tiểu luận môn đàn nguyệt nhạc cụ dân tộc truyền thống của việt nam

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn nguyệt nhạc cụ dân tộc truyền thống của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁO TRÚC:Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam, thuộc bộ hơi, được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.. 2.3 – Cá

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN NGUYỆT Nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam

Người trình bày: Nguyễn Thị Quỳnh Như MSSV: CS180952

Mã môn học: ĐNG102 Lớp học: ĐNG102.4.H1.SU23 GV hướng dẫn: Nguyễn Đức Anh

CẦN THƠ – 05/2023

Trang 2

PHỤ LỤC

PHẦN MỘT: NHẠC CỤ DÂN TỘC TRUYỀN THỐNG 1

1 SÁO TRÚC 1

1.1 – Đặc điểm cấu tạo của Sáo trúc 1

1.2 – Phương thức sử dụng Sáo trúc (cách chơi) 2

1.2.1 – Tư thế khi chơi Sáo trúc 2

1.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Sáo trúc 3

1.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Sáo trúc 4

2 ĐÀN TRANH 5

2.1 – Đặc điểm cấu tạo của Đàn tranh 5

2.2 – Phương thức sử dụng Đàn tranh (cách chơi) 6

2.2.1 – Tư thế khi chơi Đàn tranh 6

2.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Đàn tranh 6

2.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Đàn tranh 7

3 ĐÀN NGUYỆT 7

3.1 – Đặc điểm cấu tạo của Đàn nguyệt 8

3.2 – Phương thức sử dụng Đàn nguyệt (cách chơi) 8

3.2.1 – Tư thế khi chơi Đàn nguyệt 8

3.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Đàn nguyệt 9

3.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Đàn nguyệt 10

PHẦN HAI: THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG 11

1 CHÈO 11

1.1-Nguồn gốc ra đời của Chèo 11

1.2-Các tác phẩm tiêu biểu của Chèo 11

2 HÁT XẨM 11

2.1-Nguồn gốc ra đời của Hát Xẩm 11

2.2-Các tác phẩm tiêu biểu của Hát Xẩm 12

3 CA TRÙ 12

3.1- Nguồn gốc ra đời của Ca Trù 12

3.2-Các tác phẩm tiêu biểu của Ca Trù 12

PHẦN BA: CẢM NGHĨ BẢN THÂN 13

Trang 3

1

PHẦN MỘT: NHẠC CỤ DÂN TỘC TRUYỀN THỐNG 1 SÁO TRÚC:

Sáo trúc là nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam, thuộc bộ hơi, được làm

bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt

Loại sáo mà mọi người thường học là sáo ngang Sở dĩ gọi là sáo ngang là để phân biệt với sáo dọc và tiêu thổi dọc

1.1 – Đặc điểm cấu tạo của Sáo trúc:

Sáo trúc chia làm 2 loại là sáo trúc 6 lỗ và sáo trúc 10 lỗ

Sáo trúc được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa, dài khoảng 40 – 50 cm, đường kính ống sáo khoảng 1,3cm và độ dày thành ống khoảng 0,2cm

Nguồn ảnh (ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội)

Sáo trúc 6 lỗ gồm các lỗ có hình bầu dục tạo thành một hàng thẳng gồm: + Một lỗ thổi tạo âm thanh nằm ở trên đầu sáo

+ Sáu lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm + Phía trước lỗ thỗi có một nút chặn để khi thổi có thể phát ra âm Sáo ngang

Sáo dọc

Tiêu

Trang 4

2 + Ở cuối ống, bên dưới có hai lỗi định âm Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được âm thanh chuẩn

Sáo trúc 10 lỗ cũng có cấu tạo tương tự như sáo 6 lỗ, tuy nhiên sáo 10 lỗ có thêm các lỗ thăng giáng

1.2 – Phương thức sử dụng Sáo trúc (cách chơi):1.2.1 – Tư thế khi chơi Sáo trúc:

Tư thế cầm sáo:

Tỳ sáo vào đốt thứ nhất của ngón trỏ tay trái

Lần lượt bấm đầu ngón tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của tay trái từ trên xuống bịt 3 lỗ phía trên, 3 lỗ phía dưới thì bịt lần lượt bằng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út của tay phải

Ngón cái, và ngón út còn lại thì dùng để giữ vững sáo

Nguồn ảnh (kenhitv.vn)

Tư thế khi biểu diễn sáo: Khi biểu diễn sáo, ta có thể đứng hoặc ngồi để trìnhdiễn đều được, nhưng thường thìcác nghệ sĩ thường sẽ đứng khi biểu diễn

Trang 5

3

Nguồn ảnh (Sáo trúc Nguyễn Quyết)

1.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Sáo trúc:Mỗi loại sáo có âm sắc khác nhau:

+ Sáo Đô, sáo Sol cao tiếng lanh lảnh, reo vui, réo rắt + Sáo La, sáo Sol tiếng tiếng lại êm như nhung, mềm như lụa Mặc dù mỗi loại sáo có âm sắc khác nhau, nhưng nguyên tắc phát âm lại chẳng khác gì nhau

Khi chơi sáo, ta sử dụng hơi thở thổi vào lỗ thổi làm rung thành ống sáo và tạo ra âm thanh.

Cảm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8 Tức là có thể thổi từ nốt Đô 1 lên Đô 2, Đô 3 và một số âm cao khác nữa

Các thế bấm của sáo trúc 6 lỗ như bảng sau:

Nguồn ảnh (tieusao.net)

Trang 6

4 1.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Sáo trúc:

Một số kỹ thuật được áp dụng khi chơi sáo trúc như:

– Kỹ thuật lấy hơi: lấy hơi rất quan trọng, lấy hơi đúng lúc, và lấy hơi

nhanh, nhiều sẽ có lợi trong việc thổi sáo

– Kỹ thuật vuốt hơi và vuốt ngón: “Vuốt hơi” là kỹ thuật dùng hơi làm cho

âm nốt nào đó cao dần lên hoặc thấp dần xuống “Vuốt ngón” là dùng ngón tay để vuốt trên lỗ bấm, tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lã lướt

– Kỹ thuật hốt: là kỹ thuật chạy ngón liên tiếp và nhanh từ các nốt thấp

hơn hoặc cao hơn về nốt chính

– Kỹ thuật láy: láy là kỹ thuật thổi một nốt chính nhưng có thêm một vài

nốt phụ:

+ Láy ngắn: vỗ một ngón tay trên 1 lỗ có âm cao hơn của nốt nào

đó thật nhanh

+ Láy dài: cũng tương tự như láy ngắn, nhưng ta láy chậm hơn và

có thể thay đổi tần số láy nhanh đến chậm, hoặc chậm đến nhanh

+ Láy rền: láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên lỗ sáo nhiều

lần và thật nhanh

– Kỹ thuật rung: là kỹ thuật thay đổi luồng hơi nhẹ mạnh nhẹ mạnh theo

các tần số tần số khác nhau, tạo sự ngân nga, rung động trong tiếng sáo

– Kỹ thuật đánh lưỡi: là kỹ thuật dùng lưỡi đóng mở để hơi bị đứt đoạn

khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi, bao gồm:

+ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn: là kỹ thuật thổi sáo mà lưỡi cử động như

việc đọc chữ T Khi đánh lưỡi tiếng sáo sẽ nét hơn, rõ hơn, tạo điểm nhấn và tách biệt các nốt nhạc với nhau

+ Kỹ thuật đánh lưỡi kép: Giống như kỹ thuật đánh lưỡi đơn, lưỡi

kép sẽ là sự kết hợp đánh âm T (lưỡi đánh ra) đánh âm K (lưỡi đánh vào)

– Kỹ thuật luyến: luyến là kỹ thuật kết hợp giữa việc đánh lưỡi đơn và thổi

bình thường Khi thổi thì nốt đầu ta sẽ đánh lưỡi đơn và giữ như vậy thổi qua nốt tiếp theo

– Kỹ thuật reo lưỡi phi lưỡi: là kỹ thuật tạo âm thanh đặc biệt, nhấn nhá –

cho tiếng sáo bằng cách làm lưỡirung lênkhithổi hơi ragiống như khi ta đọc chữ R kéo dài.

Trang 7

5

2 ĐÀN TRANH:

Đàn tranh là một loại nhạc cụ dây gảy của Việt Nam Khác với Đàn tranh Trung Quốc, Đàn tranh Việt Nam có dáng vẻ thanh mảnh hơn, âm thanh có phần trong, cao và sáng, có khả năng thể hiện các tốt các giai điệu vui tươi

Đàn tranh Việt Nam

Mặt đàn

Ngựa đàn (con nhạn) Dây đàn

Nguồn ảnh (kenhitv.vn)

Trục đàn

Đàn tranh Việt Nam có dạng hình hộp dài:

– Khung đàn hình thành, dài 110 – 120cm Đầu lớn rộng 25 30cm, có lỗ – và con chắn để mắc dây đàn Đầu nhỏ rộng 15 – 20cm

– Mặt đàn hình uốn hình vòm, được làm bàng gỗ ngô đồng, dày 0,05cm – Cầu đàn: là miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo mặt đàn, được đục 16 lỗ nhỏ để luồn dây đàn qua và giúp cố định dây đàn

– Ngựa đàn (con nhạn): nằm ở khoang giữa, dùng để gác các dây Con nhạn có thể di chuyển để điều chỉnh cao độ của mỗi dây đàn Thường được làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà

Trang 8

6 – Trục đàn: dùng để làm căng dây hoặc làm chùn dây để tạo các âm sắc khác nhau.

– Dây đàn: dây đàn ngày xưa là dây làm bằng tơ Ngày nay đa số làm bằng dây kim loại như đồng, sắt, inox, với các kích cỡ khác nhau

2.2 – Phương thức sử dụng Đàn tranh (cách chơi):2.2.1 – Tư thế khi chơi Đàn tranh:

Ta có thể ngồi hoặc đứng khi chơi đàn tranh Các nghệ sĩ thường ngồi khi diễn tấu Đàn tranh Vị trí ngồi cũng là một điều rất quan trọng trong chơi Đàn tranh Ngồi trên ghế cao vừa phải, hai chân phải chạm đất, hai cánh tay mở ra vừa phải từ vai xuốn khủy tay đến bày tay

2.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Đàn tranh:Tiếng đàn tranh trong trẻo, sáng sủa

Tầm âm của đàn rộng 3 quãng 8, từ Sol 1 lên Sol 3 hoặc Đô 1 lên Đô 3, tùy thuộc vào cách lên dây đàn

Khi chơi đàn tranh, người ta thường dùng 2, 3, 4 hoặc cả 5 ngóng tay gảy vào các dây để tạo ra âm thanh

Đàn tranh thể hiện rõ nhất ngũ cung của Việt Nam, được lên dây theo kiểu cổ nhạc:

– Dây 1 là dây Hò tương ứng nốt Sol 3, có khi thấp hơn là Fa 3 – Dây 2 là day Xự tương ứng với La 3

– Dây 3 là dây Xang tương ứng với Đô 4

Trang 9

7 – Dây 4 là dây Xê tương ứng với Rê 4

– Dây 5 là dây Công tương ứng với Mi 4 Và cứ như vậy lên dây tương tự với các dây còn lại

2.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Đàn tranh:Một số kỹ thuật được sử dụng khi chơi đàn tranh như:

– Ngón Á: là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc – Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây

– Á xuống: là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc, từ một âm cao

xuống những âm thấp

– Á vòng: là kỹ thuật được kết hợp từ Á lên và Á xuống.

Ngón vê: dùng ngón tay phải, ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 2 3, 1 3, – – – 1 2 Gảy trên dây liên tục, những ngón kh– ác phải khum trong lại

– Song thanh: gảy 2 nốt cùng lúc

– Ngón rung: sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn – Ngón nhấn: dùng đánh thêm các âm khác như ½ âm, 1/3 âm, ¼ âm mà hệ thống dây đàn không có

– Ngón nhấn luyến: dùng ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có cao độ khácnhau

3 ĐÀN NGUYỆT:

Đàn Nguyệt (hay Đàn Kìm) là nhạc khí loại có dọc (cần đàn) Khác với đàn Nguyệt Trung Quốc, đàn Nguyệt Việt Nam ta có dọc đàn dài hơn và hàng phím cao Đàn Nguyệt có 8 phím, sau này gắn thêm 2 phím là 10 phím theo hệ thống âm nhạc Ngũ cung của Việt Nam ta.

Trang 10

8

3.1 – Đặc điểm cấu tạo của Đàn nguyệt:

Hông đàn Dây đàn Cần đàn

Ngựa đàn Đáy đàn

Phím đàn Mặt đàn

Trục lên dây

Nguồn ảnh (hiệp hội giáo dục âm nhạc Việt Nam)

Cấu tạo của đàn Nguyệt gồm:

– Đáy đàn và mặt đàn được làm bằng gỗ nhẹ, xốp, có đường kính khoảng 30cm Hộp đàn kín hoàn toàn, không có lỗ thoát âm.

– Thành đàn (hông đàn) làm bằng gỗ cứng thấp, khoảng 5 – 6 cm.– Trên mặt đàn có ngựa đàn (yếm đàn) để mắc dây đàn

– Cần đàn làm bằng gỗ cứng (có thể để trơn hoặc khảm trai), dài khoảng 1m – Trên cần đàn có gắn các phím đàn bằng tre, với khoảng cách không đều theo 5 thang âm.

– Trục lên dây được làm bằng gỗ cứng, xuyên qua 2 lỗ phía đầu cần đàn – Dây đàn được làm bằng tơ se hoặc dây nilong Đàn có 2 dây, dây cao (dây ngoài hay dây tang) và dây trầm (dây trong hay dây tồn)

– Móng gảy đàn thường được làm bằng miếng nhựa hay đồi mồi 3.2 – Phương thức sử dụng Đàn nguyệt (cách chơi):

3.2.1 – Tư thế khi chơi Đàn nguyệt:Một số tư thế cầm và gảy đàn như:

– Tư thế ngồi: có 3 kiểu, tư thế ngồi phải tự nhiên, thoải mái, thành đàn

phía dưới tỳsátlên đùi phải Lưng đàn áp sát vào cạnh sườn, nách tì nhẹ lên thành đàn trên, tay trái đỡ cần đàn, đầu đàn chếch lên phía trên sao cho cao hơn vai 1 chút

+ Ngồi xếp chân trên chiếu + Ngồi vắt chéo chân trên ghế

Trang 11

9 + Ngồi tì gót chân phải vào thang ghế

– Tư thế đứng: tư thế đứng ít dùng hơn hơn tư thế ngồi, thường dùng để

vừa đi vừa đàn Khi đánh đàn ở tư thế này phải đeo đàn bằng một sợi dây Cánh tay phải đè vào mặt đàn, giữ cho mặt đàn áp sát vào người, tay trái nâng cần đàn chếch lên phía trên

3.2.2 – Nguyên tắc phát âm của Đàn nguyệt:

Khi chơi đàn Nguyệt, ta dùng miếng gảy khảy vào dây đàn, kết hợp với bấm phím tạo ra âm thanh của đàn

Ngoài ra thì tùy vào tính chất âm nhạc mà ta quyết định cách lên dây khác nhau, có 3 kiểu lên dây chính:

– Dây Bắc: dây trầm cách dây cao một quãng 5 đúng (Fà – Đô) Dây bắc thích

hợp với âm nhạc vui tươi, hùng tráng

– Dây Oán: dây trầm cách dây cao một quãng 6 đúng (Mì – Đô) Dây oán thích hợp với âm nhạc nghiêm trang, sâu lắng

– Dây Tố Lan: dây trầm cách dây cao một quãng 7 thứ (Rề – Đô) Dây tố lan thích hợp với âm nhạc dịu dàng, mềm mại

Trang 12

10 Đàn Nguyệt có tầm âm rộng hơn hai quãng 8 từ Đô 1 đến Rê 3, nếu dùng ngón nhấn sẽ có thêm hai âm nữa Tầm âm có thể chia ra 3 khoảng âm với đặc điểm như sau:

– Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm áp, mềm mại, biểu hiện tình cảm trầm lặng, sâu

lắng

– Khoảng âm giữa: là khoảng âm tốt nhất của đàn Nguyệt, tiếng đàn thanh thót,

vang đều, diễn tả tình cảm vui tươi, linh hoạt

– Khoảng âm cao: tiếng đàn trong sáng nhưng ít vang

3.3 – Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Đàn nguyệt:Một số kỹ thuật được sử dụng khi chơi đàn Nguyệt như:

– Ngón phi: lối đánh cổ truyền, không dùng miếng gảy mà sử dụng những

ngón tay để vẩy liên tiếp nhanh trên dây đàn, ngón phi có 2 cách diễn:

+ Phi lên: thường sử dụng trên một dây đàn, bắt đầu từ ngón út rồi lần lượt những ngón khác hất vào dây đàn

+ Phi xuống: sử dụng trên cả 1 dây đàn hoặc trên cả 2 dây Phi xuống

là vẫy nhanh các ngón vào dây đàn, bắt đầu từ ngón út, rồi lần lượt những ngón khác khảy dây đàn

– Ngón vê: ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm móng gảy, các ngón khác

khum tròn lại, cổ tay kết hợp với ngón tay điều khiển móng gảy đánh xuống, hất lên điều đặn, liên tục trên dây đàn

– Ngón gõ: dùng những ngón tay phải gõ vào mặt đàn – Ngón bịt: làm âm thanh vừa vang lên liền tắt đột ngột

– Ngón rung: là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm

đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn

– Ngón nhấn: bấm và ấn mạnh lên dây đàn, làm cho tiếng đàn cao lên – Ngón nhấn luyến: tạo cho 2 âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm

mại như như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm

– Ngón nhún: là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều

hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tình cảm của đoạn nhạc

– Ngón vỗ: thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm

thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc

– Ngón chụp: tay phải ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy dây, khi âm

thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác, âm thanh từ cung phím này vang lên mà không phải gảy đàn.

Trang 13

11

– Ngón láy rền: là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều

hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải

– Ngón giật: là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất

âm thanh khác.

– Ngón vuốt: dùng tay trái vuốt lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây

khi tay phải chỉ vầy 1 lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi Ngoài ra còn có nhiều kỹ thuật khác nữa

PHẦN HAI: THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG 1 CHÈO

1.1-Nguồn gốc ra đời của Chèo

Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Người sáng lập là bà Pạhm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung Sau đó, Chèo phát triển rộng ra toàn lãnh thổ Đại Cổ Việt Qua thời gian, người Việt đã phát triieern các tích truyện ngắn của Chèo dựa trên các trò nhại thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn

1.2-Tác phẩm tiêu biểu về Chèo

Các tác phẩm Chèo tiêu biểu làm nên tiếng tăm của dòng nghệ thuật này phải kể đến như: Hoàng Trìu kén vợ, Kim Nham, Lưu Bình Dương Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trương Viên, Tôn Mạnh Tôn Trọng, Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng – Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Tuần Ty Đào Huế (Chu Mãi Thần),…

2 HÁT XẨM

2.1-Nguồn gốc ra đời của Hát Xẩm

Theo các tài liệu nghiên cứu, hát Xẩm được hình thành khoảng thế kỷ thứ XIV Vì tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị chọc mù mắt và đưa ra giữa rừng sâu Sau khi ông than khóc, ông bụt hiện ra và dạy làm một cây đàn với dây đàn bằng dây rừng và gả bằng que nứa Sau khi mò mẫm làm cây đàn thì âm thanh của cây đàn vang lên rất hay khiến chim xuống nghe và mang hoa quả cho ông Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông càng ngày càng lan rộng nên vua đã mời ông và hát và nhận lại ông làm con

2.2-Tác phẩm nổi tiếng về Hát Xẩm

Trang 14

12 Nghệ thuật Hát Xẩm có rất nhiều bài hát hay và đa dạng Dưới đây là một số bài hát Xẩm nổi tiếng và được yêu thích: Dạo chơi Long Thành, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Xẩm Thập ân, Xẩm Giọt nước cánh bèo, Xẩm ngược đời, Xẩm Huế Tình.

3.1-Nguồn gốc ra đời của Ca Trù

Nhiều tài liệu cho rằng, nguồn gốc ca trù có từ đời nhà Lý và làng Lỗ Khê (Hà Nội) được coi là cái nôi ca trù Việt Nam Cũng có tài liệu khác cho rằng ca trù xuất hiện từ đời Lê (thế kỷ 15), mà cây đàn đáy do Đinh Lễ sáng chế.

3.2-Tác phẩm nổi tiếng về Ca Trù

Bài bản ca trù có nhiều loại Phổ biến nhất là hát nói, một thể văn vần có tính cách văn học cao Những bài hát nói nổi tiếng phải kể đến: Tự tình, Hơn nhau một chữ thì, Nhân sinh thấm thoắt, Ngày tháng thanh nhàn, Kiếp nhân sinh, Trần ai ai dễ biết ai, Hỏi gió, Gặp xuân, Xuân tình.

PHẦN BA: Chia sẻ cảm nghĩ của mình về loại nhạc cụ mà mình đang học và đưa ra những giải pháp để bảo tồn và phát triển Đàn Nguyệt nói riêng và nền âm nhạc truyền thống của chúng ta hiện nay?

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú, bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiềuthờiđại khác nhau và bởi cả tínhđa dạng sắc tộc Chuyện giữ gìn bản sắc hay cách tân âm nhạc cho phù hợp thị hiếu khán giả trong dòng chảy đương đại không phải chuyện mới, nhưng vẫn chưa bao giờ cũ

Theo ý kiến của tôi, việc đưa nhạc cụ dân tộc vào trong các tác phẩm nhạc trẻ, nhạc đương đại hiện nay là rất thỏa đáng Bởi vì sao? Vì nhạc cụ dân tộc của Việt Nam ta vô cùng đa dạng và phong phú, việc đưa nhạc cụ dân tộc vào trình diễn trong các tác phẩm nhạc trẻ, nhạc đương đại hiện nay có thể giúp ta tuyên truyền, quảng bá thêm về nền âm nhạc nước nhà ra rộng rãi hơn Hơn nữa, đưa âm nhạc vào môi trường giáo dục, khi học sinh, sinh viên hiểu được cái hay, cái đẹp của âm nhạc dân tộc, sẽ không bao giờ có chuyện lãng quên.Nhận diện được nguy cơ mai một của âm nhạc dân tộc, không chỉ cần sự vào cuộc gìn giữ từ người dân mà còn cần sự nhìn nhận đúng đắn về phương cách bảo tồn từ phía chính quyền

Ngày đăng: 08/05/2024, 12:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan