báo cáo cuối kì lịch sử design

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo cuối kì lịch sử design

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bài báo cáo này, chủ nghĩa Tối giản sẽ được làm rõ hơn về lịch sử hình thànhcũng như đặc điểm, ảnh hưởng của xu hướng đến các thiết kế hiện đại và các nhà thiết kế tiêu biểu... Min

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KÌ

LỊCH SỬ DESIGN

Mã môn học: 100009Học kì 2 – Năm học 2022/2023

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 3 NĂM 2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN

ĐIỂMĐIỂM TBNHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁTHÔNG TINBÁO

GVHD: Trần Văn BìnhSinh viên: Nguyễn Ngọc

Minh Châu

MSSV: 12200098Nhóm 03

ỨNG DỤNG

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.Sự ra đời của chủ nghĩa Tối giản 4

2.Sự ảnh hưởng của các phong cách khác đến chủ nghĩa Tối giản 6

2.1 Phong cách Bauhaus 6

2.2 Phong cách De Stijl 6

2.3 Phong cách Scandinavian 7

2.4 Phong cách Zen Nhật Bản 7

3.Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tối giản đến thiết kế hiện nay 8

4.Các nhà thiết kế tiêu biểu 11

PHẦN ỨNG DỤNG PHONG CÁCH TRONG THIẾT KẾMẫu số 1 22

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Tối giản không phải là một chủ đề quá xa lạ đối với con người hiện đại So với những ấn phẩmthiết kế trong các thời đại trước thì logo, poster, thời trang,…đều đang hướng đến tính ứng dụng cao, độ bềnchắc của chúng Những thiết kế thuộc xu hướng Tối giản sẽ gây cảm giác ấn tượng với người xem hơn và sẽđược ghi nhớ lâu hơn

Các thương hiệu lớn từ lúc thành lập với những chiếc logo có nhiều chi tiết đến hiện tại thì đều đã thay đổithành logo tối giản hơn do nhu cầu cạnh tranh khách hàng Điều này chứng tỏ rằng xu hướng Tối giản luônlà những lựa chọn phù hợp với mọi yêu cầu cần có của một sản phẩm thiết kế Với tiêu chí “less is more” và“back to basic” thì chủ nghĩa Tối giản đã đem lại một làn gió tinh tế, cô đọng, súc tích nhưng vẫn dễ hiểucho người xem

Tuy những sản phẩm của chủ nghĩa Tối giản nhìn có vẻ đơn điệu, nhưng người thiết kế lại phải vất vả lượcbỏ những chi tiết sao cho chúng được ngắn gọn mà vẫn phải thể hiện đầy đủ ý nghĩa Vì chúng ta thường cóxu hướng thêm vào nhưng làm ngược lại thì khó hơn rất nhiều Vì vậy, sự đơn giản luôn khó thể hiện nhất.Trong suốt các buổi học, được biết thêm về các xu hướng thiết kế khác nhau đã làm phong phú hơn vốnhiểu biết về lịch sử thiết kế Và qua đó, Minimalism đã để lại sự yêu thích nhất định Vì muốn tìm hiểu sâuhơn nữa về đặc điểm của những tác phẩm thuộc xu hướng Tối giản mà đã chọn đề tài “Chủ nghĩa Tối giản”cho bài báo cáo này Trong bài báo cáo này, chủ nghĩa Tối giản sẽ được làm rõ hơn về lịch sử hình thànhcũng như đặc điểm, ảnh hưởng của xu hướng đến các thiết kế hiện đại và các nhà thiết kế tiêu biểu

Trang 9

SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN

Minimalism dịch theo tiếng anh có nghĩa là tối giản hay còn được gọi là “Chủ nghĩa tối giản” Minimalism được sửdụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên chúng đều chỉ chung một ý nghĩa đó là tối giản hoá tất cả các chitiết đến mức tối đa nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa vốn có ban đầu của sự vật.

Tối giản ở đây được hiểu là bỏ những phần trang trí, những chi tiết rườm rà không cần thiết Hay lược bỏ bớt đi nhữnggam màu phức tạp, nhưng nó vẫn tạo ra được những đường nét hài hoà không khiến cho một tác phẩm hay các sảnphẩm bị mất đi độ thẩm mỹ và ý nghĩa sâu sắc của nó.

Phong cách tối giản xuất phát từ nghệ thuật của phương Tây sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 rõ nét nhất là các tácphẩm hội họa của họa sĩ người Mỹ gốc Nga Do Thái - Mark Rothko Ban đầu nó chỉ là phong cách cho một bộ sưu tậpmỹ thuật, nhưng sau được ứng dụng cho nhiều ngành liên quan nghệ thuật khác, điển hình là các tác phẩm của nhàsoạn nhạc Steve Reich và nhà soạn nhạc Terry Riley Theo nghiên cứu, thuật ngữ “Minimalism” có thể được xuất hiệncách đây hơn 200 năm.

1800 – 1850: Minimalism không phải thể hiện qua các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật mà chúng xuất phát trong đờisống hàng ngày Vào thời điểm này, những nhà triết lý cho rằng: sự thấu hiểu và giác ngộ có thể đạt được thông qua sựđơn độc và giản dị Lúc này chủ nghĩa Minimalism không được công bố hay nhắc đến rõ ràng, nhưng đây là nguồn gốcđể thuật ngữ này phát triển mạnh vào thời gian sau.

1920 – 1930: Tại trường Bauhaus, các giáo viên và học sinh đã đề ra những giải pháp nhằm thay lại phương pháp chếtạo các sản phẩm trước đây được xem là kém hấp dẫn Nhờ những phương pháp mới này mà nhiều mặt hàng có giáthành rẻ hơn đã được ra đời truyền được cảm ứng thiết kế đến với nhiều nơi hơn.

1960 – 1970: Phong cách Minimalism đã dần phát triển mạnh hơn và được nhóm nghệ sĩ trẻ ưa chuộng khi đang muốnđưa ra những giải pháp mới nhằm chống lại những quy tắc ngột ngạt của mỹ thuật Nổi bật trong khoảng thời gian nàykhông thể không nhắc đến Agnes Martin, nhà điêu khắc và nghệ sĩ Donald Judd, nghệ sĩ Frank Stella Phong cách tốigiản ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật như: Hội hoạ, kiến trúc và nhữnglĩnh vực sáng tạo khác Đến những năm 1970, Dieter được xem là người có ảnh hướng lớn nhất đến xu hướngminimalism bởi những thiết kế đơn giản nhưng lại rất thân thiện với người dùng.

Trang 11

Phong cách minimalism, nói cách khác, là “back to basic” – giản lược mọi thứ, giữ mọi thứ ở mức đơn giản nhất cóthể với mục tiêu hướng đến sự thanh lịch, tinh tế Phong cách này ứng dụng rộng rãi trong các ngành liên quan đếnthiết kế trong nội thất, thiết kế thời trang và trở thành phong cách sống mà phần lớn những người thuộc tầng lớpthượng lưu theo đuổi Với tiêu chí “less is more”, chủ nghĩa tối giản đã một lần nữa khẳng định về việc tập trung vàotính ứng dụng hơn là những thiết kế rườm rà, phức tạp.

Phong cách tối giản khởi nguồn bởi sự thuần khiết và cô đọng của chủ nghĩa đương đại đồng thời nó được phối cùngvới chủ nghĩa Hậu hiện đại Có thể cho rằng là phản ứng đối lập với chủ nghĩa Biểu hiện trong nội dung và trong bốcục của tác phẩm.

Ở phương Tây, minimalism bắt đầu được cả thế giới chú ý vào những năm 20 nhờ Coco Chanel khi bà tìm kiếm mộtcấu trúc mới, mang đến sự tự do và thoải mái cho phụ nữ với quan niệm: “Tính thanh lịch được thể hiện qua sự thanhthoát và uyển chuyển của đường nét nhiều hơn qua các họa tiết trang trí và khâu đính kim sa”.

Điển hình là Coco Chanel – một trong những biểu tượng lớn nhất cho phong cách thời trang tối giản Đến thập niên 70,biểu tượng của minimalism là những chiếc váy đơn sắc và những bộ jumpsuit độc đáo của Halston Tuy vậy, giai đoạntỏa sáng rực rỡ nhất của minimalism được đánh dấu bằng sự xuất hiện của Miuccia Prada – người thừa kế của Prada.Minimalism ảnh hưởng đến tất cả loại hình nghệ thuật và công nghệ trong những năm cuối thế kỷ 20, chẳng hạn nhưhình thức triển lãm Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của mình đối với nghệ thuật hiện đại và các nghệ sĩ, chủ nghĩa tốigiản đã trở nên phổ biến như một triết lý và một phong cách sống

Trang 13

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHONG CÁCH KHÁC ĐẾN CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN

1.Phong cách Bauhaus

- Luôn đề cao tính công năng

Bauhaus Style ngay từ khi ra mắt đã đề cao chất lượng sử dụng và công năng của sản phẩm Cụ thể, hàng loạt những chi tiết rườm rà, không cần thiết, hoặc không có ý nghĩa phục vụ cho việc khai thác công dụng đều được lượcbỏ Thay vào đó, những nhà thiết kế cố gắng tạo nên những vật dụng đạt đến độ hoàn thiện cao nhất về công dụng, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người dùng.

- Thiết kế được đơn giản hóa tối đa

Bauhaus Style được ưa chuộng đặc biệt bởi những người yêu thích sự tối giản Xuất phát từ quan điểm luôn đề caocông năng của từng sản phẩm, các thiết kế theo phong cách Bauhaus đã và đang ngày càng trở nên tối giản hoá.Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại, nơi chất lượng trải nghiệm của người dùngluôn được ưu tiên số một.

- Vẻ đẹp song hành cùng chất lượng

Cùng với sự phát triển của nền mĩ thuật và kiến trúc hiện đại, các sản phẩm Bauhaus Style đã và đang ngày càngđược chú trọng nhiều hơn đến kiểu dáng và mẫu mã Hiện nay trên thị trường, ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều đồdùng gia đình, nhiều công trình kiến trúc theo đuổi phong cách Bauhaus mà vẻ đẹp, tính thẩm mĩ và chất lượng thìkhông hề thua kém bất cứ một sản phẩm nào khác.

2.Phong cách De Stijl

Dù chỉ dùng những gam màu đơn giản như: Xanh, đỏ, vàng hay trắng, đen, xám Với các kết hợp trong tính chất của cácmàu sắc Tạo ra sự tươi sáng với không gian của công trình được thiết kế Thì De Stijl vẫn đi đầu trong xu hướng thiết kếtối giản bởi những chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa Mang đến tính chất cần lý giải của thiết kế đang được thựchiện Cũng như các ý nghĩa được phản ánh sau những thiết kế đó.

Trang 15

Phong cách De Stijl sử dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng Mang đến các nét thể hiện của sự khỏekhoắn Với những đường nét dứt khoát thực tế thành các hình khối Kết hợp các hình khối, các đường nét và các màusắc khác nhau tạo liên kết ghép nối các chi tiết Với những ý nghĩa trong tính chất phản ánh của không gian Hướngđến với những ý nghĩa cho các khối hình trong tính sinh động của nó.

3.Phong cách Scandinavian

Phong cách Scandinavian (còn có tên gọi khác là Bắc Âu) là phong cách có sự kết hợp cân bằng giữa 3 yếu tố: vẻ đẹp– tối giản – chức năng tiện dụng Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng bởi sự giản dị, ấm áp, thông thoáng tạocho không gian sống đầy sự thoải mái.

Nhắc đến phong cách nội thất Bắc Âu thì không thể không nhắc đến các vật liệu cấu thành từ những loại gỗ tự nhiên,da và lông thú cộng hưởng cùng gam màu trắng và đất Phong cách nội thất scandinavian dần trở thành nguồn cảmhứng bất tận cho các kiến trúc sư trên thế giới.

4.Phong cách Zen Nhật Bản

Phong cách Zen là sự kết hợp giữa nội thất truyền thống Nhật Bản và phong cách tối giản Minimalism, dẫn dắt yếu tốthiên nhiên vào trong các công trình kiến trúc một cách khéo léo Zen đã truyền cảm hứng về sự giản dị, góp phần giúpkhông gian trở nên thanh tịnh và lôi cuốn hơn Zen còn là triết lý sống – một phương châm sống cá nhân, tìm kiếm sựchắt lọc một cách khắt khe cho ý nghĩa nâng cao sự đơn giản của một hình thức nghệ thuật Phong cách tối giản củangười Nhật thể hiện triết lý tối giản này, bằng cách sử dụng vật liệu tự nhiên, các thể loại ánh sáng và không gian đơngiản, từ bỏ các bố cục lộn xộn.

Phong cách Zen thường sử dụng những vật liệu làm từ thiên nhiên gỗ, tre, đá, thủy tinh nhằm tạo cảm giác thanh bình,giản dị Tông màu nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên như trắng, nâu, beige, xanh lá…Ánh sáng cũng đóng một vai tròquan trọng trong phong cách Zen, điển hình như việc bố trí ánh sáng ấm áp với cường độ nhẹ cũng giúp tăng cảm giáctĩnh lặng, tách biệt với thế giới như lối sống thiền định.

Trang 17

ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA TỐI GIAN ĐẾN THIẾT KẾ HIỆN NAY

Nghệ thuật Tối giản không phải là một xu hướng ngắn, phất lên nhờ những sự sáng tạo nhất thời của các nghệ sĩnhằm tìm kiếm điều mới lạ Xu hướng Tối giản đã, đang, và sẽ luôn tồn tại không chỉ vì tính ứng dụng hiệu quả caocủa nó mà còn là những sự giản lược tinh tế trong mỗi sản phẩm của người thiết kế Việc tinh giản những chi tiếtnhằm cô đọng, hàm súc thông điệp chính cũng cần nhà thiết kế phải suy nghĩ không khác gì những xu hướng khác.Nhưng chính vì lẽ đó mà chủ nghĩa Tối giản lại có thể đọng lại trong một lần nhìn của người xem hơn, vì nhữngthiết kế tối giản dễ nhìn, dễ nhận ra và dễ ghi nhớ hơn rất nhiều, và điều này là một phần quan trọng trong tiêu chícủa các nhãn hàng khi họ muốn khách hàng luôn nhớ đến sản phẩm của họ

Điển hình như một dự án phòng học xanh được hỗ trợ bởi Huyndai Card (Hàn Quốc) cũng áp dụng phong cách Tốigiản này, với tông màu chủ đạo là xanh lá và trắng, phòng học mang đến cảm giác thonags đãng, thư giãn, thoải máitrong khi học tập, giúp tăng năng suất làm việc hơn.

Hình 3.1: Logo của dự án phòng học “Green Study”

Trang 19

Nguồn TLTK 6

Hình 3.2: Các biểu tượng dùng trong dự án “Green Study”Nguồn TLTK 6

Trang 21

Hình 3.3: Ly uống nước thuộc dự ánNguồn TLTK 6

Trang 23

CÁC NHÀ THIẾT KẾ TIÊU BIỂU

Donald Judd

Ông là một nghệ sĩ người Mỹ, nổi tiếng với các tác phẩm treo tường chồng lên nhau, như những cái kệ lơ lửng nhiều màu sắc Judd không chỉ là một trong những người tiên phong cho xu thế Tối giản với vô số tác phẩm có dạng hình khối, vuông vức và được chồng lên nhau những bậc thang, cao từ sàn đến trần

Hình 4.1: Untitiled 1967Nguồn TLTK 7

Mặc dù trông tác phẩm được tren trên tường như tranh vẽ, “Untitiled 1967” cách tường gần 3 feet Những cái hộp được làm từ sắt xếp lên nhau như những bậc thang Những khoảng trống và kích thước cúa những cái hộp sắt cũng rất quan trọng, chúng ảnh hưởng đến sự cân đối của toàn bộ tác phẩm Cụ thể là có 12 cái hộp, mỗi cái cao 9 inch và

Trang 25

mỗi hộp lại cách nhau 9 inch Tuy nhiên, dựa vào nơi mà “Untitiled 1967” được trưng bày thì khoảng cách giữa những cái hộp sẽ được điều chỉnh cho phù hợp Điều này cho thấy tổng thể của tác phẩm quan trọng hơn những bộ phận riêng lẻ trong đó

Hình 4.2: Untitiled 1988Nguồn TLTK 8Agnes Martin

Agnes Bernice Martin là một họa sĩ trừu tượng người Mỹ sinh ra ở Canada Tác phẩm của bà đã được định nghĩa là một "bài luận theo ý riêng của bà về nội tâm và sự im lặng" Mặc dù bà thường được xem là một người theo chủ nghĩa tối giản, Martin tựmô tả mình là một tín đồ của trường phái biểu hiện trừu tượng Bà đã nhận được Huân chương Nghệ thuật Quốc gia từ NationalEndowment for the Arts vào năm 1998 Bà được vào Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Canada vào năm 2004.

Trang 33

Carl Andre

Ông là một nghệ sĩ người Mỹ tiêu biểu cho chủ nghĩa tối giản, những sản phẩm của ông rất dễ nhận thấy với đặc trưng là những đường thẳng và bố cục dạng lưới Cùng với Sol Lewitt và Donald Judd, ông đã giúp định nghĩa xu hướng tối giản

Hình 4.6: FallNguồn TLTK 12

Tác phẩm “Fall” của ông được ra đời vào năm 1968 Andre đã lược giản bớt những ý nghĩa tạo dáng cúa thế kỷ 20 thành những hình vuông, khối hộp, đường thẳng và biểu đồ “Fall” đã tạo ra một không gian có chiều sâu, thông quađó Andre đã làm nổi bật mối liên hệ giữa vị trí tác phẩm được đặt và người xem.

Trang 35

Hình 4.7: 10 x 10 Altstadt Copper SquareNguồn TLTK 13

Trang 37

Hình 4.8: Trabum (Element Series)Nguồn TLTK 14

Frank Stella

Ông là một trong những họa sĩ chủ nghĩa tối giản nổi tiếng nhất Trong khi thử nghiệm vô số các phong cách nghệ thuật khác nhau, bao gồm cả Minimalism Ông nhanh chóng nổi tiếng với tranh theo phong cách tối giản độc đáo trái ngược hẳn với những bức tranh theo hướng biểu hiện trừu tượng trước đó của ông

Sau khi mở một studio ở New York, phương pháp vẽ của ông thay đổi sang tập trung vào nguyên lí cơ bản của màu sắc, hình dáng, bố cục, khác hẳn với phong cách trước đây của ông Điều này đã giúp Stella hình thành xu hướng tối giản hơn

Trang 39

Hình 4.9: The Marriage of Reason and Squalor, IINguồn TLTK 15

Trang 41

Hình 4.10: Die Fahne Hoch!Nguồn TLTK 16

Họa phẩm thuộc series “Black paintings” được sáng tác từ năm 1958 đến năm 1960 của Stella Những bức tranh thuộc series đó đềuđược tô những đường nét màu đen theo một hình dáng nào đó nhưng tất cả đều là những họa tiết đơn sắc Với “The Marriage ofReason and Squalor, II” thì ông sử dụng nền đen với những đường song song màu trắng được sắp xép theo hình chữ U

Vì tranh không có bất kì nét cọ hay đường viền nào nên người xem sẽ nhận thấy đây như một mặt phẳng hơn là một bức tranh Trongkhi những đường nét tạo thành một không gian ba chiều thì với sự trống trải và đơn điệu đã cho bức tranh một cảm giác chung chung.Với những đặc điểm trên thì tác phẩm là một minh chứng tiêu biểu cho nghệ thuật tối giản vì nó tôn lên những đặc điểm chính củatranh.

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan