tiểu luận cuối kỳ đề bài kết hôn trái pháp luật

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận cuối kỳ đề bài kết hôn trái pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1 Thế nào là kết hôn trái pháp luậtHôn nhân là hình thức đăng kí kết hôn nếu cả hai bên nam và nữ cùng thoả mãn theo các điều kiện được pháp luật quy định về độ tuổi, về năng lực hành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCMKHOA: ĐIỆN- ĐIỆN TỬ

-oOo -Mã Học Phần :GALA 220405TIỂU LUẬN CUỐI KỲĐỀ BÀI: KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT GVHD: Th.S Võ Thị Mỹ HươngHọ tên MssvLê Thị Thi 21161194

Phan Thị Châu Pha 21161170

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023

Nhóm: 12 ( Lớp thứ 2 – Tiết 10-11)

Tên đề tài: Kết hôn trái pháp luật

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊNMÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %HOÀN THÀNH

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.

- Trưởng nhóm: Phan Thị Châu PhaSĐT: 0358 428 100

Nhận xét của giáo viên

Trang 3

3 Thực trạng 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6 Kết cấu luận văn 6

Chương 1 Cơ sở lí luận về kết hôn trái pháp luật 7

1.1 Thế nào là kết hôn trái pháp luật 7

1.2 Điều kiện đăng kí kết hôn 8

1.3 Ai có quyền yêu cầu và xử lí hủy hôn trái pháp luật 9

1.3.1 Quy định của nhà nước về việc kết hôn trái pháp luật: 9

1.3.2 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn 9

1.3.3 Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của các bên kết hôn 10

1.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ 10

1.3.5 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác: 11

1.3.6 Các cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn 11

1.4 Xử lí việc kết hôn trái pháp luật 11

1.4.1 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn 11

1.4.2 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện 13

1.4.3 Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự 14

1.4.4 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm các trường hợp cấm kết hôn 15

1.5 Hậu quả của huỷ kết hôn trái pháp luật 18

1.5.1 Quan hệ nhân thân 18

1.5.2 Quan hệ tài sản 19

1.5.3 Quyền lợi con chung 19

Chương 2 Ảnh hưởng của việc kết hôn trái pháp luật 20

2.1 Tình hình kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay (tảo hôn, kết hôn giả, chung chồng) 20

2.1.1 Tảo hôn 20

2.1.2 Kết hôn giả 21

2.1.3 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ 22

Trang 4

2.1.4 Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người

có họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc 22

2.1.5 Yêu sách của cải trong kết hôn 23

2.2 Các yếu tố dẫn đến kết hôn trái pháp luật (nguyên nhân, giải pháp…) 24

2.2.1 Về kinh tế - xã hội 24

2.2.2 Ảnh hưởng bởi những quan niệm, thành kiến, phong tục tập quán lạchậu 24

2.2.3 Do những quy định của pháp luật còn chưa phù hợp 25

2.2.4 Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật còn nhiều hạn chế 25

2.2.5 Do trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế 262.2.6 Hội nhập quốc tế 26

2.3 Cách thức ngăn ngừa hậu quả và một số giải pháp hạn chế tình trạng kết hôn trái pháp luật của nước ta hiện nay 27

Trang 5

đình và chung sống với nhau suốt đời mang lại ý nghĩa cao cả Kết hôn chínhlà bước khởi đầu trong việc hình thành nên gia đình Hôn nhân không chỉ nóilên giá trị tình cảm trong quan hệ giữa nam và nữ mà còn mang lại ý nghĩa đốivới sự phát triển của đất nước Do vậy, kết hôn từ lâu đã trở thành một chếđịnh được quy định độc lập trong hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình.Xây dựng gia đình hạnh phúc đã là kim chỉ nam cho đường lối của Đảng vàNhà nước ta qua bao giai đoạn lịch sử.

Thế nhưng, đi đôi với sự phát triển của xã hội mà những mối quan hệ cũngnhư những vấn đề phát sinh từ tâm lý của con người cũng ngày càng trở nênphức tạp Mang lại ảnh hưởng không nhỏ đối với quan hệ trong hôn nhân vàgia đình Trên thực tế đã có không ít các trường hợp kết hôn trái pháp luật gâynên những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong giađình, đến lối sống và đạo đức xã hội Những phong tục tập quán, ý thức phápluật của quần chúng còn hạn chế trình độ dân trí thấp đã khiến cho việc kếthôn trái pháp luật không ngừng tồn tại như việc tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừadối kết hôn, hợp đồng hôn nhân, một chồng hai vợ, điều này gây nên ảnhhưởng to lớn đến sức khỏe, hạnh phúc gia đình và việc duy trì nòi giống củadân tộc Vì vậy, nghiên cứu vấn đề về kết hôn trái pháp luật trong đời sống xãhội hiện nay là điều vô cùng cần thiết nên chúng em muốn tìm hiểu sâu hơn đểcó thể làm rõ hơn về vấn đề kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam.

2 Mục tiêu:

Mục tiêu của việc nghiên cứu là nhằm làm rõ hơn khái niệm của kết hôn trái pháp luật cũng như tìm ra hướng giải quyết của việc kết hôn trái pháp luật Cùng với đó là nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lí luận cũng như các qui định pháp lý của kết hôn trái pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự xã hội Nhìn nhận thực trạng của kết hôn trái pháp luật hiện nay, từ đó nói lên những bất chập cũng như những kiến nghị phương thức giải quyết sao cho hợp lí, có khả năng thi hành góp phần hoàn thiện hệ

Trang 6

thống pháp luật Việt Nam.

3 Thực trạng

Kết hôn trái pháp luật vẫn luôn là một vấn đề khá nóng bỏng trong đời sống thực tiễn ngày nay, cũng là một vấn đề đáng để quan tâm trong hệ thống pháp luật Do đó, trong thời gian qua ở Việt Nam cũng đã có không ít công trình nghiên cứu về vấn đề này Có không ít bài viết mang tính nghiên cứu về nội dung của vấn đề kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên các tạp chí Luật học,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, … đến cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học cũng nghiên cứu một số vấn đề liên quan Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Minh Mẫn, Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học của Khuất Thị Thúy Hạnh, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, …

Ngoài ra còn có những nhà báo cũng như các tạp chí chuyên ngành luật cũng đề cập những vấn đề liên quan Như vậy, có thể nói kết hôn trái pháp luật cũnglà vấn đề đáng chú ý trong xã hội ngày nay, việc kết hôn trái có thể đem lại nhiều không ít rắc rối cho gia đình và xã hội

4 Phương pháp nghiên cứu

Tập trung vào việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết cụ thể như kháiquát, phân loại và hệ thống lí thuyết, phân tích và tổng hợp Dựa trên những kiến thức mà các thành viên của nhóm có được cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, những tài liệu tham khảo trên internet từ đó có cái nhìn bao quát về thực tiễn cuộc sống.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là một số vấn đề lý luận về kết hôn trái pháp luật, các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, tình trạng kết hôn trái pháp luật của các cặp nam nữ trong những năm gần đây và thực trạng pháp luật điều chỉnh cũng như là các thiết chế đảm bảo thực thi về việc áp dụng pháp luật trong

Trang 7

việc xử lý kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: có cái nhìn bao quát về đề tài dưới nhiều góc độ khác nhau từ lý luận cho đến thực tiễn thế nhưng sẽ tập trung vào các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành về việc kết hôn trái pháp luật và huỷ hôn trái pháp luật Từ đó tìm ra những bất chập và đưa ra những phướng hướng giải quyết.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và những tài liệu tham khảo, nội dung còn gồm 2 chương:

 Chương 1 Cơ sở lí luận về kết hôn trái pháp luật

 Chương 2 Thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ở việt nam và một số giải pháp hạn chế

Chương 1 Cơ sở lí luận về kết hôn trái pháp luật

Trang 8

1.1

Thế nào là kết hôn trái pháp luật

Hôn nhân là hình thức đăng kí kết hôn nếu cả hai bên nam và nữ cùng thoả mãn theo các điều kiện được pháp luật quy định về độ tuổi, về năng lực hành vi dân sự, về sự tự nguyện của hai bên, không thuộc vào trường hợp cấmkết hôn thì cuộc hôn nhân đó được xem là hợp pháp và có giá trị pháp lý Ngược lại, nếu như họ vi phạm vào những điều kiện trên thì cuộc hôn nhân đóđược xem là trái pháp luật Và chỉ có các cuộc hôn nhân phù hợp với bản chất của nó mới có được giá trị pháp lí và giữa các bên mới tồn tại, phát sinh quan hệ vợ chồng một cách đúng nghĩa Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trái pháp luật sẽ không phù hợp với bản chất của quan hệ hôn nhân, đi trái với lợi ích pháp luật quan tâm và bảo vệ

Tuy hôn nhân là quyền của mỗi người, nhưng khi quyết định kết hôn thìphải tuân thủ theo sự điều chỉnh của pháp luật, đồng thời phải tuân thủ các điều kiện mà Nhà nước đặt ra, cũng như C Mác từng khẳng định tại Bản dự luật về ly hôn: “Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng buộc phải tuân theo Luật Hôn nhân một khi người đó kết hôn Người kết hôn không sáng tạo ra hôn nhân, cũng như người bơi lội không sáng tạo, không phát minh ra tự nhiên và những quy luật về nước và trọng lực Vì thế, hôn nhân không thể phục tùng sự tùy tiện của người kết hôn mà trái lại sự tùy tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân”.

Như vậy, kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật, do mối quan hệ hôn nhân không được sự công nhận của Nhà nước nên kết hôn trái pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cả hai bên chủ thể Bên cạnh đó, hành vi kết hôn trái pháp luật còn có tác động tiêu cực đến trật tựxã hội, gia tăng tỉ lệ tội phạm và tệ nạn xã hội, làm lệch lạc đến suy nghĩ của giới trẻ, làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động cũng như chính sách quản lí của Đảng và Nhà nước ta, làm cho việc nắm bắt chính xác về số liệu, vấn đề khai sinh, hộ tịch và các vấn đề khác để giải quyết khi phát sinh tranh chấp

Trang 9

Việc để tình trạng kết hôn trái pháp luật ngày càng phổ biến sẽ làm suy thoái các giá trị đạo đức, tư tưởng cũng như lối sống tốt đẹp của mỗi con người, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

1.2 Điều kiện đăng kí kết hôn.

* Theo Điều 8 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2014 52/2014/QH13 thì

nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

 Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

 Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

 Không bị mất năng lực hành vi dân sự

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, bao gồm:

 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

 Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

 Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha,mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

 Trường hợp 1 bên hoặc cả 2 bên nam nữ kết hôn là công dân nước ngoài muốn đăng kí kết hôn và thực hiện lễ cưới tại Việt Nam thì phải đảm bảo rằng các công dân đó phải có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp

Trang 10

pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này (theo nghịđịnh 126/2014/NĐ-CP).

Một số hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn theo quy định bao gồm: Kết hôn với người đã từng là con nuôi, con dâu, con rể, … Không đủ tuổi

 Kết hôn vi phạm sự tự nguyện

 Kết hôn với người cùng dòng máu trực hệ Kết hôn giả

 Kết hôn với người mất NLHVDS

 Kết hôn với người đang có vợ, có chồng

1.3.2 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn

Bản thân người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn có thể yêu cầu pháp luật hủy bỏ việc kết hôn.

Ví dụ: Gia đình chị L đã nợ một khoản nợ rất lớn từ nhà ông H và không có khả năng chi trả, để muốn xóa nợ ông H đã yêu cầu nhà chị L phải gả chị L cho con trai ông H là anh C có vấn đề về tâm thần, và vì khó khăn nên chị L đã đồng ý Nhưng sau một thời gian chung sống gia đình chị L đã khấm khá và đủ khả năng trả nợ nên chị L đã nộp đơn xin hủy kết hôn cho tòa án để chấm dứt quan hệ vợ chồng với anh C.

Trang 11

1.3.3 Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của các bên kết hôn

Trong trường hợp các bên kết hôn trái pháp luật thì các người thân người giám hộ hoặc người đại diện pháp luật có thể yêu cầu pháp luật hủy việc kết hôn

Ví dụ: Ngày 25/11/2020 Chị T và anh B đã đăng kí kết hôn hợp pháp Sau khi lấy nhau được 1 năm thì anh B có việc phải đi làm ăn xa còn chị T vẫn ở nhà làm việc Trong quá trình làm việc xa anh B đã có tình cảm với chị H và quyếtđịnh đăng kí kết hôn tại ủy ban nhân dân xã vào ngày 21/3/2022 mặc dù vẫn chưa ly hôn với chị T Sau đó chị T biết được và đã nộp đơn kiện lên tòa án vàhủy giấy kết hôn của anh B và chị H.

1.3.4 Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ

Trong một số trường hợp kết hôn trái pháp luật mà các bên liên quan đều không nhận biết sự vi phạm của mình hoặc có hành vi cố tình vi phạm thì các cơ quan quản lý gia đình và trẻ em như Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Hộiliên hiệp phụ nữ Việt Nam sẽ có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

1.3.5 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm định như đã đề cập ở 1.3.4 để yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

1.3.6 Các cơ quan có thẩm quyền hủy kết hôn

Theo điều 39 luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các cơ quan có quyền hủy hôn nhân sẽ là Tòa án nhân dân cấp huyện, trong trường hợp Nếu là kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đăng

Trang 12

ký nên thẩm quyền thực hiện thủ tục hủy hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhưng là khu vực sát biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án cấp huyện).

1.4

Xử lí việc kết hôn trái pháp luật

Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, các trường hợp kết hôn trái pháp luật về nguyên tắc Tòa án nhân dân có quyền xét xử hủy Tuy nhiên việc hủy kết hôn trái pháp luật không chỉ tác động tới bản thân của các bên kết hôn mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng tới những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt nhất là con cái ngoài ra nó còn để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội Do đó tùy theo từng trường hợp, căn cứ vàohoàn cảnh, tính chất, mức độ vi phạm và quan hệ hôn nhân trái pháp luật đã tồn tại trước đó giữa các bên mà luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định

hướng xử lí khác nhau cho phù hợp với thực tiễn

1.4.1 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn

Độ tuổi là một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì độ tuổi kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên Và nếu tại thời điểmkết hôn mà nam hoặc nữ chưa đủ tuổi theo quy định thì được xem là kết hôn trái pháp luật.

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng được nâng cao và hoàn thiện nên vấn đề hôn nhân và gia đình đã được mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn hơn Vì thế việc vi phạm kết hôn trái

pháp luật về độ tuổi chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi hay dân tộc thiểu số

Và tùy theo trường hợp sẽ có cách xử lí như sau:

Trang 13

 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một hoặc cả hai bên chưa đến độ tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bêntuy đã đến độ tuổi kết hôn, nhưng trong quãng thời gian chung sống, cuôc sống của họ không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định việc hủy việc kết hôn trái pháp luật

 Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến độ tuổi kết hôn, trong thời gian họ đã chung sống bình thường, có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Ví dụ: Năm 2010 anh A 19 tuổi và chị B 17 tuổi có kết hôn với nhau nhưng họđã dấu gia đình cả hai bên nên gia đình hai bên đều không biết Đến T6/2013, gia đình anh A phát hiện và nộp đơn lên Tòa án yêu cầu việc kết hôn trái pháp luật do tại thời điểm kết hôn anh A chưa đủ 20 tuổi, chị B chưa đủ 18 tuổi Tuy nhiên, khi tòa án tiến hành giải quyết, cả hai vợ chồng anh A đã có thời gian chung sống hạnh phúc với nhau, và mong muốn Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân trên, Tòa án xem xét thấy cả hai bên đều đã đủ điều kiện kết hôn, hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được tiếp tục quan hệ vợ chồng với nhau thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ hôn nhân trên là hợp pháp.

1.4.2 Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện

Kết hôn là một sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ được pháp luật và gia đình công nhận Và hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai có quyền cản trở hay cưỡngép.

Tuy vậy nhưng chúng cũng có mặt trái đó là những hành vi ép buộc lừa dối cưỡng ép hay cản trở các bên nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân.

Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong xã

Trang 14

hội hiện nay nhất là đối với những gia định có địa vị thấp, và ngày nay hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi ví dụ như là tục “cướp vợ“của người H’mông

Tùy theo trường hợp sẽ có cách xử lí như sau:

 Sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

 Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn Tuy nhiên, sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã cảm thông, có tình cảm với bên còn lại nên quyết định tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kếthôn trái pháp luật Nếu phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Ví dụ: Năm 2017, vì nợ nần chị C 20 tuổi bị bố mẹ ép kết hôn với anh D 30 tuổi để trả nợ Trong quá trình chung sống rất hòa thuận, cả hai dần có tình cảm với nhau và có một cậu con trai chung Đến năm 2019, Tòa án nhận đượcyêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp này Tuy nhiên, xét thấysau khi bị ép buộc kết hôn thì cả anh D và chị C đều thông cảm, sống rất hạnh phúc và cả hai cùng yêu cầu thừa nhận quan hệ hôn nhân của họ thì Tòa án sẽ công nhận quan hệ vợ chồng của họ.

1.4.3 Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định

Trang 15

pháp y tâm thần

Người mất năng lực hành vi dân sự không thể đảm bảo cho việc củng cốhay xây dựng gia đình, không thể xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc Ngoài ra, kết hôn phải có tính tự nguyện theo Luật hôn nhân và gia đìnhyêu cầu vì thế người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không đáp ứng được yêu cầu trên nên pháp luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người mất năng lực hành vi dân sự khi đăng kí kết hôn.

Đối với trường hợp khi kết hôn mà một hoặc cả hai bên đều bị mất nănglực hành vi dân sự thì kết hôn trái pháp luật Nhưng nếu như tại thời điểm Tòa án xử lý yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà không còn căn cứ tuyên bố mấtnăng lực hành vi dân sự nào thì hai bên đã đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật, và được quyền yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ vợ chồng của họ từ thời điểm đó.

Nhưng thực tế có nhiều trường hợp sau khi kết hôn xong thì vợ hoặc chồng mới phát hiện ra là người vợ hoặc người chồng của mình có nhiều biểu hiện tâm thần và muốn ly hôn vì lý do tại thời điểm kết hôn người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, nhưng cũng không thể ly hôn được bởi vì chỉ có Tòa án mới có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự

Ví dụ: Chị B quen biết anh A trong một buổi gặp mặt bạn nè Sau 4 tháng tìm hiểu, hai người đã kết hôn Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng của họ thường xuyên cãi vã, xô xát do anh A liên tục ghen tuông vô cớ và thường xuyên giấuquần áo của chị B và không cho chị mặc đi làm Hơn nữa, trong công việc anhA thường xuyên hay quát nạt khách hàng một cách vô cớ nên anh A đã bị đuổiviệc Lúc bấy giờ, gia đình anh A thừa nhận rằng, anh A có tiền sử bị bệnh tâm thần sau cú sốc thi trượt đại học và gia đình chạy chữa nhưng không khỏi.Sau ba năm kết hôn, chị B cảm thấy không thể kéo dài đời sống hôn nhân với người chồng mắc bệnh tâm thần nên chị B sẽ ly hôn với lý do anh A bị bệnh tâm thần

Ngày đăng: 08/05/2024, 13:48

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan