NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS OFFICINALIS L ) TẠI HUYỆN PHÚ NINH, QUẢNG NAM

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ GIỐNG MĂNG TÂY XANH (ASPARAGUS OFFICINALIS L ) TẠI HUYỆN PHÚ NINH, QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biểu Mẫu - Văn Bản - Khoa học xã hội - Nông - Lâm - Ngư LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khác Tác giả Trần Quỳnh Thi LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Trường – người cô tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, phòng Đào tạo CTSV, giảng viên khoa KHTNKT đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của em. Những người thân yêu trong gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho em sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để em yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn. Tác giả Trần Quỳnh Thi DANH MỤC CÁC BẢNG Số liệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Diện tích trồng măng tây của các quốc gia hàng đầu trên thế giới năm 2019 12 Bảng 2.1 Danh sách các giống măng tây tham gia thí nghiệm 18 Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 19 Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm 22 Bảng 3.2 Chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng 24 Bảng 3.3 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch măng tơ 26 Bảng 3.4 Mật độ sâu và tỷ lệ bệnh của các đối tượng sâu bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm. 28 Bảng 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống măng tây thí nghiệm 29 Bảng 3.6 Năng suất của các giống măng tây thí nghiệm 30 Bảng 3.7 Chiều dài và đường kình thân măng của các giống măng tây thí nghiệm 32 Bảng 3.8 Chất lượng măng của các giống măng tây thí nghiệm 33 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ Số liệu hình Biểu đồ Tên hình (biểu đồ) Trang Hình 3.1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm 23 Hình 3.2 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch măng tơ (mm) 27 Hình 3.3 Trọng lượng măng trung bình 30 Hình 3.4 Biểu đồ biểu thị sản lượng măng thu hoạch (tấnha) 31 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dạng viết tắt tiếng Việt Dạng đầy đủ ĐC: Đối chứng TN: Thí nghiệm TNL: Lần nhắc lại TLB: Tỷ lệ bệnh TB: Trung bình MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2 3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................... 2 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 1.1. Tổng quan về cây măng tây ............................................................................ 4 1.1.1. Nguồn gốc của cây măng tây ....................................................................... 4 1.1.2. Phân loại cây măng tây ................................................................................ 4 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây măng tây ........................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm sinh thái của cây măng tây ........................................................... 7 1.1.5. Giá trị của cây măng tây............................................................................... 8 1.1.5.1. Giá trị dinh dưỡng ..................................................................................... 8 1.1.5.2. Giá trị kinh tế .......................................................................................... 10 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới và Việt Nam....... 10 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới ......................... 10 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây ở Việt Nam .......................... 12 1.3. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam .......... 14 1.3.1. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới ............................ 14 1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây ở Việt Nam .................... 16 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 18 2.1. Đối tượng, nội dung nghiên cứu ................................................................... 18 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 18 2.1.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 18 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 18 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................... 18 2.2.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................... 19 2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................... 21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 22 3.1. Khả năng nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm ............................................................................................. 22 3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm.......... 23 3.2.1. Chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng ................................................................................................................... 23 3.2.2. Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch măng ......................................... 26 3.3 Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm ............... 27 3.4. Năng suất măng tây ....................................................................................... 28 3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống măng tây thí nghiệm ......... 28 3.4.3. Chất lượng của các giống măng tây thí nghiệm ......................................... 32 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 35 1. Kết luận ............................................................................................................ 35 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 35 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 37 V. PHỤ LỤC ........................................................................................................ 40 A. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... 40 B. PHỤ LỤC THỐNG KÊ ................................................................................... 44 1 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ Asparagaceae là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83 nước và 17 chất khô; trong đó có 2,2 đạm protein, 1,2 đường glucid, 0,6 chất xơ celluloze và các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn... Ngoài giá trị dinh dưỡng, măng tây còn có dược tính: Có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp. Chính vì vậy, loại thực phẩm cao cấp này được giới ẩm thực gọi là “rau vua” 27. Bên cạnh đó, măng tây còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình trên 1.000 m2 trồng măng tây mỗi ngày nông dân có thể thu hoạch từ 5 - 15kg măng (bình quân 10 kgngày1.000 m2). Giá măng tây tươi hiện nay là 60.000 - 90.000 đồngkg (loại 1) và 35.000 - 50.000 đồngkg (loại 2). Như vậy, sau khi trừ mọi chi phí, người trồng măng tây xanh thực lãi từ 100 đến 200 triệu đồngha 5. Nhờ những giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như hiệu quả kinh tế mà hiện nay cây măng tây đã và đang được đưa vào phát triển sản xuất ở nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay ở Việt Nam, măng tây xanh được trồng nhiều ở một số vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh (vùng Củ Chi), Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang,... Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu rau sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 27. Ở Quảng Nam, trạm Khuyến nông – Khuyến lâm tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu tiến hành thí điểm mô hình trồng măng tây xanh an toàn trên 5 sào ruộng tại huyện Núi Thành và Điện Bàn. Hiệu quả đạt được từ mô hình này đã đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định và thay đổi cuộc sống của nhiều hộ gia đình 26. Xã Tam Thành (Quảng Nam) có diện tích đất nông nghiệp gần 1.019 ha, tuy nhiên diện tích trồng rau, đậu và các loại gia vị chỉ có 45ha. Hiện nay, để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân đã bắt đầu hình thành các vùng trồng rau theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu không những ở địa phương mà còn ở các vùng lân cận 9. Để nâng cao thu nhập và tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện 2 tích đất canh tác, thì việc thử nghiệm và trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao như măng tây là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong sản xuất măng tây tại Quảng Nam vẫn còn một số hạn chế như các giống măng tây hiện đang trồng hầu hết được người dân mua từ các doanh nghiệp và đại lý kinh doanh giống, chưa có đánh giá, tuyển chọn giống tốt nên sau khi trồng một thời gian năng suất, chất lượng măng tây bị suy giảm và không đồng đều, hiệu quả kinh tế trồng cây măng chưa đạt được như tiềm năng vốn có của địa phương. Để có cơ sở vững chắc cho sự phát triển măng tây ở tỉnh Quảng Nam nói chung và xã Tam Thành nói riêng thì việc đánh giá, lựa chọn các giống măng tây mới nhập nội có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt và thích ứng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương là hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của một số giống măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) tại huyện Phú Ninh, Quảng Nam” nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn nêu trên. 2. Mục tiêu của đề tài Tuyển chọn được giống măng tây có năng suất, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của xã Tam Thành nói riêng và tỉnh Quảng nam nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm nghiên cứu trên 04 giống măng tây F1 nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ và 1 giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cụ thể như sau: giống Garden, giống Sunlim, giống Atlas, giống Apolo, giống UC1571. 4. Ý nghĩa của đề tài Bổ sung dữ liệu khoa học về cây măng tây trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Làm cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cây măng tây tại tỉnh Quảng Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 82022 – 42023. 3 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày gồm những chương sau: Chương 1. Tổng quan tài liệu (4) Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (20) Chương 3. Kết quả nghiên cứu (24) 4 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây măng tây 1.1.1. Nguồn gốc của cây măng tây Măng tây có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, được trồng và sử dụng như một loại rau 28. Măng tây được trồng trọt kể từ thời Hy Lạp và La Mã . Vì măng tây có khả năng chịu lạnh, chịu hạn và chịu mặn, nên hiện đang được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên toàn thế giới và trở thành một trong những các loại rau lâu năm quan trọng nhất 5. Ở Việt Nam măng tây du nhập vào những năm 1970, được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước 4. 1.1.2. Phân loại cây măng tây Tên khoa học: Asparagus officinalis L. Giới: Plantae Bộ: Asparagsles Họ: Asparagaceae Chi: Asparagus Loài: A.officinalis 1.1.3. Đặc điểm thực vật của cây măng tây Măng tây là cây dạng bụi, thân thảo, lá kim. Cây có hoa đơn tính màu vàng, quả màu đỏ, vỏ hạt cứng, thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới. Hạt măng tây có thể nảy mầm ở 20oC, dưới 15°C hạt không nảy mầm. Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh. Cây cao khoảng 1,3 - 3,8 mét, có thể sống từ 15 - 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều 1. Rễ măng tây: Măng tây thuộc cây trồng lâu năm có bộ rễ phát triển. Trong điều kiện chăm sóc tốt, sau trồng 2 - 5 năm bộ rễ có thể lan rộng 0,7 - 1,0m và ăn sâu tới 2,0m. Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết. Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này tạo 5 thành chùm rễ măng tây, ta gọi là rễ chùm. Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng 6. Hình 1.1. Rễ cây măng tây Thân cành lá măng tây: Măng tây là thực vật thân thảo lâu năm. Chiều cao thân chính trong năm đầu đạt khoảng 150 - 200cm. Cành sinh ra trực tiếp từ thân chính, tán lá mềm rũ xuống. Do thân cây yếu nên trồng ở vùng nhiều gió phải có cây chống, dây buộc hoặc lưới để tránh đổ ngã. Lá biến thái thành dạng lá kim, một chùm có 4-15 lá kim nhỏ mọc xung quanh cành 6. Hình 1.2. Thân cành lá cây măng tây Chồi măng tây: Sản phẩm chính măng tây hàng hóa là các chồi măng non, có tên thương mại là rau măng tây. Chồi măng tây là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng. Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non măng tây xanh khởi đầu có thân màu trắng (măng tây trắng), khi mọc cao khỏi mặt đất, nhờ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nên chúng chuyển thành màu xanh và phát sinh ra cành lá. Chồi 6 măng tây được thu hoạch trong nhiều năm (8 - 10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 đến thứ 5. Sang năm thứ 7 - 8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần phá đi để trồng mới. Khi thu hoạch măng tây, người ta phân loại chồi măng để bán theo đường kính gốc thành các loại 1,2,3,4 6. Hình 1.3. Chồi cây măng tây Hoa măng tây có màu trắng xanh nhạt đến vàng nhạt hình chiếc chuông nhỏ. Chiều dài hoa 4.5 - 6.5mm, 6 cánh gắn liền nhau ở phần đế hoa. Hoa mọc đơn hoặc thành cụm 2 - 3 cái. Cây măng tây là cây đơn tính khác gốc. Cây mang hoa đực và cây mang hoa cái riêng. Đôi khi cũng có những cây lưỡng tính (có cả hoa đực và hoa cái). Những cây cái ra quả chất lượng măng kém hơn những cây đực hoặc cây lưỡng tính 6. Hình 1.4. Hoa cây măng tây Quả măng tây khi chín màu đỏ, có 3 ngăn. Mỗi quả có 3 - 6 hạt nhỏ màu đen, vỏ hạt rất cứng. Khối lượng 1000 hạt khoảng 19g - 45g tùy theo giống. Một lon hạt 7 giống trọng lượng 453,6g có khoảng 20.000 - 25.000 hạt, tỉ lệ nảy mầm trên 90 đạt khoảng 20.000 - 24.000 cây con, đủ để gieo trồng ra đất được 1 hecta cây măng tây (hàng cách hàng 120cm x cây cách cây 45cm, trồng hàng đơn mật độ 18.500 câyhecta, trồng hàng đôi mật độ 27.000 câyhecta) 6. Hình 1.5. Qủa cây măng tây Hình 1.6. Hạt cây măng tây 1.1.4. Đặc điểm sinh thái của cây măng tây Măng tây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, yêu cầu điều kiện sinh thái như sau: Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho măng tây sinh trưởng phát triển trong khoảng 25o - 33oC. Nhiệt độ quá cao 37o - 39oC, hoặc quá thấp 10o - 12oC, có nhiều sương giá (miền núi phía Bắc Việt Nam) cây không sinh trưởng được, hiệu quả kinh 8 tế thấp. Hạt măng tây nảy mầm ở nhiệt độ 20oC - 25oC. Măng tây đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20o - 30oC 6. Ánh sáng: Măng tây là cây ưa ánh sáng, không chịu che rợp, thời gian chiếu sáng thích hợp trên 7 - 8 giờngày. Trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm 6. Ẩm độ, lượng mưa, nước tưới: Măng tây ưa ẩm độ không khí 60 - 70, ẩm độ đất 70 - 75, yêu cầu lượng mưa thấp 100 - 150cm, thế đất gò cao ráo, thoát nước tốt, đất bằng phẳng độ dốc không quá 10, không bị ngập úng, không nhiễm phèn, nhiễm mặn. Không trồng trên đất có tầng đất sét cứng, sạn sỏi, đá ngầm 6. Gió: Gió nhẹ dưới cấp 3 (3 - 5ms hay 12 - 19kmh) cây măng tây sinh trưởng tốt, ít bị bệnh hại do sương không đọng trên lá. Những vùng oi nóng không có gió, sương nhiều, trồng măng tây hiệu quả kinh tế thấp do bị bệnh. Gió nhẹ thì việc trao đổi không khí thuận lợi, cây trồng có đủ khí O2 (ban đêm) và CO2 (ban ngày) để hô hấp, năng suất cao hơn. Gió mạnh cấp 4 trở lên (trên 5ms hay trên 20 kmh) làm thân cây bị nứt gãy, lay gốc, bật rễ, chồi măng cong vẹo, năng suất và phẩm chất giảm. Gió mạnh làm tăng mức độ bốc thoát hơi nước, cây khô héo, sinh trưởng còi cọc 6. 1.1.5. Giá trị của cây măng tây 1.1.5.1. Giá trị dinh dưỡng Măng tây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, (protit 2,2, gluxit 1,2, xenluloza 2,3 tro 0,6, canxi 21mg). Nó chứa ít calo và hầu như không có chất béo, rất ít natri và chứa nhiều glutathione (26 - 40 mg100g trọng 9 lượng tươi) so với các loại trái cây và rau quả khác. Vì hàm lượng glutathione cao nên có lợi cho con người về các vấn đề tim mạch. Ngoài ra, theo y học hiện đại, chất glutathione trong măng tây còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này 19. Măng tây có hàm lượng vitamin C (axit ascorbic) cao, từ 20 đến 38mg100g tương ứng với măng tây trắng và măng tây xanh. Vitamin C trong măng tây có tác dụng làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm và là chất chống oxy hoá có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh động mạch vành và giảm tác dụng của lão hóa. Thêm vào đó, vitamin C giúp hấp thụ sắt và có liên quan đến sự trao đổi chất của folate và protein. Nó tăng cường hiệu quả của một chất chống oxy hóa khác là vitamin E và đã được chứng minh là làm giảm bệnh tim. Ngoài vitamin C, trong cây măng tây còn chứa đầy đủ các vitamin A (30μg 100g) và vitamin E (2 mg100g) 13. Măng tây xanh rất giàu dược tính. Từ những năm 500 trước công nguyên, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm thuốc phòng trị bệnh. Từ rễ cây măng tây xanh người Pháp đã bào chế ra sirop descinq raciness có tác dụng lợi tiểu, một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi 5. Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non. Dùng măng tây xanh nấu canh hoặc sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, phòng trị các bệnh đau bàng quang, suy gan, suy thận... 5. Măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là innulin - rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng, giúp sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactobacilli và bifidobacteria. Ngoài ra, chúng còn tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng. Giới khoa học còn cho rằng măng tây còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ, tăng cường tuyến sữa ở phụ nữ đang cho con bú. Nhờ giàu axit folic và folacin, măng tây rất có ích cho quá trình hình thành và phát triển tế bào máu, tránh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Beta- 10 carotene có trong măng tây rất có lợi cho thị giác, ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể 23 1.1.5.2. Giá trị kinh tế Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ. Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau theo FAO, USDA (2011) 15. Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấnnăm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan 3. Công ty Việt Hoa Mỹ (2013) cho biết, măng tây xanh được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Mỗi ngày, Việt Hoa Mỹ thực hiện xuất khẩu từ 500kg - 1 tấn măng tây sang 20 nước khác nhau. Đơn vị này cũng trồng 50ha măng tây ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. "Nhu cầu thị trường nước ngoài rất lớn, có khi đặt hàng chục tấntuần nhưng công ty chưa đáp ứng được vì măng tây khó trồng, công chăm sóc lớn, diện tích trên cả nước lại chưa lớn nên chưa đủ nguồn cung" 3. 1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới Măng tây (Asparagus officinalis) có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu, măng tây ít phổ biến vào thời Trung cổ nhưng đã được trồng lại vào thế kỷ 16. Vua Louis XIV đã xây một nhà kính đặc biệt để trồng măng tây. Ở phương Tây nói chung và ở Châu Âu nói riêng, do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt, cây măng tây phải trồng 3 năm mới có thể cho thu hoạch và mỗi năm họ chỉ thu hoạch được sản phẩm trong một thời gian rất ngắn khoảng 3 tháng. Còn từ mùa thu đến mùa đông họ phải nghỉ thu hoạch vì cây ngủ đông không phát triển và không cho măng, đến mùa xuân họ mới bắt đầu chăm sóc cây 25. Măng tây là một sản phẩm được trồng và tiêu thụ rộng rãi. Các nước tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, Đức và Tây Ban Nha. Tiêu thụ ở Trung Quốc đang tăng nhanh. Sản 11 xuất và tiêu thụ măng tây ít phát triển ở châu Phi. Việc trồng trọt chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ ở Marốc và Nam Phi 5. Theo báo cáo của Limgroup, đến tháng 01 năm 2016 diện tích trồng măng tây ở Trung Quốc (khoảng 70.000 ha), Peru (khoảng 25.000 ha), Đức (khoảng 22.000 ha) và Mexico (khoảng 16.000 ha). Trong bốn quốc gia đã đề cập trên thì khu vực Mexico đang phát triển nhanh nhất. Trọng tâm của việc sản xuất là chủ yếu bán hàng sang Mỹ. Tại Mỹ, khu vực này đã giảm gần 65 trong 12 năm qua. Một trong những lý do là thỏa thuận NAFTA, trong đó thuế nhập khẩu đối với măng tây Mexico giảm từ 25 xuống còn 0 18. Tại Châu Âu, tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây tương đối ổn định. Đức là nước có diện tích trồng măng tây lớn nhất châu Âu và gần như 80 sản phẩm măng tây trắng của nước này được độc quyền tiêu thụ trong nước. Nước có diện tích trồng nhanh nhất là Anh. Ở đây chỉ trồng măng tây xanh và diện tích này đã tăng khoảng 50 lên khoảng 2.000 ha trong 10 năm trở lại đây. Mức độ tiêu thụ măng tây ở Anh cũng tăng nhanh như diện tích trồng vì vậy nước này vẫn còn nhu cầu nhập khẩu măng tây trong suốt vụ thu hoạch 18. Trong những năm qua, diện tích trồng măng tây trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng; đến năm 2019, Trung Quốc vẫn là quốc gia có diện tích trồng măng tây lớn nhất với 93.000 ha chiếm 37 so với diện tích toàn thế giới, tăng 23.000 ha so với năm 2016. Tiếp đến là Mêxico 29.000 ha chiếm 12 so với diện tích toàn thế giới, tăng 13.000 ha so với năm 2016. Ở Châu Âu, Đức vẫn là quốc gia có diện tích trồng măng tây lớn nhất với 28.500 ha đến năm 2019 chiếm 11 so với diện tích toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 3 về diện tích trồng măng tây trên toàn thế giới, tăng 6.500 ha so với năm 2016; đây là quốc gia chủ yếu sản xuất măng tây trắng phục vụ tiêu dùng trong nước với tỷ lệ trồng măng tây trắng lên đến 98 (Bảng 1.2) 11. 12 Bảng 1.1. Diện tích trồng măng tây của các quốc gia hàng đầu trên thế giới năm 2019 Xếp hạng Quốc gia Diện tích trồng (ha) Tỷ lệ trồng măng tây xanh () Tỷ lệ trồng măng tây trắng () 1 Trung Quốc 93.000 80 20 2 Mêxicô 29.000 95 5 3 Đức 28.500 2 98 4 Peru 22.000 40 60 5 Mỹ 21.000 98 2 6 Tây Ban Nha 15.000 80 20 7 Italia 6.500 85 15 (Nguồn: Asparagus World năm 2019) 11. 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây ở Việt Nam Cây măng tây đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp, nhưng ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển được. Thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy rau măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hóc Môn)... Nhưng ngày đó diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển 7. Đến năm 1988 một Việt kiều Đức đã mang 500g hạt giống măng tây về trồng thử ở Đà Lạt, khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt cành khi cây vừa 2 - 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây măng tây để cắt lá kiểng trang trí. Mãi đến năm 2005, cây măng tây mới thực sự có mặt trở lại ở Việt Nam đúng với giá trị thật của nó 5. Tại Quảng Nam: Thông qua công tác điều tra khảo sát về cây măng tây tại thị xã Điện Bản cho thấy. Hiện nay nhân dân có trồng cây măng tây, thường gọi là cây liễu, mỗi hộ chỉ trồng một vài bụi để thu hoạch cành lá cắm với hoa cắt cành, trang trí trong nhà. Năm 2014, Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ cho 02 hộ nông dân tại thôn Hà My trồng thử nghiệm 2.000m, qua một năm trồng thử nghiệm đến nay đã cho kết quả rất khả quan. Hiện nay nhiều hộ 13 nông dân liên kết thành tổ hợp tác sản xuất cây măng tây để cung cấp ra thị trường với giả bình quân 80.000₫ kg măng tây 2. Tại Bắc Ninh: Vào tháng 92015, trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh triển khai đề tài khoa học "Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây măng tây trên vùng đất bãi" với sự tham gia của các hộ nông dân huyện Gia Bình. Đề tài sử dụng giống măng tây Fl Jersey Giant và bước đầu đem lại những kết quả khả quan. Đến nay, toàn tỉnh hiện có hơn 15ha trồng và sản xuất măng tây theo mô hình VietGAP. Ban đầu, kỹ thuật trồng còn thấp, đầu ra cho giống cây này còn hạn chế nên mô hình trồng măng tây gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian, bà con nơi đây nhận thấy sản xuất măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP giúp nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm 5. Tại Ninh Thuận năm 2010 - 2012 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã tiến thực hiện “Chuyển giao mô hình thâm canh rau măng tây đạt năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP". Kết quả đã xây dựng và chuyển giao thành công quy trình sản xuất măng tây đạt năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP. 5ha măng tây thực hiện mô hình trình diễn đã được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm, trong đó 2,6ha của tổ hợp tác sản xuất măng tây an toàn VietGAP - Văn Hải và 2,4 ha của Tổ hợp tác sản xuất măng tây an toàn VietGAP - An Hải; năng suất măng của mô hình tăng 15,6; giá bản tăng 19, lãi rộng cao hơn so với đối chứng là 176,194.000 đồnghanăm (tăng 86,7). Từ đó đến nay diện tích trồng măng tây tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên 10. Tại Tp Hồ Chí Minh, năm 2005 cây măng tây xanh được trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cẩm Hoa phối hợp tổ chức trồng thí điểm 4 hecta tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Sau 3 năm trồng, kết quả cho thấy cây măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước 8. Hiện nay nhiều vùng như: Bến Lức, Đức Hoà (Long An); Long Thành (Đồng Nai); Sông Xoài, Châu Pha, Suối Rao, Bưng Riền (Bà Rịa Vũng Tàu), Hàm Thuận 14 Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh (Bình Phước), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Hậu (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vĩnh Long (Bến Tre), Đắc Nông, Đắc Lắk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... đã trồng được cây măng tây lấy rau tiêu dùng trong nước 5. 1.3. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới Măng tây là một loại rau nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở các vùng khác trên thế giới. Các nghiên cứu về sự phù hợp của các giống măng tây trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới đã được tiến hành tại International Asparagus Cultivar Trial trong hơn 30 năm 22, 12, 17, 16. - Tại Châu Mỹ Mullen và công sự (1999) đã thu thập dữ liệu về năng suất măng, số măng và trọng lượng trung bình của măng từ 2 thử nghiệm ở thung lũng Bắc San Joaquin của California - Mỹ qua 4 vụ thu hoạch. Các dòng thử nghiệm gồm: 13 dòng măng tây của Đại học California và Đại học Rutgers và 01 giống của nhà tạo giống tư nhân. Thử nghiệm được tiến hành tại 02 trang trại là Solari (Clements, California) và Speckman Farms (Roberts Island phía tây Stockton, California) từ năm 1994 - 1997. Tại nông tại Solari, năng suất thương phẩm của loại măng có kích thước 23cm đạt cao nhất là dòng F189 x HS104 (4.620kgha), tiếp đến là các dòng F608 x M138 (4.520kgha), Apollo (4.510kgha) và Jersey Giant (4.282 kgha). Trọng lượng măng trung bình của các dòng măng tây lớn nhất dao động từ dòng Jersey Giant (21,4g) đến dòng F189 x HS104 (26,5g). Chất lượng măng tốt nhất là các dòng F189 x HS104, F609 x M138, UC 157F1 và F597 x M138. Tại nông trại Speckman, sản lượng măng cao nhất là các dònggiống Greenwich (5.012kgha), F609 x M138 (4.165kgha), F597 x M138 (3.459kgha), Ida Lea (3.412kgha) và Apollo (3.406kgha). Chất lượng măng đạt cao nhất là các dònggiống F609 x M138, F597 x M138, UC 157F1, Apollo và RF110 x M138. Trọng lượng măng trung bình của các giống hàng đầu dao động từ dònggiống F597 x M138 (22,1g) đến dònggiống F189 x HS185 (29,8g) 21. 15 González và Del Pozo (2002) đã tiến hành 02 thí nghiệm trồng thử các giống măng tây khác nhau trên đất núi lửa ở Chi Lê trong 3 năm. Thí nghiệm 1, gồm 06 giống Đức và 04 giống ở California - Mỹ. Thí nghiệm 2, gồm 09 giống Jersey và 02 giống California - Mỹ. Số lượng, trọng lượng và đường kính của măng của 2 thí nghiệm được thu hoạch hàng ngày khi măng dài 18 cm. Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm 1 năng suất măng thương phẩm thu được từ các giống California cao hơn so với các giống Đức trừ giống Vulkan. Trong số các giống California thì giống Atlas có số măng và năng suất măng thương phẩm cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ măng có đường kính nhỏ (7 - 17mm) dùng cho xuất khẩu lại chiếm tỷ lệ thấp, tương tự đối với các giống Apollo và Grande. Các giống Đức có tỷ lệ măng đường kính nhỏ (7 - 17mm), tuy cao nhưng do năng suất thấp hơn các giống California nên sản lượng xuất khẩu của chúng thấp. Ở thí nghiệm 2, sản lượng luỹ kế tích lũy cao nhất đạt được ở các giống Jersey Knight, Jersey Supreme và UC- 157, tuy nhiên các giống Jersey Knight và Jersey Supreme cho tỷ lệ phần trăm kích thước măng từ 7 - 17mm thấp. Năng suất thương phẩm của giống UC-157 cao hơn UC-157 F2. Trong số các giống khác của Jersey, thì giống J. Jewel có tỉ lệ kích thước măng từ 7 - 17mm lớn nhất (gần 90), tuy nhiên năng suất thương phẩm của giống này thấp hơn giá trị trung bình 16. Năm 2007, María Inés González tiến hành trồng thử nghiệm trồng 03 giống măng tây Atlas, Grande và Apollo gieo từ hạt và 06 giống măng tây Jersey Giant, Jersey Gem, Jersey General, Jersey King, Jersey Knight và Jersey Supreme trồng từ cây ghép của trang trại măng tây Jersey (New Jersey), các giống đối chứng là UC-157 F1 và F2 trên vùng đất núi lửa ở Chi Lê. Măng được thu hoạch khi có chiều dài 18cm. Kết quả cho thấy, năng suất thương phẩm thu hoạch được cao nhất là giống Jersey Supreme (43 mgha trong 5 năm) và thấp nhất là giống Apollo (17,8 mgha). Năng suất của 02 giống đối chứng UC157 F1 (24,9 mgha) và F2 (24,3 mgha) tương đương nhau (P ≤ 0,05) và tương đương với các giống Jersey khác, nhưng cao hơn giống Apollo 20. - Tại Châu Á Cueto và Lesnick (1999) khi đánh giá khả năng thích ứng và năng suất của 16 7 giống măng tây tại Polomolok, South Cotabato, Philippines trong 2 năm 1995 và 1996. Trong đó, gồm 6 giống là Jersey Giant, Knight Knight, Apollo, Atlas, Grande và Viola và giống UC-157 là giống thương mại. Kết quả đánh giá cho thấy, giống Atlas có năng suất măng cao nhất (11,289kgha) so với các giống còn lại. Tiếp theo là các giống Viola (10.504kgha), Grande (9.803kgha), Apollo (7.816kgha), UC 157 (7.649kgha), Jersey Giant (5.812 kgha) và thấp nhất là giống Knight Jersey (5.645kgha). Mặt khác, chất lượng của măng có ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm của măng, nghĩa là mặc dù giống Jersey Giant có trọng lượng cây măng lớn nhất nhưng năng suất thương phẩm lại thấp nhất. Trong khi đó, giống Atlas vừa có năng suất cao và vừa có tỷ lệ thương phẩm cao. Từ đó, ông đề xuất sử dụng giống Atlas để trồng măng tây thương phẩm tại Polomolok, South Cotabato và Philippines 14. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây ở Việt Nam Giống măng tây bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1988, khi một Việt kiều ở Đức đã mang 500gr giống cây măng tây xanh Mary Washington (F1) của Hoa Kỳ về trồng ở Đà Lạt. Nhưng khi cây măng tây xanh vừa được 2 - 3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành, dự án bị thất bại 2. Năm 2005, trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh du nhập giống măng tây xanh F2 UC 157 vào trồng thử nghiệm 04ha tại huyện Củ Chi, từ đó nhiều vùng từ Nam chí Bắc đã trồng cây măng tây xanh như Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bến Tre, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...2. Năm 2013, tại thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ đã tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển giống măng tây xanh UC 157. Qua theo dõi cho thấy: tỷ lệ nảy mầm: 80; với năng suất thực tế 1,4kg250m2ngày tương đương 10,08 - 11,76 tấnhanăm và giá trị thu được trên 504 - 588 triệuhanăm (Đơn giá 50.000đkg măng tươi) 2. Năm 2014, dưới sự chủ trì của phòng kinh tế thị xã Điện Bàn đã thực hiện đề tài “Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn Hà Đông, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” đã thu được kết quả như sau: Với 17 diện tích trồng giống măng tây xanh lai UC 157, trồng bằng phương pháp tách chồi rễ, trồng theo hàng đơn, sau 9 tháng trồng mỗi ngày cho thu hoạch 1,4kgngày250m2 cho thấy tiềm năng năng suất cao, doanh thu ước đạt 500 triệuhanăm 2. Năm 2023, dưới sự kiểm tra, giám sát của sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã thực hiện mô hình “Nghiên cứu hoàn thiện các điều kiện kỹ thuật từ quy trình trồng măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) để xây dựng mô hình ứng dụng trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng", do trung tâm Công nghệ sinh học chủ trì và cử nhân Trần Thị Hoàng Oanh làm chủ nhiệm đã thu được kết quả như sau: Với diện tích trồng thử nghiệm 03 giống măng tây xanh gồm: Grand, Atlas và Sunlim, đánh giá bước đầu các giống măng tây phát triển tốt, khỏe mạnh, ít bệnh hại 24. Cây măng tây xanh nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có nguồn giống lai tạo từ dòng F1, được sản xuất tại Hoa Kỳ, thường thấy có các loại giống sau: Martha Washington, Mary Washington, Jersey King, Jersey Titan, California 301, California500, UC-72, UC-157, UC-309, Greenwich, Apollo, Atlas, Grande, Dulce Verde, Sunlim, Purple Passion (măng tây đỏ tím)…29 18 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, nội dung nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Thí nghiệm nghiên cứu trên 04 giống măng tây F1 nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ, Hà Lan và 01 đối chứng có nguồn gốc từ Mỹ, cụ thể như sau: Bảng 2.1. Danh sách các giống măng tây tham gia thí nghiệm STT Tên giống Ký hiệu giống Nguồn gốc Cấp giống 1 UC157 (ĐC) G1 Mỹ F1 2 Atlas G2 Mỹ F1 3 Garden G3 Mỹ F1 4 Apolo G4 Mỹ F1 5 Sunlim G5 Hà Lan F1 2.1.2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá khả năng nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm. Đánh giá mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm. Đánh giá năng suất của các giống măng tây thí nghiệm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm thực hiện gồm 5 công thức là 5 giống măng tây Sunlim, Atlas, Garden, Apolo và UC157 được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, tổng cộng 15 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 33,6m2 (28m x 1,2m x 1 hàng), tổng diện tích cả phần bảo vệ 600m2 . Mật độ, khoảng cách trồng: Trồng hàng đơn với mật độ 18.500 câyhecta (Hàng cách hàng 120cm, cây cách cây 45cm). 19 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm LNL1 G1 G2 G3 G4 G5 LNL2 G3 G4 G2 G5 G1 LNL3 G4 G1 G5 G3 G2 2.2.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu a. Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm ở giai đoạn xuất vườn. - Tỷ lệ nảy mầm (): Tổng số hạt nảy mầmtổng số hạt gieo x 100. - Chiều cao cây trong giai đoạn xuất vườn (cm): đo chiều cao cây từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây. Tính chiều cao trung bình. b. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm. - Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): đo chiều cao từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi ô theo dõi trên 10 cây, định kỳ 15 ngày một lần. - Chiều cao cây tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi ô theo dõi trên 10 cây. - Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ (mm): đo đường kính thân tại vị trí cách 2cm so với mặt đất, mỗi ô theo dõi trên 10 cây. c. Mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm. - Đối với bệnh hại: Bệnh thán thư, đốm tím, nứt thân. Điều tra 10 cây ngẫu nhiên cho 1 ô. Đếm tổng số cây bị bệnh. Tính tỷ lệ bệnh (TLB) theo công thức: TLB ()= Tổng số cây bị bệnh X100 Tổng số cây điều tra - Đối với sâu hại: sâu khoang, sâu róm. Điều tra 10 cây ngẫu nhiên cho 1 ô, thời gian điều tra vào lúc sáng sớm (từ 7- 9 giờ) hoặc chiều mát (từ 15-17 giờ). Tính mật độ sâu (concây). d. Năng suất và chất lượng 20 - Năng suất: + Năng suất măng thu hoạchngàyha (kg): tính tổng sản lượng măng mỗi ngày thu hoạch trên ô. + Số lượng măng trung bìnhcây: theo dõi số lượng măng 10 câyô. Tính toán số lượng măng trung bìnhcây. + Chiều dài măng trung bình (cm): đo chiều dài ngẫu nhiên của 10 măngô. Tính chiều dài măng trung bình. + Đường kính măng (mm): đo đường kính của măng cách vị trí cắt thu hoạch 2 cm. Đo đường kính trung bình 10 măngô. Tính đường kính măng trung bình. + Trọng lượng măng trung bình (g): cân trọng lượng 10 măngô. Tính trọng lượng trung bình của mỗi măng. + Sản lượng măng s...

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khác

Tác giả

Trần Quỳnh Thi

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths Nguyễn Thị Trường – người cô tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận

Em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu, phòng Đào tạo & CTSV, giảng viên khoa KHTN&KT đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu

Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của em Những người thân yêu trong gia đình đã thực sự là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho em sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để em yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn

Tác giả

Trần Quỳnh Thi

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích trồng măng tây của các quốc gia hàng đầu

Bảng 2.1 Danh sách các giống măng tây tham gia thí nghiệm 18

Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn

của các giống măng tây thí nghiệm 22

Bảng 3.2 Chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm

Bảng 3.3 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch măng tơ 26 Bảng 3.4 Mật độ sâu và tỷ lệ bệnh của các đối tượng sâu bệnh

hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm 28

Bảng 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống măng

Bảng 3.6 Năng suất của các giống măng tây thí nghiệm 30 Bảng 3.7 Chiều dài và đường kình thân măng của các giống

Bảng 3.8 Chất lượng măng của các giống măng tây thí nghiệm 33

Trang 4

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

Số liệu hình/

Hình 3.1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai

đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm 23

Hình 3.2 Đường kính thân giai đoạn thu hoạch măng tơ (mm) 27

Hình 3.4 Biểu đồ biểu thị sản lượng măng thu hoạch (tấn/ha) 31

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Dạng viết tắt tiếng Việt Dạng đầy đủ

Trang 6

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa của đề tài 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Bố cục của đề tài 3

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về cây măng tây 4

1.1.1 Nguồn gốc của cây măng tây 4

1.1.2 Phân loại cây măng tây 4

1.1.3 Đặc điểm thực vật của cây măng tây 4

1.1.4 Đặc điểm sinh thái của cây măng tây 7

1.1.5 Giá trị của cây măng tây 8

1.1.5.1 Giá trị dinh dưỡng 8

1.1.5.2 Giá trị kinh tế 10

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới và Việt Nam 10

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây ở Việt Nam 12

1.3 Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam 14

1.3.1 Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới 14

1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây ở Việt Nam 16

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu 18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.2 Nội dung nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

Trang 7

2.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 19

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

3.1 Khả năng nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm 22

3.2 Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm 23

3.2.1 Chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng 23

3.2.2 Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch măng 26

3.3 Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm 27

3.4 Năng suất măng tây 28

3.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống măng tây thí nghiệm 28

3.4.3 Chất lượng của các giống măng tây thí nghiệm 32

III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

Trang 8

I MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Măng tây (Asparagus officinalis L.) thuộc họ Asparagaceae là một loại rau cao

cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước và 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 0,6% chất xơ celluloze và các chất khoáng như Mg, K, Ca, Zn Ngoài giá trị dinh dưỡng, măng tây còn có dược tính: Có tác dụng chống lão hóa, chống béo phì, làm giàu sữa mẹ và đặc biệt là giảm lượng cholesteron trong máu, giúp ổn định huyết áp Chính vì vậy, loại thực phẩm cao cấp này được giới ẩm thực gọi là “rau vua” [27]

Bên cạnh đó, măng tây còn là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình trên 1.000 m2 trồng măng tây mỗi ngày nông dân có thể thu hoạch từ 5 - 15kg măng (bình quân 10 kg/ngày/1.000 m2) Giá măng tây tươi hiện nay là 60.000 - 90.000 đồng/kg (loại 1) và 35.000 - 50.000 đồng/kg (loại 2) Như vậy, sau khi trừ mọi chi phí, người trồng măng tây xanh thực lãi từ 100 đến 200 triệu đồng/ha [5]

Nhờ những giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như hiệu quả kinh tế mà hiện nay cây măng tây đã và đang được đưa vào phát triển sản xuất ở nhiều địa phương trong cả nước Hiện nay ở Việt Nam, măng tây xanh được trồng nhiều ở một số vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh (vùng Củ Chi), Bình Phước, Vĩnh Long, An Giang, Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu rau sạch cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [27]

Ở Quảng Nam, trạm Khuyến nông – Khuyến lâm tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu tiến hành thí điểm mô hình trồng măng tây xanh an toàn trên 5 sào ruộng tại huyện Núi Thành và Điện Bàn Hiệu quả đạt được từ mô hình này đã đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định và thay đổi cuộc sống của nhiều hộ gia đình [26]

Xã Tam Thành (Quảng Nam) có diện tích đất nông nghiệp gần 1.019 ha, tuy nhiên diện tích trồng rau, đậu và các loại gia vị chỉ có 45ha Hiện nay, để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân đã bắt đầu hình thành các vùng trồng rau theo hướng hữu cơ để đáp ứng nhu cầu không những ở địa phương mà còn ở các

Trang 9

tích đất canh tác, thì việc thử nghiệm và trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao như măng tây là hết sức cần thiết Tuy nhiên, trong sản xuất măng tây tại Quảng Nam vẫn còn một số hạn chế như các giống măng tây hiện đang trồng hầu hết được người dân mua từ các doanh nghiệp và đại lý kinh doanh giống, chưa có đánh giá, tuyển chọn giống tốt nên sau khi trồng một thời gian năng suất, chất lượng măng tây bị suy giảm và không đồng đều, hiệu quả kinh tế trồng cây măng chưa đạt được như tiềm năng vốn có của địa phương

Để có cơ sở vững chắc cho sự phát triển măng tây ở tỉnh Quảng Nam nói chung và xã Tam Thành nói riêng thì việc đánh giá, lựa chọn các giống măng tây mới nhập nội có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt và thích ứng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của địa phương là hết sức cần thiết Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của một số giống măng tây

xanh (Asparagus officinalis L.) tại huyện Phú Ninh, Quảng Nam” nhằm giải quyết

các vấn đề thực tiễn nêu trên

2 Mục tiêu của đề tài

Tuyển chọn được giống măng tây có năng suất, phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của xã Tam Thành nói riêng và tỉnh Quảng nam nói chung

3 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu trên 04 giống măng tây F1 nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ và 1 giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cụ thể như sau: giống Garden, giống Sunlim, giống Atlas, giống Apolo, giống UC1571

4 Ý nghĩa của đề tài

Bổ sung dữ liệu khoa học về cây măng tây trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Làm cơ sở để hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cây măng tây tại tỉnh Quảng Nam

Trang 10

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được trình bày gồm những chương sau:

Chương 1 Tổng quan tài liệu (4)

Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu (20) Chương 3 Kết quả nghiên cứu (24)

Trang 11

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây măng tây

1.1.1 Nguồn gốc của cây măng tây

Măng tây có nguồn gốc từ châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, được trồng và sử dụng như một loại rau [28]

Măng tây được trồng trọt kể từ thời Hy Lạp và La Mã Vì măng tây có khả năng chịu lạnh, chịu hạn và chịu mặn, nên hiện đang được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên toàn thế giới và trở thành một trong những các loại rau lâu năm quan trọng nhất [5]

Ở Việt Nam măng tây du nhập vào những năm 1970, được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước [4]

1.1.2 Phân loại cây măng tây

Tên khoa học: Asparagus officinalis L

Giới: Plantae Bộ: Asparagsles Họ: Asparagaceae

Chi: Asparagus Loài: A.officinalis

1.1.3 Đặc điểm thực vật của cây măng tây

Măng tây là cây dạng bụi, thân thảo, lá kim Cây có hoa đơn tính màu vàng, quả màu đỏ, vỏ hạt cứng, thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới Hạt măng tây có thể nảy mầm ở 20oC, dưới 15°C hạt không nảy mầm Theo Bailey thì măng tây là một chi lớn (khoảng 150 loài) dạng cây thân thảo lưu niên có thân gỗ leo, mềm, được trồng hầu như cho mục đích lấy cành lá làm cây cảnh Cây cao khoảng 1,3 - 3,8 mét, có thể sống từ 15 - 20 năm, khi cây mọc cao thân ngã màu xanh và phân cành nhiều [1]

Rễ măng tây: Măng tây thuộc cây trồng lâu năm có bộ rễ phát triển Trong điều kiện chăm sóc tốt, sau trồng 2 - 5 năm bộ rễ có thể lan rộng 0,7 - 1,0m và ăn sâu tới 2,0m Ngay sau khi hạt nảy mầm, rễ chính rất ngắn bị chết Thay vào đó là một rễ trụ thẳng đứng được tạo thành và các rễ khác mọc ngang từ rễ trụ này tạo

Trang 12

thành chùm rễ măng tây, ta gọi là rễ chùm Sau đó ở khoảng cách gần mặt đất, trên các đốt của rễ trụ hình thành các thân mầm mới - được gọi là măng [6]

Hình 1.1 Rễ cây măng tây

Thân cành lá măng tây: Măng tây là thực vật thân thảo lâu năm Chiều cao thân chính trong năm đầu đạt khoảng 150 - 200cm Cành sinh ra trực tiếp từ thân chính, tán lá mềm rũ xuống Do thân cây yếu nên trồng ở vùng nhiều gió phải có cây chống, dây buộc hoặc lưới để tránh đổ ngã Lá biến thái thành dạng lá kim, một chùm có 4-15 lá kim nhỏ mọc xung quanh cành [6]

Hình 1.2 Thân cành lá cây măng tây

Chồi măng tây: Sản phẩm chính măng tây hàng hóa là các chồi măng non, có tên thương mại là rau măng tây Chồi măng tây là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây măng Trước khi nhú khỏi mặt đất, các chồi non măng tây xanh khởi đầu có

Trang 13

măng tây được thu hoạch trong nhiều năm (8 - 10 năm) nhưng sản lượng lớn thường tập trung ở các năm thứ 3 đến thứ 5 Sang năm thứ 7 - 8, khi năng suất và chất lượng giảm thì cần phá đi để trồng mới Khi thu hoạch măng tây, người ta phân loại chồi măng để bán theo đường kính gốc thành các loại 1,2,3,4 [6]

Hình 1.3 Chồi cây măng tây

Hoa măng tây có màu trắng xanh nhạt đến vàng nhạt hình chiếc chuông nhỏ Chiều dài hoa 4.5 - 6.5mm, 6 cánh gắn liền nhau ở phần đế hoa Hoa mọc đơn hoặc thành cụm 2 - 3 cái Cây măng tây là cây đơn tính khác gốc Cây mang hoa đực và cây mang hoa cái riêng Đôi khi cũng có những cây lưỡng tính (có cả hoa đực và hoa cái) Những cây cái ra quả chất lượng măng kém hơn những cây đực hoặc cây lưỡng tính [6]

Hình 1.4 Hoa cây măng tây

Quả măng tây khi chín màu đỏ, có 3 ngăn Mỗi quả có 3 - 6 hạt nhỏ màu đen, vỏ hạt rất cứng Khối lượng 1000 hạt khoảng 19g - 45g tùy theo giống Một lon hạt

Trang 14

giống trọng lượng 453,6g có khoảng 20.000 - 25.000 hạt, tỉ lệ nảy mầm trên 90% đạt khoảng 20.000 - 24.000 cây con, đủ để gieo trồng ra đất được 1 hecta cây măng tây (hàng cách hàng 120cm x cây cách cây 45cm, trồng hàng đơn mật độ 18.500 cây/hecta, trồng hàng đôi mật độ 27.000 cây/hecta) [6]

Hình 1.5 Qủa cây măng tây

Hình 1.6 Hạt cây măng tây

1.1.4 Đặc điểm sinh thái của cây măng tây

Măng tây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, yêu cầu điều kiện sinh thái như sau:

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho măng tây sinh trưởng phát triển trong khoảng 25o - 33oC Nhiệt độ quá cao 37o - 39oC, hoặc quá thấp 10o - 12oC, có nhiều

Trang 15

tế thấp Hạt măng tây nảy mầm ở nhiệt độ 20oC - 25oC Măng tây đặc biệt thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 20o - 30oC [6]

Ánh sáng: Măng tây là cây ưa ánh sáng, không chịu che rợp, thời gian chiếu sáng thích hợp trên 7 - 8 giờ/ngày Trồng măng tây ở nơi bị che rợp, hiệu suất quang hợp thấp, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm [6]

Ẩm độ, lượng mưa, nước tưới: Măng tây ưa ẩm độ không khí 60 - 70%, ẩm độ đất 70 - 75%, yêu cầu lượng mưa thấp <1000 mm/năm Nước tưới là nước ngọt không nhiễm mặn, nhiễm phèn (nước mương thủy lợi, nước ao hồ, nước giếng khoan) Măng tây rất sợ úng nước, ngập nước 8 giờ chồi măng biến dạng cong vẹo, thối rễ cây không cho thu hoạch, ngập nước 24 giờ măng sẽ chết [6]

Đất trồng măng tây: Đất trồng măng tây tốt nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ, đất phù sa mới, bồi ven sông, đất cát pha Độ chua pH= 6.5 – 7.5, nếu đất quá chua pH<4, cây măng tây bị bạc lá không phát triển được do rối loạn dinh dưỡng, mực nước ngầm sâu >1m Tầng canh tác dày >100 - 150cm, thế đất gò cao ráo, thoát nước tốt, đất bằng phẳng độ dốc không quá 10%, không bị ngập úng, không nhiễm phèn, nhiễm mặn Không trồng trên đất có tầng đất sét cứng, sạn sỏi, đá ngầm [6]

Gió: Gió nhẹ dưới cấp 3 (3 - 5m/s hay 12 - 19km/h) cây măng tây sinh trưởng tốt, ít bị bệnh hại do sương không đọng trên lá Những vùng oi nóng không có gió, sương nhiều, trồng măng tây hiệu quả kinh tế thấp do bị bệnh Gió nhẹ thì việc trao đổi không khí thuận lợi, cây trồng có đủ khí O2 (ban đêm) và CO2 (ban ngày) để hô hấp, năng suất cao hơn Gió mạnh cấp 4 trở lên (trên 5m/s hay trên 20 km/h) làm thân cây bị nứt gãy, lay gốc, bật rễ, chồi măng cong vẹo, năng suất và phẩm chất giảm Gió mạnh làm tăng mức độ bốc thoát hơi nước, cây khô héo, sinh trưởng còi cọc [6]

1.1.5 Giá trị của cây măng tây

1.1.5.1 Giá trị dinh dưỡng

Măng tây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, (protit 2,2%, gluxit 1,2%, xenluloza 2,3% tro 0,6%, canxi 21mg%) Nó chứa ít calo và hầu như không có chất béo, rất ít natri và chứa nhiều glutathione (26 - 40 mg/100g trọng

Trang 16

lượng tươi) so với các loại trái cây và rau quả khác Vì hàm lượng glutathione cao nên có lợi cho con người về các vấn đề tim mạch Ngoài ra, theo y học hiện đại, chất glutathione trong măng tây còn có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư nhờ ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào này [19]

Măng tây có hàm lượng vitamin C (axit ascorbic) cao, từ 20 đến 38mg/100g tương ứng với măng tây trắng và măng tây xanh Vitamin C trong măng tây có tác dụng làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh cảm và là chất chống oxy hoá có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh động mạch vành và giảm tác dụng của lão hóa Thêm vào đó, vitamin C giúp hấp thụ sắt và có liên quan đến sự trao đổi chất của folate và protein Nó tăng cường hiệu quả của một chất chống oxy hóa khác là vitamin E và đã được chứng minh là làm giảm bệnh tim Ngoài vitamin C, trong cây măng tây còn chứa đầy đủ các vitamin A (30µg/ 100g) và vitamin E (2 mg/100g) [13]

Măng tây xanh rất giàu dược tính Từ những năm 500 trước công nguyên, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm thuốc phòng trị bệnh Từ rễ cây măng tây xanh người Pháp đã bào chế ra sirop descinq raciness có tác dụng lợi tiểu, một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi [5]

Măng là nơi tập trung các chất dinh dưỡng của cây khi còn non Dùng măng tây xanh nấu canh hoặc sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, phòng trị các bệnh đau bàng quang, suy gan, suy thận [5]

Măng tây còn chứa một loại carbohydrate có tên là innulin - rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng, giúp sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactobacilli và bifidobacteria Ngoài ra, chúng còn tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, chống lại sự sản xuất dư thừa gốc tự do, chống lại quá trình chết tế bào, kìm hãm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng Giới khoa học còn cho rằng măng tây còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ, tăng cường tuyến sữa ở phụ nữ đang cho con bú Nhờ giàu axit folic và folacin, măng tây rất có ích cho quá trình hình thành và phát triển tế bào máu, tránh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi Beta-

Trang 17

carotene có trong măng tây rất có lợi cho thị giác, ngăn ngừa được bệnh đục thủy tinh thể [23]

1.1.5.2 Giá trị kinh tế

Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ Ở Mỹ măng tây chiếm vị trí thứ mười trong các loại rau theo FAO, USDA (2011) [15].

Thị trường nhập khẩu măng tây xanh của thế giới hiện nay đã lên đến hàng trăm ngàn tấn/năm, và vẫn còn tăng cao thêm mỗi năm, chủ yếu là thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Australia, Đài Loan [3]

Công ty Việt Hoa Mỹ (2013) cho biết, măng tây xanh được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng Mỗi ngày, Việt Hoa Mỹ thực hiện xuất khẩu từ 500kg - 1 tấn măng tây sang 20 nước khác nhau Đơn vị này cũng trồng 50ha măng tây ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu "Nhu cầu thị trường nước ngoài rất lớn, có khi đặt hàng chục tấn/tuần nhưng công ty chưa đáp ứng được vì măng tây khó trồng, công chăm sóc lớn, diện tích trên cả nước lại chưa lớn nên chưa đủ nguồn cung" [3]

1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây trên thế giới

Măng tây (Asparagus officinalis) có nguồn gốc ở bờ biển phía tây Châu Âu,

măng tây ít phổ biến vào thời Trung cổ nhưng đã được trồng lại vào thế kỷ 16 Vua Louis XIV đã xây một nhà kính đặc biệt để trồng măng tây Ở phương Tây nói chung và ở Châu Âu nói riêng, do điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khắc nghiệt, cây măng tây phải trồng 3 năm mới có thể cho thu hoạch và mỗi năm họ chỉ thu hoạch được sản phẩm trong một thời gian rất ngắn khoảng 3 tháng Còn từ mùa thu đến mùa đông họ phải nghỉ thu hoạch vì cây ngủ đông không phát triển và không cho măng, đến mùa xuân họ mới bắt đầu chăm sóc cây [25]

Măng tây là một sản phẩm được trồng và tiêu thụ rộng rãi Các nước tiêu thụ chủ yếu là Mỹ, Đức và Tây Ban Nha Tiêu thụ ở Trung Quốc đang tăng nhanh Sản

Trang 18

xuất và tiêu thụ măng tây ít phát triển ở châu Phi Việc trồng trọt chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ ở Marốc và Nam Phi [5]

Theo báo cáo của Limgroup, đến tháng 01 năm 2016 diện tích trồng măng tây ở Trung Quốc (khoảng 70.000 ha), Peru (khoảng 25.000 ha), Đức (khoảng 22.000 ha) và Mexico (khoảng 16.000 ha) Trong bốn quốc gia đã đề cập trên thì khu vực Mexico đang phát triển nhanh nhất Trọng tâm của việc sản xuất là chủ yếu bán hàng sang Mỹ Tại Mỹ, khu vực này đã giảm gần 65% trong 12 năm qua Một trong những lý do là thỏa thuận NAFTA, trong đó thuế nhập khẩu đối với măng tây Mexico giảm từ 25% xuống còn 0% [18]

Tại Châu Âu, tình hình sản xuất và tiêu thụ măng tây tương đối ổn định Đức là nước có diện tích trồng măng tây lớn nhất châu Âu và gần như 80% sản phẩm măng tây trắng của nước này được độc quyền tiêu thụ trong nước Nước có diện tích trồng nhanh nhất là Anh Ở đây chỉ trồng măng tây xanh và diện tích này đã tăng khoảng 50% lên khoảng 2.000 ha trong 10 năm trở lại đây Mức độ tiêu thụ măng tây ở Anh cũng tăng nhanh như diện tích trồng vì vậy nước này vẫn còn nhu cầu nhập khẩu măng tây trong suốt vụ thu hoạch [18]

Trong những năm qua, diện tích trồng măng tây trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng; đến năm 2019, Trung Quốc vẫn là quốc gia có diện tích trồng măng tây lớn nhất với 93.000 ha chiếm 37% so với diện tích toàn thế giới, tăng 23.000 ha so với năm 2016 Tiếp đến là Mêxico 29.000 ha chiếm 12% so với diện tích toàn thế giới, tăng 13.000 ha so với năm 2016 Ở Châu Âu, Đức vẫn là quốc gia có diện tích trồng măng tây lớn nhất với 28.500 ha đến năm 2019 chiếm 11% so với diện tích toàn thế giới và là quốc gia đứng thứ 3 về diện tích trồng măng tây trên toàn thế giới, tăng 6.500 ha so với năm 2016; đây là quốc gia chủ yếu sản xuất măng tây trắng phục vụ tiêu dùng trong nước với tỷ lệ trồng măng tây trắng lên đến 98% (Bảng 1.2) [11]

Trang 19

Bảng 1.1 Diện tích trồng măng tây của các quốc gia hàng đầu trên thế giới năm 2019 Xếp

hạng Quốc gia

Diện tích trồng (ha)

Tỷ lệ trồng măng tây xanh (%)

Tỷ lệ trồng măng tây trắng (%)

(Nguồn: Asparagus World năm 2019) [11]

1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng tây ở Việt Nam

Cây măng tây đã được du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc theo chân những gia đình quan chức người Pháp, nhưng ngày đó do không tìm được thị trường nên cây măng tây không thể phát triển được Thập niên 1970, nhiều vùng trong nước đã trồng được cây măng tây để lấy rau măng tây tươi như Đông Anh (Hà Nội), Kiến An (Hải Phòng), Đà Lạt, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc (Lâm Đồng), Bà Điểm (Hóc Môn) Nhưng ngày đó diện tích trồng rất ít và do không tìm được thị trường tiêu thụ nên cây không có điều kiện để phát triển [7]

Đến năm 1988 một Việt kiều Đức đã mang 500g hạt giống măng tây về trồng thử ở Đà Lạt, khi đó cây măng tây được sử dụng với giá trị như là hoa cắt cành khi cây vừa 2 - 2,5 tháng tuổi, từ đó hình thành nên một thị trường trồng cây măng tây để cắt lá kiểng trang trí Mãi đến năm 2005, cây măng tây mới thực sự có mặt trở lại ở Việt Nam đúng với giá trị thật của nó [5]

Tại Quảng Nam: Thông qua công tác điều tra khảo sát về cây măng tây tại thị xã Điện Bản cho thấy Hiện nay nhân dân có trồng cây măng tây, thường gọi là cây liễu, mỗi hộ chỉ trồng một vài bụi để thu hoạch cành lá cắm với hoa cắt cành, trang trí trong nhà Năm 2014, Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ cho 02 hộ nông dân tại thôn Hà My trồng thử nghiệm 2.000m, qua một năm trồng thử nghiệm đến nay đã cho kết quả rất khả quan Hiện nay nhiều hộ

Trang 20

nông dân liên kết thành tổ hợp tác sản xuất cây măng tây để cung cấp ra thị trường với giả bình quân 80.000₫/ kg măng tây [2]

Tại Bắc Ninh: Vào tháng 9/2015, trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bắc Ninh triển khai đề tài khoa học "Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây măng tây trên vùng đất bãi" với sự tham gia của các hộ nông dân huyện Gia Bình Đề tài sử dụng giống măng tây Fl Jersey Giant và bước đầu đem lại những kết quả khả quan Đến nay, toàn tỉnh hiện có hơn 15ha trồng và sản xuất măng tây theo mô hình VietGAP Ban đầu, kỹ thuật trồng còn thấp, đầu ra cho giống cây này còn hạn chế nên mô hình trồng măng tây gặp nhiều khó khăn Sau một thời gian, bà con nơi đây nhận thấy sản xuất măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP giúp nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm [5]

Tại Ninh Thuận năm 2010 - 2012 Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố đã tiến thực hiện “Chuyển giao mô hình thâm canh rau măng tây đạt năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP" Kết quả đã xây dựng và chuyển giao thành công quy trình sản xuất măng tây đạt năng suất cao theo tiêu chuẩn VietGAP 5ha măng tây thực hiện mô hình trình diễn đã được cấp chứng nhận VietGAP cho sản phẩm, trong đó 2,6ha của tổ hợp tác sản xuất măng tây an toàn VietGAP - Văn Hải và 2,4 ha của Tổ hợp tác sản xuất măng tây an toàn VietGAP - An Hải; năng suất măng của mô hình tăng 15,6%; giá bản tăng 19%, lãi rộng cao hơn so với đối chứng là 176,194.000 đồng/ha/năm (tăng 86,7) Từ đó đến nay diện tích trồng măng tây tại Ninh Thuận không ngừng tăng lên [10]

Tại Tp Hồ Chí Minh, năm 2005 cây măng tây xanh được trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cẩm Hoa phối hợp tổ chức trồng thí điểm 4 hecta tại các xã Phước Vĩnh An, Trung Lập Hạ và Nhuận Đức, huyện Củ Chi Sau 3 năm trồng, kết quả cho thấy cây măng tây xanh có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên đất xám Củ Chi, bước đầu chuyển đổi cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan, có triển vọng mở ra thị trường tiêu thụ lớn ở trong và ngoài nước [8]

Hiện nay nhiều vùng như: Bến Lức, Đức Hoà (Long An); Long Thành (Đồng

Trang 21

Nam, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), Chơn Thành, Bình Long, Lộc Ninh (Bình Phước), Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Hậu (Bạc Liêu), Sóc Trăng, Vĩnh Long (Bến Tre), Đắc Nông, Đắc Lắk, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã trồng được cây măng tây lấy rau tiêu dùng trong nước [5]

1.3 Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tình hình nghiên cứu các giống măng tây trên thế giới

Măng tây là một loại rau nổi tiếng và được trồng phổ biến không chỉ ở Châu Âu, mà còn ở các vùng khác trên thế giới Các nghiên cứu về sự phù hợp của các giống măng tây trồng ở các vùng khác nhau trên thế giới đã được tiến hành tại International Asparagus Cultivar Trial trong hơn 30 năm [22], [12], [17], [16]

- Tại Châu Mỹ

Mullen và công sự (1999) đã thu thập dữ liệu về năng suất măng, số măng và trọng lượng trung bình của măng từ 2 thử nghiệm ở thung lũng Bắc San Joaquin của California - Mỹ qua 4 vụ thu hoạch Các dòng thử nghiệm gồm: 13 dòng măng tây của Đại học California và Đại học Rutgers và 01 giống của nhà tạo giống tư nhân Thử nghiệm được tiến hành tại 02 trang trại là Solari (Clements, California) và Speckman Farms (Roberts Island phía tây Stockton, California) từ năm 1994 - 1997 Tại nông tại Solari, năng suất thương phẩm của loại măng có kích thước 23cm đạt cao nhất là dòng F189 x HS104 (4.620kg/ha), tiếp đến là các dòng F608 x M138 (4.520kg/ha), Apollo (4.510kg/ha) và Jersey Giant (4.282 kg/ha) Trọng lượng măng trung bình của các dòng măng tây lớn nhất dao động từ dòng Jersey Giant (21,4g) đến dòng F189 x HS104 (26,5g) Chất lượng măng tốt nhất là các dòng F189 x HS104, F609 x M138, UC 157F1 và F597 x M138 Tại nông trại Speckman, sản lượng măng cao nhất là các dòng/giống Greenwich (5.012kg/ha), F609 x M138 (4.165kg/ha), F597 x M138 (3.459kg/ha), Ida Lea (3.412kg/ha) và Apollo (3.406kg/ha) Chất lượng măng đạt cao nhất là các dòng/giống F609 x M138, F597 x M138, UC 157F1, Apollo và RF110 x M138 Trọng lượng măng trung bình của các giống hàng đầu dao động từ dòng/giống F597 x M138 (22,1g) đến dòng/giống F189 x HS185 (29,8g) [21]

Trang 22

González và Del Pozo (2002) đã tiến hành 02 thí nghiệm trồng thử các giống măng tây khác nhau trên đất núi lửa ở Chi Lê trong 3 năm Thí nghiệm 1, gồm 06 giống Đức và 04 giống ở California - Mỹ Thí nghiệm 2, gồm 09 giống Jersey và 02 giống California - Mỹ Số lượng, trọng lượng và đường kính của măng của 2 thí nghiệm được thu hoạch hàng ngày khi măng dài 18 cm Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm 1 năng suất măng thương phẩm thu được từ các giống California cao hơn so với các giống Đức trừ giống Vulkan Trong số các giống California thì giống Atlas có số măng và năng suất măng thương phẩm cao nhất, tuy nhiên tỷ lệ măng có đường kính nhỏ (7 - 17mm) dùng cho xuất khẩu lại chiếm tỷ lệ thấp, tương tự đối với các giống Apollo và Grande Các giống Đức có tỷ lệ măng đường kính nhỏ (7 - 17mm), tuy cao nhưng do năng suất thấp hơn các giống California nên sản lượng xuất khẩu của chúng thấp Ở thí nghiệm 2, sản lượng luỹ kế tích lũy cao nhất đạt được ở các giống Jersey Knight, Jersey Supreme và UC-157, tuy nhiên các giống Jersey Knight và Jersey Supreme cho tỷ lệ phần trăm kích thước măng từ 7 - 17mm thấp Năng suất thương phẩm của giống UC-157 cao hơn UC-157 F2 Trong số các giống khác của Jersey, thì giống J Jewel có tỉ lệ kích thước măng từ 7 - 17mm lớn nhất (gần 90%), tuy nhiên năng suất thương phẩm của giống này thấp hơn giá trị trung bình [16]

Năm 2007, María Inés González tiến hành trồng thử nghiệm trồng 03 giống măng tây Atlas, Grande và Apollo gieo từ hạt và 06 giống măng tây Jersey Giant, Jersey Gem, Jersey General, Jersey King, Jersey Knight và Jersey Supreme trồng từ cây ghép của trang trại măng tây Jersey (New Jersey), các giống đối chứng là UC-157 F1 và F2 trên vùng đất núi lửa ở Chi Lê Măng được thu hoạch khi có chiều dài 18cm Kết quả cho thấy, năng suất thương phẩm thu hoạch được cao nhất là giống Jersey Supreme (43 mg/ha trong 5 năm) và thấp nhất là giống Apollo (17,8 mg/ha) Năng suất của 02 giống đối chứng UC157 F1 (24,9 mg/ha) và F2 (24,3 mg/ha) tương đương nhau (P ≤ 0,05) và tương đương với các giống Jersey khác, nhưng cao hơn giống Apollo [20]

- Tại Châu Á

Trang 23

7 giống măng tây tại Polomolok, South Cotabato, Philippines trong 2 năm 1995 và 1996 Trong đó, gồm 6 giống là Jersey Giant, Knight Knight, Apollo, Atlas, Grande và Viola và giống UC-157 là giống thương mại Kết quả đánh giá cho thấy, giống Atlas có năng suất măng cao nhất (11,289kg/ha) so với các giống còn lại Tiếp theo là các giống Viola (10.504kg/ha), Grande (9.803kg/ha), Apollo (7.816kg/ha), UC 157 (7.649kg/ha), Jersey Giant (5.812 kg/ha) và thấp nhất là giống Knight Jersey (5.645kg/ha) Mặt khác, chất lượng của măng có ảnh hưởng đến năng suất thương phẩm của măng, nghĩa là mặc dù giống Jersey Giant có trọng lượng cây măng lớn nhất nhưng năng suất thương phẩm lại thấp nhất Trong khi đó, giống Atlas vừa có năng suất cao và vừa có tỷ lệ thương phẩm cao Từ đó, ông đề xuất sử dụng giống Atlas để trồng măng tây thương phẩm tại Polomolok, South Cotabato và Philippines [14]

1.3.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống cây măng tây ở Việt Nam

Giống măng tây bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1988, khi một Việt kiều ở Đức đã mang 500gr giống cây măng tây xanh Mary Washington (F1) của Hoa Kỳ về trồng ở Đà Lạt Nhưng khi cây măng tây xanh vừa được 2 - 3 tháng tuổi, người trồng đã cắt những cành lá kim đem bán kèm với hoa hồng và các loại hoa cắt cành, dự án bị thất bại [2]

Năm 2005, trung tâm Khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh du nhập giống măng tây xanh F2 UC 157 vào trồng thử nghiệm 04ha tại huyện Củ Chi, từ đó nhiều vùng từ Nam chí Bắc đã trồng cây măng tây xanh như Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bến Tre, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh [2]

Năm 2013, tại thôn Châu Lâu, xã Điện Thọ đã tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển giống măng tây xanh UC 157 Qua theo dõi cho thấy: tỷ lệ nảy mầm: 80%; với năng suất thực tế 1,4kg/250m2/ngày tương đương 10,08 - 11,76 tấn/ha/năm và giá trị thu được trên 504 - 588 triệu/ha/năm (Đơn giá 50.000đ/kg măng tươi) [2]

Năm 2014, dưới sự chủ trì của phòng kinh tế thị xã Điện Bàn đã thực hiện đề tài “Khảo nghiệm khả năng thích nghi của cây măng tây xanh tại thôn Hà Đông, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” đã thu được kết quả như sau: Với

Trang 24

diện tích trồng giống măng tây xanh lai UC 157, trồng bằng phương pháp tách chồi rễ, trồng theo hàng đơn, sau 9 tháng trồng mỗi ngày cho thu hoạch 1,4kg/ngày/250m2 cho thấy tiềm năng năng suất cao, doanh thu ước đạt 500 triệu/ha/năm [2]

Năm 2023, dưới sự kiểm tra, giám sát của sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã thực hiện mô hình “Nghiên cứu hoàn thiện các điều kiện kỹ thuật từ quy trình trồng măng tây xanh (Asparagus officinalis L.) để xây dựng mô hình ứng dụng trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng", do trung tâm Công nghệ sinh học chủ trì và cử nhân Trần Thị Hoàng Oanh làm chủ nhiệm đã thu được kết quả như sau: Với diện tích trồng thử nghiệm 03 giống măng tây xanh gồm: Grand, Atlas và Sunlim, đánh giá bước đầu các giống măng tây phát triển tốt, khỏe mạnh, ít bệnh hại [24]

Cây măng tây xanh nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay có nguồn giống lai tạo từ dòng F1, được sản xuất tại Hoa Kỳ, thường thấy có các loại giống sau: Martha Washington, Mary Washington, Jersey King, Jersey Titan, California 301, California500, UC-72, UC-157, UC-309, Greenwich, Apollo, Atlas, Grande, Dulce

Verde, Sunlim, Purple Passion (măng tây đỏ tím)…[29]

Trang 25

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, nội dung nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm nghiên cứu trên 04 giống măng tây F1 nhập nội có nguồn gốc từ Mỹ, Hà Lan và 01 đối chứng có nguồn gốc từ Mỹ, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Danh sách các giống măng tây tham gia thí nghiệm

2.1.2 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá khả năng nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm Đánh giá mức độ gây hại của một số sâu, bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm

Đánh giá năng suất của các giống măng tây thí nghiệm

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm thực hiện gồm 5 công thức là 5 giống măng tây Sunlim, Atlas, Garden, Apolo và UC157 được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 3 lần nhắc lại, tổng cộng 15 ô Diện tích mỗi ô thí nghiệm 33,6m2 (28m x 1,2m x 1 hàng), tổng diện tích cả phần bảo vệ 600m2

Mật độ, khoảng cách trồng: Trồng hàng đơn với mật độ 18.500 cây/hecta (Hàng cách hàng 120cm, cây cách cây 45cm)

Trang 26

2.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

a Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm ở giai đoạn xuất vườn

- Tỷ lệ nảy mầm (%): Tổng số hạt nảy mầm/tổng số hạt gieo x 100%

- Chiều cao cây trong giai đoạn xuất vườn (cm): đo chiều cao cây từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi lần nhắc lại theo dõi 10 cây Tính chiều cao trung bình

b Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm

- Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): đo chiều cao từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi ô theo dõi trên 10 cây, định kỳ 15 ngày một lần

- Chiều cao cây tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây, mỗi ô theo dõi trên 10 cây

- Đường kính thân tại giai đoạn thu hoạch lứa măng tơ (mm): đo đường kính thân tại vị trí cách 2cm so với mặt đất, mỗi ô theo dõi trên 10 cây

c Mức độ gây hại của một số sâu bệnh hại chính trên các giống măng tây thí nghiệm

- Đối với bệnh hại: Bệnh thán thư, đốm tím, nứt thân

Điều tra 10 cây ngẫu nhiên cho 1 ô Đếm tổng số cây bị bệnh Tính tỷ lệ bệnh (TLB) theo công thức:

TLB (%)= Tổng số cây bị bệnh X100 Tổng số cây điều tra

- Đối với sâu hại: sâu khoang, sâu róm

Điều tra 10 cây ngẫu nhiên cho 1 ô, thời gian điều tra vào lúc sáng sớm (từ 9 giờ) hoặc chiều mát (từ 15-17 giờ) Tính mật độ sâu (con/cây)

Trang 28

2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Theo dõi, đo đếm, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu áp dụng theo quy trình sản xuất măng tây của trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng Nam

Số liệu trung bình được so sánh bằng phân tích phương sai một nhân tố (One

Way–ANOVA), LSD, P <0,05 bởi phần mềm Statistix 10.0

Trang 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Khả năng nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm

Thời kỳ nảy mầm được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc mầm Quá trình nảy mầm xảy ra sau khi hạt hút nước và trương lên Lúc này, bên trong hạt các phản ứng sinh lý, sinh hóa diễn ra mạnh, các chất hữu cơ phức tạp qua quá trình oxy hóa đã chuyển thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng kích thích hạt nảy mầm

Thời kỳ này cây mầm chưa hút chất dinh dưỡng từ đất mà chủ yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng chứa trong nội nhũ của hạt giống Sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống, điều kiện ngoại cảnh, độ tơi xốp, độ sâu lấp hạt Nhiệt độ thích hợp ở thời kỳ này 25 – 30oC, độ ẩm 70 – 80% Do điều kiện thời tiết thuận lợi nên các công thức trong thí nghiệm hoàn thành giai đoạn này khá sớm thời gian gieo đến mọc của các công thức thí nghiệm trung bình từ 7 - 10 ngày

Bảng 3.1 Tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm

Giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Chiều cao cây xuất vườn (cm)

Trang 30

Sau khi nảy mầm khoảng 50 ngày thì cây măng tây đủ khỏe để xuất vườn Lúc này tiến hành đo chiều cao của cây tiêu chuẩn khi xuất vườn cho ra được kết quả giống Sunlim cao 26,76cm là cao nhất, giống UC157 (ĐC) là thấp nhất

Hình 3.1 Biểu đồ biểu thị tỷ lệ nảy mầm và chiều cao cây giai đoạn xuất vườn của các giống măng tây thí nghiệm

Qua Bảng 3.1 và hình 3.1 ba giống măng tây Sunlim, Garden và Atlas sinh trưởng phát triển tốt, cây không bị sâu bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất vườn Giống Apolo và UC157 phát triển chậm hơn, do đó cần kéo dài thêm thời gian chăm sóc ở giai đoạn vườn ươm đối với hai giống này

3.2 Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống măng tây thí nghiệm

3.2.1 Chiều cao cây của các giống măng tây thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng

Chiều cao thân chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển đóng vị trí quan trọng làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất từ rễ lên thân lá, chiều cao thân chính tăng trưởng phản ánh sự tích lũy chất khô và sinh trưởng dinh dưỡng của cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đặc trưng quan trọng giúp ta đánh giá tình trạng sinh trưởng của cây tốt hay xấu, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cho năng suất cao hay thấp Chiều cao cây hợp lý sẽ làm tăng khả năng chống đổ của cây, tăng số lá hữu hiệu, làm tăng khả năng quang hợp tạo điều kiện cho năng

(ĐC)Tỷ lệ nảy mầm (%) Chiều cao cây xuất vườn (cm)

Ngày đăng: 08/05/2024, 21:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan