Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ 4 – 5 Tuổi B1 Ở Trường Mầm Non Đại Lai

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Trẻ 4 – 5 Tuổi B1 Ở Trường Mầm Non Đại Lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MỤC LỤC

1 Thực trạng việc tổ chức một số biện pháp tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai 2 - 4

2 Các biện pháp nâng cao chất lượng giúp tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1 ở trường mầm non Đại Lai 4 - 19a Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ

b Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp

c Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù

d Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội, ngày

e Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt

PHẦN III: MINH CHỨNG HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 23 - 24

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủbiết học hành là ngoan” Chính vì vậy giáo dục mầm non là bậc học đầu tiêntrong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ Trong chương trình giáo dục mầm nonhiện nay đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng caochất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Vì thế giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạtđộng thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ chủ động, tích cực hoạt độngvà giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giúp trẻ chủđộng tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng.

Thông qua hoạt động trải nghiệm “Học bằng chơi - chơi mà học”, hoạtđộng này đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh,vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sởtrường của từng trẻ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợptrong quá trình dạy học.

Hoạt động trải nghiệm cũng là một cách học thông qua thực hành, vớiquan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế,dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.Do đó, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹnăng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối vớisự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mớimẻ đối với trẻ.

Năm học 2022 – 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4 – 5tuổi B1, qua quá trình chăm sóc và giảng dạy tôi nhận thấy trẻ có sức khỏe tốt,các con rất hào hứng tham gia vào các hoạt động học và vui chơi Tuy nhiên khi

Trang 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4 – 5 tuổi B1ở trường mầm non Đại Lai

a Ưu điểm

- Về phía nhà trường

+ Trường Mầm non Đại Lai là đơn vị trực thuộc Phòng giáo dục đào tạohuyện Gia Bình và từ khi thành lập đến nay trường luôn giữ vững là đơn vịtrường tiên tiến xuất sắc, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước

+ Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có nănglực và năng động trong công tác, luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên trong cácbuổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, luôn tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt đểgiúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình

+ Các phòng học được nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, phương tiện vàtrang thiết bị, máy tính, ti vi theo đúng thông tư để phục vụ cho việc dạy và họccủa cô và trò trên lớp.

- Về phía giáo viên

Giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác và có tinh thần tráchnhiệm cao trong mọi công việc được giao.

- Về phía trẻ

Đa số trẻ ngoan, thích khám phá, tìm tòi nên trẻ rất hứng thú tham gia vàocác hoạt động trải nghiệm thông qua các hoạt động học tập và vui chơi.

- Về phía phụ huynh

Trang 4

Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình chia sẻ với nhà trường, cô giáo về côngtác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Hình ảnh: Trường mầm non Đại Lai.

b Hạn chế và nguyên nhân hạn chế* Hạn chế

+ Trẻ chưa có kỹ năng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

+ Một số trẻ chưa biết trao đổi, chia sẻ, hợp tác với bạn khi tham gia cáchoạt động trải nghiệm.

- Về phía giáo viên

+ Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ của giáo viên đôi khichưa để ý, tập trung, giáo viên còn ngại tổ chức và hướng dẫn chưa được bámsát vào hoạt động cho trẻ.

+ Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đadạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm.

- Về phía phụ huynh

Trang 5

Bảng khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng biện pháp

2 Trẻ có kỹ năng khi tham gia các

hoạt động thực hành trải nghiệm 28 12 42,8% 16 57,2%3

Trẻ biết trao đổi, chia sẻ, hợp tácvới bạn khi tham gia vào các hoạtđộng trải nghiệm.

Trẻ hứng thú, mạnh dạn, chủđộng và tự tin khi tham gia hoạtđộng trải nghiệm.

Trang 6

Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongtrường mầm non, môđun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.Hướng dẫn tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục trong các cơ sở giáo dụcmầm non, tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ởtrường mầm non Bên cạnh đó tôi còn xem các tư liệu, giáo án mẫu, chia sẻ kinhnghiệm của đồng nghiệp trên mạng internet Từ đó, tôi thấy bản thân mình cầnphải vận dụng sáng tạo các kiến thức lĩnh hội được để tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho trẻ.

Tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáoviên đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế tại các trường mầm non tronghuyện, trong tỉnh Từ những chuyến đi đó, tôi không chỉ học hỏi được rất nhiềukinh nghiệm về kiến thức chuyên môn mà còn bồi đắp thêm nhiệt huyết để chămsóc giáo dục trẻ.

Khi có kiến thức, kỹ năng vững vàng, tôi đã mạnh dạn tự tin chia sẻ vớiđồng nghiệp thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ, của nhàtrường Khi sinh hoạt cùng nhau, chúng tôi dễ dàng tìm ra những khó khăn, bấtcập trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ Tôi học hỏi, đúcrút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt độngtrải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non

Tôi và giáo viên cùng lớp phối kết hợp, tuyên truyền với cha mẹ học sinhhiểu và cùng hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên phát huy sáng tạo trong việc lậpkế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Trang 7

Hình ảnh: Giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn ở trường.

Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ (sở thích, nhu cầu, mong muốn, khảnăng của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìmtòi ham hiểu biết của trẻ.

b Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở giúp trẻhoạt động tích cực.

Xây dựng môi trường lớp học cho trẻ hoạt động là một khâu quan trọngtrong chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Đây là một biện pháp không thể thiếu để tạo môi trường cho trẻ trải nghiệmtích cực, việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, cung cấp đồ dùngdùng đồ chơi theo chủ đề phong phú và có đầy đủ nguyên vật liệu mở giúp trẻhoạt động tích cực Việc tạo các góc hoạt động trong lớp học theo hướng mở làcách để mỗi giáo viên tạo cho trẻ một không gian hoạt động vui chơi một cáchthoải mái, hồn nhiên và chủ động, gợi mở cho trẻ sự tò mò và thích khám phácủa trẻ trong các góc chơi, qua đó cho trẻ khám phá và trải nghiệm qua đồ chơiđể phát huy tối đa tính tích cực và hứng thú của trẻ trong hoạt động trảinghiệm Khi thiết kế các góc, góc chơi động tôi sẽ bố trí tránh xa góc chơi tĩnh

Trang 8

để trong quá trình trẻ trải nghiệm sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng vai chơicủa trẻ.

Hình ảnh: Đồ dùng đồ chơi giáo viên tự làm.

Góc học tập: Tôi sưu tầm các loại hộp bánh, bìa cát tông làm thành cáchình khối với các kích thước khác nhau với các hình con vật ngộ nghĩnh, về sốlượng thì tôi cắt bằng xốp, gắn que kem để trẻ tự gắn lên tường, các loại hột hạt,que gỗ, đá cuội có viết chữ cái và chữ số, các đồ chơi này được bố trí và sắp xếpgọn gàng để trẻ dễ lấy khi tham gia vào các hoạt động

Góc phân vai: Tôi bố trí các đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu mở, cácloại rau củ quả may bằng nỉ, các đồ dùng gia đình làm bằng bìa cát tông (tủ lạnh,bếp nấu ăn, bồn rửa bát, máy sấy tóc), tận dụng những vỏ sữa bột tôi cũng làmthành những bộ bàn ghế rất xinh xắn, bộ giường nằm gội đầu, để trẻ trải nghiệmchơi nấu ăn, bán hàng, chơi mẹ con, cô giáo, bác sĩ,…tất cả đều là những đồchơi tự tạo mà trẻ cũng có thể làm cùng cô giáo

Trang 9

Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc phân vai (video kèm theo).

Góc xây dựng: Sắp xếp góc chơi phù hợp không gian, chuẩn bị các loạikhối gỗ, khối hộp, đồ chơi lắp ghép, cây xanh, hoa, cỏ được các cô tự làm cácloại bìa làm thành hình khối, những que kem gỗ bỏ đi để tạo thành hàng rào,những vỏ sữa học đường tận dụng xếp tạo thành cổng những ngôi nhà bằng bìacát tông, hàng rào làm bằng ống hút… để chơi, xếp, lắp ráp, xây dựng các côngtrình theo yêu cầu cô đưa ra mỗi chủ đề

Góc nghệ thuật: Chuẩn bị các loại nhạc cụ như phách gõ làm bằng vỏ dừakhô, các loại hoa múa cắt bằng xốp, trống gõ thì làm từ lon sữa, trang phục đượccác cô làm từ những nguyên vật liệu, phế liệu như: Túi bóng linon, long bia, ốnghút, thìa nhựa, vỏ sữa, cốc giấy, bìa cát tông… thành trang phục biểu diễn để trẻlựa chọn biểu diễn khi chơi góc, ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, hột hạt, vảinỉ để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ cácnguyên liệu mà cô giáo cung cấp.

Trang 10

Hình ảnh: Trẻ chơi tại góc nghệ thuật.

Từ những đồ dùng đồ chơi đó tôi chuẩn bị theo từng chủ đề cho phù hợpvới từng góc chơi và bố trí đồ chơi tại góc chơi đa dạng, không bị chồng chéo vàkhông bị nhàm chán đối với trẻ, có như vậy mới kích thích trẻ tích cực hoạtđộng trải nghiệm ở các góc chơi.

c Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợpvới các hoạt động trong ngày của trẻ.

Để thực hiện bước này tôi đã chủ động xây dựng nội dung hoạt độngtrong ngày ở kế hoạch tuần theo từng chủ đề cùng với các hoạt động học, hoạtđộng vui chơi, các hoạt động ăn ngủ và vệ sinh, hoạt động lao động

Với hoạt động trải nghiệm trên tiết học:

Tùy vào các tiết học cụ thể tôi lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phùhợp, đồng thời khai thác và sử dụng triệt để môi trường sẵn có nhằm tổ chứchoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học chủ đề Thế giới động vật.

Thay bằng lối dạy truyền thống như: dạy bằng hình ảnh hoặc chỉ và gọitên các con vật để trẻ biết về con vật đó thì tôi tiến hành tổ chức các hình thứccho trẻ trải nghiệm theo hình thức steam đó là trẻ lựa chọn con vật đồ chơi màtrẻ yêu thích và đặt trên giấy sau đó dùng bột mì, bột gạo rắc lên con vật và xung

Trang 11

quanh nó, cuối cùng nhấc con vật đó ra là chúng ta đã in hình con vật đó trênmặt giấy.

Hình ảnh: Trẻ in con vật từ bột mì (video kèm theo).

+ Tìm hiểu khứu giác: Tôi cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó

hỏi trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phậnđó có chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì?.

+ Tìm hiểu vị giác: Tôi chuẩn bị 3 cốc nước có 3 vị khác nhau tôi cho trẻ

nếm vị của 3 cốc nước đó Tôi hỏi trẻ: 3 cốc nước có vị gì? Nhờ bộ phận nàocon biết được? Bộ phận đó có chức năng gì?.

+ Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ

các hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừanghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tainghe của mình?.

- Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện

Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọnhình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thứcphù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh,

Trang 12

tham gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện Được trải nghiệmvới các tình huống, tính cách của nhân vật trong câu chuyện, khiến trẻ hứng thúsay mê thể hiện và sáng tạo hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách ứng xửvới mọi người xung quanh góp phần hình thành kĩ năng sống cho trẻ.

Hình ảnh: Trẻ quan sát in bóng nhân vật truyện.

* Tổ chức các hoạt động trải nghiệm qua hoạt động ngoài trời, dạo chơi, tham quan.

Đối với hoạt động vui chơi ngoài trời, dạo chơi tham quan thì có thể tạocho trẻ hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, với thế giới xung quanh trẻ Khitổ chức các hoạt động trải nghiệm này cũng phải phù hợp với thời tiết khí hậutrong ngày để dạy trẻ một cách tự nhiên và tạo sự tích cực hứng thú ở trẻ.

- Ví dụ: Nhà trường tổ chức các buổi tham quan học tập ngoại khóa chohọc sinh: Trẻ còn nhỏ nên khi tham gia hoạt động ngoại khóa, tôi giới thiệu để

cho trẻ tìm hiểu, khám phá về địa danh nơi trẻ đến tham quan, sau buổi tham

Trang 13

quan ngoại khóa tôi cho trẻ chia sẻ cảm nhận của mình với buổi tham quan đó.Giáo viên là người bao quát sát sao trẻ trong cả buổi trẻ đi ngoại khoá.

- Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm vật chìm vật nổi: Qua hoạt động này giúp

trẻ hiểu được những vật nào có thể chìm và những vật nào có thể nổi ở trongnước Trước khi tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, tôi gợi ý và đặt câu hỏi cho trẻsuy nghĩ: “Con có biết vật gì có thể chìm và vật gì có thể nổi trong nướckhông?” Sau khi trẻ nêu ý kiến xong, tôi cho trẻ cùng chơi và trải nghiệm: bỏmột số vật nặng xuống nước như hòn đá, viên bi, cái thìa, ổ khóa, một số vật nhẹnhư xốp, thuyền giấy, các vật bằng nhựa Cho trẻ quan sát và cùng nêu nhận xét.Từ đó trẻ sẽ rút ra kết luận: những vật nặng như sắt, đá, sỏi, viên bi… thì chìmtrong nước, còn những vật nhẹ như xốp, giấy, đồ nhựa… thì nổi trên mặt nước.

Hình ảnh: Trẻ tham gia thí nghiệm vật chìm, vật nổi.

- Ví dụ: Cho trẻ chơi với đất cát, các đồ chơi trải nghiệm ngoài trời: Qua

đó giúp cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với đất, cát, trải nghiệm với các đồ chơivà thỏa mãn được sự vui chơi thỏa thích của mình Hoạt động này giúp trẻ gầngũi với thiên nhiên, được hoà mình với thế giới xung quanh.

Trang 14

Hình ảnh: Trẻ chơi với sỏi, lá cây.

- Ví dụ: Hoạt động dạo chơi tham quan vườn hoa, vườn rau.

Qua hoạt động trải nghiệm này giúp cho trẻ biết được tên gọi, đặc điểm,ích lợi các loài hoa, loài rau, trẻ biết cách trồng chăm sóc các cây rau, cây hoaqua đó giúp trẻ càng yêu thiên nhiên hơn, biết chăm sóc cây xanh, bảo vệ môitrường xung quanh của trẻ.

Hình ảnh: Trẻ tham gia trồng rau.(video kèm theo).

* Đối với hoạt động ăn ngủ và vệ sinh:

Cho trẻ trải nghiệm kê dọn bàn ghế, lau bàn sau khi ăn, phơi khăn cùngcô, xếp giường đi ngủ qua đó trẻ được trải nghiệm những công việc nhỏ hàng

Trang 15

Hình ảnh: Trẻ cùng cô giáo phơi khăn mặt (video kèm theo).

d Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong ngày hội ngày lễ.

Như các đồng chí đã biết, trong mỗi chủ đề thường được gắn với ngàyhội, ngày lễ Đó là cơ hội để chuyển tải đến trẻ ý nghĩa và giá trị nhân văn vềtruyền thống đạo đức của quê hương, đất nước, con người Việt Nam Vì vậy, đòi

Trang 16

hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn hoạt động giáodục phù hợp với khả năng của trẻ và ý nghĩa các ngày lễ đó Ngay từ đầu nămhọc tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động như sau:

- Ngày Tết Trung thu: Tôi cho trẻ thực hành bày mâm ngũ quả, múa lân,

đóng kịch vui tết trung thu cùng với chú Cuội, chị Hằng.

Hình ảnh: Trẻ tập bày mâm ngũ quả.

- Ngày hội 20/10, 20/11, 8/3: Tôi cho trẻ múa hát, làm thiệp, xé dán hoa,

làm nội trợ: Nhặt đỗ, bóc trứng, làm hoa quả dầm

- Hoạt động “Bé tập làm chiến sĩ”chủ đề ngày 22/12:

Trẻ được trải nghiệm làm các chú bộ đội, thực hiện khẩu lệnh và đội hìnhđội ngũ Qua các trò chơi, giúp trẻ hiểu về những gian nan vất vả của các chú bộđội trong khi thực hiện nhiệm vụ Thông qua hoạt động, trẻ thấy được sự nhanhnhẹn, mưu trí, dũng cảm của các chú bộ đội và càng yêu quý các chú bộ đội hơn.

Ngày đăng: 11/05/2024, 07:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan