Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ 4 -5 Tuổi B1 Trường Mầm Non Đại Lai

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ 4 -5 Tuổi B1 Trường Mầm Non Đại Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA BÌNH

TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI

Trang 2

Đại Lai, tháng 01 năm 2024

Mẫu 01/SKCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾNCấp ngành, đơn vị Trường Mầm non Đại Lai

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện.

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệmcho trẻ 4-5 tuổi B1 trường mầm non Đại Lai”.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy cho trẻ trong lĩnh vựcphát triển tình cảm xã hội

3 Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Bùi Thị Hiền

- Cơ quan, đơn vị: Trường mầm non Đại Lai - Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh Đ4 Các đồng tác giả: Không.

5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:- Tên chủ đầu tư: Bùi Thị Hiền

- Cơ quan đơn vị: Trường mầm non Đại Lai- Địa chỉ: Đại Lai - Gia Bình - Bắc Ninh.6 Các tài liệu kèm theo:

6.1 Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến (Đóngtrong cuốn đề tài, sau đơn yêu cầu công nhận sáng kiến): Mẫu 02/SK

Đại Lai, ngày … tháng … năm ………

Tác giả sáng kiến

Trang 3

Bùi Thị Hiền

Mẫu 02/SKCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3 Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Không (Vì đây là lần đầu bản

thân tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này).

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việcdạy trở nên thú vị hơn với người dạy Khi trẻ được chủ động tham gia gia tíchcực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điềuđược tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe,nhìn, chạm, ngửi, nếm, làm thí nghiệm…) có thể tăng khả năng lưu giữ nhữngđiều đã tiếp cận được lâu hơn.

Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ đó giúpphát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin Hoạt động trải nghiệm giúptrẻ có thể tối đa hoá khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng.

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến:

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ thông qua các hoạtđộng trải nghiệm, tôi nghiên cứu nhằm tìm ra được một số biện pháp nâng cao

Trang 4

chất lượng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách sáng tạo và mớimẻ đối với trẻ.

Theo tôi thấy các giải pháp mình đưa ra đều có sự đổi mới rõ rệt Đó làtrong mọi hoạt động hàng ngày tôi đều lấy trẻ làm trung tâm, tôi luôn gần gũi vàluôn đồng hành cùng trẻ mỗi khi trẻ cần, luôn hướng dẫn trẻ một cách cụ thểnhưng không áp đặt, gò bó theo khuôn mẫu, luôn tạo niềm tin cho trẻ để trẻhoàn thành công việc một cách thoải mái nhất.

7 Nội dung:

7.1: Thuyết minh các giải pháp mới hoặc cải tiến:

a Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mìnhphải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tôi dànhnhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trườngmầm non Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sởgiáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm chotrẻ ở trường mầm non…Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chiasẻ kinh nghiệm của đồng nghiệp trên mạng internet Từ đó, tôi thấy bản thânmình cần phải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ.

Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻđể có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong muốn, khả năngcủa trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòiham hiểu biết của trẻ.

b Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻhoạt động tích cực.

Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọngtrong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm

Trang 5

tích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùngdùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻhoạt động tích cực.

Tôi thường xuyên làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu của địa phươngdễ kiếm, dễ tìm để làm ra những đồ chơi tại các góc.

Ví dụ: + Góc xây dựng: tôi đã tận dụng những que kem để tạo ra những khunghàng rào, vỏ hộp sữa để tạo thành cổng

+ Góc phân vai: tôi đã tận dụng những bìa catton làm thành tủ lạnh, túi xách,giường gội đầu,…để cho trẻ được thoải mái vui chơi.

+ Góc học tập: tôi chọn những hột hạt để trẻ có thể xếp thành các chữ số, cáchình khối theo ý thích….

c Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợpvới các hoạt động trong ngày của trẻ.

Để thực hiện bước này tôi đã chủ động xây dựng nội dung hoạt độngtrong ngày ở kế hoạch tuần theo từng chủ đề cùng với các hoạt động học, hoạtđộng vui chơi, các hoạt động ăn ngủ và vệ sinh, hoạt động lao động.

* Với hoạt động trải nghiệm trên tiết học:

Tùy vào các tiết học cụ thể tôi lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phùhợp, đồng thời khai thác và sử dụng triệt để môi trường sẵn có nhằm tổ chứchoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

* Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời, dạo chơi,tham quan.

Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan thì có thể tạocho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, với thế giới xung quanh trẻ Khitổ chức các hoạt động trải nghiệm này cũng phải phù hợp với thời tiết khí hậutrong ngày để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ.

* Đối với hoạt động ăn ngủ và vệ sinh:

Cho trẻ trải nghiệm kê dọn bàn ghế, lau bàn sau khi ăn, phơi khăn cùng cô,xếp giường đi ngủ qua đó trẻ được trải nghiệm những công việc nhỏ hàng ngày.

Trang 6

Chính từ những hoạt động trải nghiệm này đã hình thành kỹ năng sống, kỹ năngtự phục vụ cho trẻ

d Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội ngày lễ.

Trong mỗi chủ đề thường được gắn với ngày hội, ngày lễ và đó là cơ hộiđể chuyển tải đến trẻ ý nghĩa và giá trị nhân văn về truyền thống đạo đức củaquê hương, đất nước, con người Việt Nam Ở biện pháp này tôi đã lập kế hoạchcác hoạt động trải nghiệm cho trẻ theo các ngày lễ lớn của năm: Tết Trung thu;20/10; 20/11; 22/12; Tết Nguyên Đán; 8/3…

VD: + Tết Trung thu: tôi cho trẻ bày mâm ngũ quả, đóng chú Cuội, chịHằng

+ 20/10; 20/11; 8/3: tôi cho trẻ làm thiệp chúc mừng.+ Tết Nguyên Đán: trang trí cây đào…

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trải nghiệm đều cóý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tíchlũy cho trẻ nhiều vốn hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, về tinh thần đoàn kết vàđặc biệt là hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ.

e Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạtđộng cho trẻ trải nghiệm.

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ tôi thường vận động sự thamgia của các bậc phụ huynh tương đối dễ dàng vì trẻ còn nhỏ nên được ông, bà,bố, mẹ đưa đi học hàng ngày và đối tượng ông bà là những người có kinhnghiệm và thời gian hơn để có thể phối hợp cùng giáo viên tổ chức cho trẻ cácbuổi thực hành trải nghiệm

Bên cạnh đó tôi còn lập Zalo nhóm lớp để tiện trao đổi liên hệ với phụhuynh Vào những lúc ngoài giờ tôi thường xuyên gửi hình ảnh các hoạt động ởtrường của trẻ để phụ huynh hiểu rõ hơn những hoạt động của con em mình ởtrường Từ đó, phụ huynh nắm bắt hơn chương trình giáo dục mầm non, thôngcảm hơn với những khó khăn của các cô, tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụhuynh và giáo viên.

* Kết quả của sáng kiến:

Trang 7

Bảng khảo sát trước và sau khi thực hiện “Một số biện pháp tổ chức hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai”

TTNội dung khảo sát

Trước khi thực hiện cácbiện pháp

Sau khi thực hiện cácbiện pháp

Trẻ có hiểu biết về các hoạt động trải

Trẻ có kỹ năng khi tham gia các hoạt động thực hành trải nghiệm

7.2 Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:

Các giải pháp được áp dụng lần đầu tiên tại lớp vào tháng 10/2022 đã góp

phần nâng cao chất lượng dạy “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trảinghiệm cho trẻ 4-5 tuổi B1 trường mầm non Đại Lai” Góp phần không nhỏ

vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ.

7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cáchoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thấy trẻ đã tiến bộ nhanh về mọi mặt:

Trang 8

- Trẻ tham gia tích cực hơn, biết tương tác với các bạn trong lớp, trongtrường điều này giúp trẻ thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ýthức tập thể.

- Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ năng động, tự tin và hứng thú tham giavào các hoạt động vui chơi, học tập và các hoạt động khác.

- Hoạt động trải nghiệm không chỉ hình thành kiến thức mới mà quantrọng là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết lĩnh hộihình thành kỹ năng mới

* Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và

không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan

Trang 9

Chương 1 Khái quát thực trạng của sáng kiến. 5 - 7Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp 4-5 tuổi

a Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức

b Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻ

c Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợp

d Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày lễ 16 - 17e Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt

1 Những vấn đề được đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng

Trang 10

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Mục đích của sáng kiến.

Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủbiết học hành là ngoan” Chính vì vậy giáo dục mầm non là bậc học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ Trong chương trình giáo dục mầm nonhiện nay đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng caochất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Vì thế giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạtđộng thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ chủ động, tích cực hoạt độngvà giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giúp trẻ chủđộng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng.

Thông qua hoạt động trải nghiệm “Học bằng chơi - chơi mà học”, hoạtđộng này đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh,vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sởtrường của từng trẻ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợptrong quá trình dạy học.

Hoạt động trải nghiệm cũng là một cách học thông qua thực hành, vớiquan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế,dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.Do đó, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹnăng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối vớisự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mớimẻ đối với trẻ.

Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4 – 5tuổi B1, qua quá trình chăm sóc và giảng dạy tôi nhận thấy trẻ có sức khỏe tốt,các con rất hào hứng tham gia vào các hoạt động học và vui chơi Tuy nhiên khi

Trang 11

tham gia các hoạt động trải nghiệm các con vẫn còn nhiều sự bỡ ngỡ, vẫn chưabiết cách hợp tác với nhau.

Từ những lí do trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lạiniềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và

mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn Cho nên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một sốbiện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầmnon Đại Lai”.

Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng củaviệc trải nghiệm và áp dụng các biện pháp trải nghiệm để nâng cao vốn kiếnthức và kỹ năng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.

2 Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.* Tính mới của sáng kiến:

Thực tế hiện nay, trẻ tiếp xúc với công nghệ sớm khiến trẻ đam mê và chỉthích xem tivi, điện thoại dẫn đến trẻ lười vận động và thiếu các kỹ năng sốngcần thiết Vì vậy, “ Làm thế nào để trẻ hứng thú và tham gia sôi nổi vào các hoạtđộng trải nghiệm trong trường Mầm non Đại Lai nói chung và trẻ lớp 4-5 tuổiB1 lớp tôi nói riêng” là kiến thức mà tất cả các cô giáo mầm non như chúng tôiđều phải trang bị đầy đủ cho mình Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu

“Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi B1 ở trườngmầm non Đại Lai”.

Đối với các giải pháp mà tôi đã chọn lựa cho các đề tài trước đây theo tôithấy còn mang tính chung chung, hầu hết là dựa trên lý thuyết để cho giáo viênáp dụng thì hiệu quả chưa cao, với tình hình hiện nay tôi quyết định nghiên cứuvà đưa ra các biện pháp “tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi B1 lớptôi”, với các biện pháp chính là giáo viên cần học tập và cần tổ chức các hoạtđộng trải nghiệm cho trẻ tại lớp, tại trường thường xuyên và tích cực hơn.

Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của giáo viên, cách tổ chức vàphối hợp cùng phụ huynh trong trường mầm non một cách rõ ràng và đạt hiệuquả cao nhất Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới sovới các giải pháp trước đây, vừa có tính kế thừa, phát huy những ưu điểm và có

Trang 12

hướng mở đồng thời được áp dụng thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợpvới yêu cầu của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non.

* Đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5tuổi B1 ở trường Mầm non Đại Lai” được áp dụng lần đầu của lớp tôi, thời

gian từ tháng 9 năm 2022.

* Ưu điểm nổi bật:

Các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh và họchỏi thông qua trải nghiệm thực tế Thay vì học từ sách giáo trình, trẻ có cơ hộitrực tiếp tương tác với môi trường và trải nghiệm thực tế, trẻ được khuyến khíchsử dụng các giác quan của mình, phát triển sự tò mò và khám phá đồng thời nắmbắt kiến thức một cách hứng thú.

Các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ nănggiao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng tư duy Qua việc tham gia vàocác hoạt động nhóm, trẻ học cách làm việc cùng nhau, giải quyết vấn đề và xử lýcác tình huống.

Các hoạt động trải nghiệm thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự kiên trì đểđạt được kết quả mong muốn và khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻđược khám phá những ý tưởng mới và phát triển khả năng sáng tạo của mình.Thông qua hoạt động trải nghiệm, trẻ có cơ hội khám phá sở thích, đam mê vàtiềm năng cá nhân của mình.

Phụ huynh đã có sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ các cô rất nhiều trong côngtác tổ chức và từ đó mối liên kết giữa nhà trường – phụ huynh – cô giáo trở lêngần gũi hơn.

Trang 13

Giáo viên tham mưu với nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ngoạikhoá để trẻ được thoả sức trải nghiệm.

PHẦN II: NỘI DUNG.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN.“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO

TRẺ 4-5 TUỔI B1 Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI”.

Trường Mầm non Đại Lai được thành lập từ năm 1992, là đơn vị trựcthuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình quản lý Trải qua các giai đoạnxây dựng và trưởng thành Từ khi thành lập đến nay trường mầm non Đại Lailuôn giữ vững là đơn vị trường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơnnăm trước

Trường có 1 điểm trường với khuôn viên rộng rãi, khang trang, sạch đẹp.

a Ưu điểm:

Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, Đảng,chính quyền từ tỉnh đến địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynhhọc sinh nên đã trang bị được nhiều phòng học khang trang, rộng rãi, có đầy đủđồ dùng, phương tiện và trang thiết bị kịp thời như các đồ dùng, máy tính, ti vi Để phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò trên lớp.

Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có nănglực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong cácbuổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt đểgiúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình Mặt khác, phòng giáo dục cũngnhư nhà trường thường xuyên mở các chuyên đề bồi dưỡng đổi mới hình thứcdạy và học tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được thường xuyên học hỏi vànâng cao trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên của trường có chuyên môn,sáng tạo trong các hoạt động.

Các phòng học được nhà trường đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơiđầy đủ theo đúng thông tư đã quy định.

Trang 14

Bản thân là giáo viên lớp 4 - 5 tuổi B1, tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiệt tìnhtrong công tác Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cũng là lĩnh vực mà tôi yêuthích Đồng thời trẻ đi học đều giúp quá trình học tập và rèn luyện được thườngxuyên.

Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vàocác hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi.

Hình ảnh: Trường mầm non Đại Lai.

b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế:

- Khả năng nhận thức của trẻ là không đồng đều nên khi cô giới thiệu mộthoạt động trải nghiệm mới, nhiều trẻ còn không hiểu dẫn đến việc rụt rè, nhútnhát khi tham gia.

- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ của giáo viên đôi khichưa để ý, tập trung, giáo viên còn ngại tổ chức và hướng dẫn chưa được bámsát vào hoạt động cho trẻ

- Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú, đadạng và chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm nên tính bền đẹp, thẩmmĩ là chưa cao.

Trang 15

- Hoạt động trải nghiệm là nội dung giáo dục mang tính thực tiễn nhiều vàchính vì vậy mà trẻ còn bỡ ngỡ khi được trải nghiệm các hoạt động mới.

- Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm và có những suy nghĩlệch lạc khi cho các con tham gia vào các buổi trải nghiệm.

- Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: intrenet, tivi, các tròchơi điện tử nên trẻ còn khó khăn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

- Hiện nay, đa phần các con đều được sinh ra từ những gia đình có ít con,cuộc sống kinh tế dư giả nên trẻ được bố mẹ nuông chiều, sống trong bao bọcnên có tính ỷ lại, ích kỷ và khi trực tiếp được tham gia vào các hoạt động trảinghiệm thì trẻ còn tỏ ra không tự tin, lo sợ.

Bảng khảo sát thực trạng khi chưa áp dụng các biện pháp (Tháng 9/2022).T

TNội dung khảo sát

Từ hạn chế và qua bảng khảo sát mà các đồng chí đã thấy Tôi đã nghiêncứu và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ lớp 4 - 5 tuổi B1 mạnh dạn, tự tin hơn,có các kỹ năng tốt hơn khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠILỚP 4-5 TUỔI B1 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI LAI.

a Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chứchoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mìnhphải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tôi dànhnhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như:

Trang 16

Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trườngmầm non Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sởgiáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm chotrẻ ở trường mầm non Từ đó, tôi thấy bản thân mình cần phải vận dụng sáng tạocác kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Tôi cũng đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức chogiáo viên đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế tại các trường mầm nontrong huyện, trong tỉnh Từ những chuyến đi đó, tôi không chỉ học hỏi được rấtnhiều kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn mà còn bồi đắp thêm nhiệt huyếtđể chăm sóc giáo dục trẻ Đó chính là động lực để tôi tìm tòi sáng tạo, lựa chọnđược những phương pháp tối ưu nhất trong việc tổ chức tốt các hoạt động trảinghiệm cho trẻ.

Thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhàtrường Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp vềcách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non Tôi vàgiáo viên cùng lớp phối kết hợp với cha mẹ học sinh hỗ trợ tạo điều kiện chogiáo viên phát huy sáng tạo trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho trẻ.

Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệmmới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.

Ngày đăng: 11/05/2024, 08:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan