tiểu luận triết học quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận triết học quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2.2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến trúc thượng tầng...52.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng...62.2.2 Sự tác động trở lại của kiến t

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNGVÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA KINH TẾVỚI CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Hà Nội, tháng 4 năm 2023Sinh viên thực hiện

Mã sinh viênLớp tín chỉ

Giảng viên hướng dẫnSố thứ tự

: Lê Thị Hương Trà: 2215110390: TRI114.4

: TS Đào Thị Trang: 90

Trang 2

2.2.Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiến trúc thượng tầng 5

2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng 6

2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng 7

2.3.Ý nghĩa phương pháp luận 7

II.VẬN DỤNG QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VỚI CHÍNH TRỊ TRONGCÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC TA 8

1.Xây dựng kiến trúc thượng tầng chính trị phù hợp với cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới ở Việt Nam 9

2.Vai trò định hướng của Nhà nước trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam 11

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦUI.1 Lý do chọn đề tài

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là lý luận nền tảng của chủ nghĩa duyvật lịch sử Nhờ có lý luận này mà các hiện tượng xã hội được nhận thức mộtcách khoa học Thông qua phân tích các mối quan hệ cơ bản trong một hình tháikinh tế - xã hội mà Mac đã tìm ra quy luật vận động của lịch sử loài người, vàtrên cơ sở đó, khẳng định sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội là quántrình lịch sử tự nhiên.

Trong các mối quan hệ đa dạng và phức tạp của mỗi hình thái kinh tế - xãhội, Mác đã không ngừng chỉ ra quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mà ông còn đặc biệt chú ý phân tíchtác động mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Sự tác độngqua lại giữa hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận động của mỗi hình tháikinh tế - xã hội.

Trong quá trình phát triển của bất kì chế độ xã hội nào từ xưa đến nay, mỗiquan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng đóng vai trò vô cùngquan trọng Đây là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết hình tháikinh tế - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là cơ sở để thế giới quan vàphương pháp luận nhận thức và cải tạo xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìmhiểu và giải quyết mối quan hệ này là rất cần thiết, nó xác định những địnhhướng đúng đắn để khắc phục những mâu thuẫn nội tại trong xã hội nhằm duytrì và củng cố sự ổn định của chế độ xã hội hiện thời Đây là vấn đề quan trọngvới tất cả quốc gia, dân tộc, các chế độ chính trị trên toàn thế giới Việt Namcũng không là một ngoại lệ, trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần tìmhiểu mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, từ đó dựa trênđiều kiện thực tiễn của đất nước nhằm mục đích vận dụng và quán triệt mốiquan hệ này vào việc định hướng phát triển nền kinh tế kết hợp với củng cố hệthống chính trị, đổi mới một cách toàn diện và triệt để sâu sắc, tiến lên xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trang 4

Nhận thức được sự mệnh quan trọng đó, bản thân em thuộc thế hệ trẻ, làmột công dân của đất nước, em hy vọng được góp một phần nhỏ trong côngcuộc đổi mới đất nước với đề tài nghiên cứu: “Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng và vận dụng phân tích quan hệ kinh tế với chính trị trongcông cuộc đổi mới ở nước ta” Là một sinh viên, vùng hiểu biết của em cònnhiều thiếu sót, lý luận còn hạn chế Do đó, em rất mong nhận được sự giúp đỡcủa thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn!

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn TS Đào Thị Trang đã hướng dẫn,truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để em có thể hoàn thành tốt bàitiểu luận này Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những ngườiđã giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu đề tài vừa qua.

I.2 Đối tượng nghiên cứu

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sởhạ tầng và kiến trúc thượng tầng, kinh tế và chính trị đất nước.

I.3 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Từđó đưa ra những đánh giá, vận dụng, phân tích về kinh tế với chính trị ở nước ta.I.4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì tiểu luận có kết cấunhư sau:

I Lý luận của chủ nghĩa Mac – Lenin về quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầngvà kiến trúc thượng tầng.

II Vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong việcphân tích quan hệ giữa kinh tế với chính trị trong công cuộc đổi mới của nướcta.

2

Trang 5

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC – LÊ NIN VỀ QUAN HỆBIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚCTHƯỢNG TẦNG.

I.1 Khái niệmI.1.1 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tếcủa một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Cơ sở hạ tầng mang tính lịch sử và tính giai cấp Ở mỗi một giai đoạn lịchsử khác nhau sẽ có một cơ sở hạ tầng khác nhau Cơ sở hạ tầng phản ánh và bảovệ lợi ích cũa những giai cấp khác nhau.

Cơ sở hạ tầng phản ánh chức năng xã hội của các quan hệ sản xuất với tưcách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội Cơ sở hạ tầng bao gồm 3 loạiquan hệ sản xuất khác nhau đồng thời cùng tồn tại, quan hệ sản xuất thống trị xãhội, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ, quan hệ sản xuất mầm mống của xãhội tương lai.

Quan hệ sản xuất thống trị: là quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội,là cơ sở xác lập cơ cấu kinh tế của một nước Về cơ bản, quan hệ nền móng bảođảm lợi ích giai cấp cho giai cấp thống trị trong xã hội Quan hệ sản xuất nềnmóng chi phối hoạt động của các quan hệ sản xuất tàn dư và mầm mống, là nhântố hàng đầu bảo đảm sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội cho quốc gia, dântộc.

Quan hệ sản xuất tàn dư là những bộ phận, yếu tố của quan hệ sản xuất ởphương thức sản xuất cũ trong xã hội mới Nó có thể là những yếu tố đã lạc hậunhưng chưa bị xóa bỏ, hoặc là những giá trị được kế thừa Như vậy, các quan hệtàn dư vừa có thể gây cản trở, vừa góp phần thúc đẩy đối với phương thức sảnxuất mới.

Trang 6

Quan hệ sản xuất mầm mống là quan hệ phủ định đối với quan hệ sản xuấthiện tại, là kết quả tất yếu của quá trình vận động biện chứng của nền sản xuấtxã hội giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội hiện tại Trongxã hội có giai cấp đối kháng, các quan hệ sản xuất mầm mống luôn bị quan hệthống trị tìm cách chi phối nhằm ngăn cản sự tồn tại và phát triển Ngược lại,chế độ xã hội chủ nghĩa (đặc biệt ở giai đoạn quá độ) quan hệ sản xuất nềnmóng luôn tạo điều kiện cho ngững quan hệ mới ra đời và phát triển.

Các quan hệ sản xuất tác động lẫn nhau do chúng quy định và hợp thành cơcấu kinh tế của một xã hội nhất định Trong cơ cấu kinh tế đó, thành phần kinhtế do quan hệ sản xuất thống trị đóng vai trò quyết định, chi phối các quan hệsản xuất còn lại, chi phối các thành phần kinh tế, tác động đến mọi mặt của đờisống xã hội, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo , nó quy định và tác độngtrực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Trong xã hộicó đối kháng giai cấp thì tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu quan hệ sảnxuất thống trị quy định Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắtnguồn từ ngay trong cơ sở hạ tầng Do đó, cơ sở hạ tầng là một nền kinh tế cónhiều thành phần Cơ sở hạ tầng tạo dựng mặt kinh tế của đời sống xã hội.I.1.2 Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan niệm, tư tưởng, học thuyết vềchính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo và các thiết chếtương ứng như đảng phái, nhà nước, đoàn thể, giáo hội được hình thành và pháttriển trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có quy luật hình thành và phát triểnriêng nhưng chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động qua lại lẫn nhau Cácyếu tố chính trị, pháp quyền liên hệ trực tiếp tới cơ sở hạ tầng, còn lại các yêu tốnhư triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo thì liên hệ gián tiếp tới cơ sở hạ tầng.Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mangtính chất đối kháng giai cấp và phản ánh đối kháng của cơ sở hạ tầng và cuộcđấu tranh tư tưởng của giai cấp đối kháng, bao gồm hệ tư tưởng và thể chế giai

4

Trang 7

cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm xã hội trước để lại, quan điểm và tổ chứccủa các giai cấp trung gian Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyếtđịnh tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng trong một hình thái xã hội nhấtđịnh Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng thì nhà nước đóng vai trò làcông cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháplý Giai cấp nào làm chủ quan hệ sản xuất thống trị thì sẽ làm chủ sở hữu tư liệusản xuất, nắm lấy bộ máy nhà nước và tư tưởng của giai cấp đó là tư tưởngthống trị.

I.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạtầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

I.2.1 Biện chứng là gì?

Trong lịch sử Triết học, khái niệm biện chứng được con người hiểu theonhiều nghĩa khác nhau Nhưng theo quan niệm của Triết học hiện đại, biệnchứng được định nghĩa như sau:

Biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh củachúng trong tư tưởng, trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sựràng buộc, vận động, phát sinh và tiêu vong của chúng.

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.Trong đó, biện chứng khách quan là biện chứng của các sự vật, hiện tượng trongthế giới hiện thực khách quan; biện chứng chủ quan là sự phản ánh hiện thựckhách quan đến bộ não của con người.

I.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tâng và kiếntrúc thượng tầng

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mộtquy luật cơ bản của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội Cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng là hai mặt cơ bản của xã hội gắn bó hữu cơ, có quan hệbiện chứng Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng của nó Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ

Trang 8

thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng giữvai trò quyết định.

Sự biến đổi giữa hai yếu tố này cũng tuân theo mối quan hệ biện chứnggiữa chất và lượng diễn ra theo hai hướng Một là, sự phát triển hoặc giảm đi vềlượng dẫn đến sự biến đổi ngay về chất Hai là, sự tăng hay giảm về lượngkhông làm cho chất thay đổi ngay mà thay đổi dần dần từng phần từng bước.

Theo quy luật này thì quá trình biến đổi giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng diễn ra như sau Khi cơ sở hạ tầng phát triển đến một mức độ giớihạn nào đó gọi là điểm nút thì nó đòi hỏi phải kéo theo sự thay đổi kiến trúcthượng tầng Quá trình này không chỉ đơn thuần là sự biến đổi một hay nhiều bộphận mà là sự chuyển đổi cả một hình thái kinh tế chính trị và hình thái kinh tếchính trị ưu thế sẽ chiếm giữ giai đoạn lịch sử này: trong giai đoạn hình tháikinh tế chính trị đó chiếm giữ thì cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có sựdung hòa với nhau hay đạt được giới hạn độ Tại đây, cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng tác động biến chứng với nhau theo cách thức bắt đầu sự thay đổituần tự về cơ sở hạ tầng (tăng hoặc giảm dần) nhưng tại đây kiến trúc thượngtầng chưa có sự thay đổi.

Cơ sở hạ tầng ở mỗi giai đoạn lịch sử lại mâu thuẫn phủ định lẫn nhau dẫnđến quá trình đào thải Mác nói: “Nếu không có phủ định những hình thức tồntại đã có trước thì không thể có sự phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào” Chínhvì cơ sở hạ tầng cũ đã được thay thế bằng cơ sở hạ tầng mới bao hàm những mặttích cực tiến bộ của cái cũ đã được cải tạo đi trên những nâc thang mới Chính vìcơ sở hạ tầng thường xuyên vận động như vậy nên kiến trúc thượng tầng luônluôn thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ sở hạ tầng.

I.2.2.1 Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng

Quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh thần, tính tất yếu kinh tế xét đếncùng quyết định tính tất yếu chính trị - xã hội Kiến trúc thượng tầng được hình

6

Trang 9

thành từ cơ sở hạ tầng Mọi hiện tượng của kiến trúc thượng tầng đều do nguyênnhân sâu xa nằm trong cơ cấu kinh tế

Cơ sở hạ tầng quyết định sự ra đời, tồn tại và mất đi của kiến trúc thượngtầng Với mỗi một cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầngphù hợp: trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm vị trí thống trị kinh tế thìcũng sẽ chiếm địa vị thống trị về xã hội Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung, tínhchất, bản chất của kiến trúc thượng tầng Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng sớmmuộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng Sự biến đổi đódiễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình tháikinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác Sự biến mất của mộtkiến trúc thượng tầng không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố củakiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế của nó đã bịtiêu diệt Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyềnmới sử dung để xây dưng kiến trúc thượng tầng mới.

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễnra rất phức tạp trong quá trình chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hìnhthái kinh tế xã hội khác.

I.2.2.2 Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơsở hạ tầng

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thểhiện ở chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố vàphát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng cũ.

Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra những sau khi xuất hiện lạicó tính độc lập tương đối so với cơ sở hạ tầng Kiến trúc thượng tầng tác độngtrở lại đối với cơ sở hạ tầng theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, cụ thể:

Trang 10

Về mặt tích cực, nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với nhữngquy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển Từđó, nó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Về mặt tiêu cực, nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cácquy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó cản trở, kìm hãm sự phát triển của cơsở hạ tầng Từ đó nó kìm hãm phát triển kinh tế.

I.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng vì vậy muốn đưa đất nướcphát triển, khi vạch ra các đường lối chính sách trước hết phải xuất phát từ cácquan hệ kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, nghĩa là phải đẩy mạnh các quan hệ sảnxuất thống trị, quan hệ sản xuất tương lai.

Từ Đại hội VI của Đảng, chúng ta đã chuyển kinh tế đất nước từ chế độ tậptrung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hộichủ nghĩa.

Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng thông qua vai trò lãnhđạo của nhà nước, vì vậy trong hoạt động thực tiễn khi khai thác các đường lốichính sách phải phù hợp, khoa học, phải coi trọng vai trò của chính trị, tính năngđộng sáng tạo của chính trị trong việc vận dụng vào các quy luật kinh tế kháchquan

Khi vận dụng mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng tức là quan hệ chínhtrị với kinh tế, chúng ta phải xuất phát từ kinh tế coi trọng chính trị nhưng khôngtuyệt đối hóa mặt kinh tế coi nhẹ yếu tố chính trị sẽ dẫn đến sai lầm của chủnghĩa duy vật lầm tưởng.

Không tuyệt đối hóa yếu tố chính trị coi nhẹ hoặc hạ thấp yếu tố kinh tế sẽdẫn đến sai lầm của chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.

8

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan