối khó khăn Bởi ngay từ đầu trẻ đã biếngăn, không chịu ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm Chính vì điều này mà giáo viênphải dành rất nhiều thời gian để động viên trẻ, mặc dù vậy thì đây phải là mộtquá trình chứ không thể ép trẻ ngay được

Tôi sẽ tham mưu với nhà trường lên thực đơn riêng đối với trẻ nhẹ cân,thấp còi Cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất béo, vitamin, khoángchất theo nhu cầu trẻ 4-5 tuổi, trang trí làm sinh động các món ăn giúp trẻ ănngon miệng và hứng thú với việc ăn uống để trẻ tiếp tục tăng trưởng và pháttriển

Phối hợp với phụ huynh giảm đến mức tối đa đồ ăn vặt, đồ ăn chế biến sẵnđặc biệt là mì tôm Cho trẻ ăn tăng lên về sáng, giảm nhẹ về xế chiều đặc biệtkhông cho trẻ ăn bữa khuya Đối với sữa thay vì sữa có đường thì cho trẻ uốngsữa ít đường và dần dần sẽ thay bằng sữa không đường.

Ngoài ra tôi cũng phối hợp với phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi bổ sungcác bữa phụ nhằm giúp trẻ tăng cường phát triển chiều cao là những thứcăn giàu can xi, hoặc các chế phẩm từ sữa như yaourt, bánh flan

Trong các hoạt động lao động tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia lao động tự phục vụ, giúp đỡcô giáo và các bạn như: sắp xếp bàn ghế, bát đũa trước và sau khi ăn.

Thịt trứng kho tàu Sữa học đường

Canh ngao bầu

Trang 7

Thịt tôm rim Sữa học đường

Canh cua đồng + mùng tơi

Thịt đậu sốt cà chua Sữa học đường

Bảng thực đơn hàng ngày của trẻ

Bên cạnh việc áp dụng thực đơn trên cho trẻ 4-5 tuổi nói chung thì cần bổsung cho trẻ SDD nói riêng những loại thực phẩm giàu đạm, chất béo lànhmạnh, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất vào bữa ăn cho trẻ.

Biện pháp 5: : Chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho trẻ

Trong các giờ hoạt động trên lớp, tôi luôn dành cho các trẻ SDD lớp tôi sựquan tâm đặc biệt bởi trẻ 4-5 tuổi B2 các cháu đã có sự tự ti và xấu hổ, thườngchơi một mình, không hòa đồng và hay cáu giận vô cớ khi mình có thân hìnhnhỏ bé hơn so với các bạn cùng lớp hoặc to hơn so với các bạn, để trẻ luôn cảmnhận sự yêu thương từ cô giáo và các bạn nên tôi thường khích lệ, động viên,

gần gũi, trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt

động tập thể cùng các bạn như vậy trẻ cảm thấy được quan tâm và tự tin hơn vềmặt tâm sinh lý Bên cạnh đó tôi giải thích cho các bạn cùng lớp hiểu về tìnhtrạng của các bạn nhẹ cân, thấp còi lớp mình, không được trêu chọc bạn, cầngiúp đỡ, vui chơi với bạn.

Trẻ SDD thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến trẻ dễ mắc cácbệnh trầm cảm vì thế tôi luôn sát sao theo dõi các biểu hiện của trẻ tạo tâm lýthoải mái khi giao tiếp

Tôi thường xuyên tổ chức khen thưởng cuối tuần cho cả lớp, riêng cáchoạt động của các cháu nhẹ cân, thấp còi tôi luôn theo dõi và đưa ra những phầnthưởng phù hợp với các cháu

Biện pháp 6: Rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động mọi lúc mọinơi.

Trang 8

Trẻ em là mầm non của đất nước, sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồnthịnh của đất nước tương lai Trẻ SDD không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, trítuệ hiện tại của trẻ mà còn quyết định đến sự phát triển sau này khi trẻ trưởngthành trẻ khỏe mạnh mới có thể học tập, mới có sáng tạo, mới có những đam mêđể tạo dựng một tương lai tươi sáng

Chính vì vậy, trên mỗi tiết học tôi luôn ưu tiên và quan tâm đặt biệt vớinhững trẻ SDD ở lớp Trên các tiết học thể chất tôi không chỉ chú ý phát triểncác nhóm cơ tay đối với các giờ học vận động tinh mà mục tiêu giúp trẻ pháttriển các nhóm cơ khác ở các giờ vận động thô Tăng cường phát triển hệ xương,chiều cao của trẻ lớp tôi

Với mục tiêu trên sau tiết học trẻ lớp tôi đa phần để thực hiện tốt các kỹnăng như đi chạy theo hiệu lệnh đều đạt yêu cầu, riêng trẻ nhẹ cân, thấp còi củalớp tôi được giảm số lượng vận động so với các bạn sức khỏe bình thường thôngqua hình thức trò chơi nhẹ nhàng để trẻ nhẹ cân, thấp còi lớp tôi cảm thấy khôngchán nản, thích tham gia vào hoạt động trên.

Ngoài các tiết học trên lớp Tôi luôn vận động trẻ SDD lớp mình tích cựctham gia thể dục hàng ngày vào mỗi buổi sáng Khuyến khích trẻ tham gia nhiềumôn hoặc chơi đùa vận động cùng các bạn hạn chế ngồi ì một chỗ Như vậy,việc tập luyện trên, tôi đã giúp trẻ tiêu hao năng lượng để cơ thể muốn nạp nănglượng vào hơn, giúp trẻ muốn ăn hơn và trẻ khỏe mạnh hơn.

* Kết quả của sáng kiến:

Trang 9

Bảng tổng hợp sức khỏe của trẻ SDD trước khi áp dụng biện pháp:

Tổng số trẻđược cân đo

Nhẹ cânThấp còiThừa cânCó nguy cơ SDDTổng

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Bảng tổng hợp sức khỏe của trẻ sau khi áp dụng các biện pháp:

Tổng số trẻđược cân đo

Nhẹ cânThấp còiThừa cânTrẻ có nguy cơSDD

Tổng số Tỉ lệ

% Tổng số

Tỉ lệ%

số Tỉ lệ %

Tỉ lệ%

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:

Các giải pháp được áp dụng lần đầu tiên tại lớp vào tháng 09/2022 đã gópphần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ lớp 4-5 tuổi B2 trường mần non Đại Laigiảm tỷ lệ SDD.

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:

Hiệu quả về mặt kinh tế: Với sự phối kết hợp của các bậc phụ huynh họcsinh và giáo viên trong việc hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn được chế biếnsẵn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế với mức chi phí thấp

Hiệu quả về mặt xã hội: Giải pháp giúp bản thân có thêm tư liệu nghiêncứu và chăm sóc trẻ nhất là những trẻ bị SDD một cách khoa học để từ đó nângcao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non Đồng thời thuhút sự quan tâm của phụ huynh cùng cô chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt hiệuquả cao Nâng cao nhận thức đối với phụ huynh học sinh về việc chăm sóc trẻ từđó phụ huynh có tinh thần ủng hộ cho cô và trẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynh trong nhà trường về các hoạt độngchăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.

Trang 10

* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc

Trang 11

Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 4-9

Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp

a Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường 9-11b Biện pháp 2: Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khỏe đầu

c Biện pháp 3: Lập kế hoạch theo dõi cân đo cho trẻ 13-14d Biện pháp 4: Tham mưu lên thực đơn hàng ngày 14-17e Biện pháp 5: Chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho trẻ 17-18g Biện pháp 6: Rèn luyện sức khỏe thông qua hoạt động mọi

2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. 30-31

Trang 12

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

1 Suy dinh dưỡng: SDD2 Trường Mầm non: TMN3 Sữa học đường: SHĐ4 Trò chơi âm nhạc: TCÂN

5 Vệ sinh an toàn thực phẩm: VSATTP.

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Mục đích của sáng kiến.

Sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham gia vào mọi hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe Đặc biệt đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng Vì ở giai đoạn này cơ thể các bé đang phát triển mạnh, cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện Do đó dinh dưỡng chiếm vị trí rất quan trọng đối với trẻ.

Nhưng thực tế cho thấy một số phụ huynh chưa thực sự hiểu biết nhiềukiến thức chăm sóc cho trẻ như thường xuyên cho con ăn mỳ tôm, ăn đồ ăn chếbiến sẵn như xúc xích, bánh kẹo và một đồ ăn khác vì vậy lúc nào trẻ cũng thấyđầy bụng đến bữa không muốn ăn đây là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinhdưỡng thể nhẹ cân, thấp còi.

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nói chung và đặc biệt là SDD thể nhẹ cân, thấpcòi ở lớp tôi nói riêng đang là gánh nặng của gia đình và xã hội Nó ảnh hưởngđến vóc dáng và trí tuệ trẻ sau này Chính vì vậy, phòng chống suy dinh dưỡngcho trẻ em đang là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng.

Hiện nay, tình trạng SDD nhẹ cân, thấp còi ở trẻ em được mệnh danh là“Một trong những khó khăn nghiêm trọng nhất của sức khỏe cộng đồng trongthế kỷ 21” Trẻ em SDD thể “Nhẹ cân, thấp còi” đang là nỗi lo của nhiều bậcphụ huynh cũng như thầy cô giáo ở các trường mầm non SDD không nhữngảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ Là một giáoviên phụ trách lớp 4-5 tuổi B2 có tỷ lệ SDD cao tôi thấy rất lo lắng.

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng caochất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệSDD”.

2 Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của SK.* Tính mới của sáng kiến:

“Làm thế nào để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong TMN Đại Lai nói chungvà trẻ 4-5 tuổi B2 lớp tôi nói riêng” là kiến thức mà tất cả các cô giáo mầm nonnhư chúng tôi đếu phải trang bị đầy đủ cho mình Nhưng trên thực tế nhiều đồng

Trang 14

chí mới vào nghề và nhân viên bán trú làm hợp đồng ngắn hạn và một số phụhuynh thì kiến thức đó tích lũy được chưa thực sự nhiều Chính vì vậy tôi đã

nghiên cứu, tìm hiểu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5tuổi B2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”.

Đối với các giải pháp mà tôi đã chọn cho các đề tài trước đây theo tôi thấycòn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết, để cho giáo viên ápdụng thì hiệu quả chưa thực sự cao, với tình hình thực tế hiện nay tôi quyết định

nghiên cứu và đưa ra các biện pháp“nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổiB2 lớp tôi giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng” Với các giải pháp chính mà tôi chọn đó

là công tác phối hợp với phụ huynh, với nhà trường để nâng cao chất lượng dinhdưỡng phù hợp với từng đối tượng suy dinh dưỡng.

Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trongcông tác chăm sóc trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và đảmbảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong trường mầm non Đại Lai huyện Gia Bình.

Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so vớicác giải pháp trước đây Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm,đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêucầu của đội ngũ giáo viên nhân viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngàynay.

* Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổiB2 Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD” được áp dụng lần đầu của lớptôi thời gian từ tháng 9 năm 2022.

* Ưu điểm nổi bật:

+ Bản thân tôi luôn thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm, về công tác chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân,thấp còi.

+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với cácbậc phụ huynh và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức chăm sóctrẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyêntruyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân.

Trang 15

+ Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địaphương, với tình hình kinh tế của nhân dân của nhà trường đặc biệt là phù hợpvới tính chất của từng độ tuổi.

3 Đóng góp của sáng kiến:

Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 4-5 tuổi B2Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”

Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp, trong nhà trường,

Bảo vệ và nâng cao sức khỏe thông qua việc“Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh antoàn thực phẩm” cho học sinh tại trường mầm non Phối hợp chặt chẽ với các

bậc phụ huynh để nâng cao sức khỏe cho trẻ Hạn chế tuyệt đối tình trạng ngộđộc thực phẩm trong trường mầm non Nâng cao nhận thức về giáo dục dinhdưỡng an toàn thực phẩm trong cộng đồng Tham mưu với nhà trường xây dựngthực đơn phù hợp và có thực đơn riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng Đề xuất mộtsố kinh nghiệm để góp phần nâng sức khỏe cho chị em đồng nghiệp trong nhàtrường.

PHẦN 2 : NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ lớp 4-5 tuổi B2 tại

Trường mầm non Đại Lai giảm tỷ lệ SDD”.

Trường Mầm Non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạohuyện Gia Bình quản lý Trường được thành lập năm 1992 Trải qua các giaiđoạn xây dựng và trưởng thành từ trường mầm non dân lập đến ngày 30 tháng 3năm 2011 được UBND huyện Gia Bình quyết định chuyển thành trường mầmnon công lập xã Đại Lai Từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơnvị trường tiên tiến, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước Trường luônnhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền từ tỉnhđến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh nên đãtrang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủ đồ dùng, phươngtiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, dụng cụ thể dục, máy tính, ti vi để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.

Trang 16

Hình ảnh cổng trường mầm non Đại Lai

a Ưu điểm:

Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững, có năng lực vànăng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong các buổisinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặtđể giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình Mặt khác, phòng giáo dụccũng như nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hìnhthức dạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏivà nâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên mônvững sáng tạo trong các hoạt động dạy và học.

Được sự quan tâm và sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện GiaBình, đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, của đồng nghiệp vàcủa các bậc phụ huynh Bản thân tôi luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình tâmhuyết với nghề, tích cực tham khảo tài liệu, dự giờ và dạy mẫu rút kinh nghiệmcho bản thân.

Năm trước tôi được phân công đang chủ nhiệm lớp 4 Tuổi B2 với số cháulà 29 cháu Các cháu đều khỏe mạnh, cùng độ tuổi ham hiểu biết và rất nhạycảm.

Trang 17

Phòng học sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, khuônviên trường học rộng rãi, không khí trong lành.

Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạtđộng của lứa tuổi.

Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào hay hoạtđộng chung của lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên xây dựng đượcnhững tiết học hay, chất lượng.

Bản thân cũng đã nhiều năm trực tiếp đứng lớp đối tượng 4 tuổi nên cũngđã tích góp được một số kinh nghiệm, nắm các yêu cầu của từng bộ môn, nắmvững từng thể loại tiết và tôi luôn nhận thức sâu sắc về việc nâng cao chất lượngchăm sóc cho trẻ trong trường mầm non là việc làm không thể thiếu đối với mỗigiáo viên đặc biệt là về sức khỏe của trẻ Chính vì vậy tôi luôn dành thời gian,tìm tòi, sáng tạo, lắng nghe góp ý của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, và đồngnghiệp ở mọi lúc mọi nơi.

Tích cực sưu tầm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp vớitình hình thực tế của địa phương để nâng cao sức khỏe cho trẻ.

b Hạn chế, nguyên nhân hạn chế: * Về phía phụ huynh:

Hiện nay 1 số phụ huynh trong lớp 4-5 tuổi B2 do tôi phụ trách đi làm ănkinh tế xa nhà hoặc đi làm công ty các cháu được giao lại cho ông bà chăm sócdo đó có một số phụ huynh còn có quan điểm sai lầm như sau:

- Thứ nhất: Nhiều phụ huynh quan điểm còn lệch lạc, chưa hiểu được mốinguy hại của bệnh SDD đặc biệt là SDD thể nhẹ cân, thấp còi và thừa cân đốivới trẻ Phụ huynh thường cho rằng: “Trẻ nhỏ bé một chút cũng không sao cònvới trẻ thừa cân thì lại cho rằng to béo càng khỏe” hoặc không cho trẻ ăn sángthay vào đó là mua quà vặt cho trẻ ăn và đặc biệt một số phụ huynh cho rằng trẻkhông ăn sáng đến trưa ăn cho ngon

- Thứ hai: Sai lầm của các bậc phụ huynh trong cách chăm sóc chế độ dinhdưỡng cho trẻ Cha mẹ thấy con mình không chịu ăn các thực phẩm dinh dưỡnghàng ngày như tinh bột, thịt, trứng, rau, củ, quả…là lại thay vào đó các thực

Trang 18

phẩm không tốt cho trẻ như mỳ tôm, xúc xích, đồ ăn vặt, bánh, kẹongọt Nhưng các bậc phụ huynh không hề biết chính những thực phẩm đó đãlàm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé, với quan niệmăn đồ đó cho nhanh mà lại tiện.

* Về phía giáo viên:

- Bản thân tôi chưa thực sự hiểu hết kiến thức về dinh dưỡng cho từng đốitượng SDD.

- Chưa thực sự mạnh dạn trong công tác tham mưu với nhà trường để xâydựng khẩu phần ăn riêng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi Do vậy nhà trường vẫn chưacó thực đơn riêng cho từng đối tượng trẻ SDD

- Công tác chăm sóc giúp trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi hiệu quả chưathực sự cao.

Kết luậnGhichúKgĐánh giáCmĐánh giá

Trang 19

Nhẹ cânThấp còiThừa cânCó nguy cơ SDDTổng

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Tỉ lệ%

Nhìn vào bảng tổng hợp trên tôi rất lo lắng tỷ lệ SDD thấp còi, đặc biệt làtỷ lệ SDD thể nhẹ cân rất cao Vậy việc giúp trẻ lớp tôi phòng chống bệnh SDDlà nhiệm vụ quan trọng và cần thiết Bản thân tôi đang trực tiếp chăm sóc, giáodục các cháu, tôi rất băn khoăn phải làm sao để các cháu không chỉ phát triển vềthể lực, nhận thức, thẩm mỹ mà quan trọng là các cháu có sức khỏe bình thường,nhanh nhẹn trong mọi hoạt động hàng ngày.

Trang 20

Chính vì vậy tôi suy nghĩ và nhận thấy rằng mình phải báo cáo ngay kếtquả với nhà trường và tìm ra một số biện pháp cân bằng tình trạng sức khỏe củacác cháu.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦUTẠI LỚP 4-5T MN ĐẠI LAI

a Biện pháp 1: Họp phụ huynh theo sự chỉ đạo của nhà trường:

Theo sự chỉ đạo của nhà trường trong buổi họp phụ huynh tôi đã thôngqua kết quả cân đo, khám sức khỏe đầu năm của trẻ Để các phụ huynh biết tỷ lệnhẹ cân, thấp còi, ở lớp tôi rất cao Sau buổi họp tôi tiếp tục trao đổi trực tiếpvới từng phụ huynh có trẻ SDD, nắm bắt được tâm tư của từng phụ huynh Từđó tôi đã tuyên truyền với phụ huynh hiểu tác hại to lớn của bệnh SDD ở lứatuổi mầm non như trẻ có cảm giác tự ti về ngoại hình nhỏ bé, và đặc biệt là trẻchậm hơn so với trẻ bình thường, thực hiện các hoạt động khó khăn hơn, dẫnđến tâm lý lười vận động Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, trẻ rất dễ mệtmỏi, có cảm giác khó chịu trong học tập thường chậm chạp và tiếp thu kiến thứchay hoàn thành bài tập chậm so với các bạn trong lớp.

Ngoài ra, cơ thể quá nhỏ bé sẽ làm trẻ luôn mệt mỏi, ể oải không có hứngthú để học tập, tâm lý trẻ trở nên tự ti, dần khép lại vì hay bị bạn bè trêu chọc,điều này có thể khiến bản thân mặc cảm, nặng hơn trẻ có thể bị trầm cảm, tự kỷ.

Để phát huy vai trò tích cực của mình tôi tăng cường tìm hiểu tâm lý phụhuynh, gặp gỡ từng phụ huynh có trẻ nhẹ cân, thấp còi, để đưa ra biện pháptuyên truyền phù hợp Đồng thời hướng dẫn phụ huynh việc khuyến khích trẻ ănđa dạng các nhóm thực phẩm, hạn chế cho trẻ ăn vặt như bánh kẹo ngọt, hướngdẫn việc lựa chọn thực phẩm và chế biến bữa ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ trongbữa ăn gia đình.

Tuyên truyền với phụ huynh thay vì cho trẻ ăn đồ ăn chế biến sẵn như mỳtôm, xúc xích, bánh kẹo thì hãy bổ sung bữa sáng đầy đủ cho trẻ như ăn cơm,cháo hoặc mỳ gạo, bổ sung thêm canxi cho trẻ, luyện tập thể lực phù hợp với độtuổi của trẻ để trẻ được vận động, vui chơi, sinh hoạt cùng gia đình, không để trẻ

Trang 21

tự do ngồi suốt trước tivi, máy vi tính, điện thoại… nên cho trẻ ngủ sớm để pháttriển chiều cao.

Tôi cũng tuyên truyền cho phụ huynh hiểu nên có chế độ ăn hợp lý cho trẻkhi ở nhà nên ăn uống khoa học, sáng tạo hơn về hình thức các món ăn nhằmhấp dẫn trẻ và bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong 1 bữa ăn cho trẻ như chất bộtđường, chất béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm nhiều chấtxơ như ngô, khoai Tuyệt đối không để trẻ ăn đồ ăn vặt nhiều, vì nếu cho trẻ ănvặt trẻ sẽ không còn muốn ăn cơm theo đúng bữa nữa Tập cho trẻ có thói quenăn uống đúng giờ và nên tập cho trẻ có thói quen năng vận động Hạn chế sửdụng thức ăn chế biến sẵn, nước uống có ga… khuyên phụ huynh không nênnôn nóng nhanh chóng tăng cân hoặc bổ sung thuốc tăng chiều cao cho trẻ vìđiều này thực hiện là cả một quá trình và sự kiên trì mới đạt kết quả Qua traođổi tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc khi trẻnhẹ cân, thấp còi Thường xuyên phối hợp giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thựchiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân, thấp còi, khi ở nhà để giảm tỉlệ SDD của trẻ đến mức thấp nhất có thể.

Hình ảnh tuyên truyền cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong buổi họp phụhuynh đầu năm.

Ngày đăng: 11/05/2024, 08:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan