virus tay chân miệng

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
virus tay chân miệng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Còn virus Enterovirus 71 gây bệnh nặnghơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.- Ngoài Coxsackievirus A16 và Enterovirus A71, một sốchủng virus nhóm A khác như Coxsacki

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠKHOA DƯỢC

VIRUS TAY – CHÂN – MIỆNG

Năm học: 2023 – 2024

Trang 2

2.2 Các bệnh lây nhiễm và mức độ ảnh hưởng………

2.3 Đường lây truyền………

3 CHẨN ĐOÁN3.1 Trực tiếp………

3.2 Gián tiếp………

4 PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH4.1 Phòng bệnh………

4.2 Trị Bệnh………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

2

Trang 3

1 Đặc điểm sinh học1.1 Tên Virus

- Thủ phạm gây bệnh tay chân miệng ở trẻ là nhóm virusđường ruột Enterovius gây nên, điển hình là virusCoxsackievirus A16 (nhóm A16)Enterovirus 71(EV71) Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thườnggặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng vàthường tự khỏi Còn virus Enterovirus 71 gây bệnh nặnghơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong.- Ngoài Coxsackievirus A16Enterovirus A71, một sốchủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặcvirus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyênnhân gây bệnh.

1.2 Vị trí phân loại

- Coxsackievirus A16Enterovirus 71 (EV71) là 2 loạivirus thuộc Chi Enterovirus, Họ Picornaviridae, Bộ

Picornavirales, Lớp Pisoniviricetes, Ngành Pisuviricota.

1.3 Đặc điểm sinh hoá, sinh thái

- Những khả năng tồn tại của virus trong môi trường bênngoài:

+ Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổmũi.

+ Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 56°C trong vòng 30 phút, tia cựctím, tia gamma.

+ Virus chịu được pH với phổ rộng từ 3-9.

+ Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel),Chlorine tự do.

+ Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như:Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.

+ Ở nhiệt độ lạnh 40C, virus sống được vài ba tuần.

1.4 Đặc điểm hình thái

3

Trang 4

- Virus bệnh tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 –30nm

- Lớp capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài - Bên trong chứa RNA, là thành phần di truyền, nhân lên vàgây nhiễm của virus.

4

Trang 5

2 Khả năng gây bệnh

2.1 Yếu tố gây bệnh

- Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, các đợt bùngphát xảy ra quanh năm Bệnh Tay – Chân – Miệng xuấthiện quanh năm và phân bố theo thời gian Ở Việt Nam,và một số nước Đông Nam Á bệnh thường tăng mạnh vàohai khoảng thời gian từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 Mộtsố yếu tố có thể làm gia tăng sự lây truyền và bùng phátdịch bao gồm: mật độ dân số cao, môi trường nóng ẩm,không gian sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, thiếunhà vệ sinh, thiếu hoặc không có nước sạch phục vụ chosinh hoạt hàng ngày

- Khi Enterovirus xâm nhập vào cơ thể, chúng thường khutrú ở niêm mạc má hoặc ở niêm mạc ruột vùng hồi tràng.Sau khoảng thời gian 24 giờ, virut sẽ đi đến các hạchbạch huyết xung quanh, từ đây chúng xâm nhập vào máugây nhiễm khuẩn huyết trong một khoảng thời gian ngắn.Từ nhiễm khuẩn huyết, virut đến niêm mạc miệng và da.Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 3 - 7 ngày Bệnhkhởi phát là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêmmạc miệng (ở nướu răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiệnban đỏ ở bàn tay, bàn chân

- Bệnh tay chân miệng có tính cảm thụ cao, mọi ngườiđều có cảm nhiễm với virus gây bệnh tay - chân - miệng,không phải tất cả mọi người nhiễm virus đều có biểu hiệnbệnh mà phần lớn bệnh ở hình thái thể ẩn, không biểuhiện các triệu chứng, đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm;bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là nhữngtrẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

2.2 Các bệnh lây nhiễm và mức độ ảnh hưởng

5

Trang 6

- Tay chân miệng thường tự khỏi và không đe dọa tới sứckhỏe của người bệnh, tuy nhiên trong một số trường hợpbệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng chính mà bệnh tấn công, do đóbệnh đang trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình.- Biến chứng thường gặp nhất là mất nước Bệnh có thể gâyra các vết lở, loét trong miệng và cổ họng khiến việc nuốt gặpkhó khăn và đau đớn, do đó trẻ thường lười ăn, uống,…- Hiếm gặp hơn, một vài trường hợp virus gây bệnh có thểảnh hưởng đến não và gây ra các biến chứng thần kinhnghiêm trọng như:

+ Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng nhiễm trùng vàviêm ở màng não và dịch não tủy (bao quanh não cùng tủysống).

+ Viêm não: Tình trạng này rất nghiêm trọng và có khả năngđe dọa đến tính mạng, do virus gây ra viêm ở não.

+ Liệt chi: người bệnh yếu, liệt mềm một hoặc nhiều chi.- Đồng thời, bệnh cũng có thể gây ra biến chứng đến hô hấptuần hoàn như: tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch,phù phổi cấp và tử vong nhanh chóng.

2.3 Đường lây truyền

- Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rấtnhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đườngmiệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọtcủa trẻ bệnh.

- Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trongtuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh) Tuy nhiên thời gian lâynhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còntồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.

-Nguồn lây truyền bệnh Tay – Chân – Miệng bao gồm ngườibệnh và cả những người mang virus nhưng không biểu hiệntriệu chứng.

6

Trang 7

- Bệnh tay – chân - miệng không phải là bệnh lây từ động vậtsang người.

*Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chânmiệng:

+Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.

+Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn

uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.

+Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân

của người bệnh.

+Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ

+Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.

+Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh khi trẻ lành tiếp xúc với

trẻ nhiễm bệnh.

Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chânmiệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn Khi một trẻ bị mắcbệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thìnhững trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúcnào.

7

Trang 8

3 Chẩn đoán3.1 Trực tiếp:

* Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát:xTừ 1-2 ngày với các triệu chứng như

sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trongngày.

- Giai đoạn toàn phát:xCó thể kéo dài 3-10 ngày với các

triệu chứng điển hình của bệnh:

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân,gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đóđể lại vết thâm.

+ Sốt nhẹ.+ Nôn.

+ Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.+ Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiệnsớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

- Giai đoạn lui bệnh:KThường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục

hoàn toàn nếu không có biến chứng.

* Các thể lâm sàng:

- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứngnặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đếntử vong trong vòng 48 giờ.

- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.

- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặcchỉ có loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, timmạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng.

3.2 Gián tiếp:

* Các xét nghiệm cơ bản:

8

Trang 9

- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bìnhthường.

- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạnbình thường (< 10 mg/L).

* Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:

- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi.- Khí máu khi có suy hô hấp

- Troponin I, siêu âm tim khi nhịp tim nhanh ≥ 150 lần/phút,nghi ngờ viêm cơ tim hoặc sốc.

- Dịch não tủy:

+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh.+ Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ, số lượng tếbào trong giới hạn bình thường hoặc tăng nhẹ bạch cầu đơnnhân Trong giai đoạn sớm có thể tăng bạch cầu từ 100-1000bạch cầu/mm , với tỉ lệ đa nhân chiếm ưu thế.3

+ Chụp cộng hưởng từ não: Tổn thương tập trung ở thân não.Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán phân biệtvới các bệnh lý ngoại thần kinh.

- Xét nghiệm phát hiện vi rút:xLấy bệnh phẩm hầu họng,

phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệmRT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhândoxEV71xhayxCoxsackievirus A16.

9

Trang 10

4 Phòng và trị bệnh 4.1 Phòng bệnh

Bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát mạnh nhấtvà giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nóng ẩm và tại các khuvực đông đúc như trường học, nhà trẻ,… bệnh hiện vẫn chưacó vacxin phòng ngừa Do đó, bố mẹ cần chủ động phòngngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh thông qua các biệnpháp sau:

- Tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay với xà phònghoặc dung dịch khử khuẩn nhất là trước khi ăn và sau khi đivệ sinh Bên cạnh đó, bố mẹ cần chú ý rửa tay kỹ sau khithay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.

- Thường xuyên dọn dẹp, khử trùng môi trường sống và đồchơi của trẻ.

Tránh tiếp xúc thân mật (ôm, hôn,…) hoặc dùng chung vậtdụng cá nhân với người nhiễm bệnh.

- Khi trẻ bệnh, bố mẹ nên cho trẻ cách ly tại nhà và hạn chếcho trẻ tiếp xúc với người khác.

Dùng tay hoặc khăn giấy che miệng và mũi khi hắt hơi, ho,sau đó vứt giấy đã sử dụng vào thùng rác và rửa tay cẩnthận.

Theo dõi các triệu chứng và tình trạng bệnh của trẻ, từ đó cóphản ứng kịp thời khi trẻ có biểu hiện bất thường.

4.2 Trị bệnh

- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ - Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng.

- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng

Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.

+ Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.+ Hạ sốt khi sốt cao bằng paracetamol

+ Dặn dò dấu hiệu nặng cần tái khám ngay: ( sốt cao, thởnhanh, khó thở, rung giật cơ, bứt rứt, co giật, hôn mê., yếu

10

Trang 11

Độ 3: Điều trị nội trú tại bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện huyện

nếu đủ điều kiện.+ Xử trí tương tự độ 2+ Chống phù não

+ Chống hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải+ Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch

Độ 4: Điều trị nội trú tại bệnh viện trung ương, hoặc bệnh

viện tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện.+ Xử trí tương tự độ 3.

+ Điều trị biến chứng (phù não, sốc.suy hô hấp, phù phổi cấp)+ Kháng sinh: chỉ dùng khi có bội nhiễm

11

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan