báo cáo nhóm môn kinh tế vĩ mô nợ công của việt nam từ 2015 đến năm 2021

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo nhóm môn kinh tế vĩ mô nợ công của việt nam từ 2015 đến năm 2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệmTheo luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam quy định, nợ công bao gồm nợchính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được kýkết, phát hành nh

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔChuyên đề số: 6

NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM TỪ 2015 ĐẾN NĂM 2021

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đoàn Thị ThủyLớp Kinh tế Vĩ Mô:

Nhóm : 18

Danh sách sinh viên thực hiện: 1 Trần Vân Nga 721006422 Trần Vũ Vân Kha 721006143 Mai Thanh Long 721006314 Nguyễn Trần Vĩnh Huy 721013445 Giang Hữu Khánh 721006166 Lương Thị Quế Chân 721005717 Phan Ang Ngọc Trâm 721013568 Tạ Quỳnh Trang 721013599 Nguyễn Thị Trang 72101358

TPHCM, THÁNG 11 NĂM 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐIỂM THUYẾT TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 20%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023

Tên bài thuyết trình (20%)

Chuyên đề 6: Nợ công của Việt Nam từ 2015 đến năm 2021

Nhóm thực hiện: ……… Nhóm 18………ca: 3……thứ 4

Đánh giá:

chấmGhi chú

1 Hình thức trình bày:- Nội dung thuyết trình- Thiết kế slides

- Khả năng diễn đạt của người thuyết trình- Tương tác với lớp

2,01,01,01,02 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi- Tinh thần nhóm

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thậpphân)

Ngày ……….tháng …… năm 2022

Giảng viên chấm điểm

Trang 3

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐIỂM BÀI TIÊU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023

Tên bài thuyết trình (20%)

Chuyên đề 6: Nợ công của Việt Nam từ 2015 đến năm 2021

Nhóm thực hiện: ……… Nhóm 18………ca: 3……thứ 4

Đánh giá:

Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và cấu trúc tiểu luận

1,0Chương 1: Giới thiệu và Phân tích Lý thuyết 2,5Chương 2: Ứng dụng thực tiễn 2,5

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thậpphân)

Ngày ……….tháng …… năm 2022

Giảng viên chấm điểm

Trang 4

TRANG MỤC LỤC TỰ ĐỘNGMỤC LỤC

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 1

TRANG DANH MỤC VIẾT TẮT 4

1.1.3.Tiêu chí đo lường nợ công 10

1.1.4.Vai trò, tác động của nợ công đối với nền kinh tế 11

1.2.Khủng hoảng nợ công 13

1.2.1.Khái niệm 13

1.2.2.Tác động của khủng hoảng nợ công 13

1.2.3.Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản 15

CHƯƠNG 2 16

THỰC TRẠNG, SỐ LIỆU, TỶ LỆ NỢ CÔNG SO VỚI GDP CỦA VIỆT NAM (2015-2021) 16

2.1.Thực trạng nợ công ở nước ta 16

2.1.1.Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nợ công 16

2.1.2.Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công 19

2.2.Nợ công/ GDP giảm, nghĩa vụ trả nợ/ thu ngân sách tăng 20

2.3.Nợ công Việt Nam năm 2021 22

Trang 5

2.4.Số liệu nợ công 25

2.5.Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam (2015-2021): 27

2.6.Nguyên nhân vì sao nợ công của Việt Nam lại cao, chính phủ có sử dụng đòn bẩy nợ công hiệu quả hay chưa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 28

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Trang 7

CHƯƠNG 1

NỢ CÔNG LÀ GÌ? PHÂN LOẠI, TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG, VAITRÒ VÀ LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1 Nợ Công1.1.1 Khái niệm

Theo luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam quy định, nợ công bao gồm nợchính phủ là các khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được kýkết, phát hành nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc nợ được Chính phủ bảo lãnh làkhoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước vay được chính phủbảo lãnh hoặc nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do ủy ban nhân dâncấp tỉnh vay

Nợ Chính phủ thường được vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nên nói cáchkhác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó Để dễhình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằngbao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

1

Trang 8

Nợ Chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công của một Quốc gia

* Nợ được Chính phủ bảo lãnh

khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoàiđược Chính phủ bảo lãnh.

* Nợ chính quyền địa phương

Khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọichung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành Nợ của chính quyền địa phương thường không chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công,vì ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ trợ, chi trả; và pháp luật luônquy định chặt chẽ tỷ lệ nợ chính quyền địa phương được vay so với ngân sáchđược cấp, hay chỉ được vay từ nguồn nào và để dùng vào khoản gì

VD: ở VN chính quyền địa phương chỉ được vay để đầu tư phát triển kinh tế - xãhội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngânsách nhà nước, đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương; nguồnvay: thông qua phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương,vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, không đượctrực tiếp vay nước ngoài mà chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài củaChính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sáchđịa phương.

Phân loại theo nguồn vay: gồm vay trong nước và vay nước ngoài

- Vay trong nước: Chính phủ vay thông qua phát hành công cụ nợ Uỷ ban nhândân cấp tỉnh vay để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua phát hành, uỷ quyềnphát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp phápkhác theo quy định của pháp luật

- Vay nước ngoài là khoản vay ngắn hạn, trung - dài hạn phải trả lãi hoặc khôngphải trả lãi do Nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức khác của Việt Nam

2

Trang 9

vay của chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức vàcá nhân nước ngoài

Phân loại theo thời gian vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung - dài hạn.- Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

- Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên Và các hìnhthức phân loại nợ công khác theo các tiêu chỉ khác nhau Về mặt cơ bản, tỷ lệ nợcủa Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công nói chung, và gây ra những tácđộng mạnh mẽ đến nền kinh tế

1.1.3 Tiêu chí đo lường nợ công

Việc xác định nợ công ở mức an toàn hay không an toàn sẽ được xác định dựa trên:- Tỷ lệ của nợ công/GDP (tổng thu nhập quốc dân)

- Thực chất nợ công/cơ cấu nợ công nước ngoài so với nợ công trong nước - Tình trạng sức khỏe của nền kinh tế

- Các tiêu chí có mức chi phối không nhỏ: khoản nợ ngầm (các khoản nợ ngânhàng, nợ doanh nghiệp của Nhà nước vay mà Chính phủ phải bảo lãnh.

Đây là những yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế (VD: Một số nhà phântích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợcông của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủcủa Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp dongười nước ngoài nắm giữ Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao); và tiêu chí độ nhạy với các cú sốc (mức nợ chodù có nhỏ hơn ngưỡng, nhưng vẫn có những cú sốc không dự báo được Ví dụ lạmphát có thể cao hay tỷ giá có thay đổi thì có thể làm thay đổi hoàn toàn dự báo Mộtđiều rất then chốt là cần phải có thông tin chính xác để đưa ra quyết định đúng và tạoniềm tin cho thị trường); …

3

Trang 10

Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ(NBER), được khảo sát trên 44 quốc gia, cho ra kết quả: khi tỷ lệ nợ/GDP vượtngưỡng 90% thì nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và làm giảm đi 4% trong tăngtrưởng kinh tế của quốc gia đó Đặc biệt, đối với các nền kinh tế mới nổi như ViệtNam thì ngưỡng nợ/GDP là 60%, tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng này sẽ làm giảm tăngtrưởng kinh tế hàng năm khoảng 2% Và khi vượt tỷ lệ này báo hiệu Nợ công của quốcgia đang trong tình trạng mất an toàn Và theo Ngân hàng Thế giới – WB – ngưỡng antoàn đối với các nước đang phát triển là tỷ lệ nợ nước ngoài dưới 40%/GDP Tuy nhiên, có một số quốc gia, tỷ lệ nợ/GDP tới 200% nhưng vẫn không bị vỡ nợ (vìnợ công của Nhật có nguồn chính là từ vay trong nước (phát hành trái phiếu) nên áplực trả nợ của bên ngoài không cao, Chính phủ vẫn có thể cân đối) Và cũng có quốcgia tỷ lệ nợ/GDP là 60% năm 2001 nhưng đã rơi vào khủng hoảng nợ công làArgentina (nợ công ở Argentina lại tăng rất nhanh, từ mức 35% GDP vào năm 1995lên 65% năm 2001 Từ năm 1990 đến năm 2001, nợ bên ngoài (nợ của công ty vàchính phủ đối với các chủ nợ nước ngoài) cũng tăng rất mạnh, từ mức 44% GDP lên51% GDP, và từ mức chiếm 421% xuất khấu lên 471% Vì nợ bên ngoài tăng lên rấtnhanh trong vòng 1 thập niên cộng với khủng hoảng thể chế đã đẩy Argentina vào tìnhtrạng khủng hoảng nợ công điển hình của Châu Âu vào thời điểm đó Sau 04 năm cảicách, Argentina đã cơ bản thoát được khủng hoảng)

1.1.4 Vai trò, tác động của nợ công đối với nền kinh tế

Trong giới hạn nợ công ở mức an toàn, tác động của nó đối với nền kinh tế một quốcgia:

+ Mặt tích cực:

- Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắpbằng nợ chính phủ kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân Sựgia tăng tiêu dùng làm tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn + Mặt tiêu cực:

4

Trang 11

- Quan điểm Barro - Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bùđắp bằng nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vìkhông làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịchchuyển thuế từ hiện tại sang tương lai Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờchính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu bù đắp thâm hụt, thì đến mộtthời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để có tiền trả nợ hoặc intiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); Do đó, người ta tiết kiệmhiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụsẽ lên giá

- Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dàihạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sựtăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau: Nếu mộtquốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cường xuấtkhẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút Một khoảnnợ công cộng lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sở hữucổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếuchính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cưđã chuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệphạn chế đầu tư Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độnền kinh tế là một tổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nướcmình, tuy vậy nếu nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế đểtrả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúclợi xã hội

- Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng côngcụ nợ để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượngcrowding out (đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên).

- Chính phủ muốn tăng chi tiêu công cộng để kích cầu thì phát hành trái phiếuchính phủ Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủgiảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy5

Trang 28

2.6.2 Nguyên nhân

Biểu đồ 2.3:Nợ công so với quy mô GDP giai đoạn 2017-2020

-nguyên nhân sơ bộ của sự cải thiện này được chỉ ra là GDP danh nghĩa (đã đượcđiều chỉnh) tiếp tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng nợ công, và sự chững lại của nợnước ngoài (duy trì quanh mức 46 tỷ đô la Mỹ) Có hai nguyên nhân dẫn tới tỉ lệnợ công so với quy mô GDP giảm mạnh, đó là do tính toán đầy đủ lại quy mô GDPcủa nền kinh tế, và quy mô GDP tăng lên trong năm 2021 được nhìn thấy thôngqua biểu đồ 2.3 nêu trên (Ngọc 2022)

Lãi suất trúng thầu trái phiếu chính phủ đã giảm mạnh

- Một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng khác làm giảm tỷ lệ nợ côngtrên GDP là lãi suất trái phiếu chính phủ đã giảm mạnh trong giai đoạn 2017-2021(và còn giảm mạnh hơn thế nữa nếu kéo dài giai đoạn so sánh ra đến tận các nămcuối thập kỷ 2000 và đầu thập kỷ 2010, như biểu đồ 2.4 dưới đây).

Biểu đồ 2.4:Quy mô phát hành và lãi suất trái phiếu chính phủ

22

Trang 29

- Như có thể thấy trong biểu đồ 2.4 , lãi suất trái phiếu chính phủ đã giảm mạnh từmức 6,05% năm 2017 (hoặc ở mức đỉnh 11,97% năm 2011) xuống còn 2,01% vàotháng 9-2021.

- Để dễ hình dung tác động của việc giảm lãi suất lên gánh nặng nợ công, hãy giả sửtoàn bộ nợ công trong cùng giai đoạn, với giá trị tuyệt đối là 2,587 triệu tỷ đồngnăm 2017 và 3,283 triệu tỷ đồng năm 2021, theo số liệu của Bộ Tài chính, là dư nợròng cuối năm sau khi đã trả tiền lãi phát sinh trong kỳ, có lãi suất huy động nhưtrong biểu đồ Trên cơ sở giả định này, tiền lãi phải trả cho dư nợ công trong năm2017 và 2021 lần lượt là 167.000 tỉ đồng (=6,05%*2.587/(100%-6,05%)) và67.000 tỷ đồng (=2,01%*3.283/(100%-2,01%)).

- Giả sử thêm một bước nữa là lãi suất huy động trái phiếu chính phủ năm 2021 vẫnlà 6,05% như của năm 2017 thì tiền lãi phải trả cho dư nợ công năm 2021 sẽ là211.000 tỉ đồng, thay vì 67.000 tỷ đồng như nói ở trên Tức là, do lãi suất đã giảmmạnh nên số tiền lãi tiết kiệm được sẽ là 144.000 tỉ đồng.

- GDP danh nghĩa sau điều chỉnh năm 2021 là 8,480 triệu tỉ đồng Như vậy, mức tiếtkiệm tiền trả lãi từ việc lãi suất đã giảm mạnh sẽ tương đương với 1,7% GDP năm2021 (= 144/8.480) Nếu cộng ngược con số 1,7% của việc tiết kiệm tiền trả lãi nàyvào tỷ lệ nợ công trên GDP năm 2021 là 38,7% thì tỷ lệ nợ công trên GDP năm2021 theo giả định sẽ là 40,4%, không còn chênh lệch nhiều so với tỷ lệ nợ côngtrên GDP năm 2017 là 41,1%.

- Nói cách khác, dù không cần làm gì thêm thì chỉ riêng sự sụt giảm lãi suất huyđộng đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ nợ công trên GDP trong giai đoạn 2017-2021.Điều đáng nói là sự sụt giảm lãi suất này là một yếu tố khách quan, đến từ sự sụtgiảm mặt bằng lãi suất các ngoại tệ mà Việt Nam vay mượn trên thị trường tàichính quốc tế, cũng như (hoặc kéo theo) sự sụt giảm lãi suất trong nước.

- Do đó, như đã nói ở đầu bài, sự cải thiện nợ công giai đoạn 2017-2021 có mộtphần đáng kể là do các nguyên nhân khách quan, cụ thể ở đây là gồm lãi suất huyđộng đã giảm mạnh.

Cơ cấu nợ đã được kéo dài

23

Trang 30

- Đây chính là một nguyên nhân khách quan đáng kể khác (chính xác ra thì là mộtgiải pháp mang tính kỹ thuật) giúp giảm tỷ lệ nợ công trên GDP Tra cứu thông tinvề kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ trong cùng giai đoạn sẽ rút ra được mộtthực tế là kỳ hạn phát hành bình quân đã hầu như liên tục được kéo dài thêm trongcác năm sau so với năm trước.

- Chẳng hạn, kỳ hạn phát hành bình quân năm 2018 cao hơn 0,13 năm so với năm2017 (1), của năm 2019 cao hơn 0,75 năm so với năm 2018 (2), và của năm 2020cao hơn 0,37 năm so với năm 2019, trước khi giảm nhẹ 0,02 năm vào năm 2021 sovới cuối năm 2020 (3).

- Do bối cảnh hiện tại đang thay đổi nên nếu không có biện pháp cắt giảm nợ côngthực chất thì tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ tăng nhanh chóng trở lại trong tương laikhông xa.

- Phía trên ta nói đây là một giải pháp kỹ thuật để giảm tỷ lệ nợ công trên GDP làbởi nếu vay với các kỳ hạn ngắn hơn thì đương nhiên dư nợ gốc và lãi hàng năm sẽtăng lên thay vì trải dài ra trong tương lai Và vì là một giải pháp kỹ thuật nên nóchỉ giúp làm đẹp con số nợ công trên giấy tờ, và cho trước mắt, chứ không phải làthực chất, cho tương lai dài hạn.

- Thậm chí, việc kéo dài kỳ hạn của nợ công đôi khi còn gây thiệt hại hơn cho ngânsách, bởi nợ dài hạn thông thường có lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn (trừ những giaiđoạn bất thường ngắn với đường cong lợi suất bị đảo ngược), dẫn đến tiền lãi hàngnăm tăng lên cho cùng một số dư nợ.

- Hoàn cảnh đã và sẽ thay đổi.

- Hai nguyên nhân khách quan có lợi nói trên có thể sẽ không còn duy trì trong thờigian tới nữa.

- Về lãi suất, xu hướng thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương thế giới, và cảcủa Việt Nam, sẽ làm cho lãi suất huy động của trái phiếu chính phủ bằng cả nội tệvà ngoại tệ không thể tránh khỏi xu hướng dốc ngược – đi lên, làm tăng mạnh gánhnặng trả nợ công hàng năm trong thời gian tới, như đã thấy trong phần giả định nêutrên.

24

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan